Đánh Giá Chung Marketing Địa Phương Nhằm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre

3.3.6. Cơ sở hạ tầng

Bảng 3.18. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng


Đánh

Biến giá

Khách trong

Khách quốc


chung

nước

tế

Nhiều tổ chức tài chính và điểm đổi tiền

3,62

3,66

3,58

Hệ thống bưu chính viễn thông hiện đại

3,42

3,51

3,33

Hệ thống giao thông thuận tiện

3,55

3,63

3,47

Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo

3,48

3,58

3,37

Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đủ đáp ứng

3,37

3,42

3,31

Đánh giá chung

3,48

3,56

3,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 17

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả 2016 (phụ lục 10, 18)

Kết quả phân tích đánh giá về cơ sở hạ tầng tại Bến Tre, Khách du lịch đánh giá ở mức trung bình là 3,48. Trong đó, yếu tố Nhiều tổ chức tài chính và điểm đổi tiền được khách du lịch đánh giá cao nhất là 3,62 cho thấy hệ thống ngân hàng được phát triển rất mạnh với hệ thống các chi nhánh được mở ở các huyện và việc phục vụ giao dịch tiền và đổi tiền tương đối thuận tiện cho khách du lịch. Trong khi, yếu tố Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đủ đáp ứng, khách du lịch đánh giá rất thấp chỉ 3,48, đây cũng là tình trạng chung tại các nơi công cộng và thành phố, thị xã, thị trấn ở Việt Nam, đa phần hệ thống nhà vệ sinh rất ít và sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự ái ngại cho người dân và khách khi sử dụng. Hệ thống giao thông tại Bến Tre còn nhiều hạn chế, do điều kiện tự nhiên có nhiều sông dẫn đến sự kết nối với các địa phương trong khu vực hạn chế. Ngoài ra việc sử dụng phương tiện thủy không thuận lợi về thời gian và số lượng phương tiện chuyên chở. Xem xét đánh giá của khách du lịch quốc tế và nội địa về cơ sở hạ tầng có sự khác biệt không đáng kể.

3.3.7. Cơ sở hạ tầng du lịch

Kết quả phân tích đánh giá về cơ sở hạ tầng du lịch tại Bến Tre, Khách du lịch đánh giá ở mức trên trung bình là 3,51. Trong đó, yếu tố Phương tiện chuyên chở hiện đại được khách du lịch đánh giá cao nhất là 3,76 cho thấy sự đầu tư của các công ty, khu, điểm du lịch Bến Tre rất tốt cho phương tiện chuyên chở khách du lịch. Trong khi, yếu tố Hệ thống khách sạn/nhà nghỉ đủ đáp ứng, khách du lịch đánh

giá rất thấp chỉ 3,32, theo số liệu phân tích ở mục 3.2.4 cho thấy hệ thống lưu trú ở Bến Tre còn nhiều hạn chế, chủ yếu là các loại hình cấp thấp nhỏ chưa được xếp hạng, đặc biệt là số lượng các khách sạn loại từ 2 sao trở lên. Qua kết quả phân tích, các nhà quản lý, công ty du lịch Bến Tre cần có chiến lược đầu tư dài hạn trong việc đầu tư các cơ sở lưu trú có chất lượng cao và được đánh giá xếp hạng đầy đủ. Hiện nay, thu nhập của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về hưởng thụ cũng tăng lên, do đó để đáp nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng du lịch trong dài hạn cần thiết đầu tư xây dựng những cơ sở du lịch hiện đại, chất lượng và sang trọng. Sự đánh giá của khách quốc tế và trong nước không có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng du lịch tại Bến Tre.

Bảng 3.19. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng du lịch


Đánh

Biến giá

Khách trong

Khách quốc


chung

nước

tế

Hệ thống khách sạn/nhà nghỉ đủ đáp ứng

3,32

3,38

3,26

Hệ thống nhà hàng/quán ăn đa dạng

3,47

3,43

3,51

Có nhiều công ty du lịch/đại diện/lữ hành

3,44

3,48

3,4

Phương tiện chuyên chở hiện đại

3,76

3,91

3,61

Trung tâm hội nghị/ triển lãm đủ đáp ứng

3,57

3,67

3,47

Đánh giá chung

3,51

3,57

3,44

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả 2016 (phụ lục 10, 19)


3.3.8. Cư dân địa phương

Môi trường xã hội

Kết quả phân tích đánh giá về môi trường xã hội tại Bến Tre, Khách du lịch đánh giá ở mức khá là 3,60. Trong đó, yếu tố An ninh an toàn của xã hội được khách du lịch đánh giá cao nhất là 3,76 cho thấy tình hình trật tự an ninh của tỉnh nói chung và tại các điểm du lịch nói riêng được sự quan tâm và hưởng ứng của người dân đã tạo môi trường an toàn và an ninh. Tuy nhiên, yếu tố Bảo vệ môi trường, khách du lịch đánh giá thấp nhất trong các yếu tố, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề hiện nay được hầu các nước quan tâm, xu

hướng hiện nay là phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Trong đó, bảo vệ môi trường là phương cách hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng và sự hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh, sự bất ổn định về chính trị, xung đột tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố đang có chiều hướng gia tăng, ngày nay, khách du lịch có xu hướng chọn những nơi có sự ổn định để du lịch. Đây là lợi thế của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế trong khu vực và thế giới.

Bảng 3.20. Đánh giá của khách du lịch về môi trường xã hội


Đánh

Biến giá

Khách trong

Khách quốc


chung

nước

tế

Người dân tham gia hoạt động du lịch

3,58

3,69

3,47

Đời sống của người dân

3,54

3,58

3,5

Số tội phạm với khách du lịch ít

3,64

3,77

3,51

An ninh/an toàn của xã hội

3,76

3,8

3,72

Bảo vệ môi trường

3,52

3,66

3,37

Đánh giá chung

3,60

3,7

3,51

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả 2016 (phụ lục 10, 20)


Chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Bảng 3.21. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng nguồn nhân lực du lịch



Biến

Đánh giá chung

Khách trong nước

Khách quốc tế


Nhân viên có chuyên môn

3,53

3,55

3,51

Nhân viên luôn sẵn lòng giúp đỡ khách

3,55

3,67

3,44

Nhân viên luôn nhã nhặn, lịch sự với khách

3,48

3,53

3,43

Nhân viên có đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi của khách

3,59

3,51

3,67

Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

3,50

3,53

3,47

Đánh giá chung

3,53

3,55

3,5

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả 2016 (phụ lục 10, 17)

Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng lao động du lịch, Khách du lịch đánh giá ở mức cao hơn trung bình là 3,53. Trong đó, yếu tố Nhân viên có đủ kiến thức trả lời các câu hỏi của khách được khách du lịch đánh giá cao nhất là 3,59 cho thấy công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức của các công ty, điểm, khu du lịch Bến Tre là khá tốt. Trong khi, Nhân viên luôn nhã nhặn, lịch sự với khách, bị đánh giá rất thấp dưới trung bình chỉ 3,48, đây là vấn đề chung hiện nay của nhân viên du lịch, có thể do tính cách hay công việc quá bận dẫn đến sự cau có trong tiếp xúc, đặc biệt là nhóm nhân viên thuộc các công ty của nhà nước. Du lịch là ngành dịch vụ, sự tham gia của nhân viên có tác động rất lớn đến đánh giá của khách du lịch, vì vậy những thái độ, hành vi thiếu tôn trọng khách sẽ có thể làm cho toàn bộ dịch vụ trở thành kém hấp dẫn. Xét về cơ cấu nhân lực du lịch Bến Tre cho thấy, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ khoảng 60%, bên cạnh giáo dục và đào tạo sau bậc trung học tại Bến Tre rất ít so với các tỉnh xung quanh. Vì vậy, các nhà quản lý chính quyền, giáo dục, du lịch và công ty cần có chính sách trong việc đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch của tỉnh. Xem xét đánh giá của khách du lịch quốc tế và nội địa về lao động du lịch là không có sự khác biệt.

3.4. Đánh giá chung marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre

Những ưu điểm và nguyên nhân

Một, vai trò của chính quyền, Sở du lịch và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc phối hợp và hỗ trợ thực hiện các chủ trương và chính sách về phát triển du lịch. Đặc biệt về tạo môi trường kinh doanh du lịch hấp dẫn đã thu hút được khách du lịch và các nhà đầu tư vào du lịch với các chính sách và quy hoạch phát triển du lịch; môi trường xã hội an toàn và ổn định, đời sống và dân trí của người dân ngày càng nâng cao và ổn định khoảng 8,3%; kinh tế tăng trưởng ổn định, với tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định khoảng 6,1%, về xuất khẩu tăng trưởng khoảng 10,1%; xác định định được những ưu điểm để phát huy lợi thế của tỉnh trong việc thực hiện các công cụ marketing hợp lý cho việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của tỉnh và nguồn lực bên ngoài.

Hai, về khách hàng, với chính sách marketing hợp lý về chính sách, chiến lược phát triển đã thu hút được lượng khách hàng đến tham quan và đầu tư vào du lịch Bến Tre và hình ảnh du lịch Bến Tre. Lượng khách quốc tế đến Bến Tre trong những năm qua tăng trưởng cao và ổn định khoảng 7,4% và khách nội địa khoảng 11,4%. Thị trường khách du lịch đến Bến Tre khá đa dạng từ các nước khu vực châu Á, Âu, Bắc Mỹ, trong đó tập trung chủ yếu vảo các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc. Về đầu tư, nguồn vốn đầu tư vào du lịch vẫn tăng qua các năm, tập trung chủ yếu vào ăn ướng và lưu trú có chất lượng cao.

Ba, về phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, qua thực hiện các công cụ marketing hỗn hợp rất hiệu quả trong việc định hướng và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, khác biệt; quy hoạch các vùng, địa phương nhằm tận dụng nguồn lực và lợi thế riêng của các địa phương; kênh phân phối được phát triển phù hợp với lợi thế về sản phẩm dịch vụ của các địa phương và phối hợp với các ngành liên trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản riêng của địa phương. Điều này, được thể hiện qua sự đa dạng sản phẩm dịch vụ như du lịch sinh thái, homestay, tâm linh,.. và các sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư trong nước.

Bốn, về phân phối, chiến lược marketing phân phối với định hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách du lịch đã đem lại nhiều kết quả khả quan qua sự tăng trưởng của khách du lịch và nhà đầu tư, như sự đa dạng về các cơ sở lưu trú, đa dạng các điểm tham quan, vui chơi giải trí, ẩm thực và vận chuyển khách phát huy được lợi thế của Bến Tre.

Năm, về môi trường đầu tư, với hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của tỉnh Bến Tre, trong đó định hướng phát triển theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đã đem lại nhiều động lực và điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, như hệ thống giao thông ngày càng phát triển và thuận tiện kết nối với các khu vực trong vùng, các khu công nghiệp phát triển với đa dạng ngành nghề hỗ trợ rất hiệu quả cho đa dạng sản phẩm du lịch. Ngoài ra, hệ thống điện, viễn thông, tài chính phát triển rất mạnh là đem lại điều liện thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển.

Sáu, về cư dân địa phương, về chính sách khuyến người dân tham gia vào hoạt động du lịch đã góp phần vào tạo việc làm, nâng cao đời sống của ngườì dân, môi trường xã hội ngày càng văn minh. Bên cạnh, đã khôi phục và phát triển các nghề truyền thống đã đem lại công việc, thu nhập và tạo ra nét riêng biệt và độc đáo về du lịch Bến Tre.

Bảy, về xúc tiến quảng bá du lịch, xác định và phân khúc thị trường khách du lịch mục tiêu và tiềm năng, bằng các công cụ marketing về sản phẩm du lịch, chính sách giá, chiến lược xúc tiến quảng bá đã thu hút được khách du lịch tại các thị trường này đến Biến Tre tăng tương đối cao và ổn định. Thu hút được nguồn lực tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào du lịch tỉnh và đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch Bến Tre.

Tám, về xây dựng thương hiệu du lịch, marketing thương hiệu du lịch được thực hiện rất hiệu quả qua việc kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, ngành liên quan, các công ty và người dân bằng các công cụ marketing hỗn hợp về hình ảnh du lịch tỉnh, sản phẩm dịch vụ, môi trừng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, chiến lược marketing về xúc tiến quảng bá du lịch Bến Tre được thực hiện rất mạnh mẽ qua nhiều kênh và chương trình như “Hành trình trên đất cù lao”, “Du lịch xứ dừa”, “Non nước lãng du”,… đã đạt được kết quả tích cực trong việc giới thiệu du lịch Bến Tre qua việc thu hút khách du lịch và nhà đầu tư.

Những hạn chế và nguyên nhân

Một, vai trò của chính quyền, sự phối hợp và hỗ trợ giữa các cơ quan quản lý có liên quan còn chưa chặt chẽ làm dẫn đến kết quả đạt được chưa đúng như mục tiêu và tiềm năng du lịch của Bến Tre; chiến lược phát triển du lịch và marketing du lịch còn chưa thật sự đi vào chiều sâu việc phát huy nguồn lực và lợi thế riêng của tỉnh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh và điểm đến du lịch hấp dẫn như quy hoạch khu vực, địa phương phát triển du lịch còn dàn trải, loại hình sản phẩm dịch vụ đơn điệu, năng lực phục vụ còn hạn chế,… Do đó, có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng nguồn lực, hình ảnh du lịch và năng lực cạnh tranh của du lịch Bến Tre.

