Như vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản đã đạt được những thành công tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả thu được hiện nay vẫn còn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của cả hai phía. Ngoài những nét khái quát trên, xin đưa ra một vài nhận xét bước đầu về tình hình thực hiện các chiến lược chủ yếu của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam:
Thứ nhất, về chiến lược mạng lưới hóa:
Có thể nói chiến lược mạng lưới hóa của TNCs Nhật Bản đã bước đầu được triển khai tại Việt Nam. Các công ty chi nhánh của Nhật Bản với những dự án đầu tư mới đã có mặt trên khắp các tỉnh thành nước ta (như đã phân tích trong cơ cấu FDI Nhật Bản theo địa phương). Mặc dù, thực sự các TNCs lớn của Nhật Bản như Honda, Canon, Mitsubishi… mới chỉ thành lập các chi nhánh chủ yếu tại các khu công nghiệp cũng như những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi, nhưng đây vẫn là những dấu hiệu rất đáng mừng trong công cuộc thu hút FDI Nhật Bản của Việt Nam. Ví dụ như tại khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản số 1 do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư, sau 5 năm thành lập đã thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong các tên tuổi này không chỉ có Tập đoàn Canon với dự án sản xuất máy in laser có quy mô lớn nhất thế giới mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản khác như Tenma, Sanyo, Toyo Ink, Mitsuwa, Yamato Industries, Nichirin Electronics, Hayakawa, Tabuchi hoặc đang sản xuất các chi tiết, linh kiện cho chính Tập đoàn Canon hoặc đang cung cấp những linh kiện, phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Việt Nam và khu vực.
Thứ hai, về chiến lược đa dạng hóa kinh doanh:
Nếu như trên thế giới, TNCs Nhật tiến hành đa dạng hóa theo chiều ngang, chiều dọc và hỗn hợp, thì ở Việt Nam, TNCs Nhật lại chủ yếu chỉ dùng liên kết ngang, tức là đa dạng hóa các mặt hàng trên cơ sở một lĩnh vực chủ chốt mà họ có thế mạnh. Như công ty Toyota Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam mà còn là doanh nghiệp sản xuất ô tô duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô. Ngay từ năm 2004, với việc khai trương
Trung tâm xuất khẩu Toyota, Toyota Việt Nam đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga. Hiện nay các sản phẩm này được xuất sang những nước nằm trong dự án IMV toàn cầu của Toyota. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của Toyota Việt Nam đạt trung bình 20 triệu USD. Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu của hãng sẽ đạt gần 30 triệu USD trong năm 2009.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Chi Nhánh Tncs Nhật Bản Trên Toàn Thế Giới (1990-2000)
- Số Lượng Tncs Nhật Bản Tham Gia M&a (1990 - 2004) 22
- Chi Phí Cho Hoạt Động R&d Của Tncs Nhật Bản Tại Nước Ngoài Phân Theo Khu Vực Địa Lý (1995-2002) 28
- Một Số Gợi Ý Đối Sách Đối Với Việt Nam Nhằm Tăng Cường Thu Hút Đầu Tư Của Tncs Nhật Bản
- Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 11
- Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Thứ ba, chiến lược tăng cường sáp nhập:
Thực sự chiến lược tăng cường sáp nhập chưa được triển khai tại Việt Nam. Vụ mua lại và sáp nhập đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này của TNCs Nhật Bản là vụ công ty bảo hiểm Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG. Có thể dễ hiểu điều này vì các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ lớn mạnh và hấp dẫn đối với những nhà đầu tư Nhật Bản và còn gặp một vài vướng mắc trong vấn đề hành chính. Để tiến hành mua lại và sáp nhập thì đòi hỏi công ty bị mua phải có một hệ thống sản xuất, phân phối cũng như những giá trị thương hiệu nổi bật, có lẽ điều này ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém. Do đó, khi xét về chi phí thì TNCs Nhật Bản quyết định đầu tư mới sẽ tối ưu hơn so với M&A.
Thứ tư, chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất
Các TNC Nhật Bản là những doanh nghiệp rất giỏi trong việc dẫn đầu thị trường Việt Nam, có lẽ bởi họ đã biết cách thâm nhập và hòa nhập với môi trường của nước chủ nhà. Có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công nhờ đánh giá đúng và tôn trọng vai trò của chiến lược địa phương hóa. Một ví dụ tiêu biểu là doanh nghiệp VinaAcecook. Có lẽ cái tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp cũng đã cho thấy sự tôn trọng của họ về Việt Nam và văn hóa ẩm thực của đất nước mà họ đặt nhà máy sản xuất từ năm 1993, khi mà gói mì ăn liền chưa thực sự là một thực phẩm phổ biến như ngày nay. Ngay từ khi mới bước chân vào Việt Nam, Acecook – tập đoàn kinh doanh mì ăn liền đứng thứ tư Nhật Bản, đã áp dụng một phương châm hành xử theo hướng một công ty xuyên quốc gia cần phải luôn thích ứng với nhu cầu của cư dân bản địa. Với tâm niệm, văn hóa ẩm thực Việt Nam rất phong phú,
nên họ có riêng một phòng ban chuyên đi tất cả các tỉnh để thưởng thức món ăn, thu thập những đặc sản và bí quyết được lưu truyền trong dân gian. Bên cạnh những sản phẩm mang khẩu vị nước ngoài như mì Kim chi, mì Lẩu thái, mì Hoành thánh,.. luôn có phở, miến và bún của Việt Nam. Quyết tâm đạt được yếu tố thuần Việt càng thể hiện rõ khi những cái tên đầu tiên mà hãng sử dụng cho sản phẩm có vẻ “hướng ngoại” như Modern, Good… đã dần được “Việt hóa” bằng những tên gọi gần gũi hơn như Hảo hảo, Số Zách, Đệ nhất…
2. Những tác động từ hoạt động của TNCs Nhật Bản tới Việt Nam:
2.1. Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. FDI do ưu thế nổi trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, TNCs tự nguyện đầu tư và đằng sau vốn là thiết bị và công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp như Việt Nam.
Chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hơn 15 năm qua, Nhật Bản luôn đứng trong hàng ngũ 10 nước có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất. Quan trọng hơn, các dự án đầu tư của Nhật lại luôn tỷ lệ vốn thực hiện rất cao, khoảng trên 70%.
Nhờ có nguồn vốn đầu tư của Nhật, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và vốn nhàn rỗi của nhân dân theo hiệu ứng dây chuyền, có thể được khơi dậy để đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa hoặc để phát triển các lĩnh vực sản xuất – dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc của người tiêu dùng nước ngoài. Hơn nữa, với sự hiện diện của nguồn vốn này, nhà nước có thể chủ động hơn trong việc bố trí
lại cơ cấu đầu tư, giành nhiều vốn ngân sách cho đâu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư không gây nợ. Việc xem xét và thông qua một dự án đầu tư đòi hỏi rất công phu cả từ hai phía để tránh cho hai bên những thiệt hại không đáng có và do đó, nó là những chương trình đầu tư thường được cân nhắc kỹ lưỡng và khi đã quyết định đầu tư thì không phải lúc nào muốn là có thể rút ra ngay được. Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Với ý nghĩa to lớn của đầu tư trực tiếp trong việc cung cấp nguồn vốn, TNCs Nhật Bản hỗ trợ tích cực cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa và chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cho Việt Nam. Nói cách khác, nguồn vốn của TNCs Nhật Bản là nguồn bổ sung vốn quan trọng, tích cực, không gây nợ và có lợi nhất, xét cả về ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Giải quyết công ăn việc làm và phát triển nguồn lao động
Các dự án đầu tư Nhật Bản đã góp phần tạo việc làm, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và tăng thu nhập cho người dân Việt Nam. Trước hết, cần phải nói rằng sự phát triển những ngành sản xuất mới đã tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân Việt Nam. Tính đến tháng 6/2006, có khoảng gần 1300 doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Việt Nam, trong đó có khoảng trên 30 TNCs lớn hàng đầu Nhật Bản có dự án đầu tư rất lớn tại Việt Nam, các doanh nghiệp có FDI Nhật Bản cũng tạo được hơn 85.056 việc làm, góp phần làm dịu bớt mâu thuẫn giữa lực lượng lao động đông đảo với nhu cầu lao động ở Việt Nam đồng thời đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh vai trò tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI còn tạo ra việc làm gián tiếp với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng việc làm trực tiếp mà nó tạo ra. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thường tạo ra nhiều việc làm gián tiếp. Theo ngân hàng thế giới thì 1 lao động trực tiếp ở khu vực FDI tạo việc làm cho 2-3 lao động gián tiếp theo sau.
Điều kiện lao động trong các hoạt động của TNCs cũng rất tốt. Điều này được phản ánh trong trang thiết bị lao động hiện đại, đảm bảo lao động tốt và người lao động có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ phát triển của khoa học công nghệ thế giới. Mặt khác, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp Nhật bản thường cao nên họ có thể tái sản xuất sức lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng sống.
TNCs Nhật Bản cũng thực hiện nhiều chương trình đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý và công nhân. Các chương trình đào tạo được thực hiện rất đa dạng: đào tạo tại chỗ, gửi học viên sang các công ty chi nhánh ở nước ngoài hoặc một số trường đại học của TNCs. Ngoài ra, trước sức ép chất lượng lao động, nhu cầu tuyển việc làm và thu nhập, điều kiện lao động hấp dẫn đã kích thích một cách gián tiếp cho việc cải cách giáo dục và cũng là động lực mạnh mẽ cho việc tích cực học tập của giới trẻ hiện nay.
2.3. Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển khoa học công nghệ
Thông qua chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.. TNCs Nhật Bản đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới mà trước kia Việt Nam chưa có, mặc dù sự hiện diện của TNCs là để khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động rẻ của Việt Nam theo yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất – kinh doanh trên quy mô toàn cầu của chúng. Cũng vì thế, công nghệ mà TNCs Nhật Bản chuyển giao tuy không phải là công nghệ hiện đại nhất của họ nhưng đối với Việt Nam, thậm chí đối với các nền kinh tế trong khu vực, đây vẫn là những công nghệ tiên tiến. Công nghệ được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử… là các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… đã tương đối đồng bộ, thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu vực. Điều quan trọng hơn là, những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải
đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt. Mặt khác, các dự án FDI từ Nhật Bản đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhưng ngành mới và công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực như : khai thác dầu khí, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy, bưu chính viễn thông… Nếu như trong những năm đầu các TNCs Nhật Bản hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, dầu khí.. thì từ năm 2000 trở đi, các TNCs tập trung tới 2/3 vào khu vực sản xuất vật chất, nhất là ngành công nghiệp chế tạo. Đồng thời sự phân bố đầu tư theo các vùng đã tạo ra những nguồn doanh thu và hệ thống các cơ sở vật chất làm giảm dần sự phát triển chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.
2.4. Bước đầu thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn, các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe... thường không được kể là công nghiệp phụ trợ vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe...
Ngoài hiệu quả tạo vốn cho nền kinh tế, thu hút lao động dư thừa, các TNCs Nhật Bản còn góp phần lớn vào việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phát triển. Như đã phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, các TNCs Nhật Bản chủ yếu đầu tư trong các ngành công nghiệp chế tạo, như các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, điện tử… nên khi một lượng lớn các doanh nghiệp FDI này tham gia hoạt động tại Việt Nam, sẽ xuất hiện nhu cầu tất yếu đối với các nguyên liệu, linh kiện phụ trợ đầu vào. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ra đời trong các ngành
công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh. Sự liên kết (linkage) này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty công nghiệp phụ trợ phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập.
Tuy nhiên, trước làn sóng đầu tư mới của các nhà đầu tư Nhật Bản, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn chưa phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp nguyên liệu, phụ tùng. Ở Việt Nam cho đến nay, sản phẩm công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ khu vực kinh tế nhà nước. Một bộ phận khác, phần lớn là những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp do các hộ kinh doanh cá thể sản xuất nên gặp khó khăn về vốn, công nghệ. Kết quả điều tra của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đầu năm 2006 cho thấy, ngay cả những địa bàn tập trung các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản với các dự án lớn của TNCs hàng đầu như Toyota, Honda, Suzuki, Canon… do tình hình hoạt động kém hiệu quả của các doang nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm nhưng rất khó tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy.
Theo báo cáo tháng 6 / 2006 của VDF, các nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn chậm phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam mới chỉ đạt 22,6% vào năm 2003, trong khi ở Malaixia và Thái Lan tỷ lệ này là 45% hoặc cao hơn. Còn theo một kết quả khảo sát ở các doanh nghiệp điện tử trong cả nước cho thấy: Công ty Fujitsu Việt Nam – một doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng nửa tỷ USD – phải nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu từ nước ngoài; Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam; Công ty Canon, mặc dù đã đầu tư gần 300 triệu USD xây dựng các nhà máy in rất lớn ở Hà Nội và Bắc Ninh, nhưng cũng chỉ
tìm được 1 nhà máy cung cấp linh kiện Việt Nam, hơn 30 nhà cung cấp phụ tùng khác cho Canon là các doanh nghiệp 100% vốn FDI.
Các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp. Đôi khi, họ phải tìm các nhà cung cấp tiềm năng thông qua niên giám điện thoại hoặc dựa vào các mối quan hệ cá nhân của nhân viên, nhưng tiếp cận hàng trăm đơn vị mới tìm được một nhà cung cấp đạt yêu cầu. Công nghiệp phụ trợ mặc dù được coi là nền tảng cấu thành môi trường thu hút FDI, nhưng hiện mới đang ở vạch xuất phát. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp lại phân tán, chia sẻ theo các hướng khác nhau. Nguyên nhân của những yếu kém kể trên là do các nhà cung cấp Việt Nam chưa năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng. Trên thực tế, luôn tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp nước ngoài so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, làn sóng đầu tư của các TNCs Nhật Bản vào Việt Nam đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước phát huy thế mạnh để trở thành những nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ trong ngành công nghiệp chế tạo, tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về giá cả và sản phẩm theo đúng như mong muốn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, để có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam tương xứng với tiềm năng thì còn rất nhiều vấn để cần được giải quyết.
2.5. Góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác tới Việt Nam
Sự hiện diện của các TNCs Nhật Bản là một minh chứng cụ thể giúp “đánh bóng” hơn nữa môi trường đầu tư tại Việt Nam. Những nhà đầu tư lớn của Nhật Bản như Canon, Toyota không chỉ sản xuất cho riêng mình, họ còn là một “lực hấp dẫn” trực tiếp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao của Việt Nam, góp phần quảng bá “điểm đến” Việt Nam. Canon đã tích cực triển khai và mở rộng số lượng các nhà cung cấp nội địa bằng cách hỗ trợ kỹ thuật và khai thác các nhà cung cấp mới. Hiện nay số lượng