Các Chiến Lược Hoạt Động Chủ Yếu Của Tncs Nhật Bản Từ Những Năm 90 Trở Lại Đây


hạng cao nhất thế giới và trở thành gánh nặng cho những doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất trong nước.

Theo số liệu năm 2007 thì mức lương tối thiểu tại Nhật Bản là 673 Yên (5,73USD) / 1 giờ lao động, cao hơn 11% so với mức lương tối thiểu 5,15 USD của Mỹ tính theo tỉ giá hiện hành. Ở Tokyo, mức lương tối thiểu là 719 yên một giờ, cao nhất ở Nhật. Như vậy thu nhập một tháng của một công nhân làm việc 8 tiếng một ngày trong 22 ngày sẽ vào khoảng 126.500 yên (khoảng 1.077 USD)7. Trên thực tế, mức lương tối thiểu ở Nhật Bản vẫn được tăng một cách đều đặn trong một thập kỷ trở lại đây, kể cả trong những năm kinh tế lạm phát.

Có thể nói mức lương cao của lao động trong nước là một trong những nhân tố tiên quyết khiến TNCs Nhật Bản tăng cường đầu tư cắm nhánh ra nước ngoài. Muốn đạt được lợi thế so sánh thì TNCs cần tìm kiếm cho mình những địa bàn kinh doanh mới cũng như đặt các cơ sở sản xuất tại những nơi có giá nhân công rẻ tương đối trong mối quan hệ với năng suất lao động, chẳng hạn như tại các nước đang phát triển Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam…

1.3. Xung đột thương mại với Mỹ và Tây Âu


Khác hẳn với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản có một cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu chứ ít dựa vào tiêu dùng trong nước. Lao động trong ngành chế tạo Nhật Bản đã tăng nhanh so với của Mỹ và Tây Âu, thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng trong khi cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt nặng nề. Tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng với tốc độ ngạc nhiên, từ 25% năm 1990 lên 39% năm 1996 và

42% năm 20008. Để phát huy thế mạnh của nền kinh tế với cơ cấu dựa vào xuất

khẩu, TNCs Nhật Bản tận dụng lợi thế về quy mô, tăng năng suất, hạ giá thành…làm cho hàng hóa của Nhật Bản tràn ngập khắp nơi từ Mỹ đến Tây Âu và các nước đang phát triển Châu Á. Điều này đã phần nào làm nảy sinh tâm lý tẩy chay hàng Nhật Bản. Tại các nước bạn hàng lớn của Nhật Bản như Tây Âu và Mỹ

7 http://www.thongtinnhatban.net/fr/t5375.html

8 Lê Văn Sang, Trần Quang Lâm, Đào Lê Minh , (2002), Chiến lược quan hệ kinh tế Mỹ - EU – Nhật Bản thế kỷ 21”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội


nổi lên phong trào bài trừ hàng Nhật Bản để bảo hộ sản xuất trong nước. Mâu thuẫn kinh tế giữa Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản lại bùng lên. Để đối phó với tình trạng đó, TNCs Nhật Bản đã khai thác tận dụng triệt để chiến lược địa phương hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc tới những nơi có tiềm năng lớn về lao động cũng như nguyên liệu, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường.

1.4. Chính sách của chính phủ Nhật Bản


Bên cạnh những yếu tố kể trên, không thể không nhắc đến vai trò của chính phủ Nhật Bản trong việc mở đường cho các TNC thâm nhập thị trường nước ngoài. Năm 1980, Nhật sửa đổi Luật ngoại hối theo hướng tạo thuận lợi cho việc chuyển vốn ra nước ngoài. Đến năm 1989 tiếp tục mở rộng tạo thuận lợi hơn nữa nguồn vốn FDI của các TNC Nhật không cần phải có sự phê chuẩn của chính phủ9. Trong những năm 1990, Chính phủ Nhật Bản còn tìm cách khuyến khích mạnh FDI thông qua các hoạt động như: tăng thêm mức bảo hiểm cho các dự án, khuyến khích các ngân hàng xuất nhập khẩu và các cơ quan tài chính công cộng cung cấp vốn với mức lãi suất thấp hơn cho các dự án FDI, tổ chức những hội thảo và các hoạt động tư vấn về FDI, thu nhập và cung cấp thông tin về các dối tác nước ngoài cho các TNC. Ví dụ như sau sự kiện chính phủ Nhật Bản tuyên bố bảo hiểm đầu tư cho các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam (năm 1992) đã làm cho dòng vốn đầu tư của nước này vào Việt Nam tăng vọt10.

Chính phủ Nhật còn được coi là tiến hành “mở đường” cho các TNC nói riêng và các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung khi thực hiện những khoản viện trợ ODA khổng lồ cho các quốc gia đang phát triển. Những khoản ODA này giúp các quốc gia nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiến tới một mức phát triển tốt hơn cho xã hội, đồng thời, khi các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào những quốc gia này, sẽ được thụ hưởng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao mà không tốn tiền của xây dựng hoặc cải tạo. Hơn nữa, những khoản viện trợ ODA thường đi kèm với điều kiện có lợi cho phía Nhật



9 Nguyễn Thắng, (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN, Luận án tiến sĩ kinh tế

10 Phùng Xuân Nhạ, Các công ty xuyên quốc gia – lý thuyết và thực tiễn, nxb ĐHQG Hà Nôi, tr 61.


Bản từ việc dùng bao nhiêu phần trăm tiền để mua hàng hóa, thiết bị, vật tư, sử dụng dịch vụ, công nghệ của nước cho vay đến việc dành cho các công ty của nước đó những điều kiện đấu thầu, hoặc đầu tư ưu đãi trong các dự án ODA.

Hơn nữa, chính phủ Nhật cũng tham gia ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương với các quốc gia khác tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Cùng với các hiệp định trên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần (double taxation treaties - DTTs) cũng tạo ra hấp dẫn về tài chính để các nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài, các TNCs có thể đầu tư và tiến hành kinh doanh tại nước khác nhưng chỉ phải nộp thuế một lần tại nước nhận đầu tư, nhờ đó họ giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận.

Tóm lại, sự giúp đỡ hỗ trợ cả trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ Nhật Bản là yếu tố quan trọng không thể thiếu, ảnh hưởng đến những chiến lược mở rộng hoạt động của TNCs Nhật, góp phần tích cực thúc đẩy các TNCs đầu tư, khám phá những thị trường mới.

2. Những nhân tố bên ngoài


2.1. Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hóa


Toàn cầu hóa kinh tế là một bước tiển mới của quốc tế hóa, tạo ra sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và khu vực. Trong môi trường kinh tế hiện đại, sự phát triển kinh tế của các quốc gia đều có liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, bên cạnh việc hợp tác chặt chẽ hơn thì cạnh tranh cũng phức tạp và ngày càng quyết liệt. Sự gia tăng mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tác động đến kinh tế Nhật Bản và tất yếu tác động đến việc xây dựng và triển khai các chiến lược hoạt động của các TNCs Nhật Bản.

Toàn cầu hóa xóa bỏ rào cản quốc gia, tạo ra một sân chơi quốc tế bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đây là cơ hội thuận lợi để TNCs Nhật Bản thâm nhập sâu rộng vào các thị trường khác, lấp đầy sự thiếu hụt về lao động, tài nguyên nhằm tạo ra những sản phẩm kinh doanh với giá cả cạnh tranh và điều kiện cung ứng tốt nhất tới khách hàng.


Không chỉ thế, toàn cầu hóa còn tác động ngược trở lại Nhật Bản và các TNCs theo một xu hướng khác. Việc xu hướng toàn cầu hóa và tự do thương mại được đề cao và thực hiện rộng khắp không chỉ tạo điều kiện cho các nước phát triển, mà còn nâng cao vị thế và cơ hội cho các quốc gia kém phát triển hơn. Sự cạnh tranh vì thế càng trở nên gay gắt, nó tạo ra những thực thể hiệu quả nhất. Theo nghĩa khác, có thể nói toàn cầu hóa là một quá trình phân chia giới kinh doanh thành những người thắng và kẻ bại. Điều này tạo áp lực tới một số lĩnh vực hoạt động của TNCs Nhật Bản còn dựa vào bảo hộ ở trong nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, sẽ thúc đẩy TNCs Nhật Bản tích cực hơn nữa trong việc cải tổ chính mình và vươn ra khu vực.

2.2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ


Thế kỷ XX, đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX đã ghi dấu ấn bởi những phát minh kỳ diệu của khoa học – công nghệ. Con người đã tiến sâu vào thế giới vi mô cũng như mở rộng tầm nghiên cứu trong thế giới vĩ mô nhờ các thiết bị khoa học do chính con người tạo ra.

Xu thế của khoa học công nghệ ngày nay buộc Nhật Bản phải đẩy mạnh sự chuyển đổi trong chính sách phát triển công nghệ nhanh hơn. Đây không phải là công việc đơn giản và nó đòi hỏi thời gian. Trước đây, Nhật tập trung vào phát triển các công nghệ ứng dụng, việc nghiên cứu cơ bản vì vậy còn thua kém các quốc gia phát triển ở châu Âu và Mỹ. Trong kỷ nguyên mới của khoa học – công nghệ, nếu không có chiến lược nghiên cứu cơ bản, tạo lập cơ sở sáng chế công nghệ mới, mà dựa vào nhập khẩu thì chắc chắn sẽ rất bất lợi và sẽ làm giảm nội lực quốc gia. Đây cũng thật sự là một thách thức của nền kinh tế Nhật Bản; do đó, trong chiến lược hoạt động của mình, TNCs Nhật Bản phải lựa chọn và ưu tiên nhất định cho chiến lược khoa học công nghệ, dùng chuyển giao khoa học công nghệ như là một trong những chiến lược căn bản để chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế.

Hơn nữa, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cùng các phương tiện giao thông vận tải đã làm giảm đáng kể chi phí liên lạc và vận chuyển hàng hóa. Điều này làm gia tăng mối liên hệ kinh tế giữa các nước, đẩy nhanh tốc độ toàn cầu


hóa. Đây là cơ hội để TNCs Nhật Bản tiến tới thâm nhập thị trường quốc tế, tiếp nhận các thành tựu v ăn minh của nhân loại.‌

Có thể thấy, việc quyết định và lựa chọn chiến lược hoạt động đầu tư quốc tế của TNCs Nhật Bản là do tác động từ rất nhiều yếu tố khác nhau, cả những yếu tố của môi trường bên trong và cả những yếu tố của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, những yếu tố của môi trường ngoài như xu thế toàn cầu hóa và tác động của cách mạng khoa học công nghệ là những yếu tố chung, mang tính quốc tế, nên không chỉ tác động tới TNCs Nhật Bản mà còn tác động tới TNCs các quốc gia khác. Bởi vậy, theo ý kiến chủ quan của người viết, có lẽ những yếu tố thuộc môi trường trong sẽ có nhiều ý nghĩa hơn trong việc khơi nguồn cho hoạt động đầu tư của TNCs Nhật Bản và tạo lập nên những chiến lược riêng biệt mang màu sắc của Nhật Bản.

II. Các chiến lược hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản từ những năm 90trở lại đây

1. Chiến lược mạng lưới hóa


1.1. Mục đích thực hiện


Đa phần các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, các công ty xuyên quốc gia cũng vậy. Đặc trưng “tất cả vì lợi nhuận” có thể dễ dàng cảm nhận được tại những tập đoàn Âu – Mỹ; tuy nhiên, với TNCs Nhật, còn có một yếu tố khác được ưu tiên hơn, đó là thị trường. Người Nhật mở rộng mạng lưới kinh doanh vì hai lý do cơ bản: thứ nhất để tiết kiệm chi phí và thứ hai để tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Lý do thứ nhất có thể dễ dàng lý giải bởi điều kiện tự nhiên của Nhật như đã nêu trên cùng với lượng lao động giá cao trong nước đã buộc TNCs Nhật cắm nhánh tại nước ngoài, tranh thủ nguồn lực địa phương cho hoạt động sản xuất của mình.

Lý do TNCs Nhật tìm kiếm thị trường và đặt mục tiêu thị trường lên hàng đầu bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng của người Nhật. Tình trạng bất ổn kinh tế ở Nhật Bản từ thập niên 90 cho tới đầu những năm 2000, tình trạng lao dốc trên thị trường


chứng khoán đã biến những người chi tiêu hào phóng thành kẻ tiết kiệm quá mức và trở thành gánh nặng làm tê liệt nền kinh tế Nhật Bản. Ngày nay, nhiều năm sau khi hồi phục, các gia đình khá giả ở Nhật thậm chí vẫn dùng nước bồn tắm để giặt quần áo, cách phổ biến để tiết kiệm chi phí tiện ích.

Nhật Bản đã vượt qua khỏi "Thập niên Thất thoát" những năm 1990, một phần nhờ sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trưởng, những người tiêu dùng vẫn “cự tuyệt” với chi tiêu. Từ năm 2001 tới 2007, chi tiêu tiêu dùng tính trên đầu người chỉ tăng 0,2%11.

Tất cả những điều này tạo thành một bức tranh không mấy sáng sủa cho các hãng nếu chấp nhận bó hẹp thị trường kinh doanh của mình trong nội địa. Và đương nhiên, TNCs với nguồn vốn lớn và tầm nhìn xa sẽ bắt đầu chiến lược cắm nhánh trên khắp thế giới.

1.2. Nội dung


Phương thức tiến hành: Như đã trình bày ở trên, TNCs Nhật tiến hành chiến lược mạng lưới với hai mục tiêu cơ bản là tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường.

Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, TNCs chủ yếu thực hiện đầu tư mới (Greenfield investment - GI) tại những nơi có nguồn nguyên liệu tự nhiên như dầu thô, than đá, lâm thủy sản…và những nơi có giá cả các yếu tố đầu vào rẻ (lao động, dịch vụ, vật liệu…)

Quá trình thành lập các cơ sở sản xuất mới ở nước nhận đầu tư được thể hiện như trong hình 3:


11 Theo New York times


Chưa có đầu tư ra nước ngoài (sản xuất trong nước)


Xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài


Văn phòng đại diện


Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài

Cho thuê giấy phép


Thành lập các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài


Hình 3. Con đường thành lập chi nhánh mới tại nước ngoài của TNCs Nhật Bản


Đối với mục tiêu thứ hai là mở rộng thị trường tiêu thụ, TNCs Nhật chú ý phân biệt tại thị trường các quốc gia phát triển thì tiến hành mua lại và sáp nhập M&A, còn tại các quốc gia đang phát triển thì lại lựa chọn phương thức đầu tư mới GI. Quá trình GI thực hiện như mô hình trên, còn xu hướng M&A của TNCs Nhật Bản sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau của chương 2.

Có thể nói với chiến lược mạng lưới hóa, TNCs Nhật đã đạt được thành công lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường thế giới. Các chi nhánh của TNCs Nhật Bản phân bố rộng khắp và không ngừng tăng qua các năm (chi tiết bảng 1). Trong đó,


quốc gia tập trung nhiều chi nhánh nhất là Hoa Kỳ với số lượng chi nhánh luôn trên 2000, có lúc tăng tới hơn 3000 chi nhánh (năm 2000 với 3045 chi nhánh). Nếu xét theo khu vực, thì Đông Nam Á là nơi đứng đầu với số chi nhánh chiếm 35,7% (năm 1990) và nhanh chóng tăng thành 52,6% (năm 2002). Việc TNCs Nhật Bản tập trung vào thị trường ASEAN có thể lý giải bởi những lợi ích mà hai bên của thể có được từ việc khai thác các lợi thế so sánh vốn có của mỗi bên phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, song lại có tiềm năng về khoa học công nghệ. Là một nước công nghiệp phát triển muộn hơn các nước Âu - Mỹ, Nhật Bản không những cần nguyên, nhiên, vật liệu mà còn cần cả lao động và thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, Đông Nam Á có thể được coi là mảnh đất màu mỡ với nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đây là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giao thông thuận tiện, với nguồn lao động rẻ và phong phú, và cũng là một thị trường khá lớn với dân số hơn 500 triệu người. Chính vì vậy mà từ lâu Nhật Bản đã để ý đến khu vực này và bằng nhiều con đường khác nhau nhằm khai thác các tiềm năng ở đây.

Bảng 1. Số lượng chi nhánh TNCs Nhật Bản xếp theo khu vực đầu tư nước ngoài (1990-2002)12


Các quốc gia, vùng

lãnh thổ


1990

1991-1995

(TB năm)

1996-2000

(TB năm)


2001


2002

Toàn thế giới

7986

9496.4

13738.4

12476

13322

Các nước Tây Âu

1673

1893.2

2213.8

2147

2246

Mỹ

2070

2324.4

2810.8

2397

2462

Châu Phi

119

128.2

134

131

131

Nam Mỹ

187

214

260.75

Châu Á

2979

3874.2

6514.6

Đông Nam Á

2855

3768.4

6401.4

6345

7009

Trung Quốc

150

508.4

1586

1787

1826

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 5


12 Nguồn: UNCTAD, (2006), “World Investment Report 2006”, FDI Country profile: Japan, UN NewYork and Geneva, tr25

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022