Một Số Gợi Ý Đối Sách Đối Với Việt Nam Nhằm Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Của Tncs Nhật Bản


nhà cung cấp phụ tùng cho Canon Việt Nam lên tới hơn 30 nhưng chỉ có duy nhất 1 công ty là doanh nghiệp vốn Việt Nam, còn lại tất cả đều là các doanh nghiệp 100% FDI. Hay như Toyota, không chỉ là nhà sản xuất lắp ráp ô tô duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô, công ty cũng đã và đang nỗ lực mời gọi các nhà cung cấp phụ tùng của Toyota đến Việt Nam đầu tư như: Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hà Nội… Cho đến nay, hệ thống các nhà cung cấp của Toyota Việt Nam là 9 nhà cung cấp (trong số đó 6 công ty có vốn đầu tư nước ngoài) bao gồm: Denso Việt Nam, Harada Việt Nam, Toyota Gosei Hà Nội, công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki Việt Nam, Sumi-Hanel, Công ty Tân Đức, Công ty GS Việt Nam và Công ty Nagata Việt Nam.

2.6. Đi đầu trong các đóng góp xã hội


Các TNCs Nhật Bản rất nỗ lực trong việc hòa nhập cộng đồng và không ngừng đóng góp để trở thành một “công dân doanh nghiệp” tốt. Các thương hiệu lớn như Sony, Toyota, Honda, Canon… khi tham gia vào thị trường Việt Nam, với tiêu chí trở thành một người bạn đồng hành của mọi người dân, đã luôn chú trọng tới những hoạt động xã hội và môi trường nhằm hướng đến cuộc sống chất lượng và tươi đẹp hơn.

Tập đoàn Sony chính thức vào Việt Nam năm 1994, sau hơn 14 năm hoạt động đã thể hiện những phương châm trên bằng hành động thiết thực và cụ thể qua một số hoạt động vì thế hệ tương lai, thúc đẩy khả năng sáng tạo của lớp trẻ Việt Nam. Năm 2000, công ty Sony Việt Nam kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động chương trình Giải thưởng Phát minh xanh Sony, với mục đích tạo sân chơi cho sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên nghiên cứu các giải pháp mới, bảo vệ mội trường từ những kiến thức đã học và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong thế hệ trẻ. Bên cạnh việc đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh, Sony cũng liên kết với các trường đại học thực hiện chương trình Mùa hè xanh Sony hàng năm, trồng rừng, xây cầu nhằm cải thiện cuộc sống cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa, xây nhà và tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng…


Hay như tập đoàn Toyota với cam kết trở thành người công dân tốt và phát triển hài hòa trong cộng đồng sở tại, Toyota Việt Nam không chỉ chú tâm đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao mà còn đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa xã hội tại Việt Nam. Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thực hiện chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” nhằm giáo dục ý thức thực hiện an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc được thực hiện từ năm 2005. Một hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gây tiếng vang khác là các khóa học “Monozuli – Bí quyết thành công trong Sản xuất và kinh doanh” cho các giảng viên và sinh viên các trường đại học và các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm chia sẻ với người dân Việt Nam bí quyết thành công của Toyota. Hơn nữa, thông qua việc tài trợ chương trình Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam (Robocon) hàng năm, Toyota một mặt đã tạo một sân chơi sáng tạo cho giới sinh viên, mặt khác quảng bá thương hiệu Toyota như là người bạn của kỹ thuật cao và sáng tạo. Toyota còn biết đến như công ty đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngay từ năm 1999, Toyota Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy. Tháng 6 – 2008, Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Toyota đã chính thức ra mắt Chương trình bảo vệ môi trường mang tên “Go Green – Hành trình xanh”. Chương trình hướng tới ba mục tiêu: giáo dục nâng cao nhận thức, góp phần thay đỏi hành vi bảo vệ môi trường; trực tiếp thực hiện và hỗ trợ các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các vấn đề về môi trường ở Việt Nam; hỗ trợ và giúp đỡ những cá nhân và tập thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường….

Cũng có thể kể tới các hoạt động vì cộng đồng của Canon Việt Nam. Tiêu biểu là dự án “Chuỗi trường học Hữu nghi Canon” nằm trong nhóm chủ đề : “Vì thế hệ tương lai”. Canon đã nhìn thấy thực trạng thiếu trường lớp hay những trường lớp tạm bợ ở những khu vực nông thông Việt Nam đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng. Bởi vậy, từ năm 2007, Canon đã ký kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai dự án “Chuỗi trường học Hữu nghị Canon”. Theo đó, đến năm 2010, Tập đoàn sẽ hỗ trợ tổng kinh phí là 412.500 USD nhằm cải tạo và xây mới 60 trường thuộc 12


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

tỉnh trên cả nước. Cũng trong năm 2007, công ty Canon Việt Nam lần đầu tiên triển khai thử nghiệm chương trình “Work – experiencing program” thuộc chủ đề “Mang nụ cười tới mọi người” tại nhà máy Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công ty đã giúp 6 người khuyết tật vào trải nghiệm công việc nhằm giúp họ có được những kỹ năng làm việc trong một môi trường công nghiệp. Sau hai tháng làm việc, chương trình đã thành công và cả 6 người khuyết tật đã vào làm việc tại công ty. Canon cũng đã góp mặt trong nhiều chương trình xã hội lớn và có ý nghĩa như ủng hộ Hội Chữ thập đỏ chữa trị và giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị thiên tai, tài trợ chương trình “Phẫu thuật Nụ cười” cho trẻ em nghèo và phẫu thuật mắt của bác sĩ Hattori mang lại ánh sáng cho người nghèo khiếm thị…

Còn rất nhiều ví dụ khác về các hoạt động đóng góp xã hội của TNCs Nhật Bản khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Những hoạt động này đã phần nào cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam, thực sự đưa những thương hiệu Nhật Bản lên vị trí dẫn đầu thị trường và tạo ấn tượng khó quên trong tâm trí người tiêu dùng.

Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 10

2.7. Một số tác động khác


Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, giành ưu thế cạnh tranh và lợi nhuận. Nó có thể mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế, xã hội của nước chủ nhà là tăng trưởng cao và bền vững.

Theo mục tiêu của mình, trong quá trình kinh doanh, TNCs có thể gây ra một số ảnh hưởng khác tới kinh tế xã hội Việt Nam như là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế hay là một vài vi phạm trong quản lý và sử dụng lao động Việt Nam.

TNCs Nhật Bản thường tập trung tại các địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… là những nơi có thị trường, có cơ sở hạ tầng phát triển và khi đầu tư vào đây, TNCs có thể bảo toàn về vốn cũng như thu được nhiều lợi nhuận theo tính toán của họ. Mặc dù Nhà nước Việt Nam có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đồng đều để đảm bảo các mục tiêu dài hạn,


nhưng không thể bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài tuân theo những đường lối quy hoạch của mình. Hiện nay, chính phủ ta cũng xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm khắc phục hạn chế về cơ sở hạ tầng và tư vấn thiết kế, nhưng vẫn không thu hút được TNCs đồng đều giữa các vùng miền. Nơi tập trung nhiều TNCs nhất vẫn là khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Hồ Chí Minh), khu công nghiệp Amata và Biên Hòa II (Đồng Nai), khu công nghiệp An Đồn (Đằ Nẵng)

Mặt khác, TNCs thường lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao như công nghiệp chế tạo, chế biến, khai thác dầu khí, da giầy, dệt may… Đối với các ngành khác như nông nghiệp, lâm thủy sản chuyển vốn chậm, lãi suất thấp, tỷ lệ sinh lời không cao nên các TNCs Nhật Bản thường ít chú trọng đầu tư. Hơn nữa, với những ngành như nông nghiệp, tuy trình độ máy móc thiết bị của Nhật Bản hiện đại nhưng sẽ không thể thích nghi được với lề lối canh tác của nông dân Việt Nam, rất khó có thể hợp tác và phát triển.

Một số doanh nghiệp đã không chấp hành đúng các quy đinh của pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng người lao động Việt Nam như: kéo dài thời gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí có những hành vi xử phạt trái với pháp luật và đạo đức của người Việt Nam. Vì vậy, những tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lao động Việt Nam và các ông chủ nước ngoài, giữa phía lãnh đạo doanh nghiệp là người Việt Nam với lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài… đã gây không ít trở ngại cho trật tự an toàn xã hội, cho tiến trình sản xuất bình thường.

Những mâu thuẫn trên là bình thường và khách quan. TNCs Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không phải là vì chúng ta mà trước hết là vì lợi ích của họ. Đây là mặt trái tất yếu của thu hút đầu tư không chỉ từ TNCs Nhật Bản mà còn từ các loại hình FDI nói chung.

Tóm lại, hoạt động đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản đã tác động tới nhiều mặt kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó chủ yếu là những tác động tích cực giúp


chuyển biến nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như giúp phát triển nguồn nhân lực, phát triển an sinh xã hội. Vì vậy, để đảm bảo luôn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhật Bản, cần có rất nhiều nỗ lực từ phía Việt Nam trong việc nghiên cứu và triển khai các biện pháp hữu hiệu thu hút nguồn vốn FDI. Trong phần sau người viết xin được kiến nghị một số đối sách cho Việt Nam, mà theo ý kiến cá nhân có thể giúp ích cho mục tiêu thu hút FDI từ TNCs Nhật Bản.‌

II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tưcủa TNCs Nhật Bản

1. Cải thiện môi trường và chính sách đầu tư


Như bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào khác, TNCs Nhật Bản cũng luôn hướng tới những thị trường đầu tư có môi trường chính sách đầu tư hấp dẫn, bởi vậy cần nhanh chóng tiến hành một số biện pháp sau để cải thiện môi trường và chính sách đầu tư của Việt Nam:

1.1. Đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị


Đây là điều kiện quan trọng quyết định phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Không ngừng củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, cải thiện vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đồng thời phải ổn định an ninh

– xã hội, vì đó là yếu tố làm lành mạnh và ổn định môi trường kinh doanh.


1.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng


Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện chương trình dự án có hiệu quả, ngược lai, kết cấu hạ tầng không tốt sẽ làm giảm hiệu quả của các dự án. Đặc biệt, cần tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tạo tiền đề, cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Tiếp tục tập trung nâng cấp các hệ thống kết cấu hạ tầng, có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có các công trình giao thông, cảng biển. Hiện tại, việc thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản đang gặp nhiều thuận lợi nhờ có các dự án ODA của Chính Phủ Nhật Bản đầu tư vào cơ sở hạ tầng


kỹ thuật Việt Nam, vừa là giúp đỡ Việt Nam phát triển, vừa mở đường cho các TNCs Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

1.3. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về FDI


Trước hết, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục chú trọng bổ sung hoàn thiện thể chế pháp luật theo hướng rõ ràng và đồng bộ hóa, tạo nền tảng cơ sở cho các TNC Nhật Bản kinh doanh thuận lợi như:

Nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn còn thiếu, vừa nhằm giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn các quyết định của luật, vừa để thấy rõ tính ưu đãi trong đầu tư của Việt Nam. Ngoài ra, thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, nên xem xét chỉ quy định lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép đầu tư vào mọi lĩnh vực ngoài các lĩnh vực cấm. Hay ban hành các danh mục lĩnh vực được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, hình thức mà TNCs Nhật Bản ưu chuộng.

Tiến hành bổ sung, chỉnh sửa, đồng bộ hóa chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác trên cơ sở khuyến khích hơn nữa đầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên. Xem xét cho phép các tập đoàn lớn có nhiều dự án ở Việt Nam thành lập công ty quản lý vốn, đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn FDI…

Tích cực rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác nhằm đưa ra chương trình triển khai đầy đủ, theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập, thể hiện Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế không chỉ vì nghĩa vụ mà còn từ mong muốn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, dành sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Xây dựng khuôn khổ pháp luật và thể chế để tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, từng bước hình thành các thị trường như: thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ khoa học công nghệ…

Thứ hai, là đảm bảo sự thống nhất cho các văn bản ban hành:


Nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ làm luật, trên cơ sở bám sát những quy định trong luật để ban hành những văn bản hướng dẫn cho phù hợp, tránh trường hợp luật quy định một đường, nghị định, thông tư hướng dẫn một nẻo, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc thi hành.

Tăng cường rà soát quy định của địa phương, tránh tình trạng một số địa phương ban hành những ưu đãi đầu tư vượt quá khuôn khổ pháp luật hiện hành, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thu hút FDI, phá vỡ tính pháp lý của những văn bản cao hơn.

Thứ ba, Chính phủ nên xem xét thành lập một số tổ chức độc lập thực hiện và rà soát, đánh giá lại, nhận diện các trở ngại trong chính sách đã ban hành, đảm bảo các đề xuất chính sách và điều tiết mới không làm phương hại đến mội trường đầu tư, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, như Ủy ban Năng lực cạnh tranh quốc gia do Thủ tướng Thái Lan đứng đầu hay Ủy ban Năng suất của Úc.

Thứ tư, đảm bảo tính minh bạch, có thể dự đoán trước của luật pháp và các chính sách có liên quan đến FDI. Sự ổn định và có thể dự đoán được của luật pháp, chính sách có liên quan đến FDI sẽ giúp các chủ đầu tư nước ngoài mạnh dạn hơn trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư. Những rủi ro liên quan đến các chính sách là mối lo ngại chính của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các TNC Nhật Bản nói riêng khi đầu tư vào một nước đang phát triển. Vì vậy, trong tương lai, Việt Nam cần có một lộ trình điều chỉnh pháp luật, chính sách rõ ràng và công khai để các nhà đầu tư đều có thể tham khảo và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư của mình. Việc thay đổi luật pháp, các chính sách cũng phải được tiến hành một cách nhất quán và đồng bộ, đảm bảo các văn bản ra đời sau sẽ không mâu thuẫn hoặc kém hấp dẫn hơn văn bản ban hành trước đó.

1.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư


Ngân sách nhà nước cần đầu tư thoả đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Ngoài ra cần có biện pháp huy động nguồn tài chính đa dạng vào quỹ xúc tiến đầu tư nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư.


Cần kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư thống nhất trong cả nước. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư bằng hình thức thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các bộ, ngành, các cơ quan đại diện nước ta ở các địa bàn trọng điểm tại Nhật Bản để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng công ty xuyên quốc gia.

Tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, kể cả tuyên truyền luật pháp, chính sách, tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu rõ hơn về đất nước, con người và môi trường đầu tư của Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam là một địa điểm đầu tư an toàn, ổn định về chính trị - xã hội.

Chú trọng vận động đầu tư của TNCs có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ và thị trường quốc tế. Tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư quốc tế, nhất là bằng hình thức trực tuyến qua mạng Internet. Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế của Nhật Bản và các nước khác.

Nhằm cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, các cơ quan chức năng cần tổ chức lại công tác xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực và đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Trước hết là xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư làm cơ sở cho việc vận động, xúc tiến đầu tư, đặc biệt đối với các dự án quan trọng hay có tầm ảnh hưởng lớn… Các cơ quan nhà nước sẽ phải tham gia ngay từ đầu để giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả việc áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt với các đối tác Nhật Bản như ưu đãi về sử dụng đất, giảm tiền thuê đất, ưu đãi về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

2. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước


Quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài nói chung và đối với đầu tư của TNCs nói riêng là rất cần thiết, nó đảm bảo vừa thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản, vừa thực hiện được mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mà chúng ta đã đề ra. Vì thế, cần không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể là:

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí