Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 17

Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Nhiều thành ngữ, ca dao còn được Nguyễn Duy chỉnh sửa tài tình để biến thành sản phẩm thuộc sở hữu của nhà thơ. Câu ca dao:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

Khi vào thơ lục bát Nguyễn Duy vẫn giữ nguyên cái cốt nội dung nhưng hình thức thì đã thay đổi đôi chút. Thêm nữa, lại mang giá trị khẳng định sự bền vững của những giá trị cổ truyền:

Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

(Về làng)

Lục bát Đồng Đức Bốn cũng giàu chất liệu ca dao. Nhà thơ sử dụng nhiều thành ngữ trong thơ lục bát của mình. Hầu như bài lục bát nào của ông cũng có thành ngữ hoặc mang hơi hướng của một thành ngữ nào đó. Thể hiện niềm tin khát sống, Đồng Đức Bốn có những thành ngữ rất quê, rất Việt.

Tôi không thể chết được đâu Bởi tôi còn khúc sông sâu nợ đò

Cánh đồng đang lúc mưa to

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Tôi còn nợ những chiếc cò phiêu du

(Tôi không thể chết được đâu) Đọc thơ lục bát của ông, chúng ta luôn có cảm giác đang được tắm mình trong những bài ca dao mượt mà, nồng ấm, chứa đựng những tâm sự của một đời người nổi nênh. Những day dứt bâng khuâng của nhiều cung bậc cảm xúc đan xen lẫn nhau. Những câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cứ thoang thoảng, phảng phất khí vị của ca dao xưa. Đôi lúc, đọc thơ ông, chúng ta còn liên tưởng tới nhạc điệu của những bài dân ca. Đơn cử, đọc bài Hội Lim, chắc hẳn độc giả sẽ ấn tượng, liên tưởng tới những bài dân ca quan họ vùng Kinh Bắc. Nhạc điệu những bài dân ca như xe chỉ luồn kim, hoa thơm bướm

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 17

lượn…như đang hoà nhịp cùng những vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn đằm thắm, êm dịu:

Ở đây trên bến dưới thuyền

Hoa thơm bướm lượn đến nghiêng mái chèo

Câu từ trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thường gợi những hình ảnh quen thuộc thường gặp trong ca dao, dân ca cổ truyền. Lục bát Nguyễn Duy là con cò bay lả bay la, là hương đồng rập rờn trong mây, là con ốc con nghêu, câu hát à ơ…Lục bát Đồng Đức Bốn là tơ nhện giăng, là hoá đá bên sông, long đong thân cò…Hiện thực cuộc sống và cái hồn của những câu ca dao bình dân đã đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Nó cứ tự nhiên bật lên từ tận đáy sâu tâm hồn thi sĩ. Họ có thể làm thơ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không câu nệ, cầu kì, không sắp đặt sẵn lịch trình cho công việc sáng tác.

Ngôn ngữ và thế giới thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn in đậm dấu vết của những tâm hồn của những con người từng được tắm mát bởi những dòng sông quê hương, được chăn trâu đốt lửa trên những cánh đồng, được nuôi dưỡng bằng chất quê, lời ca, câu hát ngọt ngào, được sống trong những ân tình lắng sâu của làng quê. Mỗi câu, mỗi chữ trong những bài lục bát của họ đều được tinh cất từ những tinh tuý của chốn ruộng đồng.

2. GIỌNG ĐIỆU

Giọng điệu là sự hoà hợp giữa nội dung cảm xúc và hệ thống chất liệu, mà trước hết là hệ thống sắc thái ngữ điệu (43). Như thế, giọng điệu là sự hoà hợp, đan xen, thẩm thấu của nhiều yếu tố khác nhau trong cùng một thi phẩm. Trên cái nền chung của giọng điệu thơ ca dân tộc, giọng điệu mỗi nhà thơ khác nhau sẽ không bao giờ có sự trùng lặp. Thơ mỗi người sẽ có một giọng điệu khác nhau không ai giống ai.

Mỗi dân tộc sẽ có một hoặc một số giọng điệu thơ riêng. Dĩ nhiên, biểu hiện của mỗi điệu thơ là vô cùng phong phú, đa dạng. Để tìm điệu thơ của một dân tộc, người ta thường tìm hiểu thơ ca dân gian của dân tộc đó. Bởi bao giờ cũng vậy, thơ ca dân gian bắt nguồn từ thế giới tâm hồn và đời sống của

đại đa số những con người bình dân. Nó phản ánh khá chính xác, sâu sắc điệu cảm xúc, điệu tâm hồn của một dân tộc.

Thơ ca dân gian Việt Nam thường có hai dạng biểu hiện nổi bật hơn cả cho giọng điệu thơ ca dân tộc đó là giọng điệu than vãn và chòng ghẹo. Điều này, ta có thể thấy rõ qua hai mảng thơ ca dân gian lớn của dân tộc là mảng thơ ca than thân và thơ ca giao duyên, hài hước, châm biếm. Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và bước đầu có được sự nắm bắt đúng hai nguồn mạch trên, khái quát thành hai giọng điệu chủ đạo của thơ ca dân tộc là điệu than và điệu ghẹo.

Thơ ca dân gian của nhân dân ta chủ yếu được làm theo thể lục bát. Vì thế, thể lục bát thể hiện rất rõ hai điệu thơ cơ bản trên đây. Tìm hiểu giọng điệu thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, sẽ không có thể loại nào phù hợp hơn những bài lục bát của họ. Bởi đây cũng là thể thơ tập trung được thành tựu thơ trong cuộc đời sáng tác của họ. Đọc thơ lục bát của họ, ta thấy xuất hiện cả hai điệu thơ dân tộc là điệu than và điệu ghẹo. Tuy nhiên, Mỗi tác giả, ở mỗi thời kì sáng tác lại có một giọng điệu thơ được coi là chủ đạo, chính yếu.

Điệu than

Đều có âm hưởng của điệu than, nhưng nếu đem ra so sánh, ở thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, điệu than được sử dụng nhiều hơn và ở một cung bậc đậm đà hơn thơ lục bát Nguyễn Duy. Than ở đây, hiểu cụ thể là than vãn, than thở. Nó xuất phát từ những nỗi cám cảnh trong đời, những tâm sự buồn khó có thể giãi bày cùng ai, khó được thông hiểu, san sẻ. Đó là nỗi buồn về cuộc sống nhiều cơ cực, nhọc nhằn; nỗi đau về một tình duyên dang dở, nỗi lòng thương nhớ của một đứa con xa quê…Nói chung, là tiếng lòng bật lên từ nỗi buồn, niềm đau, sự xót xa. Những tâm sự ấy biểu hiện ra điệu than trong thơ thông qua kể lể, than vãn.

Đã thành một qui luật, kể lể bao giờ cũng là cơ sở dẫn đến than vãn. Người dân quê khi đã kêu khổ, đã than thở thì luôn có sự kể lể, giãi bày. Trong thơ ca cũng vậy, nếu chỉ than thở không thôi, tất sẽ rất nông, rất nhạt. Nhà thơ

Nguyễn Bính trước đây đã bắt được mạch tâm sự này trong đời sống thôn quê. Giọng than trong thơ thi sĩ chân quê giàu cảm xúc và thực sự có chiều sâu khi kết hợp được giữa kể lể với than vãn. Người chị trong Lỡ bước sang ngang khi than vãn đã kể lể về những sự tình ngang trái của đời mình:

Trời mưa ướt áo làm gì?

Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng Người ta pháo đỏ rượu hồng

Mà trên hồn chị một vòng hoa tang Để rồi lời than nghe thật xót xa, thổn thức:

Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã ngang sông đắm đò

Trong thơ Nguyễn Duy, lời than không đau đớn, da diết đến quặn lòng như lời than trong thơ Nguyễn Bính. Nhưng đó cũng là lời than vãn của một người quê mang nặng tâm sự. Kể và than trong thơ ông đã hoà quyện, đôi lúc khó có thể tách bạch.

Giá như ta chớ gặp em

Để không mắc nợ cái duyên Kì Cùng


Gian ngoài thông thống gian trong Suốt đời làm lụng sao không có gì


(Lạng Sơn, 1989)

(Về làng)

Đến thơ lục bát Đồng Đức Bốn, những đắng cay, cơ cực của cuộc đời đã ngấm sâu vào tâm hồn và cuộc đời chìm nổi của nhà thơ. Trong Đồng Đức Bốn tồn tại một nghịch lí: vừa yêu đời, vừa chán chường trước những biến động, những xoay vần của thời đại. Giọng thơ ông thường trầm buồn, day dứt, quặn xé lòng người. Nhà thơ thương cho chính cuộc đời nhiều biến động, gian nan của mình.

Đời tôi là một nghĩa trang Những mô đất cứ xếp hàng thành thơ

Đời tôi tan nát bơ vơ

Nhớ thương là đợi còn chờ là yêu

(Đời tôi)

Đồng Đức Bốn không hẳn là con người bi quan, yếm thế và thiếu niềm tin vào cuộc sống. Song nhiều lần, trong thơ lục bát, ông phải thốt lên những tiếng than thở đầy ngao ngán, buồn chán. Bởi nhà thơ là con người quê chính hiệu. Buồn ắt phải than thở. Than thở đã trở thành thói quen, thành cái “bệnh” từ lâu của những con người sống trong các ngõ xóm, sau luỹ tre làng Việt Nam.

Trước một tình duyên đã lỡ làng, chàng thi sĩ Đồng Đức Bốn vẫn ngơ ngác, mòn mỏi tới phiên chợ Đồng với mong muốn táo bạo: Cô gái kia bỏ chồng để theo thi sĩ. Nhà thơ đã kể lể, hồi tưởng về một ngày xưa đã xa:

Chợ đông nếu tới nghìn người Tìm em tôi vẫn như hồi còn xưa

Nhưng cuối cùng, nhà thơ cũng nhận ra sự đơn chiếc, bơ vơ, trơ trọi của mình. Cái mong ước còn lại chỉ còn trong vô vọng, là tiếng kêu đau, là lời than vang thấu tận cõi sâu đời người.

Mong sao cho chóng hết chiều Để ta nhận được cái yêu muộn màng

(Bao giờ tới phiên chợ Đồng) Với cuộc đời cơ cực, vất vả của mẹ, nhà thơ dành những câu thơ tràn đầy xúc cảm. Là lời yêu thương của đứa con dành cho mẹ. Nhà thơ thấy mình là một đứa con bất hiếu, chỉ biết thương, biết than mà đâu có giúp gì hơn để mẹ

bớt đi nỗi cô quạnh.

Bây giờ sắp về cõi không Thương mẹ ở phía cơn giông một mình

(Nhớ một dòng sông) Thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn mang giọng điệu than thở bắt nguồn từ trong ca dao dân gian, bắt nguồn từ những tâm tình thổn thức của

người dân lao động quê mùa. Điệu than trong thơ lục bát Nguyễn Duy có phần nhẹ nhàng hơn nhiều so với Nguyễn Bính trước đây và Đồng Đức Bốn sau này. Vốn là một nhà thơ chiến sĩ, chứng kiến nhiều cảnh đau lòng nhưng Nguyễn Duy ít than thở. Vì than thở đâu phải là giọng điệu phổ biến của thơ ca kháng chiến. Ngược lại, giọng điệu thơ lục bát Nguyễn Duy thường dí dỏm, tinh nghịch. Đồng Đức Bốn lại khác, ông là nhà thơ của cuộc sống đời thường. Ông cũng đã từng trải qua chiến tranh. Thế nhưng, về căn bản, cảm quan của ông vẫn chịu tác động nhiều hơn bởi hiện thực cuộc sống đời thường thời hiện đại. Nhà thơ bước vào cuộc sống mới với tư cách là một người quê thuần chất nên rất khó tránh khỏi những ngơ ngác, va vấp. Điệu than trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn bắt nguồn từ căn nguyên đó nên sâu sắc, đậm đà và phổ biến đến vậy.

Điệu ghẹo

Xưa, ghẹo trong thơ ca giao duyên thường thuần chất là ghẹo trong tình duyên, trong tình yêu lứa đôi. Nếu có vượt ra khỏi phạm vi này thì thường là không nhiều. Điệu than nghiêng về buồn chán, điệu ghẹo lại thiên về vui vẻ, hóm hỉnh, đùa cợt. Than và ghẹo là hai biểu hiện cơ bản của hai phương diện tất yếu trong tâm tình, cảm xúc của con người.

Nay, ghẹo trong thơ ca không chỉ dừng lại ở đùa vui, bông phèng trong tình duyên mà còn mở rộng ra ở nhiều phạm vi khác nhau của đời sống. Ngoài chiến trận, những anh lính cũng ghẹo nhau bằng những câu đùa vui hóm hỉnh. Cái ghẹo ấy dã được khắc hoạ lại trong thơ ca khá đặc sắc.

Đằng nớ vợ chưa Đằng nớ

Tớ còn chờ độc lập

(Nhớ- Hồng Nguyên) Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

(Tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) Chàng thi sĩ thơ tình Xuân Diệu lại ghẹo dí dỏm, khôn lanh:

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Tự cho mình không xứng là biển xanh, nhưng “anh” thật khôn khéo để em làm bò cát trắng, còn mình là sóng biếc. Có như vậy, “anh” mới được:

Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi

(Biển)

Giọng ghẹo trong thơ ca hiện đại đã phong phú, linh hoạt hơn rất nhiều. Trong thơ ca Việt nói chung, thơ lục bát nói riêng, điệu ghẹo vẫn như sợi chỉ xuyên suốt từ xưa đến nay. Điệu ghẹo trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là sự kế thừa, đổi mới trên cái nền ấy của thơ ca dân tộc. Nhìn nhận một cách khách quan, nếu như Đồng Đức Bốn trong thơ lục bát than nhiều hơn Nguyễn Duy thì ở phạm vi này, Nguyễn Duy lại ghẹo nhiều hơn Đồng Đức Bốn.

Ngay từ thuở còn học trò, bài thơ Trên sân trường còn xót lại của Nguyễn Duy đã mang âm hưởng của giọng ghẹo:

Đứa chơi đáo đứa nhảy vòng Tôi không chơi đáo vì không có tiền

Có tiền tôi cũng không chơi

Vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền

Nguyễn Duy cũng ghẹo trong tình yêu, giọng ghẹo khiến người ta liên tưởng tới cá tính của một anh chàng thông minh, lém lỉnh nơi xứ đồng.

Na ơi hãy mở mắt ra

Mà xem trăng thế mới là trăng suông

Nói na mở mắt, nhưng rồi chàng thi sĩ lại đưa ra lời đề nghị với cô gái, thật thà đấy nhưng khôn quá, lại không kém phần ý nhị kín đáo:

Chúng mình nhắm mắt đi em Cho na mở mắt ra xem chúng mình

(Mắt na)

Nhà thơ không chỉ dừng ở ghẹo trong tình duyên, ông còn ghẹo đời bằng cái chất giọng cá tính, tưng tửng, bụi bặm.

Đàn kêu tưng tửng từng tưng Con trâu xúc phạm sợi thừng cột trâu

…… …

Cái sang xúc phạm cái nghèo

Cái ngay xúc phạm cái khoèo bẩm sinh

(Xẩm ngọng)

Lục bát Nguyễn Duy ghẹo nhiều hơn than. Nhưng trong ghẹo, chúng ta vẫn nhận ra giọng than chất chứa sự xót xa, buồn thương sâu lắng. Đó mới chính là giọng điệu của một thi sĩ quê mùa đích thực. Trong vui luôn bao hàm cái buồn. Trong ngọt bùi có cả xót xa, cay đắng.

Trong lục bát Đồng Đức Bốn có ghẹo. Đó là cái ghẹo thấp thoáng từ trong những lời than. Cái ghẹo chứa đựng sự hoang mang, đau đời nhiều hơn là đùa vui hóm hỉnh. Ghẹo ở thơ Đồng Đức Bốn thường pha chút ít sự liều lĩnh, ngang tàng của con người qua nhiều thăng trầm, biến cố.

Cánh hoa sắc một lưỡi dao Vì yêu tôi cứ cầm vào như không

(Hoa dong riềng)

Đồng Đức Bốn ghẹo trong nỗi lòng của một người luôn đi tìm tình duyên cho mình mã vẫn dở dang, dang dở. Nhà thơ ghẹo rất gần với thơ ca giao duyên xưa.

Tẽn tò con sáo sang sông

Bờ bên này tưởng cũng không có gì Tẽn tò con sáo bay đi

Lại bờ bên ấy có gì cũng không

(Con sáo sang sông) Giọng ghẹo trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là giọng điệu của những con người quê. Trong giọng điệu ấy còn pha chút bụi bặm, lãng tử của những con người nghệ sĩ thời hiện đại khi đã từng qua nhiều lận đận của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023