Hai, marketing về khách hàng còn thụ động chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mà phụ thuộc vào khách hàng tự đến. Thị trường khách du lịch chủ yếu khu

vực Đông Bắc Á, trong khi khách du lịch từ thị trường ASEAN, châu Âu, Bắc Mỹ còn hạn chế. Về đầu tư, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có doanh thu lớn và thời gian hoàn vốn nhanh như ẩm thực và lưu trú, không có nhiều đầu tư vào các dịch vụ cao cấp và dịch vụ cộng đồng.

Ba, chiến lược marketing về phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch còn hạn chế, đơn điệu chưa phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp; sự phối trong cung cấp các sản phẩm hỗ trợ như quà lưu niện, sản vật đại phương còn chưa đồng bộ; năng lực về phục vụ như hệ thống lưu trú, nhà hàng và vận chuyển chưa được đầu tư đúng mức.

Bốn, về phân phối, chiến lược marketing phân phối với định hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch còn theo hướng lượng chưa phát huy những lợi thế riêng có của Bến Tre và hướng đến chất lượng cao và khác biệt còn hạn chế. Thực trạng, các sản phẩm dịch vụ du lịch không có nhiều đổi mới chủ yếu vào tham quan, trong đó những dịch vụ như sinh thái, homestay còn hạn chế hay dịch vụ hiện đại còn lạc hậu. Dịch vụ vận còn nhiều hạn chế và phương tiện chưa đáp ứng về chất lượng cao, nếu có chi phí cao. Trong đó, sự hạn chế về hệ thống giao thông cũng là nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển ngành vận chuyển phục vụ du lịch. Sản phẩm, đặc sản địa phương chưa được khai thác đúng mức dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, nguyên nhân cho thấy thiếu sự liên kết của ngành du lịch với các ngành sản xuất và bán lẻ của địa phương.

Năm, về môi trường đầu tư, hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế chủ yếu tập trung vào các trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố, khu công nghiệp và những nơi có dân cư đông đúc, còn những vùng xa và ít dân cư hệ thống giao thông chưa phát triển, trong đó vận tải về đường thủy thiếu sự quan tâm. Bến Tre có lợi thế về thủy văn, cồn và vườn trái cây,… với sự yếu kém về hệ thống giao thông dẫn đến khó phát triển những sản phẩm, dịch vụ du lịch là thế mạnh của Bến Tre. Bên cạnh sự hạn chế về cơ sở hạ tầng, vấn đề xây dựng chiến lược marketing phát triển du lịch cụ thể từng vùng và địa phương chưa phù hợp với không gian phát triển chung của tỉnh và ngành, và thủ tục hành chính, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư du lịch, ưu

đãi khuyến khích các dự án có vốn lớn và lợi nhuận không cao còn chưa được quan tâm đúng mức.

Sáu, về cư dân địa phương, bên cạnh môi trường kinh tế, xã hội và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, vấn đề nâng cao dân trí và lao động tay nghề vẫn còn hạn chế. Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động và kinh doanh du lịch còn rất hạn chế, với xu hướng tập trung vào các dịch vụ chi phí đầu tư không cao, doanh thu lớn, thời gian thu hồi vốn ngắn chủ yếu vào ẩm thực và lưu trú dẫn đến chưa phát triển các dịch vụ có sự tham gia nhiều của người dân như homestay, tham quan các vườn cây ăn trái và các làng nghề còn hạn chế. Bên cạnh, vì thiếu sự liên kết giữa các ngành liên quan chưa phát huy được các lợi thế về sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Bảy, về xúc tiến quảng bá du lịch, các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu tập trung vào nội dung thông điệp chủ yếu là đưa thông tin. Các hoạt động quảng bá du lịch tại Bến Tre còn ít như festival, triển lãm du lịch. Thiếu sự kết nối thông tin giữa ngành du lịch với các ngành liên quan và các công ty kinh doanh du lịch. Liên kết với các địa phương trong nước và quốc tế chưa được chú trọng nhiều, đặc biệt là liên kết với quốc tế và thiếu sự kết hợp giữa ngành du lịch với công ty du lịch, lữ hành và đại diện du lịch.

Tám, marketing xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức thiếu sự kết hợp về hình ảnh và thông điệp giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và dân cư địa phương như chiến lược xúc tiến quảng bá chủ yếu do Sở du lịch thực hiện, các công ty chưa tập trung nhiều, mỗi công ty có riêng những chương trình quảng bá về hình ảnh và thông điệp dẫn đến hình ảnh nhạt nhòa và thông tin bị loãng trong khách du lịch và nhà đầu tư về một điểm đến du lịch Bến Tre.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí