Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Thu Được Và Điêù Chỉnh Chiến Lược Cho Phù Hợp Với Chiến Lược Kinh Doanh Mới.


Phục vụ làm khác biệt các doanh nghiệp với nhau, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp du lịch. Quy trình phục vụ được các doanh nghiệp sử dụng như chiến lược cạnh tranh chính nhằm tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, chứng minh sự hơn trội của mình trong lòng du khách.

3.7. Cơ sở vật chất


Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất dịch vụ. Cơ sở vật chất cũng là căn cứ hữu hình để khách du lịch đánh giá chất lượng của dịch vụ và năng lực phục vụ của doanh nghiệp đó, có tác động nhất định đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng tiềm năng. Vẻ bề ngoài của trụ sở công ty du lịch, biển hiệu, pano, thiệp quảng cáo của công ty, loại ô tô công ty đang sử dụng, trang thiết bị khách sạn…thường gây cho khách hàng ấn tượng về chất lượng dịch vụ cung ứng. Cơ sở vật chất là “cấu thành vật chất” của dịch vụ, bao gồm tổng thể không gian, môi trường, trang thiết bị phục vụ cần thiết để tạo nên dịch vụ.

Cơ sở vật chất có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, bởi thông qua những bằng chứng về một cơ sở hạ tầng tốt, cách bài trí gây ấn tượng, khách hàng sẽ có cảm nhận tốt đẹp về cơ sở kinh doanh đó. Chính vì vậy, các nhà hoạt động Marketing nên chú trọng đến chính sách xây dựng và quản lý cơ sở vật chất.

3.8. Quan hệ đối tác


Quan hệ đối tác là những nỗ lực Marketing giữa các tổ chức lữ hành, khách sạn và các nhà hàng bổ trợ. Quan hệ đối tác được hình thành do tính phụ thuộc lẫn nhau của nhiều doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu và ý muốn của khách hàng du lịch. Tính bổ trợ này có cả tính tích cực và tiêu cực. Một mặt, điều này giúp các doanh nghiệp hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

du lịch của mình. Tuy nhiên, tính thỏa mãn của khách hàng lại phụ thuộc vào những hoạt động của doanh nghiệp khác mà chúng ta không quản lý được. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị cung ứng, các trung gian, đại lý du lịch…, đồng thời thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả. Khi các doanh nghiệp trong ngành cộng tác hiệu quả thì kết quả sẽ rất tốt. Ngược lại, nếu cộng tác không tốt, khách hàng ít được thỏa mãn hơn và như vậy các doanh nghiệp khó nhận được kết quả kinh doanh tốt.

4. Tổ chức, thực hiện kế hoạch

Các biện pháp marketing góp phần quảng bá hình ảnh của Vịnh Hạ Long - 6


Như vậy, sau khi đã nêu ra tư tưởng, chiến lược marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu, đưa ra các yếu tố Marketing mix (hàng hóa sẽ như thế nào? giá cả, kích thích tiêu thụ, quảng cáo, phân phối sẽ ra sao?...), cũng như tính toán chặt chẽ đến những nguy cơ và khả năng có thể xảy ra, các nhà Marketing cần bắt tay vào triển khai toàn bộ chiến lược Marketing đã được vạch ra này. Việc triển khai, tổ chức thực hiện này còn được gọi là chương trình hành động. Chương trình hành động để biến chiến lược Marketing thành hiện thực sẽ trả lời các câu hỏi sau:

Sẽ làm những gì?

Khi nào làm xong?

Ai sẽ làm việc đó?

Việc đó sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền…?

Đây chính là bước lập thời gian biểu và và lịch trình kế hoạch cụ thể. Trong thời gian biểu cần nêu rõ ngày bắt đầu và ngày hoàn thành của từng hoạt động, nơi tiến hành, và những cá nhân chịu trách nhiệm. Ở giai đoạn triển khai kế hoạch này, các doanh nghiệp cũng phải đưa ra những dự toán ngân sách, lời lỗ.


Về lập ngân sách Marketing, cách thường được làm nhiều nhất là cân nhắc từng mục tiêu Marketing, rồi định ra chi phí cho từng nhiệm vụ hoặc hoạt động liên ngành. Dự toán ngân sách phải thể hiện được số lượng chi tiêu cho từng yếu tố của Marketing hỗn hợp và chi từng thị trường mục tiêu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến quỹ dự phòng khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Quỹ này được sử dụng để bù đắp những khoản bội chi cho quảng cáo, hay những khoản tăng khác trong chi phí Marketing.

5. Kiểm tra đánh giá kết quả thu được và điêù chỉnh chiến lược cho phù hợp với chiến lược kinh doanh mới.

Kiểm tra kế hoạch Marketing là việc đánh giá các tình huống thực sự diễn ra trên thị trường, so sánh các kết quả đạt được trên thực tế và các kết quả mà doanh nghiệp mong muốn trong kế hoạch của mình, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Sở dĩ phải kiểm tra vì trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra, các yếu tố môi trường và tình hình thị trường vẫn biến động, đôi khi các doanh nghiệp không thể lường trước được, dẫn đến việc các nhân tố mới tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua kiểm tra, nếu tình hình biến động trên thị trường vượt quá một giới hạn tương ứng với khả năng đối phó của doanh nghiệp thì doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lại những mục tiêu và nội dung triển khai các hoạt động marketing của mình.

Sự thành công của một kế hoạch Marketing được đánh giá thông qua mức độ đạt được các mục tiêu marketing đề ra. Nó sẽ được tính bằng tiền, lượng du khách, số lượng các yêu cầu, hay phần trăm số người biết đến dịch vụ du lịch. Các tiêu chuẩn được nêu trong kế hoạch Marketing là cơ sở để đánh giá chung những kết quả thực tế đạt được. Tiêu chuẩn thực hiện cho biết những sai lệch nào so với mục tiêu có thể chấp nhận được. Ngoài ra, thời gian biểu đánh giá


cũng là một nội dung quan trọng. Để đạt được mức độ hữu dụng tối đa, các doanh nghiệp cần bắt đầu đánh giá trước giai đoạn hoạch định kết thúc, nhờ đó có thể cung cấp tư liệu cần thiết cho việc phân tích hiện trạng và kế hoạch Marketing kế tiếp.

Sau khi tiến hành thực hiện, kiểm tra, đánh giá kế hoạch Marketing đã đề ra, doanh nghiệp sẽ biết được những điểm đạt được và những điểm chưa tốt của kế hoạch đó. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đó, cùng với những thay đổi mới của môi trường kinh doanh, những biến động của thị trường để lập ra một chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu mới của mình.

Tóm lại, Marketing dịch vụ du lịch là một loạt các phương pháp, kỹ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách, và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua Marketing dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp, tổ chức có cơ hội để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mình đến với khách hàng, trên cơ sở của những tiêu chuẩn Marketing đạt được về sản phẩm, giá cả, xúc tiến, phân phối, quy trình phục vụ, con người…Điều này thực sự có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng khi mà ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hạ Long nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn để trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vậy để góp phần tuyên truyền và quảng bá, cũng như giới thiệu về vịnh Hạ Long đến với du khách trong nước và quốc tế, các ban ngành có liên quan đã áp dụng biện pháp Marketing dịch vụ du lịch này ra sao, và thực trạng hoạt động này đang diễn ra như thế nào…chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương 2 của đề tài này.


CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA VỊNH HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2001-2007

I. Tổng quan về du lịch vịnh Hạ Long


1. Giới thiệu về vịnh Hạ Long


1.1. Vị trí địa lí


Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông20.

Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo. Khu trung tâm Vịnh Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (chữ viết tắt tiếng Anh là UNESCO) 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000).21

1.2. Khí hậu

Mang tính chất nhiệt đới âm với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô, lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 đến 250C. Lượng mưa


20 Http:// www. HaLongbay.com.vn

21 Lê Công Vĩnh (2006), vịnh Hạ Long- kỳ quan thiên nhiên Thế giới, NXB Văn hoá, Trang 7


hàng năm đạt 2000 - 2200mm/năm. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình (biên độ triều từ 3,5 đến 4,0 m22.

1.3 Cư dân trên vịnh

Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.600 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cống Tàu và Vung Viêng (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản. Ở khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long là nơi cư trú sinh sống của một bộ phận cư dân thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng).

1.4. Hệ thống đảo và hang động

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:

Hòn Trống Mái: Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5km. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.

Đảo Ti Tốp: Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14km về phía Đông. Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh vùng Vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.


22 Http:// www. HaLongbay.com.vn


Đảo Tuần Châu: Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Từ năm 2001, một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu du lịch.

Hang động

Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.

Hang Sửng Sốt: Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des suprises" (động của những sửng sốt). Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long.

Động Thiên Cung:. Động Thiên Cung nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, ở độ cao 25m so với mực nước biển. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem..

Hang Đầu Gỗ: Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ.. Chính giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ hàng chục người ôm, từ phía dưới chân cột lên trên là những hình mây bay, long phi phượng vũ, hoa lá, dây leo.


Ngoài các hang động trên, du khách còn tham quan hàng chục hang động đẹp và quyến rũ khác như hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Trống, hang Tiên Long…Báo cáo của ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả hang động trên 1.969 đảo.

2. Những giá trị cơ bản của vịnh Hạ Long

2.1. Giá trị thẩm mỹ

Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá Hạ Long muôn hình vạn trạng. Đường nét, họa tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo ra một bức tranh thủy mặc. Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh. Hòn Gà Chọi có một chiều sâu triết học. Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kì lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo riêng làm mê mải lòng người.

2.2. Giá trị lịch sử

Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi cư trú của người Việt Cổ, đó là:

- Văn hóa Soi Nhụ: (cách ngày nay 18000 - 7000 năm), phân bố trong khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Các di chỉ tiêu biểu: Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long… Tích tụ cấu tạo tầng văn hóa chủ yếu là ốc núi (Cyclophorus) và ốc suối (Melania) cùng một số loài nhuyễn thể nước ngọt khác.

- Văn hóa Cái Bèo:(Cách ngày nay 7000 - 5000 năm). Là giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ và Hạ Long. Di chỉ Cái Bèo là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí