Các Chiến Lược Được Ưu Tiên Lựa Chọn Để Thực Hiện

Nhóm chiến lược WT

Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm cải thiện những những điểm yếu bên trong địa phương và tránh khỏi những nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Các kết hợp điểm yếu và nguy cơ đã hình thành nên hai chiến lược ở nhóm này, đó là: chiến lược phát triển du lịch xanh/sinh thái và chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch xanh/sinh thái

Phát triển du lịch TP. Cần Thơ dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Chiến lược này được thực thi sẽ góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa cộng đồng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tiến hành rà soát hiện trạng nguồn nhân lực du lịch, dự báo số lượng và cấu trúc nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho từng giai đoạn đến năm 2030. Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, gắn với bố trí sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển của thành phố. Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch TP. Cần Thơ đủ về số lượng, đảm bảo về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế.

Như vậy, thông qua sử dụng ma trận SWOT đã hình thành một số chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Bước tiếp theo, đề tài sử dụng ma trận QSPM để đánh giá khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế, chiến lược nào là phù hợp để được ưu tiên lựa chọn thực hiện.

4.3.3 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM

Trong ma trận QSPM, các thông tin về yếu tố bên trong, bên ngoài và điểm phân loại được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và EFE. Cột số điểm hấp dẫn (AS) của từng yếu tố quan trọng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia lần 05 (Phụ lục 14). Kết quả tính toán từ ý kiến các chuyên gia, điểm hấp dẫn (AS) của mỗi yếu tố được chọn theo ý kiến số đông các chuyên gia (Phụ lục 15). Trong tính toán ma trận QSPM, nhân cột phân loại với cột AS để được cột TAS (tổng số điểm hấp dẫn). Sau đó, cộng tổng số điểm hấp dẫn ở cột TAS ở mỗi chiến lược để xác định chiến lược nào hấp dẫn hơn để ưu tiên thực hiện trong mỗi nhóm chiến lược có khả năng thay thế (Phụ lục 16).

Trên cơ sở kết quả tính toán từ các ma trận QSPM, xem xét trong từng nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT (Phụ lục 16, mục 16.1, 16.2, 16.3, 16.4), chiến lược nào có Cộng tổng số điểm hấp dẫn cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn để thực hiện. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.30: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn để thực hiện


Chiến lược có thể thay thế

Cộng tổng số điểm hấp dẫn

Chiến lược được chọn

Nhóm chiến lược SO



- Thâm nhập thị trường

113

Thâm nhập thị trường

- Phát triển thị trường

104


Nhóm chiến lược ST



- Liên kết, hợp tác phát triển du lịch

95


- Khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

107

Khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Nhóm chiến lược WO



- Marketing địa phương

120

Marketing địa phương

- Đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

102


Nhóm chiến lược WT



- Phát triển du lịch xanh/sinh thái

86


- Phát triển nguồn nhân lực du lịch

90

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả các ma trận QSPM, 2020.

Như vậy, kết quả Bảng 4.30 cho thấy, ngành du lịch TP. Cần Thơ nên ưu tiên thực hiện các chiến lược: (1) Chiến lược marketing địa phương, (2) Thâm nhập thị trường, (3) Khác biệt hóa kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, chiến lược marketing địa phương đóng vai trò chủ đạo, bao gồm: (i) Chiến lược marketing địa phương chủ yếu, với việc phối hợp các thành phần: sản phẩm du lịch, giá cả, phân phối, xúc tiến du lịch, nguồn nhân lực du lịch, quy trình cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; (ii) Chiến lược marketing địa phương hỗ trợ, theo đó phối hợp thực hiện chiến lược marketing hình tượng địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương, marketing con người địa phương. Bên cạnh đó, ngành du lịch TP. Cần Thơ cũng phải chuẩn bị những phương án cần thiết sử dụng các chiến lược còn lại có thể thay thế các chiến lược đã chọn tùy theo từng giai đoạn phát triển.

4.3.4 Chiến lược marketing địa phương chủ yếu

4.3.4.1 Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường khách du lịch nội địa

Du lịch là một ngành dễ bị ảnh hưởng trước tác động của môi trường bên ngoài, như: bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới và được dự báo gây ra những ảnh hưởng lâu dài; vì vậy, thị trường khách du lịch nội địa sẽ giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch TP. Cần Thơ. Khách du lịch nội địa

đến TP. Cần Thơ từ mọi miền trên toàn quốc, trong đó tập trung khai thác thị trường trọng tâm là khách nội vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ, đặc biệt là khách từ TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, với sự phát triển các đường bay mới, thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Hồng sẽ là những thị trường tiềm năng trong tương lai.

Thị trường khách du lịch quốc tế

Bên cạnh tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa là chủ yếu, ngành du lịch TP. Cần Thơ đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án phục vụ khách du lịch quốc tế khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và Chính phủ cho phép mở lại các tuyến du lịch quốc tế. Theo đó, tập trung khai thác các thị trường truyền thống, như: thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Ngoài ra, phát triển thêm các thị trường mới, như: Nam Á, Tây Á, Trung Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ.

4.3.4.2 Định vị du lịch thành phố Cần Thơ

Du lịch thành phố Cần Thơ với biểu trưng Cầu Cần Thơ hòa quyện cùng dòng Cửu Long, kết hợp với slogan “Cần Thơ - Đô thị miền sông nước”, tất cả tạo nên một chỉnh thể thống nhất, chuyển tải nội hàm về văn hóa, thiên nhiên và con người, đại diện cho ngành du lịch Cần Thơ.


Nguồn Tourismcantho vn Hình 4 13 Biểu trưng và khẩu hiệu của du lịch thành phố 4

Nguồn: Tourismcantho.vn

Hình 4.13: Biểu trưng và khẩu hiệu của du lịch thành phố Cần Thơ

Biểu trưng với gam màu xanh lục chủ đạo, Cầu Cần Thơ một tuyệt tác kiến trúc với trụ cầu cao vút kết nối nhiều sợi dây văng trên nền trời xanh tạo nên vẻ đẹp kỳ vỹ bên dòng Cửu Long huyền thoại. Đôi bờ sông Hậu hiền hòa được nối liền, kết nối giao lưu văn hóa, đầu tư và phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

Cần Thơ - Đô thị miền sông nước, câu khẩu hiệu đã thể hiện rất rõ nét đặc trưng của văn hóa Cần Thơ, gắn liền với văn hóa Nam Bộ và văn hóa sông nước vùng ĐBSCL. Giá trị văn hóa sông nước được thể hiện trong đời sống ẩm thực, nhà ở, địa danh, công trình kiến trúc và trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Chính những nét đặc trưng hấp dẫn này thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Cần Thơ, điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện - chất lượng.

4.3.4.3 Phối thức các thành phần marketing địa phương

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch TP. Cần Thơ và đo lường ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ. Tác giả đề xuất phối thức các thành phần marketing địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Cụ thể như sau:

Sản phẩm du lịch

Kết quả phân tích từ các nhóm đối tượng khảo sát, gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia và doanh nghiệp du lịch được thống kê ở Bảng 4.32 cung cấp những thông tin rất thiết thực cho ngành du lịch TP. Cần Thơ trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Theo đó, TP. Cần Thơ cần phát huy thế mạnh với hệ thống kênh gạch chằng chịt, nơi hội tụ văn minh sông nước Cửu Long nên ưu tiên phát triển loại hình du lịch sông nước. Đồng thời, với sự phát triển về kinh tế, hệ thống cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch và vị trí trung tâm vùng ĐBSCL nên TP. Cần Thơ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch MICE.

Bảng 4.31: Mức độ hấp dẫn các loại hình du lịch ĐVT: %

Stt

Loại hình du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế

Cán bộ QLNN

Chuyên

gia

Doanh nghiệp

du lịch

1

Du lịch sông nước

24,3

28,2

30,0

31,5

31

2

Du lịch sinh thái

26,5

22,7

26,6

25,7

26

3

Du lịch văn hóa

20,2

19,1

20,0

17,1

18

4

Du lịch MICE

10,7

8,2

16,7

20,0

19

5

Du lịch khác

18,3

21,8

6,7

5,7

6

Nguồn: Kết quả phân tích từ các nhóm đối tượng khảo sát, 2020.

Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ cũng cần thiết phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và tạo sự đa dạng về sản phẩm du lịch của địa phương, như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch học tập, chữa bệnh, hàng lưu niệm, ẩm thực và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Du lịch sông nước, tận dụng lợi thế đường sông dọc theo sông Hậu và sông Cần Thơ để phát triển du lịch sông nước với các tuyến: (1) Ninh Kiều đi Cái Răng, Phong Điền và Bình Thủy; (2) Ninh Kiều đi Cồn Ấu, Cồn Sơn và Cù lao Tân Lộc. Khách du lịch đi thuyền tham quan thắng cảnh sông nước, miệt vườn, chợ nổi, các khu du lịch do người dân tự đầu tư gắn với hoạt động dân dã đời thường; tham quan các Cồn, Cù lao và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.

Du lịch MICE, loại hình du lịch này phù hợp với lợi thế về vị trí, vai trò của đô thị trung tâm vùng cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất của thành phố Cần Thơ. Trước tiên, tập trung phát triển ở khu vực Ninh Kiều, sau này có thể mở rộng thêm ở Bình Thủy và Ô Môn. Loại hình du lịch MICE được xây dựng với

mục đích giúp khách du lịch vừa tham gia hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm trên địa bàn thành phố và kết hợp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ, như: lưu trú, mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí; đồng thời kết hợp tham quan các loại hình du lịch khác, như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Thành phố Cần Thơ có những trung tâm hội nghị với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đủ năng lực phục vụ các sự kiện trong nước và quốc tế. Những địa điểm phù hợp cho loại hình du lịch MICE, gồm: Khách sạn Mường Thanh, Khách sạn Vinpearl, Khách sạn TTC, Khách sạn Victoria, Khách sạn Ninh Kiều 2, Khách sạn IRIS, Làng du lịch Mỹ Khánh.

Du lịch sinh thái, TP. Cần Thơ là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi, với đa dạng các loại cây ăn trái, kênh rạch chằng chịt tạo nên không khí trong lành, thư thái, thích hợp cho cả khách quốc tế và nội địa, những người có niềm yêu thích thiên nhiên, có nhu cầu tìm đến khung cảnh bình yên, thư giãn sau những giờ lao động, áp lực từ công việc, học tập. Đến với TP. Cần Thơ, khách du lịch có thể tham quan các khu vực nhà vườn tại Phong Điền, Cái Răng, Bình Thủy và Thốt Nốt; hệ thống cồn, cù lao trên sông Hậu: cồn Cái Khế, cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc; và đường sông dọc sông Hậu và sông Cần Thơ. Trong đó, có các điểm tham quan du lịch nổi tiếng, như: Khu du lịch Phù Sa, Khu du lịch Hoa Sứ, Làng du lịch Mỹ Khánh, Vườn trái cây Giáo Dương, Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền, Vườn cò Bằng Lăng.

Du lịch văn hóa, khách du lịch đến TP. Cần Thơ còn bị thu hút bởi loại hình du lịch văn hóa với các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống rất lâu đời nhưng vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay, điển hình như: Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt), Làng đan lưới Thơm Rơm (Thốt Nốt), Làng đan lọp Thới Long (Ô Môn), Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ (Ô Môn), Đình Bình Thủy, Nhà cổ Bình Thủy. Ngoài ra, Cần Thơ cũng tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lễ hội truyền thống, như: Lễ Kỳ Yên ở Đình Bình Thủy, Lễ hội chùa Ông, Lễ hội dân tộc Khmer, Chợ hoa Xuân Bến Ninh Kiều, Lễ dâng hương đền thờ Bác Hồ, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ,... mang lại sự đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc.

Du lịch đô thị, loại hình du lịch này phù hợp với điều kiện và vai trò của đô thị Cần Thơ trong tổng thể du lịch vùng ĐBSCL. Đây cũng là loại hình du lịch đang có nhu cầu rất cao đối với thị trường du lịch vùng. Tập trung phát triển ở khu vực bến Ninh Kiều, ngoài ra có thể phát triển tiếp ở quận Ninh Kiều và khu vực lân cận như Ô Môn.

Du lịch nghỉ dưỡng, TP. Cần Thơ có hệ thống các cồn và cù lao tự nhiên rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình khác, như: Cồn Ấu, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí cao cấp; Cồn Sơn, nghỉ dưỡng sông nước và sinh thái; Cù lao Tân Lộc, sinh thái cộng đồng sông nước.

Du lịch học tập, chữa bệnh, là trung tâm của cả vùng, nơi tập trung nhiều các cơ sở đào tạo và y tế, TP. Cần Thơ có điều kiện khai thác phát triển du lịch học tập và chữa bệnh.

Hàng lưu niệm, phát triển sản xuất và bán các mặt hàng lưu niệm không chỉ đặc thù của TP. Cần Thơ mà còn mang tính đại diện cho vùng. Tuy nhiên, các mặt hàng lưu niệm cũng cần được nghiên cứu để đáp ứng các yêu cầu khác biệt đối với từng thị trường.

Ẩm thực, ngoài việc phát triển các nhà hàng đặc sản, một trung tâm ẩm thực đường phố có quy mô nhưng đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, có thiết kế độc đáo, thân thiện là cần thiết để nâng cao tính hấp dẫn của khu vực trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, tăng cường khuyến khích sáng tạo thêm nhiều món ngon lạ, đồng thời giữ gìn những món ăn truyền thống được xem là đặc sản của Cần Thơ. Điều này góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa ẩm thực Cần Thơ, giúp khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn trong các món ăn.

Hoạt động văn hóa truyền thống, phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống như đờn ca tài tử có thể được phát triển mạnh tại các trung tâm văn hóa lớn và các điểm du lịch. Hoặc có thể tái hiện lại hình ảnh chợ nổi xưa cũng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ và thu hút khách du lịch.

Hoạt động vui chơi giải trí, đẩy mạnh khai thác các dịch vụ vui chơi giải trí, kêu gọi đầu tư thêm các khu vui chơi giải trí chất lượng cao, quy mô lớn với những loại hình phong phú, mới lạ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chính sách giá

Các cơ quan, ban ngành chủ quản hướng dẫn các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch tuân thủ đúng những quy định của nhà nước, tổ chức ký cam kết thực hiện quy định về niêm yết giá và thực hiện đúng giá niêm yết; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về giá tại các điểm, khu du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá, bình chọn các điểm dịch vụ đạt chuẩn và có hình thức khen thưởng nhằm phục vụ khách du lịch đến tham quan, du lịch tốt hơn. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng cần thiết thực hiện chính sách giá ưu đãi theo từng đối tượng, số lượng khách du lịch và vào mùa thấp điểm.

Hoạt động phân phối

Xây dựng hệ thống kênh phân phối để sản phẩm du lịch đến được với khách du lịch dễ dàng và thuận tiện. Có thể thiết kế gồm ba kênh như sau: Kênh trực tiếp: từ các đơn vị sở hữu hoặc quản lý điểm đến đến với khách du lịch; Kênh 1 cấp: thông qua các công ty lữ hành để đến với khách du lịch; Kênh 2 cấp: thông qua Tổng cục du lịch hoặc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch đến với các công ty lữ hành và đến với khách du lịch.

Bên cạnh đó, để hoạt động phân phối được thuận lợi cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch. Chính quyền địa phương thực hiện liên kết với các địa phương khác để phát triển du lịch. Hợp tác

chặt chẽ trong quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh về tài nguyên du lịch của từng địa phương để bổ sung cho nhau và phát triển thêm nhiều tour mới. Các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động thành lập các văn phòng đại diện và thực hiện liên kết với các công ty du lịch trên toàn quốc và nước ngoài để mở thêm nhiều tour du lịch.

Xúc tiến du lịch

Ngành du lịch Cần Thơ cần đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch để giới thiệu các hoạt động du lịch hấp dẫn, độc đáo của Thành phố thông qua các phương tiện như: báo, đài, trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội; các hội chợ, triển lãm, tổ chức các sự kiện có tính chuyên nghiệp cao, liên hoan du lịch, lễ hội. Đồng thời, tăng cường phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về du lịch Cần Thơ như: cẩm nang du lịch Cần Thơ, tờ thông tin, ảnh, bài thuyết minh giới thiệu các tour du lịch, đĩa VCD, bản đồ,… cung cấp cho khách tham quan du lịch, các đơn vị lữ hành tại các điểm du lịch trên địa bàn. Công tác xúc tiến phải nhằm tạo dựng hình ảnh mới của du lịch Cần Thơ nơi hội tụ “Văn minh sông nước Cửu Long”, giới thiệu truyền thống yêu người, mến khách của người dân Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân Ái - Hào hiệp - Thanh lịch”.

Bên cạnh đó, việc ra đời của Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố Cần Thơ là một bước đi đúng đắn và kịp thời. Trung tâm phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các cơ quan, ban ngành địa phương có thể huy động được nguồn kinh phí đủ lớn thực hiện các hoạt động xúc tiến trong và ngoài nước thông qua những hoạt động cụ thể như: Phối hợp với các địa phương khác tiến hành xây dựng những chương trình quảng bá lớn, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có hiệu quả cao hơn so với tổ chức các chương trình riêng lẻ; Phối hợp với các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tổ chức gặp gỡ giao lưu giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam cũng như du lịch thành phố Cần Thơ, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm; Tổ chức văn phòng thông tin du lịch miễn phí tại các khu vực đông người ở địa phương và những thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Đồng thời, xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch một cách khoa học, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể trong chiến lược phát triển chung của ngành, để từng bước xây dựng thành công thương hiệu du lịch Cần Thơ trong và ngoài nước.

Nguồn nhân lực du lịch

Để thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết. Ngành du lịch Cần Thơ cần tiến hành rà soát và phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên, lao động đang tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố. Từ đó, đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành đáp ứng theo yêu cầu phát triển. Có thể mời các giảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm, các chuyên gia từ những nước có ngành du lịch phát triển đến giảng dạy các lớp ngắn hạn về các chuyên đề du lịch như:

quản lý kinh doanh du lịch, marketing du lịch, ẩm thực, cung cách phục vụ cho từng đối tượng khách du lịch khác nhau với đặc trưng văn hóa khác nhau. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên làm công tác du lịch có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với những người cùng ngành ở các địa phương hay các quốc gia khác, và có những chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút các chuyên gia, nghệ nhân tham gia phát triển du lịch của địa phương.

Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng đầu vào khi tuyển dụng nhân sự như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm; và có kế hoạch đào tạo, tập huấn đầy đủ các kiến thức chuyên môn để đảm bảo người lao động thực hiện công việc có trách nhiệm và hiệu quả. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần quan tâm đến trang phục của nhân viên để vừa tạo được sự chuyên nghiệp, đồng thời mang nét đặc trưng riêng của vùng, miền.

Các cơ sở đào tạo du lịch cần thiết phải đổi mới công tác đào tạo ngành du lịch. Theo đó, điều chỉnh lại chương trình đào tạo du lịch trên cơ sở đối sánh với chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch nổi tiếng trong khu vực và thế giới, và tham khảo ý kiến của các bên liên quan; Phát triển nguồn lực giảng viên cơ hữu và điều kiện cơ sở vật chất; Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trong công tác đào tạo.

Quy trình cung cấp dịch vụ

Ngành du lịch Cần Thơ cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình cung cấp dịch vụ để quy trình, thủ tục đăng ký tour nhanh gọn, lịch trình tour chính xác; thiết kế các dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách du lịch và cung cấp dịch vụ đúng như cam kết.

Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch

Hệ thống cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ du lịch của TP. Cần Thơ ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, rất cần sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương nhằm phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch. Theo đó, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa gắn với du lịch; xây dựng các khu, điểm du lịch trọng điểm; xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí phong phú, đa dạng; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, phát huy thế mạnh đô thị vùng; bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch; và tập trung đầu tư hạ tầng phát triển du lịch.

Nguồn vốn đầu tư tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước và thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch. Do vậy, chính quyền địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế tham gia hoạt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023