Bài Học Kinh Nghiệm Về Marketing Du Lịch Của Các Địa Phuơng Lân Cận


du lịch đến các điểm đến hoặc gia hạn chuyến thăm của họ (Bonham và Mak, 1996).

Tuy nhiên, DMOs đang ngày càng được tổ chức chịu trách nhiệm để tạo ra kết quả đầy đủ thông qua quảng cáo và để đo lường hiệu quả quảng cáo (Woodside, 1990; Faulkner, 1997; Crompton, 1997; Schoenbachler và cộng sự, 1995). DMOs sản xuất tài liệu quảng cáo, mà họ phân phối cho tất cả các đối tác của họ trong ngành công nghiệp và khách hàng tiềm năng có nhu cầu thông tin về điểm đến.

Quảng cáo trong du lịch nhằm mục đích mở rộng vùng ảnh hưởng, thu hút du khách, thu hút khách hàng mới tại địa phương, giới thiệu sản phẩm mới, lôi cuốn khách hàng quen trở lại,… Đây là công cụ hết sức thiết yếu để quảng bá du lịch mà các điểm đến phải hết sức chú trọng, đầu tư.

- Quan hệ công chúng:

PR đóng một vai trò quan trọng marketing điểm đến đi du lịch có lợi thế chi phí thấp với những hoạt động nhằm tạo những ấn tượng tốt đẹp của sản phẩm trong lòng công chúng (Anna Harlt, 2002). Quan hệ công chúng làm việc với một lượng khách hàng mục tiêu nhiều hơn là quảng cáo. Những khách hàng tiềm năng và công chúng bao gồm những người mua hiện tại và tiềm năng, nhà cung cấp và nhà phân phối trong kinh doanh lữ hành, những nhà lãnh đạo, chính phủ trung ương và địa phương,…Những hoạt động đặc biệt thích hợp trong du lịch và lữ hành: quan hệ truyền thông, quản lý khủng hoảng, sự sắp xếp sản phẩm, các nhà tài trợ, những cuộc triển lãm và hội chợ du lịch.

- Thông tin trực tiếp cho hoạt động du lịch

Cung cấp thông tin cho hoạt động du lịch là nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho tất cả các mức độ marketing du lịch. Nhiệm vụ này bắt đầu ngay từ tổng đài điện thoại, quầy đón tiếp, lễ tân và đi tất cả các bộ phận trong chuỗi hoạt động phục vụ du khách.

Nguồn thông tin trực tiếp được thể hiện dưới dạng nói, viết và nhìn qua các trung tâm du lịch hoặc qua việc phát hành tài liệu.


Trung tâm thông tin du lịch có ở trong và ngoài nước, nơi tập trung những thông tin về hoạt động của các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ lữ hành,…Các đơn vị hoạt động du lịch nên cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị mình cho những trung tâm này để họ tiếp xúc với khách hàng, nhất là những khách hàng ở nước ngoài thì rất thuận tiện cho việc tiếp thị.

Các điểm thông tin – gian hàng, phòng triễn lãm

Các phòng triển lãm du lịch nói riêng, kể cả các phòng triễn lãm hỗn hợp vừa dành cho công chúng vừa dành cho các nhà chuyên nghiệp.

Các phòng triển lãm chuyên ngành (hội họa, thể thao,…). Các hội chợ triển lãm.

Thông tin miệng và thông tin viết

Thông tin miệng gồm có thông tin tại quầy du lịch và thông tin truyền miệng của khách du lịch. Loại thông tin truyền miệng góp phần đắc lực trong vấn đề chiêu thị. Muốn có được loại thông tin này, sản phẩm du lịch phải có chất lượng.

Thông tin viết là loại thông tin bổ túc cho thông tin miệng để trả lời khách hàng bằng tài liệu in sẵn thay vì trả lời trực tiếp.

Phát hành tài liệu du lịch

Tài liệu du lịch gồm các cuốn sách giới thiệu, tờ gấp giới thiệu tại các văn phòng du lịch trong và ngoài nước. Có thể đó là tài liệu giới thiệu một khu vực, một khu du lịch, điểm du lịch,…

Nội dung tài liệu phải phong phú, hấp dẫn và hữu ích, tùy thuộc vào mỗi đối tượng để có những nội dung thích hợp.

- Khuyến mãi: là những hoạt động xúc tiến nhằm kích thích khách hàng mua hàng và làm tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng. Bao gồm các hình thức: tặng hàng mẫu, tặng miến phí hàng hóa, dịch vụ, bán giá thấp hơn, dự thi trúng thưởng,…Khuyến mãi còn là cách mà những giá trị của vị trí sản phẩm du lịch được truyền đạt đến các phân khúc thị trường được lựa chọn.


Bốn thành phần của marketing mix: giá cả, sản phẩm, phân phối và chiêu thị có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ, tác động lẫn nhau không thể xem nhẹ yếu tố nào. Marketing – mix chính là sự phối hợp 4 thành phần của nó sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của một thị trường mục tiêu nhất định.

1.5 Bài học kinh nghiệm về marketing du lịch của các địa phuơng lân cận

Marketing du lịch Ninh Thuận trong thời gian qua đã bắt đầu đuợc quan tâm nhưng so với các địa phương lân cận như Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Lạt thì kém hơn hẳn. Sau đây là những bài học kinh nghiệm về marketing du lịch của các địa phuơng này.

Bình Thuận: Điểm mạnh cũng là tiềm năng mà du lịch Bình Thuận được thiên nhiên ưu ái chỉ có phong cảnh hoang sơ và những lễ hội đặc sắc. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để địa phương đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm hấp dẫn du khách.

Trong năm 2012, tỉnh Bình Thuận đón khoảng 341.160 lượt khách quốc tế gấp 4,7 lần Ninh Thuận. Ngành du lịch Bình Thuận khá chú trọng đến hoạt động marketing. Cụ thể:

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện nhiều hoạt động tại Nga để tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch đến với thị trường du lịch lớn nhất hiện nay của trung tâm du lịch biển này.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tích cực tham gia hội chợ du lịch, đặc biệt là các hội chợ du lịch lớn ở Nga.

- Ngành du lịch mời nhiều đoàn khách Nga, là các cơ quan thông tấn và hãng lữ hành đến để quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh du lịch Bình Thuận đến với du khách Nga và tổ chức thêm các sự kiện thể thao, du lịch tại tỉnh để hút khách.

- Bình Thuận mời các chuyên gia nổi tiếng về du lịch chủ trì buổi hội thảo về chiến lược quảng bá và marketing cho du lịch với sự tham gia của cán bộ lãnh đạo địa phương, chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Bình Thuận.

Khánh Hòa: Biển, đảo là thế mạnh đặc trưng của du lịch Khánh Hòa. Vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Khánh


Hòa đã và đang phát triển rất mạnh các loại hình du lịch khám phá dưới đáy biển và thể thao giải trí trên biển, như: ca nô kéo dù, lướt ván, mô tô nước, đua thuyền buồm thể thao, lặn biển bằng bình khí và tham quan các sinh vật dưới đáy biển bằng tàu đáy kính…

Khánh Hòa đón 528.000 lượt khách du lịch quốc tế trong năm gấp 7,3 lần Ninh Thuận. Ngành du lịch Khánh Hòa khá chú trọng đến hoạt động marketing. Cụ thể:

- Tổ chức một loạt các khóa tập huấn tập trung với chủ đề marketing điểm đến du lịch.

- Phát triển marketing điện tử quảng bá du lịch.

- Để giới thiệu loại hình du lịch thể thao trên biển, từ năm 2004 trở đi, định kỳ hai năm một lần Nha Trang là điểm đến của các cuộc đua thuyền buồm quốc tế từ Hồng Kông do các Câu lạc bộ đua thuyền nổi tiếng trên thế giới cùng tham gia tổ chức, với hàng trăm vận động viên là các doanh nhân, các nhà tài chính, ngân hàng nước ngoài tham gia.

- Khánh Hòa đã tổ chức thành công nhiều lần Festival du lịch biển, Festival du lịch hè Nha Trang. Tổ chức nhiều tour du lịch biển đặc sắc cho khách du ngoạn phong cảnh biển bằng tàu du lịch trong vùng vịnh Nha Trang, tham quan khu bảo tồn biển và đảo Yến.

Lâm Đồng: với thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa độc đáo,…

Ngành du lịch Lâm Đồng có hoạt động marketing du lịch khá hiệu quả. Cụ

thể:

- Phát triển mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; loạihình du lịch hội nghị -hội thảo.


- Thường xuyên tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết trên lĩnh vực du lịch với sự thamm dự của các tham tán thương mại, các cơ quan thông tấn – báo chí, các đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước.

- Tham dự các hội chợ du lịch- thương mại trong và ngoài nuớc.

- Phát hành ấn phẩm du lịch song ngữ Anh Việt.

- Tổ chức các lễ hội để tạo điểm nhấn thu hút khách đến Đà Lạt.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Du lịch trong những năm gần đây trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới. Sản phẩm du lịch có những đặc tính vô cùng riêng biệt nên marketing rất cần thiết trong lĩnh vực này. Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề về sản phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, marketing du lịch, marketing điểm đến du lịch và sự cần thiết của marketing du lịch, vai trò của marketing điểm đến du lịch. Đồng thời cũng nêu lên các hoạt động của marketing du lịch điểm đến như: hoạt động nghiên cứu thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị, 4P cơ bản trong hoạt động marketing. Chương 1 cũng nêu bài học kinh nghiệm về marketing du lịch của các địa phuơng lân cận. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động marketing của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận ở chương 2.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA TỈNH NINH THUẬN‌

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

Trên địa bàn tỉnh có 3 trục giao thông chính chạy qua là quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 27. Ninh Thuận cách cảng và sân bay Cam Ranh 50 km và Nha Trang 105 km về phía Bắc, cách Phan Thiết 150 km và thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây. Vị trí địa lý này tạo cho Ninh Thuận những điều kiện thuận lợi giao lưu văn hóa cũng như phối hợp với các tỉnh này tổ chức tour liên tỉnh.

Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở huyện Thuận Bắc có thể khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh.

Bãi biển Ninh Chữ có vị trí thuận lợi nằm giữa trục tam giác du lịch Đà Lạt - Phan Thiết - Nha Trang, với bờ cát trắng hình cung dài 10km, là một trong 9 bãi biển đẹp nhất nước, nơi đây hoàn toàn yên tĩnh và không khí trong lành, tinh sạch.

Vịnh Vĩnh Hy à một quần thể hài hoà bao gồm những bãi cát trắng sạch, đẹp, những dãy núi đá xếp chồng lên nhau, những hang động, núi rừng với môi trường và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên thủy.

Dải cồn cát Nam Cương bao quanh những xóm dân chài ở Ninh Phước đủ màu nối nhau chạy dài đến hút tầm mắt phản chiếu ánh nắng mặt trời tiếp giáp với màu xanh thẳm của biển cả.

Vườn quốc gia Núi Chúa với phần lớn là núi rừng nguyên sinh với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; có rạn san hô đa dạng, phong phú. Bãi biển Cà Ná thơ mộng nằm sát quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam. Ngoài ra, một số vùng bình nguyên nằm giữa khu vực núi rừng với các hồ nước ngọt lớn như: hồ Sông Trâu, Sông Sắt, Tân Giang,... sẽ là những điểm du lịch sinh thái có triển vọng trong tương lai.


Vườn quốc gia Phước Bình một vùng đất mới, với hệ sinh thái vô cùng đa dạng, thiên nhiên hoang dã, hệ thống sông suối khúc khuỷu chênh vênh giữa các mõm đá tạo nên nơi đây một bức tranh thiên nhiên sinh động tuyệt vời.

Ninh Thuận hiện có quần thể kiến trúc mang nét riêng độc đáo được xây dựng từ thế kỷ XIII - XIV, trong đó có 3 cụm tháp nổi tiếng là Po Klong Giarai, Po Rome và Hòa Lai, hầu như còn nguyên vẹn. Các cụm tháp này đều đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và được trùng tu, tôn tạo từ những năm 1990 - 1991.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận là tỉnh mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Nền văn hoá Chăm được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian. Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp và gốm Bàu Trúc là làng nghề truyền thống khá đặc sắc người Chăm tỉnh Ninh Thuận.

2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch Ninh Thuận

2.2.1 Số lượng khách du lịch

2.2.1.1 Về cơ cấu nguồn khách

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Ninh Thuận (2008- 2012)


Năm

Tổng

Khách quốc tế

Khách trong nước

Lượt khách (lượt)

Tốc độ tăng

trưởng(%)

Lượt khách

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Lượt khách (lượt)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2008

444.000

+ 20

38.000

+ 15

406.000

+20,47

2009

532.800

+20

51.480

+35,47

481.320

+18,55

2010

700.000

+31,38

61.776

+20

638.224

+32,6

2011

820.500

+17,21

62.150

+0,61

758.350

+18,82

2012

950.000

+15,78

72.000

+15,85

878.000

+15,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Giải pháp marketing phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 - 5

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh Ninh Thuận và tính toán của tác giả)


Trong 5 năm qua, từ năm 2008 – 2012, tổng lượt khách du lịch đến Ninh Thuận tăng bình quân với tỷ lệ 20,88%/năm, từ 440.000 lượt khách năm 2008 tăng lên 950.000 lượt khách năm 2012. Năm 2010, với những chính sách phát triển mới, chú trọng đầu tư thu hút du khách nên tốc độ tăng trưởng lượt du khách của Ninh Thuận lớn nhất là với tỷ lệ 31,38%. Tuy nhiêm, với xu thế khó khăn chung của nền kinh tế và du lịch thì tốc độ tăng trưởng du lịch Ninh Thuận giảm dần qua các năm 2011, 2012 với tỷ lệ lần lượt là 17,21% và 15,78%- là tốc độ tăng trưởng lượt khách thấp nhất trong 5 năm từ 2008- 2012. Lượng du khách quốc tế chiếm khá ít, trung bình chỉ khoảng dưới 10%, còn lại hơn 90% là nguồn khách trong nước.

Năm 2012, nền kinh tế đặc biệt khó khăn, nhưng hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ được 950 ngàn lượt khách (tăng 15,78% so với năm 2011), trong đó khách quốc tế ước đạt 72 ngàn lượt (tăng 15,85% so với cùng kỳ); khách nội địa ước 878 ngàn lượt (tăng 15,78% so với cùng kỳ); doanh thu ước đạt 440 tỷ đồng (tăng 33,33% so với năm 2011) và công suất sử dụng phòng 60%.

Bảng 2.2 Tỷ trọng khách quốc tế đến Ninh Thuận so với cả nước (2008-

2012).



Năm

Số khách quốc tế đến

Việt Nam

Số khách quốc tế đến Ninh Thuận

Số lượng

(lượt)

Tốc độ tăng

trưởng (%)

Số lượng

(lượt)

Tỷ trọng so với

cả nước (%)

Tốc độ tăng

trưởng (%)

2008

4.253.740

+ 0,60

38.000

0,89

+ 15

2009

3.772.359

- 11,32

51.480

1,36

+ 35,47

2010

5.049.855

+ 33,86

61.776

1,22

+ 20

2011

6.014.032

+ 19,09

62.150

1,03

+ 0,61

2012

6.847.678

+ 13,86

72.000

1,05

+ 15,85

(Nguồn : Tổng hợp từ Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận và tính toán của tác giả)

Qua bảng 2.2 cho thấy lượng khách quốc tế đến Ninh Thuận tăng không ổn định qua các năm. Vào năm 2009 tốc độ tăng trưởng cao nhất 35,47%, năm 2011

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí