Hình 4 biểu diễn rõ hơn về mức tăng trưởng chi nhánh của TNCs Nhật Bản trong chiến lược mở rộng mạng lưới của mình: Tuy có một vài năm số lượng chi nhánh của TNCs Nhật Bản giảm sút, nhưng nhìn chung trong chiến lược mạng lưới hóa, TNCs Nhật Bản đã không ngừng mở rộng, gia tăng các cơ sở của mình trên khắp thế giới. Số lượng chi nhánh của TNCs tăng gần gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2002. Nếu như năm 1990 mới chỉ có 7986 chi nhánh thì đến năm 2002 đã có 13322 chi nhánh. Đặc biệt, năm 2000 số chi nhánh Nhật Bản tăng cao nhất với 14991 chi nhánh.
Hình 4. Số lượng chi nhánh TNCs Nhật Bản trên toàn thế giới (1990-2000)
13939
14991
13939
13322
12657
13166
12476
11448
10005
10416
7986 8505
7108
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
2002
2001
2000
1999
1998
1997
1996
1995
1994
1993
1992
1991
1990
0
Có thể lấy ra đây một ví dụ tiêu biểu về tập đoàn Toyota. Đây là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô. Tính đến năm 2006, Toyota là TNC lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau General Electric của Mỹ và British Petroleum Company Plc của Anh (tham khảo bảng 2). Toyota được thành lập năm 1937 như một lợi ích phụ của nhà máy sản xuất khung cửi tự động Toyoda, một trong số những nhà máy dệt vải hàng đầu thế giới. Trong quá khứ, Toyota chỉ giới hạn hoạt động của mình tại Nhật. Nhưng tính tới tháng sáu năm 2006, Toyota đã có
52 công ty sản xuất ở nước ngoài tại 27 quốc gia bên ngoài Nhật Bản; với thị trường tiêu thụ xe tại hơn 170 quốc gia / vùng lãnh thổ13 và số lượng công ty chi nhánh lên tới 522 công ty14.
Bảng 2. TNCs của Nhật trong top 100 TNCs đứng đầu xếp theo lượng tài sản tại nước ngoài năm 200615
(không tính các TNCs trong lĩnh vực tài chính)
Xếp hạng | Tài sản | Số lượng nhân công | |
Toyota Motor Corporation | 3 | 164 627 | 113 967 |
Honda Motor Co Ltd | 18 | 76 264 | 148 544 |
Nissan Motor Co Ltd | 27 | 61 398 | 93 935 |
Mitsui & Co Ltd | 34 | 50 678 | 39 792 |
Mitsubishi Motors Corporation | 35 | 48 328 | 19 048 |
Sony Corporation | 40 | 40 925 | 103 900 |
Hitachi Ltd | 72 | 23 905 | 122 196 |
Marubeni Corporation | 73 | 23 788 | 12 188 |
Matsushita Electric Industrial Co., Ltd. | 96 | 19 043 | 183 227 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hình Thành Và Đặc Trưng Của Tncs Nhật Bản
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Chiến Lược Hoạt Động Của Tncs Nhật Bản
- Các Chiến Lược Hoạt Động Chủ Yếu Của Tncs Nhật Bản Từ Những Năm 90 Trở Lại Đây
- Số Lượng Tncs Nhật Bản Tham Gia M&a (1990 - 2004) 22
- Chi Phí Cho Hoạt Động R&d Của Tncs Nhật Bản Tại Nước Ngoài Phân Theo Khu Vực Địa Lý (1995-2002) 28
- Những Tác Động Từ Hoạt Động Của Tncs Nhật Bản Tới Việt Nam:
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Ngoài những thành công trong chiến lược mở rộng mạng lưới, xâm nhập và nắm giữ thị trường quốc tế, hầu hết TNCs Nhật Bản đều tiến hành song song một chiến lược khác để giảm thiểu những rủi ro cho các hoạt động của mình, đó là chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh.
13 http://www.toyoland.com/toyota/plants.html
14 http://www.toyota.co.jp/en/about_toyota/overview/index.html
15 UNTAD, “World Investment Report 2008”, FDI Country profiles : Japan, tr3
2. Chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh
2.1. Mục đích thực hiện
Có thể nói rằng, khi thương mại hội nhập với kinh tế khu vực, nhiều TNC đã nhận thấy kinh doanh đa ngành hàng mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro nên đã đi theo hướng này. Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có thể tránh được sức ép cạnh tranh.
Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúp TNCs điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách và giảm mặt hàng đang “đội chợ”, sẽ luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh số của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ xảy ra đối với các ngành khác nhau và với các thị trường khác nhau.
Ngoài việc tránh rủi ro, TNCs tiến hành đa dạng hóa kinh doanh còn nhằm mục đích tận dụng những nguồn lực chưa sử dụng hết và để theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và khoa học công nghệ.
2.2. Nội dung
Không phải bắt đầu thập niên 90 thì các TNCs Nhật mới bắt đầu thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mà thực chất, hoạt động đa dạng hóa kinh doanh là một trong những chiến lược hàng đầu của những công ty lớn, một khi họ đã tạo dựng được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mình.
Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh mà các TNCs Nhật Bản thực hiện thông thường tiến hành theo một trong ba phương thức sau:
Một là, các TNC liên kết với nhau theo chiều ngang, dưới hình thức concern, tức là thông qua các quan hệ hợp tác cùng sử dụng bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu và phát triển R&D, kinh doanh và hệ thống tài chính, tín dụng… tập trung một tỷ trọng lớn sức sản xuất của một ngành bằng những mối liên hệ gắn bó nội tại của về kinh tế và kỹ thuật để hình thành ra các công ty quốc tế khổng lồ. Mô hình
concern không hình thành pháp nhân riêng, tính pháp lý của nó thể hiện ở tư cách pháp nhân độc lập của công ty thành viên. Dù vậy, mối quan hệ bền vững của các hình thức tổ chức này được thiết lập trong sự kiên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau, thậm chí là cả với các thành viên chính phủ, dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế (thông qua các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, các khoản tài trợ…)
Hai là, liên kết theo chiều dọc, được hiểu là quá trình các công ty lớn thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, nhưng những ngành này có mối quan hệ với ngành hiện đang kinh doanh của công ty như những bước trung gian của sản xuất và lưu thông. Những năm gần đây, hình thức này xuất hiện dưới hình thức đa dạng hóa, tức là sự liên kết giữa các công ty ở những ngành sản xuất khác nhau, không có mối liên hệ trực tiếp với ngành sản xuất chính của hãng để hình thành các công ty lớn kinh doanh trên quy mô quốc tế.
Ba là, liên kết conglomerate, đây là kết quả phát triển cao hơn của liên kết theo chiều dọc, chúng tiến vào các ngành công nghiệp tăng trưởng mới, không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ban đầu. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là tài chính, điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, thương mại, công ty bảo hiểm…. Conglomerate với cơ cấu điều hành kiểu mạng lưới, trực tiếp từ trung tâm tới cơ sở tác nghiệp, đồng thời gián tiếp kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh, qua sự giao động giá cả cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Mức độ kiểm soát của công ty mẹ đối với các công ty chi nhánh phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nó trong các chi nhánh đó.
Sự đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh của TNCs Nhật Bản được thể hiện rõ qua bảng 3. Có thể thấy, các chi nhánh của TNCs Nhật Bản tham gia vào tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, từ nông lâm ngư nghiệp đến vận tải, truyền thông, từ sản xuất kinh doanh các máy móc chính xác đến chế biến đồ uống, thực phẩm… Trong các lĩnh vực này đều chứng kiến sự gia tăng không ngừng về số lượng của các chi nhánh, điều này làm cho cơ cấu hoạt động của TNCs trở nên đa ngành đa
nghề, đồng thời cũng làm tăng thêm sức cạnh tranh, thúc đẩy các công ty ngày càng phát triển.
Bảng 3. Số lượng chi nhánh nước ngoài của TNCs Nhật Bản phân theo ngành nghề hoạt động (1988 - 2002)16
1988 | 1989 | 1990- 1995 (TB năm) | 1996-2000 (TB năm) | 2001 | 2002 | |
Tổng | 7544 | 6362 | 9244 | 13554 | 12476 | 13322 |
Công nghiệp khai thác | 189 | 174 | 212 | 286 | 220 | 241 |
Nông lâm ngư nghiệp | 91 | 78 | 99 | 138 | 101 | 116 |
Khai khoáng và dầu khí | 98 | 96 | 113 | 147 | 119 | 125 |
Công nghiệp chế tạo | 3243 | 2646 | 4230 | 6760 | 6522 | 6918 |
Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá | 181 | 148 | 232 | 353 | 365 | 351 |
Vải, quần áo và thuộc da | 200 | 140 | 290 | 534 | 383 | 403 |
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ | 71 | 58 | 70 | 121 | 107 | 124 |
Than đá, dầu mỏ và năng lượng hạt nhân | 13 | 8 | 24 | 32 | 33 | 27 |
Hóa học và các sản phẩm hóa học | 412 | 294 | 563 | 918 | 966 | 1010 |
Các sản phẩm phi kim | … | … | …. | 195 | 163 | 182 |
Kim loại và các sản phẩm kim loại | 223 | 205 | 294 | 385 | 245 | 207 |
Máy móc và thiết bị | 309 | 258 | 413 | 709 | 656 | 665 |
Điện và thiết bị điện | 816 | 670 | 1041 | 1595 | 1472 | 1612 |
Máy móc chính xác | 141 | 114 | 138 | 221 | 216 | 239 |
Thiết bị giao thông vận tải | 386 | 319 | 520 | 936 | 1071 | 1127 |
Những ngành chế tạo khác | 491 | 433 | 646 | 917 | 845 | 971 |
Dịch vụ | 4112 | 3542 | 4802 | 6509 | … | 6163 |
Xây dựng | 262 | 193 | 269 | 359 | 259 | 252 |
Thương mại | 2409 | 1998 | 2542 | 3291 | 3306 | 3484 |
Vận tải, kho bãi và truyền thông | … | … | … | … | 850 | 994 |
Hoạt động kinh doanh | 405 | 382 | 702 | 1232 | 600 | 733 |
Các dịch vụ khác | 1036 | 969 | 1284 | 1626 | 719 | 700 |
16 Nguồn: UNCTAD: FDI Country Profiles: Japan
Hoa Kỳ Nhật Bản
100%
80%
60%
40%
20%
0%
1990 1995 2000 2002
100%
80%
60%
40%
20%
0%
3.70%
41.4%
3.20% 2.50%
37.4%
35.0%
2.60%
35.0
5
%
59.4% 62.5% 62.4
%
4.9
%
2.4% 2.3% 1.9% 1.8%
4
5
2.7
0.3
9.8
1.9
%
5
% 4
% 5
%
4.9
7.4
8.3
6.3
%
4
% 4
% 4
%
Ngành khai thác
Ngành chế tạo
Ngành dịch vụ
1990 1995 2000 2002
Hình 5. Tỷ lệ số chi nhánh nước ngoài của TNCs Hoa Kỳ và TNCs Nhật Bản phân theo ngành (1990 - 2002)17
Chiến lược đa dạng hóa không chỉ là chiến lược riêng của TNCs Nhật Bản mà chiến lược này cũng được rất nhiều TNCs trên thế giới áp dụng, chẳng hạn như TNCs Hoa Kỳ. So về cách thức triển khai và biểu hiện của chiến lược thì TNCs Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng so với TNCs Hoa Kỳ. Cả TNCs Hoa Kỳ và TNCs Nhật Bản đều có số lượng công ty con hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng của ngành dịch vụ của TNCs Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990 – 2002 luôn đạt trên 54% trong tổng cơ cấu, còn của TNCs Nhật Bản luôn chiếm trên 46%. Ở ngành chế tạo thì con số này tương ứng là TNCs Hoa Kỳ trên 35% và TNCs Nhật Bản trên 42%. Ngành công nghiệp khai thác ở cả hai quốc gia đều chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể, dưới 4% với TNCs Hoa Kỳ và dưới 3% với TNCs Nhật Bản (xem chi tiết hình 5). Trong đó, khác với TNCs Hoa Kỳ có xu hướng tăng dần cơ cấu ngành dịch vụ, TNCs Nhật Bản vẫn kiên trì chú trọng vào nhóm ngành công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng ngành dịch vụ của TNCs Hoa Kỳ trong năm 1990 là 54.9% thì đến năm 2002 đã tăng thành 64.2%, còn ngành chế tạo của TNCs Nhật Bản tăng từ 42.7% năm 1990 lên thành 51.9% năm 2002, chiếm
17 UNCTAD, World Investment Report 2008, FDI country profiles: Japan, United States
hơn một nửa tổng cơ cấu. Đây chính là đặc điểm phân biệt giữa TNCs Nhật Bản và TNCs Âu – Mỹ.
Một trong những TNC Nhật Bản đã tiến hành thành công chiến lược đa dạng hóa là tập đoàn Mitsubishi. Mitsubishi được thành lập năm 1870 như một hãng tàu. Ngày nay, tập đoàn khổng lồ này có hàng trăm công ty con, một vài công ty trong số đó không mang thương hiệu Mitsubishi. Theo Mitsubishi thì các công ty đó hoạt động độc lập nhưng họ sẽ hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung.
Hai trong số các công ty đó, Mitsubishi Electric và Mitsubishi Motors nằm trong top 500 thương hiệu lớn nhất toàn cầu 2008 theo bình chọn của Fortune18. Mitsubishi Motors là tập đoàn nắm quyền điều hành, với hơn 30.000 nhân viên, 50 chi nhánh và sản phẩm được tiêu thụ trên 160 quốc gia19
Ngày nay, lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn đã mở rộng ra gần 30 lĩnh vực chính, từ các ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, hóa dầu đến vận tải, xây dựng; từ các ngành tài chính như bảo hiểm, ngân hàng đến cả dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, dịch vụ tư vấn việc làm…. Có thể nói, đây là một trong những TNCs tên tuổi và thành công trong việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Nhật Bản. Bảng 4 miêu tả chi tiết các ngành nghề kinh doanh của tập đoàn Mitsubishi:
18 http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500/2008/
19 http://www.mitsucars.com/MMNA/jsp/company/index.do
Bảng 4. Các ngành nghề kinh doanh của tập đoàn Mitsubishi20
Các ngành nghề kinh doanh | Tên công ty lớn | |
1 | Bảo hiểm | Công ty TNHH hàng hải và bảo hiểm Tokyo |
2 | Bất động sản | Công ty TNHH dịch vụ bất động sản Mitsubishi |
3 | Các tổ chức | Ủy ban công chúng Mitsubishi |
4 | Chăm sóc người cao tuổi | Công ty cổ phần Dịch vụ điện máy Mitsubishi |
5 | Dệt may | Công ty TNHH sợi tơ nhân tạo Mitsubishi |
6 | Dịch vụ | Công ty cổ phần liên kết con người |
7 | Dịch vụ việc làm | Công ty TNHH dịch vụ việc làm Mitsubishi UFJ |
8 | Điện máy | Công ty Cáp công nghiệp Mitsubishi |
9 | Du lịch và giải trí | Công ty TNHH Golden Sado |
10 | Giấy và bột giấy | Công ty TNHH buôn bán giấy Mitsubishi |
11 | Hóa chất | Công ty hóa chất ga Mitsubishi |
12 | Khách sạn | CÔng ty TNHH Golden Sado |
13 | Khai khoáng | Công ty TNHH công nghiệp vôi Ryoko |
14 | Kho và giao thông vận tải | Công ty cổ phần dịch vụ Logistics Mitsubishi |
15 | Kim loại không chứa sắt | Liên hợp cáp Mitsubishi. |
16 | Máy chính xác | Công ty TNHH máy phân tích hóa học Mitsubishi |
17 | Máy móc thiết bị | Công ty TNHH kỹ sư môi trường Kakoki |
18 | Môi trường | Công ty TNHH kỹ sư môi trường Kakoki |
19 | Ngân hàng và chứng khoán | Ngân hàng UFJ của Tokyo-Mitsubishi |
20 | Sản phẩm cao su, gốm sứ | Công ty TNHH công nghiệp vôi Ryoko |
21 | Sản phẩm kim loại | Công ty cổ phần kim loại một |
22 | Sản phẩm thép | Công ty TNHH Thép Mitsubishi |
23 | Tài nguyên và năng lượng | Công ty cổ phần dầu Nippon |
24 | Thông tin và truyền thông | Công ty cổ phần thông tin Biên giới |
25 | Thực phẩm | Công ty TNHH đường Dai-Nippon Meiji |
26 | Thương mại | Công ty TNHH thương mại Kakoki |
27 | Trang thiết bị giao thông vận tải | Công ty cổ phần xe máy Mitsubishi |
28 | Tư vấn và nghiên cứu | Công ty TNHH máy tự động Mitsubishi |
29 | Xây dựng | Công ty TNHH xây dựng P.S. Mitsubishi |
20 Tổng hợp từ http://www.mitsubishi.com/php/users/category_search.php?lang=1