Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện tại, WTO đang tiếp tục Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn tìm kiếm các rào cản tinh vi và phức tạp hơn thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp hành chính nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ. Khó khăn được nhân lên do các tiêu chuẩn và biện pháp này được mệnh danh nhằm bảo về quyền lợi của người tiêu dùng chứ không phải là các rào cản trong thương mại quốc tế.

Trong thời gian vừa qua, xuất khẩu Việt nam đã đạt được thành tựu đáng kể với kim ngạch năm 2007 là trên 48 tỷ đô la Mỹ. Song song với những thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Do tính chất phức tạp của các rào cản taị từng thị trường đối với từng mặt hàng, rất khó để có được một khuôn mẫu hành động chung cho mọi trường hợp. Làm thế nào để đối phó và vượt qua các rào cản phi thuế quan đang là vấn đề không mới mẻ nhưng vẫn hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp việt nam.

Trước bối cảnh trên, để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược xuất khẩu, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đàm phán, yêu cầu đối tác mở cửa thị trường và tìm ra các biện pháp thích hợp để vượt được các rào cản, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất phát từ những yêu cầu trên hai phương diện lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt nam” làm luận án tiến sỹ kinh tế.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Ở nước ngoài, khái niệm rào cản phi thuế quan cũng như lý thuyết tính toán và đo lường mức độ tác động của nó đã được một số nhà nghiên cứu đề cập và phân tích như của Baldwin (1970) trong cuốn “Sự biến dạng phi thuế quan trong Thương mại quốc tế”, hay của Philippa Dee (2005) trong “Các phương pháp xác định ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan...”. Các khái niệm và nội dung tổng quan về NTB cũng được trình bày một cách hết sức khái quát trong các tài tiệu của các Tổ chức và Diễn đàn Kinh tế Quốc tế như WTO, OECD, PECC...Sâu hơn, một số bài viết cũng nghiên cứu hệ thống NTB riêng có đối với hàng hoá xuất khẩu của quốc gia mình và có những giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, như Rajesh Mehta (2003) với bài “NTB ảnh hưởng đến xuất khẩu Ấn Độ” hay Veronica (2003) với “Đo lường NTBs: Tình huống với Ukraine”.

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu khoa học của các Bộ, Ngành, các nhà Khoa học đã nghiên cứu những vấn đề lớn về Rào cản phi thuế quan như của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005) trong cuốn “Nghiên cứu các rào cản trong TMQT và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”, hay “Cạnh tranh trong thương mại quốc tế ” của nhà xuất bản chính trị quốc gia, hay những nghiên cứu cụ thể về chống bán phá giá như cuốn “Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong TMQT” của TS Đinh Thị Mỹ Loan (2006), về các mặt hàng cụ thể như “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong TMQT” của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005)...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hoặc là đi nghiên cứu chung về rào cản hoặc một loại rào cản cụ thể chứ không đi sâu nghiên cứu cho mặt hàng và thị trường cụ thể, vì vậy cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về các rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - 2


Luận án trước hết sẽ làm rõ những luận cứ khoa học về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế từ bản chất tới phương thức tác động. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về rào cản phi thuế quan, Luận án sẽ đưa ra một định nghĩa và cách phân loại phù hợp làm cơ sở cho việc nhận thức rõ cơ chế tác động của hệ thống các rào cản phi thuế quan, từ đó phân tích vai trò của chính phủ trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản tại các thị trường nhập khẩu.

Trên cơ sở phân tích hệ thống rào cản của một số thị trường chủ yếu đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Luận án sẽ phân tích rõ những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam khi vấp phải các hàng rào phi thuế quan tại các thị trường nhập khẩu. Qua đó cũng cho thấy những lúng túng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chủ động xử lý các tình huống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua rào cản.

Sau khi nghiên cứu một số xu hướng cơ bản của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và những rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối đầu, Luận án sẽ tập trung đề xuất các giải pháp đồng bộ đối với các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường năng lực vượt rào của các doanh nghiệp đi đôi với việc hạn chế thấp nhất mức độ xuất hiện và tác động của các rào cản này.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp vượt rào cản. Trong đó, tập trung phân tích năng lực vượt qua các rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như khả năng hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, sẽ làm sáng tỏ những ưu thế và hạn chế, những giải pháp đối với các tổ chức này nhằm chinh phục những rào cản trong thương mại quốc tế.

4.2 Phạm vi nghiên cứu


Hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có nội dung rất phong phú và đa dạng. Hệ thống các rào cản này khác biệt rất lớn giữa các thị trường và các mặt hàng. Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, Luận án sẽ chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đề ra cho một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.

Trước hết, trong phạm vi của luận án sẽ tập trung vào hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với ba (03) nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các thị trường hiện đang và sẽ là các thị trường có các quy định cao nhất và tinh vi nhất về rào

cản phi thuế quan: Dệt may sang Hoa Kỳ; Da giày sang EU và Thủy sản sang Nhật bản. Đây là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tổng số kim ngạch chiếm tới 50% kim ngạch (không kể dầu thô), các thị trường này cũng là những thị trường chủ yếu của Việt Nam với hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, đây còn là các nhóm hàng xuất khẩu có sử dụng nhiều lao động, thường bị ràng buộc bởi các quy định kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đến môi trường và vệ sinh an toàn…Nghiên cứu đối với các nhóm hàng và thị trường này sẽ đáp ứng được đòi hỏi cấp bách và quan trọng của thực tiễn.

Thứ hai, do tính chất đa dạng và phức tạp của các rào cản phi thuế quan, luận án sẽ tập trung vào những rào cản phi thuế quan chủ yếu mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối đầu tại các thị trường nhập khẩu. Luận án sẽ đi sâu vào phân tích các rào cản đang là điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp giày dép tại EU và các doanh nghiệp thuỷ sản đối với thị trường Nhật Bản để tìm ra được các biện pháp vượt rào cản một cách cụ thể và hữu hiệu hơn.

Thứ ba, luận án sẽ tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây và giải pháp cho những năm tiếp theo. Đây là quãng thời gian mà kinh tế Việt Nam thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và phải đối mặt nhiều hơn đối với các rào cản phi thuế quan.

Những giới hạn phạm vi nói trên sẽ không làm ảnh hưởng tới kết quả tổng thể và mục đích nghiên cứu của luận án. Các thị trường và các mặt hàng được lựa chọn đều mang tính tiêu biểu rất cao. Mặt khác, luận án cũng sẽ đưa ra những phân tích và nhận định có tính tổng quát cho từng vấn đề, những nhận định này sẽ được làm rõ hơn qua việc phân tích các mặt hàng xuất khẩu và các thị trường cụ thể.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp luận. Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử làm nền tảng trong quá trình phân tích và kết luận vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin. Luận án sẽ dựa trên hệ thống lý luận về rào cản thương mại của các tổ chức quốc tế đặc biệt là các quy định trong khuôn khổ WTO.

Luận án sử dụng một các dữ liệu thông tin thứ cấp trên cơ sở số liệu thống kê của Việt Nam cũng như các nước (thị trường) nhập khẩu về tình hình thị trường, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, cũng như các dữ kiện thông tin thứ cấp được nghiên cứu và công bố để phân tích, so sánh, khái quát thực hiện các phán đoán suy luận. Ngoài ra, Nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào 03 phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và cán bộ thị trường của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan quản lý nhà nước

Thông qua nguồn số liệu nội bộ của các doanh nghiệp


Quan sát thị trường thông qua các diễn biến trên thị trường và kinh nghiệm của bản thân.

Phương pháp xử lý thông tin. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích định lượng. Luận án cũng sẽ cố gắng tóm ra các mối quan hệ tương quan giữa các biến số được đề cập. Tuy nhiên, luận án sẽ tập trung vào phân tích định tính hơn là phân tích định lượng để phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế. Một cách nhìn nhận mới (cả tác động tiêu cực cũng như tích cực) đối với các rào cản phi thuế quan được khẳng định bởi một định nghĩa, một cách phân loại mới và mô hình phân tích tác động của các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế.

Luận án cũng làm rõ những điểm nổi bật trong hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với các mặt hàng chủ lực tại các thị trường chủ yếu của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Phân tích thực trạng hiện nay và xu hướng trong tương lai sẽ làm sáng tỏ những vấn đề cần được cải thiện trong năng lực của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước khi đối đầu với các rào cản phi thuế quan. Luận án cũng định vị

chính xác hơn sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan, các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế và các sinh viên thuộc chuyên ngành này.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN


Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được kết cấu theo ba (03) chương như

sau:


tế


Chương 1: Những vấn đề lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc


Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam


Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp vượt rào cản phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. 1 Khái niệm và nội dung của hệ thống rào cản phi thuế quan


1.1.1 Khái niệm

Rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers, NTB)


Khái niệm rào cản trong ngôn ngữ thường ngày được hiểu là tất cả những gì gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động tiếp cận một đối tượng nào đó. Trong lĩnh vực kinh tế, người ta nói đến các rào cản thương mại như thuế quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật (còn gọi là hàng rào hay rào cản kỹ thuật), rào cản pháp lý (những quy định của luật pháp hạn chế hoạt động thương mại)…Đây là những rào cản do nhà nước đặt ra với mục đích bảo hộ kinh tế trong nước và thường được nhìn nhận như là các bộ phận hay công cụ trong chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia.

Kết quả các vòng đàm phán thương mại đa phương và song phương trong khuôn khổ của WTO và trước đây là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) về mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại đã chỉ ra rằng: rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT) xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi. Chẳng hạn, có biện pháp được áp dụng ngay tại biên giới và có biện pháp áp dụng bên trong biên giới; có biện pháp thuế quan và phi thuế quan; có biện pháp môi trường và biện pháp vệ sinh dịch tễ; có biện pháp tự vệ đặc biệt và có biện pháp mang tính tạm thời; có biện pháp chung nhưng cũng có biện pháp mang tính chuyên ngành; có những biện pháp trực tiếp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và cũng có biện pháp gián tiếp như đầu tư liên quan đến thương mại. Chính vì tính đa dạng và phức tạp của các rào cản trong TMQT đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu không chỉ bản chất và thực tiễn áp dụng chúng mà phải nắm rõ được vai trò và mục tiêu của các quốc gia khi xây dựng và áp dụng chúng.

Trong TMQT, rào cản nói chung được chia làm hai loại: rào cản thuế quan (Tariff Barriers - TB) và rào cản phi thuế quan (Non-Tariff Barriers -NTB)....Rào cản thuế quan là biện pháp mà WTO cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch

trình cắt giảm. Trong khi đó rào cản phi thuế quan thì các nước đều cố gắng duy trì nhằm bảo hộ sản xuất cũng như người tiêu dùng nội địa [12].

Vì NTB rất phức tạp và nhiều loại nên rất khó để đưa ra một định nghĩa rõ ràng và chặt chẽ. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về rào cản phi thuế quan, và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia, và các tổ chức quốc tế. Về mặt lý thuyết, rào cản phi thuế quan là các rào cản ngoài thuế làm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hoá quốc tế (trade flow). Trong thời gian gần đây, càng ngày phạm vi của các hàng rào phi thuế quan càng được mở rộng. Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu một số định nghĩa để có thể làm rõ hơn bản chất của rào cản phi thuế quan.

Các từ điển kinh tế định nghĩa rào cản phi thuế quan như là các chính sách ngoài thuế của chính phủ để hạn chế nhập khẩu thông qua việc phân biệt hàng nước ngoài và hàng nội địa. Những rào cản phi thuế quan điển hình là hạn chế nhập khẩu và hạn chế định lượng, các chính sách để bảo vệ và khuyến khích các ngành công nghiệp nội địa, hỗ trợ tài chính và giảm thuế cho xuất khẩu, và chống bán phá giá.

Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Baldwin (1970) đưa ra một định nghĩa về rào cản phi thuế quan:

Một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng thực sự của thế giới [45].

Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) lại mô tả các rào cản phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995).

Một cách tổng quát hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: "Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu" [15] . Cách đề cập này chủ yếu dựa trên

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí