Các Giải Pháp Thực Hiện Chiến Lược Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi



Bảng 3.9 Ma trận QSPM cho nhóm WT



Các yếu tố quan trọng


Phân loại

Các chiến lược có thể thay thế

Liên doanh liên kết, kinh doanh thương

mại


Nâng cao năng suất

AS

TAS

AS

TAS

* Các yếu tố bên trong:






1. Quy trình sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ.đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thị trường khó.


3


3


9


3


9

2. Năng lực sản xuất cao, có khả năng tổ chức sản xuất các đơn hàng lớn.

3

3

12

4

16

3. Đội ngũ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm.

4

3

12

3

12

4. Vị trí địa lý, địa bàn họat động thuận lợi, có tiềm năng phát triển, mở rộng ngành nghề kinh doanh.

3

3

9

4

12

5. Có sự hỗ trợ của Tổng Công ty 28 về vốn, nhân lực,






nguồn hàng, thị trường, hình ảnh thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp.

3

4

12

4

12

6. Thị phần nhỏ, chưa có hình ảnh thương hiệu riêng trên thị trường.

2

2

4

2

4

7. Năng lực marketing, năng lực thị trường yếu, năng lực thiết kế, nghiên cứu và phát triển thấp.

2

1

2

2

4

8. Công tác tổ chức sản xuất, chưa chuyên nghiệp. Chi phí sản xuất cao

2

2

4

1

2

9. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn yếu.

2

2

4

2

4

10. Chủ yếu là thực hiện may gia công nên giá trị gia tăng còn thấp

2

2

4

2

4

* Các yếu tố bên ngoài:






1. Sự ổn định về chính trị xã hội

4

4

16

3

12

2. Chính phủ có các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư, phát triển ngành Dệt may.

3

3

9

4

12

3. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế ngày một phát triển.

3

3

9

3

9

4. Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu.

4

3

12

4

16

5. Khoa học, công nghệ và kỹ thuật trong ngành dệt may ngày càng phát triển.

3

3

9

4

12

6. Suy thoái kinh tế trong nước và thế giới, tranh chấp về lãnh thổ ngày càng diễn biến phức tạp.

2

1

2

2

4

7. Các chính sách của chính phủ một số nước ngăn chặn sản phẩm may mặc Việt Nam nhập khẩu vào thị trường của họ.


2


2


4


2


4

8. Đầu tư nước ngoài tăng, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty cùng phân khúc thị trường.

3

1

3

2

6

9. Lợi thế đàm phán với các nhà cung cấp còn thấp, không chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu.

3

2

6

2

6

10. Trình độ lao động và công nghệ của thế giới phát triển






mạnh mẽ, có nguy cơ bị tụt hậu về công nghệ và mất lợi

thế về nhân công giá rẻ.

2

1

2

2

4

Tổng cộng điểm hấp dẫn



144


164

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần 28 Quảng Ngãi Đến Năm 2020 - 12



Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả bằng kỹ thuật Focus Group

Nhận xét: Với kết quả phân tích trên, theo kỹ thuật này thì các phương án chiến lược hình thành từ kết hợp SWOT cần ưu tiên lựa chọn là:

- Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài

- Chiến lược phát triển sản phẩm thời trang

- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Chiến lược nâng cao năng suất

Các phương án chiến lược khác cần được cân nhắc lựa chọn là:

- Chiến lược mở rộng năng lực sản xuất

- Chiến lược liên doanh, liên kết, kinh doanh thương mại

- Chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu


3.2.4 Các chiến lược của Công ty CP 28 Quảng Ngãi


a) Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài:

Công ty cần tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho mình, tăng thị phần phấn đấu doanh số 2020 đạt 190 tỷ đồng trong đó doanh số thị trường xuất khẩu chiếm 75%. Các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường hấp dẫn, có tốc độ tăng trưởng cao. Do đó, phát triển thị trường nước ngoài là một trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tới. Phát triển thị trường này cần tập trung phát triển thương hiệu, tăng cường các hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển, xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp…

b) Chiến lược phát triển sản phẩm thời trang:

Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng và sản phẩm mang nhãn hiệu của Tổng Công ty 28 “Agtex”, Công ty đã và đang tập trung nghiên cứu phát triển những mẫu mã mới nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm may mặc có chất lượng cao, kiểu dáng thời trang để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Để tạo sự khác biệt, Công ty đang tập trung vào các mặt hàng chủ lực có tính chiến lược như áo jacket, áo khoác thời trang nữ phục vụ cho tầng lớp trung lưu. Đồng thời, do thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu khá đa dạng về



chủng loại, thu nhập và độ tuổi, Công ty cũng cần phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường, đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với các phân khúc này.

c) Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Nhằm tạo ra một nguồn nhân lực hợp lý về cơ cấu, cao về trình độ tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển của công ty. Nguồn nhân lực có vai trò sống còn trong việc phát triển các năng lực cốt lòi (năng lực thiết kế, năng lực thị trường, năng lực sản xuất với chi phí thấp).

Chiến lược đào tạo bao gồm huấn luyện, đào tạo (tại chỗ và bên ngoài), có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, khen thưởng, thu hút người lao động đảm bảo đủ nguồn nhân lực để thay thế và bổ sung kịp thời cho nhu cầu phát triển mở rộng quy mô, năng lực sản xuất của Công ty.

Hàng năm, tổ chức thi tay nghề, thợ giỏi để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng. Mặt khác để kịp thời phát hiện những nhân tố mới cần được tạo điều kiện để phát triển họ thành những cán bộ nòng cốt.

d) Chiến lược nâng cao năng suất:

Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Cần tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho để đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động.

Duy trì việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO 9000 là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng suất.

Kết hợp với các với các tổ chức khác (gồm cả tư nhân và nước ngoài) để cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn nâng cao năng suất.

e) Chiến lược liên doanh liên kết, kinh doanh thương mại:

Phát huy tối đa các nguồn lực hiện có, tận dụng lợi thế thương mại trên khu đất Công ty đang quản lý sử dụng, mở rộng ngành nghề kinh doanh thương mại,



dịch vụ, thành lập trung tâm thời trang, nguyên phụ liệu dệt may. Các hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh, dịch vụ chú trọng vào phát huy những năng lực và thế mạnh của Tổng Công ty 28 trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, hiệu quả cao (phát triển dựa trên những năng lực cạnh tranh cốt lòi và đa dạng hóa đồng tâm của Tổng Công ty 28) và xâm nhập vào những thị trường mới. Công ty cần tập trung nguồn lực, kết hợp với Tổng Công ty 28 và các đối tác chiến lược có tiềm lực thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết khai thác có hiệu quả mặt bằng hiện hữu của Công ty.

f) Chiến lược tìm kiếm nguồn nguyên liệu:


Thực hiện chiến lược này, cần đào tạo những chuyên gia là những người có hiểu biết về tất cả các loại sợi, bao gồm đặc điểm, giá trị sử dụng của chúng, các nhà cung cấp và năng lực đàm phán. Các chuyên gia này cũng cần nắm được cách thức xây dựng quan hệ đối tác với nhà cung cấp để có được giá và dịch vụ tốt nhất. sản xuất hàng chất lượng cao, xây dựng thương hiệu để có giá trị gia tăng cao qua đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện đời sống người lao động.

Các chiến lược nêu trên có mối quan hệ cơ hữu với nhau. Việc thực hiện thành công chiến lược này sẽ làm tiền đề cho việc triển khai các chiến lược kế tiếp. Do đó cần triển khai đồng bộ việc thực hiện các chiến lược thì mới đạt được mục tiêu chung của Công ty.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 28 QUẢNG NGÃI

Để đạt mục tiêu đã đề ra, ngay từ bây giờ Công ty cần có những giải pháp cụ thể, khả thi, từ đó thực hiện các chiến lược mà công ty đã đề ra.

3.3.1 Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường:

Mở rộng và phát triển thị trường là một trong những chiến lược phát triển của công ty, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành dệt may với “mũi nhọn về xuất khẩu”. Công ty luôn chú trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.



Trong ngắn hạn, chiến lược phân phối hàng sang thị trường EU công ty cần phải tiếp tục duy trì kênh phân phối qua các công ty thương mại trung gian lớn như tập đoàn Snickers, AMW. Sử dụng hệ thống này có lợi thế là các nhà trung gian nhập khẩu này có được hệ thống khách hàng tiêu thụ, quan hệ tốt và am hiểu thị trường cũng như các biến động thị trường.

Trong dài hạn, công ty phải đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tiếp hơn cho các công ty bán lẻ có nhãn hiệu hoặc cửa hàng nhỏ, để giảm chi phí trung gian bằng nhiều hình thức: tìm kiếm khách hàng bán lẻ thông qua các trang web thương mại tại mỹ, tham gia các hội chợ hàng dệt may tại Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, tìm kiếm các khách hàng là Việt kiều,…Từ đó công ty tiến hành sản xuất với số lượng lớn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và duy trì đảm bảo sản xuất trong thời gian dài, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Bên cạnh đó, công ty cũng không bỏ lỡ thị trường nội địa – là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành dệt may.

3.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực

* Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty:

- Bố trí lại các vị trí từ lãnh đạo cho đến nhân viên cho đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Trẻ hóa lực lượng lao động, khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chuẩn bị lực lượng cán bộ công nhân kế thừa, tổ chức đào tào, bồi dưỡng để sẵn sàng thay thế khi cần.

* Nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty:

- Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý, đào tạo nhiệp vụ nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành, công nhân lành nghề,…bằng cách mời các giáo viên chuyên môn từ các trường đại học, cao đăng



và trung học chuyên nghiệp về đào tạo tại công ty hay qua các khóa học trong và ngoài nước.

- Xây dựng chương trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo tiêu chuẩn ISO, tuyển nhân viên đúng trình độ chuyên, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả và chất lượng cao.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng và marketing có trình độ và năng lực cao đặc biệt là khả năng về ngoại ngữ, ngang bằng với trình độ các nước trong khu vực.

- Xây dựng và gửi đi đào tạo trong và ngoài nước đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế mẫu mã, thuê các nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà thiết kế am hiểu thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Cần phải có sự gắn bó và thông tin phản hồi giữa bộ phận thiết kế và bộ phận kinh doanh marketing để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

* Chế độ đãi ngộ và thu hút lao động

- Thu hút nhân tài là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật và nghiệp vụ.

- Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động.

- Cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường, đảm bảo cho cuộc sống, nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và người lao động có tay nghề cho công ty.

- Thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, kiểm tra và có cơ chế thưởng hợp lý để kích thích các bộ phận hoạt động có hiệu quả. Tạo cơ hội cho tất cả mọi người học tập, nghiên cúu để phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp.

3.3.3 Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh

Để nâng cao hiệu quả trong khâu quản lý sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty cần có những giải pháp:



* Nâng cao hiệu quả ở khâu điều hành và kế hoạch sản xuất: bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên các phòng nghiệp vụ để đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia tài chính, thị trường chứng khoán, chuyển giao công nghệ.

* Tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất:

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo dòi, kiểm soát và hiệu chỉnh hao phí cho phù hợp hơn. Đồng thời, kiểm soát chi phí được đặt ra ngay từ đầu, khoán chi phí, tìm vật tư thay thế với giá rẻ có chất lượng tương đương.

* Nâng cao năng suất lao động:

- Giao chỉ tiêu năng suất cụ thể cho từng công nhân, từng công đoạn, từng lộ trình phát triển kèm theo chế độ khen thưởng khi đạt kế hoạch.

- Áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới để tăng năng suất tại một số bộ phận, một số công đoạn sản xuất.

- Định kỳ rà xét quy trình công nghệ, định mức lại hao phí lao động, chuyên môn hóa theo đơn hàng, theo chuyền, theo bộ phận.

* Đảm bảo thời hạn giao hàng đúng tiến độ:

- Xây dựng và dự báo kế hoạch giao hàng, nhu cầu vật tư, phân tích dự báo từ xa về nguồn cung cấp, bố trí đủ cung cấp cho sản xuất cho ít nhất ba tháng liên tiếp nếu xẩy ra khan hiếm nguồn cung.

- Ký hợp đồng với vệ tinh gia công sản phẩm của công ty khi đơn hàng nhiều hoặc khi công ty gặp sự cố trong sản xuất, tuy nhiên đơn vị sản xuất vệ tinh phải đảm bảo chất lượng đặt dưới sự kiểm tra của công ty.

- Kiểm soát chế độ bằng phần mềm quản lý sản xuất của ngành, duy trì và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa các bộ phận.

* Đảm bảo về chất lượng sản phẩm :



- Áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất kho, tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường.

- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào quá trình sản xuất, làm tốt ngay từ khâu đầu của quy trình công nghệ. Kiểm tra lại qua từng công đoạn sản xuất, loại bỏ ngay những sản phẩm bị lỗi trong sản xuât và kiểm tra kỹ khi nhập kho và xuất xưởng.

- Phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên về chất lượng sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hàng. Lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra lại các khâu có lỗi tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn ngay khi chưa xảy ra. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn công việc, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra.

- Lập kế hoạch phúc tra chất lượng và thực hiện triệt để. Xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kỹ thuật chất lượng.

- Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hàng: xây dựng kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ, giao trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: định kỳ 3-6 tháng đánh giá chất lượng tay nghề.

* Về giá cả sản phẩm :

- Do có lợi thế về quy trình công nghệ sản xuất khép kín và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản phẩm sản xuất ra với giá thành sẽ hạ hơn so với đối thủ. Công ty cần xem xét và đưa ra chính sách giá hấp dẫn để thu hút khách hàng nhiều hơn.

- Công ty cần thực hiện các chính sách tiết kiệm trong quản lý sản xuất từ cái nhỏ nhật như điện, nước, giấy in,…đến những nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm. Vận động các cuộc thi đua tiết kiệm, lắng nghe các đóng góp ý kiến thực thành tiết kiệm, khen thưởng những ý kiến hay có thể áp dụng vào sản xuất, từ đó giá thành sản phẩm được giảm xuống nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022