đa dạng của khách du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch vẫn là sự sao chép lẫn nhau của các doanh nghiệp, chưa tạo được sự khác biệt, tính đặc thù về du lịch so với các địa phương khác trong vùng. Việc kết nối các tuyến, điểm du lịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương còn bị động, chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian. Hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng đến với khách du lịch trong và ngoài nước vẫn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, quyền lợi của khách du lịch vẫn chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Khách du lịch đánh giá các tiêu chí này chỉ ở mức trung bình.
Ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ở Bảng 4.20 cho thấy, các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha trên 0,6; các biến quan sát đều đạt hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha sẽ giảm nếu loại bất kỳ biến nào. Do đó, các biến đo lường này đều đảm bảo độ tin cậy và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Số biến quan sát | Hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất | Hệ số Cronbach’s Alpha | |
Sản phẩm du lịch | 4 | 0,689 | 0,887 |
Giá cả | 4 | 0,511 | 0,788 |
Phân phối | 3 | 0,578 | 0,798 |
Xúc tiến du lịch | 4 | 0,628 | 0,858 |
Nguồn nhân lực du lịch | 4 | 0,695 | 0,888 |
Quy trình cung cấp dịch vụ | 4 | 0,559 | 0,805 |
Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch | 5 | 0,663 | 0,885 |
Chính quyền địa phương | 5 | 0,620 | 0,859 |
Cộng đồng dân cư địa phương | 4 | 0,515 | 0,781 |
Năng lực marketing của DNDL | 4 | 0,540 | 0,784 |
Phát triển du lịch | 10 | 0,543 | 0,897 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chỉ Tiêu Về Nguồn Nhân Lực Của Tpct Và Cả Nước
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Cần Thơ
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Các Tỉnh Đbscl, Trung Bình Giai Đoạn 2016-2020
- Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh Của Du Lịch Tp. Cần Thơ
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Ngành Du Lịch Tp. Cần Thơ
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập ở Bảng 4.21 với các kiểm định được đảm bảo như sau: hệ số 0,5 < KMO = 0,758 < 1,0 nên phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế; Sig. = 0,00 < 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện nên việc phân tích nhân tố đã có ý nghĩa; Phương sai cộng dồn = 68,761% > 50%, đạt yêu cầu, có nghĩa là 68,761% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Bên cạnh đó, kết quả phân tích EFA
có 10 Eigenvalue đầu tiên lớn hơn 1 nên có 10 nhân tố được chọn trong nghiên cứu và các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Bảng 4.21 cũng cho thấy, không có sự thay đổi về việc gom nhóm các biến quan sát so với mô hình nghiên cứu đã đề xuất, gồm 10 nhóm nhân tố độc lập với 41 biến quan sát.
Bảng 4.21: Ma trận nhân tố sau khi xoay
Nhân tố | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
VC1 | 0,82 | |||||||||
VC2 | 0,79 | |||||||||
VC3 | 0,85 | |||||||||
VC4 | 0,83 | |||||||||
VC5 | 0,77 | |||||||||
CQ1 | 0,80 | |||||||||
CQ2 | 0,87 | |||||||||
CQ3 | 0,79 | |||||||||
CQ4 | 0,78 | |||||||||
CQ5 | 0,73 | |||||||||
SP1 | 0,88 | |||||||||
SP2 | 0,87 | |||||||||
SP3 | 0,83 | |||||||||
SP4 | 0,78 | |||||||||
NL1 | 0,81 | |||||||||
NL2 | 0,86 | |||||||||
NL3 | 0,84 | |||||||||
NL4 | 0,89 | |||||||||
XT1 | 0,85 | |||||||||
XT2 | 0,73 | |||||||||
XT3 | 0,82 | |||||||||
XT4 | 0,88 | |||||||||
QT1 | 0,73 | |||||||||
QT2 | 0,75 | |||||||||
QT3 | 0,82 | |||||||||
QT4 | 0,83 | |||||||||
DN1 | 0,69 | |||||||||
DN2 | 0,79 | |||||||||
DN3 | 0,75 | |||||||||
DN4 | 0,80 | |||||||||
GC1 | 0,78 | |||||||||
GC2 | 0,71 | |||||||||
GC3 | 0,85 | |||||||||
GC4 | 0,78 | |||||||||
DC1 | 0,68 | |||||||||
DC2 | 0,78 | |||||||||
DC3 | 0,81 | |||||||||
DC4 | 0,79 | |||||||||
PP1 | 0,76 | |||||||||
PP2 | 0,89 | |||||||||
PP3 | 0,77 | |||||||||
Hệ số KMO = 0,758; Sig. = 0,00; Phương sai cộng dồn = 68,761% |
Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.
Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.22 cho thấy, kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc với các kiểm định được đảm bảo như sau: 0,5 < KMO = 0,907 < 1,0 nên phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế; Sig. = 0,00 < 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện nên việc phân tích nhân tố đã có ý nghĩa; Phương sai cộng dồn là 52,163% > 50%, đạt yêu cầu, có nghĩa là 52,163% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Bên cạnh đó, có 1 Eigenvalues lớn hơn 1 nên 10 biến phát triển du lịch được gom thành một nhân tố duy nhất và được đặt tên là “Phát triển du lịch” và các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu.
Bảng 4.22: Kết quả phân tích EFA thang đo phát triển du lịch
Hệ số tải nhân tố | |
PTDL1 | 0,627 |
PTDL2 | 0,770 |
PTDL3 | 0,743 |
PTDL4 | 0,760 |
PTDL5 | 0,766 |
PTDL6 | 0,763 |
PTDL7 | 0,632 |
PTDL8 | 0,747 |
PTDL9 | 0,681 |
PTDL10 | 0,714 |
Hệ số KMO = 0,907; Sig. = 0,00; Phương sai cộng dồn = 52,163% |
Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.
Phân tích hồi quy bội
Từ kết quả phân tích EFA các biến độc lập và biến phụ thuộc, đề tài tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ.
Bảng 4.23: Kết quả phân tích hồi quy bội
Hệ số Beta chuẩn hóa | Sig. | Hệ số VIF | |
(Hằng số) | 1,000 | ||
F1 - Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch | 0,109 | 0,000 | 1,000 |
F2 - Chính quyền địa phương | 0,103 | 0,000 | 1,000 |
F3 - Sản phẩm du lịch | 0,467 | 0,000 | 1,000 |
F4 - Nguồn nhân lực du lịch | 0,104 | 0,000 | 1,000 |
F5 - Xúc tiến du lịch | 0,189 | 0,000 | 1,000 |
F6 - Quy trình cung cấp dịch vụ | 0,083 | 0,000 | 1,000 |
F7 - Năng lực marketing của DNDL | 0,461 | 0,000 | 1,000 |
F8 - Giá cả | 0,061 | 0,007 | 1,000 |
F9 - Cộng đồng dân cư địa phương | 0,178 | 0,000 | 1,000 |
F10 - Phân phối | 0,253 | 0,000 | 1,000 |
R2 hiệu chỉnh: 0,601; Hệ số Durbin - Watson: 1,554; ANOVA: Sig. 0,000 |
Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.
Bảng 4.23 cho thấy, phân tích phương sai với Sig. < 0,05 cho biết mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế, nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Tất cả các biến F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10 đều có Sig. < 0,05 nên tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc và độ tin cậy 95%. Hệ số Durbin - Watson là 1,554 thể hiện mô hình không vi phạm hiện tượng tự tương quan. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2,0 nên không có tình trạng đa cộng tuyến trong mô hình. Mô hình có R2 hiệu chỉnh là
0,601 có nghĩa là 60,1% sự biến thiên của phát triển du lịch TP. Cần Thơ được giải thích bởi các biến độc lập.
Kết quả phân tích hồi quy bội đã xác định được cả 10 thành phần marketing địa phương đều ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ. Mức độ ảnh hưởng của từng thành phần marketing địa phương theo thứ tự: Sản phẩm du lịch (β3
= 0,467), Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch (β7 = 0,461), Phân phối (β10
= 0,253), Xúc tiến du lịch (β5 = 0,189), Cộng đồng dân cư địa phương (β9 = 0,178), Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch (β1 = 0,109), Nguồn nhân lực du lịch (β4 = 0,104), Chính quyền địa phương (β2 = 0,103), Quy trình cung cấp dịch vụ (β6 = 0,083) và Giá cả (β8 = 0,061). Kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc kết hợp bảy thành phần marketing dịch vụ của Booms and Bitner (1981), gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, quy trình, điều kiện vật chất với ba chủ thể thực hiện marketing địa phương, gồm: chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương của Kotler et al.(2002) là phù hợp để đo lường ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch. Đây là điểm mới của đề tài nghiên cứu mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến.
4.2.1.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Từ kết quả nghiên cứu định lượng với 10 thành phần marketing địa phương được xác định đều ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ. Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để xác định các yếu tố bên trong chủ yếu của ma trận IFE thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 3 (Phụ lục 11, câu hỏi số 1 và 2). Kết quả, các chuyên gia đều thống nhất các yếu tố bên trong chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ bao gồm cả 10 thành phần marketing địa phương và bổ sung thêm 5 yếu tố khác, đó là: (1) Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển du lịch;
(2) Đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ; (3) Tài nguyên du lịch; (4) Công tác quản lý nhà nước về ngành du lịch của thành phố Cần Thơ; (5) Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Như vậy, kết quả tổng hợp đã xác định được 15 yếu tố bên trong chủ yếu của ma trận IFE. Bước kế tiếp, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 04 (Phụ lục 12, câu hỏi số 6 và 7) để các chuyên gia cho điểm mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố bên trong
làm cơ sở tính toán xây dựng ma trận IFE. Trong đó, mức độ quan trọng sử dụng thang điểm từ 1 đại diện cho rất không quan trọng đến 5 là rất quan trọng; phân loại sử dụng thang điểm từ 1 đến 4: với 1 là điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.
Kết quả tính toán từ ý kiến các chuyên gia như sau: Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được tính bằng cách lấy tổng điểm của mỗi yếu tố chia cho tổng cộng điểm của tất cả các yếu tố (Phụ lục 13, mục 13.1.1); Phân loại của mỗi yếu tố được chọn theo ý kiến số đông các chuyên gia (Phụ lục 13, mục 13.1.2).
Sau đó, chuyển các yếu tố bên trong, mức độ quan trọng và phân loại vào Bảng 4.24 để tính toán thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), bằng cách: nhân mức độ quan trọng với phân loại để xác định số điểm quan trọng của mỗi yếu tố. Cộng số điểm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của các yếu tố bên trong ngành du lịch TP. Cần Thơ.
Bảng 4.24: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ngành du lịch TP. Cần Thơ
Các yếu tố bên trong | Mức độ quan trọng | Phân loại | Số điểm quan trọng | |
1 | Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển du lịch | 0,07 | 4 | 0,28 |
2 | Đầu tư cho phát triển du lịch của TPCT | 0,07 | 3 | 0,21 |
3 | Tài nguyên du lịch | 0,08 | 3 | 0,24 |
4 | Sự thân thiện và mến khách của người dân địa phương | 0,07 | 3 | 0,21 |
5 | Công tác quản lý nhà nước về ngành du lịch của thành phố Cần Thơ | 0,08 | 3 | 0,24 |
6 | Chính quyền địa phương quan tâm phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn | 0,08 | 3 | 0,24 |
7 | Điều kiện vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch | 0,06 | 3 | 0,18 |
8 | Giá cả các sản phẩm, dịch vụ | 0,06 | 3 | 0,18 |
9 | Sản phẩm du lịch | 0,08 | 2 | 0,16 |
10 | Tổ chức hệ thống kênh phân phối | 0,05 | 2 | 0,10 |
11 | Hoạt động xúc tiến du lịch | 0,06 | 2 | 0,12 |
12 | Nguồn nhân lực ngành du lịch | 0,06 | 2 | 0,12 |
13 | Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch | 0,05 | 2 | 0,10 |
14 | Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch | 0,07 | 2 | 0,14 |
15 | Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch | 0,06 | 2 | 0,12 |
Tổng cộng | 1,00 | 2,64 |
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp 35 chuyên gia, 2020.
Theo Bảng 4.24, tổng số điểm quan trọng của các yếu tố thuộc ma trận IFE là 2,64 > 2,5 cho thấy, ngành du lịch TP. Cần Thơ ở vị trí trên trung bình về nội bộ (mức trung bình 2,5). Những điểm mạnh đã giúp phát triển ngành du lịch thành phố Cần Thơ thời gian qua là: (i) Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển du lịch; (ii) Đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ; (iii) Tài nguyên du lịch; (iv) Sự thân thiện và mến khách của người dân địa phương; (v) Công tác quản lý nhà nước về ngành du lịch của thành phố Cần Thơ; (vi) Chính quyền địa phương quan tâm phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn; (vii) Điều kiện vật chất, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch;
(viii) Giá cả các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, ngành du lịch thành phố Cần Thơ cũng có những điểm yếu cần khắc phục, gồm: (i) Sản phẩm du lịch; (ii) Tổ chức hệ thống kênh phân phối; (iii) Hoạt động xúc tiến du lịch; (iv) Nguồn nhân lực ngành du lịch; (v) Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch; (vi) Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch; (vii) Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
4.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài địa phương
4.2.2.1 Môi trường vĩ mô
Yếu tố chính phủ và chính trị
Phát triển du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà còn là phương thức để kết nối giao lưu văn hóa, kéo các quốc gia lại gần với nhau hơn. Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, Việt Nam đã thiết lập được các mối quan hệ song phương, đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, có tác động thúc đẩy phát triển du lịch cả nước.
Du lịch phát triển góp phần phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau, mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, chính phủ đã có những quan tâm kịp thời phát triển ngành du lịch, thể hiện trong những chương trình phát triển du lịch như: chương trình quản lý chất lượng du lịch, chương trình nâng cao nhận thức du lịch và văn minh ứng xử du lịch, chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch, chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch. Những chương trình cụ thể này đã góp phần thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định đã tạo cho du khách cái nhìn về Việt Nam như là điểm đến an toàn. Trong khi đó, các nước trong khu vực mặc dù có năng lực phát triển du lịch mạnh nhưng lại gặp phải những bất ổn về chính trị. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch ngày càng được hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh. Chính điều này đã đem đến cơ hội gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ đã kịp thời có những định hướng trong phát triển du lịch cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long, được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2227/QĐ-TTg, ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trên cơ sở đó, thành phố Cần Thơ đã có những điều chỉnh kịp thời trong định hướng phát triển du lịch địa phương phù hợp với phát triển du lịch của vùng và cả nước.
Yếu tố kinh tế
Vượt qua những khó khăn về khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng trưởng ổn định trở lại. Kết quả tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (2015-2019) tại bảng 4.25 cho thấy, tăng trưởng GDP giai đoạn 2015-2019 bình quân 6,76%/năm; trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,49%/năm, khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,59%/năm, khu vực Dịch vụ tăng bình quân 7,02%/năm. Kinh tế phát triển và do đó đời sống của người dân cũng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây gia tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, bình quân giai đoạn 2015-2019 tăng 7,36%. Thu nhập gia tăng, đời sống được cải thiện nên người dân chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động vui chơi, giải trí và du lịch.
Bảng 4.25: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam
Chỉ tiêu | ĐVT | Năm | |||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |||
1 | Tăng trưởng GDP | % | 6,68 | 6,21 | 6,81 | 7,08 | 7,02 |
Trong đó, | |||||||
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản | % | 2,41 | 1,36 | 2,90 | 3,76 | 2,01 | |
- Công nghiệp và xây dựng | % | 9,64 | 7,57 | 8,00 | 8,85 | 8,90 | |
- Dịch vụ | % | 6,33 | 6,98 | 7,44 | 7,03 | 7,30 | |
2 | Thu nhập bình quân đầu người | USD | 2.109 | 2.215 | 2.385 | 2.540 | 2.800 |
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015-2019.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại, GDP năm 2019 tăng 7,02%, thấp hơn so với năm 2018 bởi tình hình phức tạp của kinh tế toàn cầu với những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, vấn đề địa chính trị, biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp, dịch tả lợn châu Phi. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế
- xã hội. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 2,91% và thu nhập bình quân đầu người là 2.750 USD, giảm so với năm 2019. Ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất từ dịch bệnh Covid-19 là ngành du lịch. Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch nên nhu cầu du lịch giảm mạnh. Trong nước, tình hình dịch bệnh cũng làm giảm nhu cầu du lịch khi Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người, hủy bỏ nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa. Đây là một thách thức lớn đối với du lịch Việt Nam và ngành du lịch thành phố Cần Thơ.
Yếu tố văn hóa - xã hội
Hoạt động du lịch giúp con người tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của một vùng, địa phương, quốc gia. Thành phố Cần Thơ có nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng và đặc sắc để phát triển du lịch. Dân tộc ở khía cạnh văn hóa là một đối tượng phong phú và hấp dẫn của hoạt động du lịch. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo với nhiều ngành nghề truyền thống và các hoạt động văn hóa đặc sắc đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh yếu tố dân tộc học, giá trị của những di sản văn hóa như: di tích lịch sử, công trình kiến trúc, làng nghề truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao cũng được Thành phố đưa vào khai thác nhằm phục vụ phát triển du lịch của địa phương.
Mặc dù văn hóa có vai trò quan trọng để phát triển du lịch của địa phương, nhưng du lịch lại có những tác động trở lại văn hóa. Hoạt động du lịch có thể là phương tiện bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa. Những tác động này bao gồm: kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách; thương mại hóa các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống tạo nên tình trạng chật chội, mất vệ sinh và có thể làm mất tính trang trọng đối với các nghi thức tôn giáo thiêng liêng truyền thống; thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống làm cho nền văn hóa địa phương thích nghi với khẩu vị, nhu cầu của du khách. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch của địa phương, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là vấn đề cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.