Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 13



trường.

- Nâng cao năng suất lao động, chuyên môn hóa từng công đoạn để từ đó

tiết kiệm chi phí lao động giảm giá thành.

3.3.4 Giải pháp về marketing

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường còn yếu kém. Vì vậy, công ty cần có thành lập cơ quan chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trường. Từ đó, có định hướng đúng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp công ty có định hướng tốt trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,…, cần có cơ quan này để giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng chiến lược marketing rò ràng, tập trung nghiên cứu các phương pháp marketing mà các đối thủ trong và ngoài nước đang thực hiện có hiệu quả. Từ đó xây dựng chiến lược và giải pháp mở rộng phát triển, quảng bá hình ảnh công ty trên thị trường quốc tế.

- Mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa và các thị trường nước ngoài như: EU, Mỹ, Nhật…

- Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường nhằm giúp công ty xây dựng chương trình cho các hoạt động tiếp thị, các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu,…

3.3.5 Giải pháp về vốn

Để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh, công ty cần có các giải pháp để có thể huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động của mình:

- Kiện toàn bộ máy và quy trình quản lý chi phí để lành mạnh hóa quan hệ tài chính của Công ty, trên cơ sở đó tạo ra các điều kiện cần thiết để công ty có thể sớm được niêm yết trên thị trường chứng khoán.



- Cân đối mức chi trả cổ tức hợp lý theo hướng tăng phần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào nguồn vốn của Công ty.

- Xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển trong tương lai mang tính khả thi, qua các kế hoạch mang lại hiệu quả cao, công ty mới có thể huy động vốn từ các cổ đông, vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, từ Tổng Công ty 28…

- Sử dụng có hiệu quả vốn vay: công ty chỉ sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực thật sự cần thiết như: đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị cho sản xuất, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện chính sách tiết kiệm giảm chi chí sản xuất và quản lý để nhanh chóng thu hồi vốn vay. Chỉ được tồn kho theo hạn mức tối thiểu cho phép.

- Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: việc chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng của khách hàng trong thời gian dài như hiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty.


3.4 CÁC KIẾN NGHỊ

3.4.1 Đối với nhà nước

Một là, Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu (thuế, thanh toán quốc tế,…) tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Hai là, tiếp tục đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư giáo dục, đào tạo kỹ thuật chuyên môn, trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp nói chung, cũng như dệt may nói riêng

Ba là, xây dựng cơ chế phù hợp để cho các tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước ngoài.

Bốn là, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thương mại tại các thị trường



xuất khẩu chính nhằm giới thiệu sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ sự ra đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hoá Việt Nam vào thị trường nước ngoài nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường.

Năm là, nâng cao hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của các đại sứ quán ở các thị trường xuất khẩu chính. Đổi mới mô hình các tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trực thuộc Nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp.


3.4.2 Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Với tư cách đại diện cho các nhà sản xuất trong ngành, Hiệp hội giữ một vai trò quan trọng từ vận động chính sách, thực hiện chính sách tới thu thập và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Để phát triển ngành, cần củng cố năng lực của Hiệp hội và Hiệp hội cũng cần cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các thành viên.

Hiệp hội cũng nên nghiên cứu một số hoạt động phát triển để cung cấp cho các thành viên. Trước tiên, Hiệp hội có thể tiến hành đánh giá nhu cầu với các thành viên để nắm được những dịch vụ đang được yêu cầu nhiều nhất. Sau đó tìm giải pháp cung cấp các dịch vụ đó, tự mình thực hiện hoặc kết hợp với các tổ chức khác như các trường đại học có liên quan hoặc viện thời trang trong nước hoặc nước ngoài tại Việt Nam.

Năng lực của Hiệp hội cũng có thể được củng cố thông qua những chương trình hợp tác với các hiệp hội tại các quốc gia khác. Sự trao đổi về nhân sự, diễn đàn, đào tạo kỹ thuật sẽ tăng cường năng lực cho cán bộ nhân viên của Hiệp hội.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương này luận văn đã xác định được mục tiêu của chiến lược kinh doanh cho Công ty CP 28 Quảng Ngãi đến năm 2020. Trên cơ s ở phân tích các ma trận đã hình thành được các phương án chiến lược và lựa chọn được các chiến lược then chốt, bao gồm:

- Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài

- Chiến lược phát triển sản phẩm thời trang

- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Chiến lược nâng cao năng suất

- Chiến lược liên doanh, liên kết, kinh doanh thương mại

- Chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu sản phẩm đến n ă m 2020 như kế hoạch và với thực trạng hiện tại của Công ty được phân tích ở chương 2, công ty cần nghiêm túc thực hiện các chiến lược trên cơ sở các giải pháp đã được đề ra.



KẾT LUẬN

Với mục tiêu đề ra được chiến lược đúng đắn dựa trên những cơ sơ khoa học và thực tiễn về chiến lược, luận văn “Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi đến năm 2020” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

- Làm sáng tỏ và hệ thống hóa những lý luận cơ bản nhất về chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp.

- Phát họa một bức tranh về thị trường dệt may và dự báo sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020.

- Giới thiệu một cách khái quát về Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi.

- Phân tích, dự báo và đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và hoàn cảnh nội bộ của 28 Quảng Ngãi để nhận diện các cơ hội và đe dọa của môi trường, vị thế cạnh tranh của Công ty cùng những điểm mạnh và điểm yếu của nó thông qua các ma trận EFE, IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh.

- Xác định mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2020, đồng thời sử dụng kết hợp các kỹ thuật SWOT, QSPM để hình thành và lựa chọn các phương án chiến lược có tính khả thi.

- Cuối cùng luận văn đề xuất các giải pháp để thực hiện các chiến lược trên và một số kiến nghị nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để khả thi các chiến lược đó.

Trong quá trình thực hiện các nội dung trên, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, tuân thủ nghiêm quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng các kiến thức của bản thân, kinh nghiệm của các chuyên gia về chiến lược và trong ngành Dệt may. Vì vậy, tác giả tin rằng các chiến lược được xác lập sẽ đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, với tính phức tạp của đề tài chiến lược kinh doanh, trong điều kiện hạn chế về thời gian và yêu cầu trình bày ngắn gọn, nên luận văn có thể chưa bao quát và phát triển được tất cả mọi nội dung. Đây là điểm hạn chế của luận văn và xin được tiếp tục bổ sung trong các công trình khác khi có điều kiện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách -Tài liệu -Tạp chí

1. Bộ Thương Mại (2007), Các cam kết gia nhập tổ chức thương mại Thế giới của Việt nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp & Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Lao Động Xã Hội, Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2006), “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu (5),tr68.

4. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, HCM.

5. Bùi Lê Hà, Nguyễn Đông Phong, Ngô Thị Ngọc Huyền, Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu (2007), Quản trị kinh doanh quốc tế, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Hữu Lam (2007), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, HCM.

7. Michael E. Porter (1998), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Thống kê, HCM.

8. An Nhi (2007), “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU tiềm năng lớn, thách thức nhiều”, Tạp chí kinh tế dự báo (9), tr 30.

9. Nguyễn Khoa Khôi, Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị Trường – Chiến Lược – Cơ Cấu, Nxb TP.HCM.

11. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.

12. Wchan Kim và Reneé MauBozgne (2006), Chiến lược đại dương xanh, Nxb Tri Thức, Hồ Chí Minh.

Các báo cáo, văn bản Nhà nước

13. Báo cáo nội bộ 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của Công ty CP 28 Quảng Ngãi.

14. Báo cáo của Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB) qua các năm.

15. Báo cáo thường niên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).


16. Báo cáo thường niên của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex).

17. Báo cáo thường niên của Tổng cục Hải quan.

18. Niên giám thống kê qua các năm.

19. Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

20. Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT: Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Các trang website

21. www.vietnamtextile.org.vn

22. www.vinatex.com.vn

23. www.gso.gov.vn

24. www.tinkinhte.com

25. www.vietnameconomy.com.vn


PHỤ LỤC SỐ 01 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA


Kính thưa quý anh chị, tôi là học viên cao học hiện đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Chiến lược kinh doanh của Công ty X (ngành dệt may) đến năm 2020” tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Với mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đính kinh doanh, kính mong quý anh chị cho ý kiến đánh giá các phát biểu dưới đây về tầm quan trọng của “Sự tác động của các yếu tố môi trường (bên trong và bên ngoài) và năng lực cạnh tranh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam”.

Xin quý anh chị cho ý kến bằng cách đánh dấu khoanh tròn một con số ở từng dòng, thể hiện sự lựa chọn của quý anh chị theo những gợi ý sau:


Không

quan trọng

Ít

quan trọng

Quan trọng

trung bình

Khá

quan trọng

Rất

quan trọng

1

2

3

4

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 13


Biến

Các phát biểu

Mức độ đồng ý

a1

Sự ổn định về chính trị xã hội ảnh hưởng tốt đến hoạt động SXKD

của DN ngành dệt may VN

1

2

3

4

5


a2

Tốc độ tăng trưởng GDP cao, thu nhập khả dụng của nguời dân tăng

cao, có ảnh hưởng tốt đến hoạt động SXKD của DN ngành dệt may VN


1


2


3


4


5

a3

Tỷ lệ lạm phát cao và có nhiều diễn biến phức tạp khó kiểm soát, ảnh

hưởng xấu đến hoạt động SXKD của DN ngành dệt may VN

1

2

3

4

5

a4

Tỷ gía ngoại tệ dần ổn định, hỗ trợ tốt cho hoạt động SXKD của DN

ngành dệt may VN

1

2

3

4

5

a5

Khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến hoạt

động SXKD của DN ngành dệt may VN

1

2

3

4

5


a6

Các chính sách của chính phủ Mỹ về việc ngăn chặn sản phẩm may mặc VN nhập khẩu vào Mỹ, ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD

của DN ngành dệt may VN


1


2


3


4


5

a7

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cho ngành dệt may về thuế, vốn, lãi suất, lao động, tác động tốt đến hoạt động

1

2

3

4

5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022