Chi Phí Cho Hoạt Động R&d Của Tncs Nhật Bản Tại Nước Ngoài Phân Theo Khu Vực Địa Lý (1995-2002) 28


Cũng theo Báo cáo đầu tư Quốc tế năm 2005, trong top 20 TNCs đứng đầu thế giới về chi phí cho hoạt động R&D có tới 4 công ty của Nhật là Toyota Motor, Matsushita Electric, Sony và Honda Motor. Tổng chi của 4 công ty này lên tới 18016 triệu USD chiếm 19,15% tổng chi phí của 20 công ty được liệt kê. (xem chi tiết trong bảng 8)

Thêm vào đó, các công ty xuyên quốc gia ngày càng triển khai hoạt động R&D tại nước ngoài nhiều hơn. Nhằm hiểu hơn về mức độ mở rộng của xu hướng này, UNCTAD đã tiến hành điều tra đối với 316 công ty (trong đó bao gồm 300 công ty có mức chi tiêu cho R&D lớn nhất thế giới) trong khoảng thời gian từ tháng 11/2004 tới tháng 3/2005. Cuộc điều tra đã cho thấy một bức tranh chung khá rõ nét về xu hướng quốc tế hoá trong hoạt động R&D của các TNC lớn trên thế giới hiện nay. Theo khảo sát của UNCTAD, năm 2003, một công ty trung bình chi 28% tổng ngân sách cho hoạt động R&D ở nước ngoài, bao gồm chi của các chi nhánh nước ngoài và chi trong các hợp đồng R&D với các nước khác. Tỷ trọng của lao động hoạt động trong lĩnh vực R&D ở nước ngoài trong tổng số nhân viên làm R&D cũng tương tự như vậy. Mức độ quốc tế hoá trong hoạt động R&D của từng nước được xác định dựa vào tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài trong tổng chi tiêu cho R&D. Tỷ trọng này của các TNC của Nhật Bản là 15% và Mỹ là 24%. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình 28% trong khi của TNCs châu Âu rất cao đạt tới 42%.27

Đối với riêng TNCs Nhật Bản, chi phí cho hoạt động R&D triển khai tại nước ngoài luôn gia tăng qua các năm. Trong số đó, TNCs Nhật Bản ưu tiên lựa chọn các nước Tây Âu cho tiến hành mở rộng hoạt động này (chiếm hơn 45% chi phí R&D của TNCs Nhật Bản trên toàn thế giới). Mức độ ưa thích tiếp theo được giành cho Mỹ và khu vực châu Á. Từ năm 1995 đến năm 2002, chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tăng từ 256.757 triệu yên lên 667.006 triệu yên (tăng 259%). Riêng khu vực Bắc Mỹ có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 1299%, tiếp đến là khu


27 Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, “Tình hình và triển vọng của hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu và triển khai trên thế giới ”, 26/01/2006, http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=19&nid=1367


vực Tây Âu đạt 366%. Việc TNCs Nhật Bản tăng cường đầu tư cho hoạt động R&D tại những quốc gia phát triển là điều dễ lý giải, bởi trình độ khoa học công nghệ hiện đại tại những quốc gia này thích hợp cho hoạt động thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử và các hoạt động khác có tính chất tương tự. Có thể theo dõi chi tiết hơn về chi phí cho R&D tại nước ngoài của TNCs Nhật Bản trong bảng 9:

Bảng 9. Chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tại nước ngoài phân theo khu vực địa lý (1995-2002)28

(Đơn vị: triệu yên)


Quốc gia, khu vực

1995

1996

1997

1998

1999

2001

2002

Toàn thế giới

256.757

228.264

290.643

286.663

610.517

666.865

667.006

Các nước phát

triển

131.240

220.985

283.309

286.486

601.559

611.569

602.116

Tây Âu

118.263

119.283

139.625

140.428

361.618

442.956

433.524

Bắc Mỹ

12.977

101.702

143.684

146.058

239.941

168.613

168.592

Các nước đang

phát triển

571

662

100

53

1.567

1.027

1.835

Châu Á

600

571

100

53

1.567

1.027

1.835

Chưa xác định

124.946

6.617

7.234

124

7.391

54.269

63.055

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 8


Ngoài những biểu hiện trên, TNCs Nhật Bản còn tiến hành rất nhiều những hoạt động khác trong chuỗi chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất kinh doanh. Những hoạt động này đã giúp TNCs Nhật Bản “xóa nhòa” sự khác biệt giữa các chi nhánh của mình với công ty bản địa, dần dần từng bước khẳng định vị thế tại thị trường nước ngoài.

Tóm lại, qua nghiên cứu trong chương 2 có thể khẳng định TNCs Nhật Bản là một lực lượng kinh tế lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới và khu vực.


28 UNCTAD, World Investment Report 2008, FDI Country profiles: Japan, tr73 (trong bản gốc không có năm 2000)


Hoạt động đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản là kết quả của những nhân tố tồn tại ở cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Nhật Bản như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chi phí lao động và đồng yên tăng cao, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản hay là xu thế toàn cầu hóa cũng như tác động của cách mạng khoa học công nghệ. Những yếu tố này không tách rời nhau, nó đồng thời tạo động lực cho TNCs Nhật Bản phát triển kinh doanh trên phạm vi quốc tế.

Các chiến lược hoạt động đã và đang được TNCs Nhật Bản triển khai mạnh mẽ từ 1990 trở lại đây nổi bật là các chiến lược mạng lưới hóa, chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, chiến lược tăng cường sáp nhập và chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất. Nếu so sánh về mặt hình thức thì nhiều TNCs trên thế giới cũng sử dụng các chiến lược như TNCs Nhật Bản, song cách thực hiện chiến lược của TNCs Nhật Bản lại mang những “màu sắc riêng”, tạo nên đặc trưng kinh doanh của họ. Mỗi chiến lược khi triển khai đều có những mục đích nhất định nhưng tựu chung lại cùng vì mục tiêu phát triển tập đoàn, công ty; phát triển và chiếm lĩnh thị trường cho TNCs Nhật Bản. Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất giữa TNCs Nhật Bản và TNCs Âu – Mỹ chính là phương châm tất cả vì thị phần, “thương hiệu đi trước, lợi nhuận đến sau” chứ không phải luôn luôn kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.29


29 Phan Minh Tuấn, (2006), “Sự lựa chọn chiến lược của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4


Chương 3‌‌


CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNC NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ TNCs NHẬT BẢN

I. Tổng quan hoạt động của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam


1. Khái quát về hoạt động FDI của Nhật Bản tại Việt Nam


Trong quá trình triển khai các chiến lược hoạt động tại Việt Nam, TNCs Nhật Bản tham gia vào nhiều lĩnh vực như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, thương mại, trong đó đầu tư trực tiếp chiếm tỷ lệ áp đảo. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản (JDI) vào Việt Nam được thực hiện bởi nhiều chủ thể, trong đó có cả các cá nhân, các công ty vừa và nhỏ, tuy nhiên trên 90% JDI vào Việt Nam được thực hiện bởi TNCs30, mặt khác, trong số rất nhiều các công ty vừa và nhỏ đó, có một tỷ lệ khá lớn là các công ty chi nhánh của TNCs Nhật Bản. Do đó, trong phần này, người viết xin được phân tích thực trạng và những tác động từ chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản trên cơ sở số liệu JDI vào Việt Nam.

Nhật Bản là một trong những quốc gia đã có quan hệ hợp tác thương mại lâu dài với Việt Nam và cũng là một trong những quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ rất sớm. Từ năm 1998, do ảnh hưởng của của một khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á, nguồn vốn FDI của Nhật Bản đổ vào Việt Nam đã giảm nhanh chóng với việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Đến năm 2004, đầu tư của Nhật Bản vào nước ta có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt, năm 2006 là năm đột phá, đánh dấu bước chuyển lớn về đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, có 160 dự án, với số vốn đầu tư đăng ký lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2007, Nhật Bản có 928 dự án FDI còn hiệu lực (chiếm 10,8 % so với cả nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9 tỷ USD (chiếm 10,9% so với cả nước), đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu


30


tư tại Việt Nam, nhưng lại là nước đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện, với gần 5 tỷ USD (chiếm 17% so với cả nước). Có thể theo dõi chi tiết hơn trong hình 7:



Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện Số dự án


1600

Đơn vị tính: Triệu USD

1400

1200

1000

800

600

400

200

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

0

180

160

140

120

100

80

60

40

20

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

0


Hình 7. Vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam (1991 - 2007) 31


Về cơ cấu đầu tư theo ngành: Nhìn chung cơ cấu ngành chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những yếu tố đặc trưng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế Nhật Bản cũng như các yếu tố môi trường đầu tư của Việt Nam trong từng giai đoạn và tương đối đồng đều với cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào các quốc gia khác trong ASEAN. Là một quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển của công nghệ và các lĩnh vực công nghiệp. Do đó, trong hầu hết các năm, vốn FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ. Tỷ lệ vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hầu như không đáng kể.


31 Phan Trung Chính, (2008), “Thu hút đầu tư của Nhật Bản vào nước ta và giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 86


Hình 8. Cơ cấu vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành (1994-2007)32


Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông lâm nghiệp


100%


80%


60%


40%


20%


0%

1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006


Theo cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 6 năm 2007, tỷ trọng vốn FDI Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 79.1%, con số tương ứng trong ngành dịch vụ là 18.6%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 2.3% tổng vốn. Số liệu thống kê cho thấy, qua các năm, sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản tới các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đã có nhiều biến đổi. Ban đầu, các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng ngang nhau giữa công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (năm 1994 là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 42.1%, ngành dịch vụ chiếm 45,7%). Tuy nhiên, những năm tiếp theo, tỷ trọng vốn vào các ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng dần lên còn ngành dịch vụ thu hẹp lại. Đặc biệt, từ năm 1998, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng luôn chiếm trên 70% tổng vốn đăng ký FDI của Nhật Bản (cao nhất là năm 2004 chiếm 93,3%). Từ năm 2004 trở lại tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng vốn FDI có dấu hiệu tăng trở lại tuy còn chậm (theo dõi chi tiết trong hình 8)


32 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài


Về hình thức đầu tư:


Mặc dù hình thức đầu tư FDI đã được chính phủ Việt Nam mở rộng dần ra nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chủ yếu ưa chuộng các hình thức đầu tư truyền thống là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.


Hợp đồng hợp tác kinh doanh


Doanh nghiệp liên doanh


Doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài

100%

80%


60%


40%


20%


0%

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Hình 9. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (1994 - 2006)33

Cơ cấu FDI Nhật Bản theo hình thức đầu tư phản ánh quan điểm kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tư tưởng làm ăn của người Nhật là thích sự tự chủ, độc lập, ăn chắc và lâu dài. Các doanh nhân Nhật Bản thường muốn thành lập các cơ sở vật chất chắc chắn trước khi tiến hành kinh doanh hơn là kiểu kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, trong tất cả các năm, hình thức liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối (xem chi tiết hình 9).

Về cơ cấu đầu tư phân theo địa phương: Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng các TNCs Nhật Bản thường tập trung đầu tư vào những địa phương phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Phúc… và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhật Bản đầu tư tập trung từ hai đầu Bắc Nam rồi tiến tới miền Trung, từ ven biển rồi mới vào sâu trong nội địa. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi tại những địa phương này có điều kiện địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển, có


33 Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài


điều kiện về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng như các điều kiện khác phù hợp hơn cho TNCs Nhật Bản đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh..

Địa phương đứng đầu trong thu hút FDI Nhật Bản tính đến năm 2008 là thành phố Hồ Chí Minh với 289 dự án, chiếm tỷ lệ 28,4%; tiếp đến là Hà Nội với 235 dự án (nhưng có số vốn thực hiện lại lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh), Bình Dương với 116 dự án, còn lại là các địa phương khác đều có số dự án thực hiện nhỏ hơn 100, hầu hết là nhỏ hơn 10 dự án đã được thực hiện (theo dõi chi tiết trong bảng 10):

Bảng 10. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương34

(tính tới ngày 22/8/2008 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị: USD


STT

Địa phương

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn thực hiện


1

Hà Nội


235

2,443,742,767

884,921,539


2

TP Hồ Chí Minh


289

1,962,483,387

666,501,005


3

Đồng Nai


75

1,218,764,099

801,127,849


4

Bình Dương


116

981,874,207

267,345,152


5

Vĩnh Phúc


27

800,595,329

283,543,944


6

Hải Dương


35

695,381,176

32,829,865


7

Hải Phòng


69

588,922,243

160,266,275


8

Bắc Ninh


22

354,369,269

126,075,000


9

Đà Nẵng


20

111,478,314

27,352,225


10

Các địa phương

khác


1,142

24,435,211,162

7,018,455,355


Tổng số

2,030

33,592,821,953

10,268,418,209


34 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=FIAs&TabID=4&mID=266&aID=675

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí