Đánh Giá Chung Về Marketing Địa Phương Đối Với Ngành Du Lịch Phú Yên

Tiếng hát truyền hình giải Sao Mai 2009, Sao Mai điểm hẹn năm 2010, Hoa hậu Trái đất 2010 (phần thi trang phục áo tắm)…

Đặc biệt, tỉnh đã đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011 nhân kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển với trên 20 sự kiện có quy mô lớn.

- Phối hợp với các tổ chức lữ hành du lịch, các cơ quan báo chí trong nước đến khảo sát, xây dựng tour du lịch để giới thiệu, quảng bá đưa khách về Phú Yên; tổ chức hội thảo về phát triển du lịch Phú Yên năm 2008, Hội thảo Liên kết phát triển du lịch Phú Yên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2009, Hội thảo khoa học về Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải Miền Trung vào cuối năm 2011...

Qua đó, một số đơn vị kinh doanh lữ hành đã xây dựng các chương trình du lịch với những sản phẩm du lịch gắn với du lịch biển đảo tại Phú Yên và bước đầu liên kết nối tour với các tỉnh trong vùng.

Tuy nhiên, tất cả các nội dung quảng bá gần như chỉ tập trung từ cuối năm 2009 để phục vụ cho kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển và khai mạc năm Du lịch quốc gia các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2011, còn trước đó chưa được quan tâm đúng mức và cũng không có kinh phí để thực hiện. Theo phỏng vấn sâu cho thấy, rất nhiều du khách biết đến Phú Yên thông qua các trang web hình thành từ cuối năm 2009 phục vụ cho sự kiện này, đặc biệt là khách nước ngoài.

Công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, thương hiệu sản phẩm còn ít, chất lượng chưa cao; ngân sách cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn thấp, phần lớn được thực hiện từ nội lực của các doanh nghiệp. Đồng thời, chưa có các hoạt động hỗ trợ quảng bá du lịch giữa các địa phương cũng như xúc tiến du lịch cho toàn vùng. Đối với tỉnh thì nặng về thu hút đầu tư mà chưa có giải pháp tập trung thu hút khách du lịch.

Các trang Web giới thiệu về du lịch Phú Yên còn rất ít. Một vài công ty lữ hành xây dựng website nhưng thông tin chưa nhiều. Cổng thông tin của tỉnh, cửa sổ giới thiệu về du lịch, ẩm thực,… còn ít, chưa cập nhật thường xuyên.

Và trong Hội thảo "Hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định - Kon Tum" ngày 06/7/2012, theo nhà báo Trần Quới của Báo Phú Yên, nhiều Giám đốc Công ty lữ hành tại các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum) không biết

Phú Yên có nhiều danh thắng và bãi tắm đẹp, họ thường thiết kế tour cho khách đến Nha Trang hay Quy Nhơn.

Qua phân tích cho thấy, mặc dù Phú Yên đã thực hiện một số hoạt động truyền thông quảng bá nhưng kết quả cho thấy công tác truyền thông vẫn chưa hiệu quả, mặc dù lượng du khách đến Phú Yên có tăng lên mỗi năm nhưng chưa lớn, hình ảnh Phú Yên cũng chưa khẳng định rõ nét.

2.2.5. Đánh giá chung về marketing địa phương đối với ngành du lịch Phú Yên‌

2.2.5.1. Đánh giá về marketing ấn tượng và marketing đặc trưng của Phú Yên‌

Trong nhiều năm qua, Phú Yên chưa quan tâm tổ chức cuộc thi sáng tác khẩu hiệu cho địa phương mình để hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, du khách; có tổ chức một số cuộc thi thiết kế lô-gô, biểu trưng cho tỉnh nhưng cũng chưa có hình ảnh, biểu trưng để thể hiện đẹp, thường sử dụng hình ảnh núi Nhạn và tòa tháp Chăm là chủ yếu, như thế có thể nhầm lẫn với các tỉnh khác như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Để chuẩn bị cho kỷ niệm Phú Yên 400 năm, năm 2009 -2010, tỉnh đã tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng và đã lựa chọn mẫu phù hợp để làm biểu tượng chung của tỉnh với hình ảnh núi Đá Bia và con sông Đà Rằng và bắt đầu sử dụng từ năm 2011 cho đến nay. Cuộc thi đã thu hút những nhà thiết kế, quảng cáo, họa sĩ trong và ngoài tỉnh, những người Phú Yên xa xứ cùng tham gia.

Trong việc thu hút đầu tư nói chung và du lịch nói riêng Phú Yên thường thể 1

Trong việc thu hút đầu tư nói chung và du lịch nói riêng, Phú Yên thường thể hiện các đặc trưng về bờ biển dài 189km, có nhiều vũng vịnh, cảnh đẹp hoang sơ, kỳ thú; có nhiều di tích, danh thắng,… nhưng tập trung chủ yếu vào các yếu tố thiên nhiên ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào du lịch. Phú Yên hiện nay chưa có những công trình, những địa điểm độc đáo là đặc trưng thu hút như các địa phương khác (như đền đài, cung điện, tòa tháp,…) và cũng không có trung tâm hội nghị, hội chợ lớn (như Busan-Hàn Quốc) để thu hút khách.

Như vậy, phân tích thực trạng theo hai chiến lược marketing này, Phú Yên chỉ mới tạo được biểu trưng và thu hút thông qua đặc trưng là các yếu tố về thiên nhiên.

2.2.5.2. Đánh giá về marketing hạ tầng cơ sở‌

Phú Yên đã nỗ lực trong việc phối hợp với các bộ ngành trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân và sự phát triển chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc đầu tư hiện nay, cụ thể là hệ thống giao thông sửa chữa chưa kịp thời, xây dựng mới còn quá chậm tiến độ do suy thoái kinh tế thế giới, sự yếu kém cả về năng lực và tài chính của đơn vị thi công.

Đối với hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn, sau sự kiện Phú Yên 400 năm… hiện nay đáp ứng tốt cho 1.000.000 lượt khách.

Đối với việc đầu tư sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch, Phú Yên chỉ thực hiện bước đầu, chưa có hàng hóa khác biệt, nổi trội.

Nhìn chung, với hạ tầng cơ sở hiện có, Phú Yên cũng quảng bá bằng nhiều kênh để thu hút đầu tư, thu hút các công ty lữ hành tổ chức tour đến Phú Yên, lượng khách du lịch tăng lên qua mỗi năm, du lịch Phú Yên có bước tăng trưởng.

2.2.5.3. Đánh giá về marketing con người‌

Phú Yên chưa có điều kiện để thực hiện tốt chiến lược marketing con người, chưa thu hút được người có trình độ chuyên môn cao, sinh viên xuất sắc, các nhà khoa học đến sinh sống và làm việc ở Phú Yên bởi vì nền kinh tế của tỉnh còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của tỉnh còn khó khăn, nguồn thu ngân sách còn thấp, nguồn kinh phí dành để thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh còn hạn chế mặc dù đã nỗ lực bằng nhiều chính sách thu hút, chưa kể là phải chảy máu chất xám vì không đủ nguồn lực và không đủ khả năng, uy tín để phân công, bố trí, quản lý đội ngũ này phù hợp để giữ chân họ ở lại. Đồng thời, nhân lực phục vụ cho ngành du lịch yếu và thiếu, cạnh tranh, thu hút con người lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh lĩnh vực du lịch trong tỉnh.

2.2.5.4. Đánh giá chung‌

Qua các phân tích trên, có thể thấy khả năng chiến lược của Phú Yên tương đối thấp (chưa xây dựng chiến lược marketing địa phương), khả năng thực hiện ở mức trung bình, nên khả năng của địa phương Phú Yên nằm ngưỡng may rủi với thất bại (xem hình 3, chương 1).

2.3. Phân tích SWOT về lĩnh vực phát triển du lịch Phú Yên

2.3.1. Điểm mạnh:‌

- Phú Yên mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú; nhiều di tích lịch sử, danh thắng (yếu tố về địa lý, tự nhiên).

- Đáp ứng mức độ thỏa mãn của khách hàng thông qua các yếu tố: chi phí các dịch vụ rẻ, giá cả phải chăng, năng lực của cơ sở hạ tầng, kỹ thuật (có thể phục vụ 1 triệu khách).

- Sự quan tâm đầu tư, tạo cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch của lãnh đạo

tỉnh.

2.3.2. Điểm yếu:‌

- Mức độ nhận biết đối với du lịch Phú Yên là chưa cao.

- Hình ảnh gắn liền Phú Yên và thành phố Tuy Hòa chưa rõ nét (cũng là biển chung chung nên chưa tạo ra sự khác biệt đối với các tỉnh trong khu vực)

- Sản phẩm du lịch còn đơn giản, chưa đa dạng. Dịch vụ bổ trợ tại các điểm tham quan, du lịch thiếu và yếu, chưa theo kịp, chưa đầu tư đúng mức tại các địa điểm du lịch. Chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch, hàng hóa lưu niệm nổi trội, đặc thù và khác biệt. Doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh còn thiếu chuyên nghiệp.

- Lượng khách nước ngoài tăng trưởng nhanh nhưng nguồn nhân lực hạn chế.

2.3.3. Cơ hội‌

- Du lịch đang là ngành mũi nhọn, trọng điểm của Việt Nam được Chính phủ quan tâm, tạo tiềm năng cho phát triển du lịch Phú Yên.

- Đời sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu du lịch ngày càng cao làm cho khách du lịch nước ngoài và nội địa tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, thị trường du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh, do đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào ngành du lịch. Khách du lịch quốc tế hiện nay có xu hướng đi du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hóa, ẩm thực, lễ hội, làng nghề đặc sắc tại các nơi họ dừng chân, đây là các lĩnh vực mà Phú Yên có nhiều lợi thế.

- Sự xung đột của các nước lân cận như Thái Lan- Campuchia, Triều Tiên-Hàn Quốc,… đến biến động chính trị, suy thoái kinh tế của một số nước Châu Âu,… là cơ hội để du khách lựa chọn Việt Nam làm điểm đến.

2.3.4. Nguy cơ:‌

- Khủng hoảng kinh tế của các nước làm cho đời sống vật chất của người dân

ngày càng khó khăn, do đó cần phải đưa ra gói sản phẩm phù hợp hơn.

- Các thị trường mới (nội địa, quốc tế):

+ Các địa phương trong khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước hiện nay đều đưa ra nhiều chiêu thức quảng bá địa phương mình, thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư phát triển du lịch.

+ Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập kinh tế thế giới, với điều kiện sống và chất lượng sống ngày càng cao đồng thời các quốc gia trong khu vực đẩy mạnh chiến dịch thu hút khách du lịch bằng nhiều chiêu thức khác nhau làm khách du lịch quốc tế không chọn Việt Nam làm điểm đến, thậm chí khách du lịch nội địa cũng có thể chọn lựa tour ra nước ngoài.

Từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, thể hiện trên bảng SWOT sau:


S (Điểm mạnh):

W (Điểm yếu):

- Cảnh đẹp hoang sơ, kỳ

- Mức độ nhận biết đối với

thú, nhiều di tích, thắng

du lịch Phú Yên là chưa

cảnh.

cao.

- Đáp ứng mức độ thỏa

- Hình ảnh gắn liền Phú

mãn cao hơn của du khách.

Yên và thành phố Tuy Hòa

- Sự quan tâm đầu tư, tạo

chưa rõ nét

cơ chế, chính sách cho phát

- Sản phẩm du lịch chưa đa

triển du lịch của lãnh đạo

dạng. Dịch vụ bổ trợ thiếu

tỉnh

và yếu.


- Nguồn nhân lực hạn chế.

O (Cơ hội):

S/O:

W/O:

- Du lịch đang là ngành

- Thu hút mạnh đầu tư,

- Tăng cường quảng bá

mũi nhọn, trọng điểm, tạo

xây dựng các khu du lịch.

du lịch, Nâng cao ý thức

tiềm năng cho phát triển.

- Tăng cường quản lý nhà

người dân.

- Khách du lịch nước ngoài

nước

- Quy hoạch đầu tư cơ sở

và nội địa tăng trưởng


hạ tầng để phát triển du

nhanh.


lịch.

- Sự biến động chính trị,


- Phát triển nguồn nhân

xung đột của các nước.


lực du lịch.

T (Nguy cơ):


W/T:

- Khủng hoảng kinh tế, cần

- Liên kết trong phát

phải đưa ra gói sản phẩm

triển du lịch.

phù hợp hơn.

- Thiết kế sản phẩm du

- Các thị trường du lịch

lịch giá rẻ, khám phá, trải

mới (cả nội địa và quốc tế).

nghiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 - 7

2.4. Tóm tắt:‌

Qua chương này, đã nêu bật được những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như các nguồn lực phát triển du lịch Phú Yên. Những đặc điểm riêng có của địa phương được khắc họa rõ nét. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã chi tiết thực trạng về thị trường, nguồn lực, doanh thu cũng như cơ sở vật chất để phác họa bức tranh tổng thể về tình hình phát triển du lịch của Phú Yên. Sâu hơn, chương 2 cũng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Phú Yên. Qua chương này, chúng ta có thể thấy, du lịch Phú Yên trên đà tăng trưởng nhưng còn tồn tại nhiều điểm yếu cần phải khắc phục và nguy cơ cần phải hạn chế.

Kết quả có được từ chương này là điểm mấu chốt để chúng ta có thể xây dựng nên một chiến lược cũng như kế hoạch chi tiết, hình thành nên hướng giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, giúp du lịch Phú Yên phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020‌


3.1. Xây dựng chiến lược marketing địa phương cho ngành du lịch Phú Yên‌

3.1.1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu‌

Để thực hiện nhiệm vụ này, Phú Yên cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Làm rõ được lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của Phú Yên với các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương trong khu vực duyên hải Miền Trung. Từ đó định hướng phát triển sản phẩm du lịch khác biệt qua đó nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Phú Yên nói chung và điểm đến du lịch Phú Yên nói riêng trong mối quan hệ liên vùng và trên thị trường du lịch, tạo được cú bứt phá, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của du lịch của các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là đối với Khánh Hòa liền kề.

- Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo di sản, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch.

- Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Yên phải tính hết các “xung đột” xảy ra trong nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch và phát triển công nghiệp, ngư nghiệp ở những khu vực có nhiều cảnh sắc tuyệt đẹp như Vũng Rô, Sông Cầu...

3.1.1.1. Tầm nhìn‌

Phấn đấu đến năm 2025, Phú Yên trở thành một trong những điểm đến quan trọng trong các chương trình du lịch đến khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

3.1.1.2. Mục tiêu‌

- Tăng mức độ nhận biết về Phú Yên đối với khách du lịch thông qua các kênh tiếp thị Phú Yên về phương diện du lịch: tạo ra một phạm vi tiếp thị rộng rãi ở các cấp, các ngành trong tỉnh cũng như ở nước ngoài để khách du lịch và mọi người ở các đối tượng khác biết đến Phú Yên.

- Xây dựng hình ảnh ấn tượng rõ nét trong tâm trí du khách: tạo ra một hình ảnh du lịch độc đáo, các điểm du lịch ấn tượng khi so sánh trước hết là với các thành phố trong nước, đặc biệt là Khánh Hòa liền kề và sau đó là ngoài nước để từ đó thu hút được khách du lịch nhiều hơn.

- Phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, khác biệt mang đậm nét văn hóa, phù hợp với điều kiện của Phú Yên.

- Gia tăng mức độ thỏa mãn khách du lịch bằng kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách của chính quyền tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch.

3.1.2. Đề xuất hướng chiến lược‌

3.1.2.1. Phát triển theo hướng phục vụ và quảng bá cho ngành du lịch‌

Phát triển Phú Yên theo hướng phục vụ và quảng bá cho ngành du lịch bao gồm việc hoàn thiện và phát triển các lĩnh vực quan trọng như môi trường an ninh trật tự, quy hoạch đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ, phát triển các địa điểm vui chơi giải trí và du lịch…

Môi trường an ninh trật tự

Cần tạo ra một môi trường bình đẳng và thuận lợi cho khách du lịch và đảm bảo khai thác du lịch theo hướng phát triển Phú Yên một cách bền vững. Các việc làm cụ thể bao gồm:

- Bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho khách du lịch trong nước và nước ngoài bằng các quy định, quy chế, chương trình phối hợp liên ngành văn hóa, thể thao và du lịch với công an. Cụ thể như tại các điểm du lịch, trên các tuyến đường đến địa điểm du lịch, trách nhiệm phối hợp với ngành văn hóa của công an cấp huyện, xã để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho du khách.

- Cụ thể hóa hơn nữa các qui định về trách nhiệm và quyền lợi về việc tôn tạo di sản, bảo vệ tài nguyên du lịch nói riêng và quản lý môi trường tự nhiên nói chung đối với của các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước và ngoài nước, nếu không thì cảnh quan du lịch của Phú Yên sẽ có nguy cơ xuống cấp nhanh trong quá trình khai thác. Hiện nay, các địa điểm du lịch của Phú Yên chưa thu phí, còn ở dạng nguyên sơ, chính vì vậy cần phải quy định chặt chẽ về giữ gìn vệ sinh chung, có chế tài nhắc nhở hướng dẫn viên, xử lý bằng nhiều biện pháp, ví dụ phạt khi xả rác (bao bì, vỏ chai nước, vỏ trái cây,…), khi được leo trèo trên di tích,… Tiến tới thu phí tại các điểm du lịch, từ nguồn này, bố trí bảo vệ, người chăm sóc di tích. Những địa điểm thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, phải quy định chặt chẽ trong quy hoạch, xây dựng để bảo vệ di tích.

- Nâng cao nhận thức xã hội thông qua giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng thấy rõ vai trò của phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo gắn với an ninh, quốc phòng, để từ đó có thái độ và hành động phù hợp. Điểm lưu ý, cần phải tuyên truyền mạnh mẽ đến các lão thành cách mạng, để tránh thái độ, hành

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí