Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Xây Dựng Văn Hoá Ứng Xử Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

Chương 3

BIỆN PHÁP XÂY DỰNGVĂN HÓA ỨNG XỬ

Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VIỆT YÊN,TỈNH BẮC GIANG


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu của đề tài: “Xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường THCS huyện Việt Yên” chính là tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng văn hoá ứng xử nhằm mục tiêu góp phần phát huy được thế mạnh, nội lực của các nhà trường, thúc đẩy các mặt tích cực của các thành viên và của tổ chức nhà trường. Qua đó, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và nhiệm vụ GD của các nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.Vì vậy, các biện pháp đề xuất cần bảo đảm tính mục tiêu.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tế cho thấy, có những biện pháp xây dựng phù hợp, phát huy hiệu quả ở địa phương này, đơn vị này nhưng lại không phù hợp ở địa phương khác, đơn vị khác; nếu áp dụng một cách máy móc đôi khi tác dụng ngược lại. Vì vậy muốn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của từng nhà trường trong huyện Việt Yên trên tất cả các phương diện như: tình hình đội ngũ, đặc điểm HS, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội từng địa phương...Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn mới có thể đề ra các biện pháp có giá trị áp dụng vào thực tiễn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp đề ra phải bảo đảm tính hiệu quả, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng quản lý trong việc xây dựng văn hoá ứng xử. Cụ thể là các biện pháp xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử cần tính toán trong điều kiện chi phí không nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được là cao nhất. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi quá trình xây dựng văn hoá ứng

xửcần phải có tính đồng bộ về biện pháp, nhưng về mặt thực thi cần xem xét những mặt, những khâu cần được ưu tiên; mặt khác cũng cần xác định một kế hoạch lâu dài, trong đó cần xác định các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu trước mắt để tập trung các nguồn lực và điều kiện phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể.

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - 9

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Để đề ra các biện pháp, người đề xuất cần đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi, tuy nhiên nếu biện pháp mang nặng tính lý thuyết, không phù hợp, không rõ ràng cụ thể hoặc xa rời thực tế, không đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực để triển khai áp dụng thì những đề xuất trở nên vô nghĩa, lãng phí.

3.2. Biện pháp quản lý xây dựng văn hoá ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Việt Yên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường

a.Mục đích của biện pháp:

Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS trong hoạt động giáo dục và đào tạo học sinh, cũng như xây dựng thương hiệu của nhà trường.

b.Nội dung của biện pháp:

Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường THCS.

Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của huyện Việt Yên về xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường phổ thông nói chung và 19 trường THCS nói riêng.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách các nhà trường đề ra những tiêu chí cụ thể, biện pháp cụ thể để xây dựng văn hóa ứng xử cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện tại của nhà trường.

c.Cách thức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng kết hợp với chi ủy, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các yêu cầu về xây dựng văn hóa

ứng xửở nhà trường tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh của nhà trường. Thông qua hoạt động này làm cho các đối tượng hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử tạinhà trường trong việc giáo dục học sinh nói chung và trong việc hình thành nhân cách học sinh nói riêng.

Thông qua các hoạt động giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn truyền đạt đến học sinh những giá trị tinh thần và giá trị vật chất cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường. Tích hợp nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường vào các môn học.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ phổ biến cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường những nội dung văn hóa ứng xử mà nhà trường cần xây dựng và cần phát huy.

Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh của nhà trường về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử tại các còn được thực hiện qua một biện pháp quan trọng khác đó là hoạt động truyền thông của nhà trường. Hoạt động truyền thông này được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt khác nhau như: thông qua các khẩu hiệu, pano áp phích,…

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận giúp việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường để phổ biến cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến về xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo, xây dựng các phương án cụ thể phối hợp với các tổ chức xã hội doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ởnhà trường.

3.2.2. Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường

a.Mục đích của biện pháp:

Các giá trị tinh thần là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa nhà trường. Các trường THCS hiện nay đã xây dựng được các giá trị tinh thần cơ bản,

cần thiết. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy một số giá trị tinh thần còn hạn chế, những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường còn tồn tại. Vì vậy, biện pháp tăng cường xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần các trường THCS nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của nhà trường trong thời gian qua.

Thứ hai, xây dựng những giá trị tinh thần mới để bổ sung vào hệ giá trị của nhà trường, đảm bảo cho văn hóa tinh thần của nhà trường kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

b.Nội dung của biện pháp:

Kết quả khảo sát thực tiễn ở 19 trường THCS huyện Việt Yên cho thấy, các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường như: Hệ giá trị; phong cách làm việc; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; hành vi ứng xử; sự phối hợp với các đối tác; phương pháp truyền thông được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp so với chuẩn mực chung của ngành giáo dục, chuẩn mực chung do xã hội quy định. Điều này có nghĩa là, các giá trị tinh thần của văn hóa ứng xử ở các trường THCS còn có mặt hạn chế chưa đáp ứng được hoàn toàn, đầy đủ của yêu cầu xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường. Chính vì vậy, việc tăng cường xây dựng văn hóa tinh thần tại các trường THCShuyện Việt Yên cần chú ý tới các khía cạnh cơ bản sau:

* Về xây dựng hệ giá trị của nhà trường: Hiệu trưởng các trường

THCShuyện Việt Yên cần phát huy tính phù hợp của các giá trị đã có trong hoạt động giáo dục.

- Xây dựng các hệ giá trị như: “Tiên học lễ, hậu học văn”; “Tôn sư trọng đạo”. Đây là những vấn đề không mới, đã được các trường THCS đề cập, giáo dục trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước. Song nó vẫn có tính thời sự cao trong bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay. Bởi lẽ, đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay xuống cấp, tinh thần tôn sư trọng đạo của nhiều học sinh hiện nay chưa thể hiện đúng những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, về ứng xử với thầy cô trong nhà trường còn tồn tại với những mức độ khác nhau. Chính vì vậy việc tăng cường xây dựng những giá trị này trong nội dung xây dựng văn hóa ứng xử ở các nhà trường là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Về giá trị lấy con người làm tâm điểm, phát huy cái tốt của con người đãđược các trường trong những năm qua thực hiện khá tốt. Tuy vậy, trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam thì việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục càng được chú ý và coi trọng hơn bao giờ hết. Việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục hiện nay mang những nội dung mới. Vì học sinh hiện nay có trình độ nhận thức tốt hơn, do các em tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều cách thức khác nhau (internet; các trang mạng xã hội; phim ảnh;…), nhưng học sinh hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều giá trị không phù hợp từ các nền văn hóa Phương Tây. Do vậy, việc lấy con người làm trung tâm phải chú ý đến trình độ, nhận thức, năng lực, những mặt tích cực và những mặt hạn chế của học sinh để có những mặt giáo dục phù hợp. Đặc biệt phải đánh giá được những mặt tiêu cực và hạn chế của học sinh để có những biện pháp khắc phục.

- Về giá trị lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu, cũng được đánh giá tươngđối phù hợp ở các trường THCS. Để nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu trưởng nhà trường cần chú ý quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước đối với giáo dục phổ thông hiện nay. Đây cũng là yếu tố để khẳng định thương hiệu của nhà trường đối với xã hội. Có thể nói, chất lượng là yếu tố sống còn của mỗi trường trung học cơ sở.

Một khía cạnh quan trọng khác của xây dựng các giá trị tinh thần của nhà trường là xây dựng tinh thần thân thiện. Hiệu trưởng nhà trường, cần thực hiện tốt khẩu hiệu của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa ra trong thời gian gần đây là “Xây dựng nhà trường thân thiện,…”. Sự thân thiện này thể hiện ở chỗ, người lãnh đạo thân thiện với giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh, đối tác của nhà trường, các đồng nghiệp đối xử thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện với học sinh, các học sinh đối xử thân thiện với nhau,…

*Về phong cách làm việc: Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý tập trung lãnh đạo xây dựng văn hóa tinh thần của trường mình ở các khía cạnh sau:

-Phong cách lãnh đạo: chủ thể quản lý nhà trường đã sử dụng phong cách dân chủ và phong cách lãnh đạo quyết đoán trong quá trình lãnh đạo và quản lý

các trường THCS được nghiên cứu là phù hợp. Điều đáng chú ý là, trong quá trình quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường, hiệu trưởng cần biết sử dụng linh hoạt cả hai phong cách lãnh đạo này, không nên tuyệt đối hóa phong cách lãnh đạo nào.

-Thái độ đối với việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cán bộ của nhà trường: thái độcủa giáo viên, cán bộcủa nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệmvụ được giao là phù hợp. Họ có thái độ tích cực khi thực hiện nhiệm vụ tại trường THCS. Họ luôn có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, luôn tận tuỵ với nhiệm vụ được giao, luôn tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình và thái độ tích cực này đã giúp cán bộ, giáo viêncác trường THCS trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, rất ít khi có các thái độ tiêu cực như: thiếu trách nhiệm; thờ ơ; không quan tâm tới nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại trường THCS.

-Thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của giáo viên và cán bộ nhà trường: Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài cho thấy: Thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của giáo viên và cán bộ nhà trường là tương đối phù hợp. Cán bộ, giáo viên nhà trường luôn có thái độ tích cực như ủng hộ, cổ vũ, hăng hái đối với những vấn đề mới của nhà trường như đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới chương trình, nội dung môn học; đổi mới các hoạt động tổ chuyên môn. Mặt khác, họ cũng có thái độ tích cực đối với sự thay đổi của chính bản thân giáo viên, cán bộ nhà trường ở các khía cạnh khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Đây là biểu hiện tốt mà người hiệu trưởng cần phải chú ý phát huy trong hoạt động quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở nhà trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khía cạnh hăng hái cùng đồng nghiệp biến ý tưởng mới thành hiện thực ở nhà trường chỉ ở mức độ tương đối phù hợp. Đây chính là khía cạnh mà hiệu trưởng cần chú ý nhất để tìm giải pháp quản lý phù hợp nhằm điều chỉnh giáo viên, cán bộ của các trường THCS sao cho thực hiện nội dung này tốt hơn trong thời gian tới.

-Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc của giáo viên và cán bộ nhà trường: Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài đã chỉ ra rằng, cán bộ, giáo viên tại các trường THCS huyện Việt Yên, tính Bắc Giang mà đề tài tiến hành nghiên cứu đã tương đối chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc và nhiệm vụ

được giao. Điều này có nghĩa là, khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: giảng dạy, giáo dục học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh, thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn, các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công các cán bộ, giáo viên đều thực hiện tương đối phù hợp các nhiệm vụ này theo quy định, chuẩn mực của nhà trường; đã thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

* Hành vi ứng xử:

Về hành vi ứng xử của cán bộ, giáo viên nói chung cơ bản là đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS. Để khía cạnh văn hóa này được thực hiện tốt hơn nữa thì hiệu trưởng cần phải chú ý một số điểm sau:

- Thứ nhất: vềhành viứng xửtrong nội bộ nhà trường, hiệu trưởng cần phảibiết phát huy những thế mạnh, những mặt tích cực của khía cạnh văn hóa này. Bởi vì kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên, cán bộ các trường THCS được nghiên cứu đã có hành vi văn minh, lịch sự và hành vi tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, luôn có các hành vi tôn trong đồng nghiệp sẽ là điều kiện quan trọng để cá nhân và tậpthể phát triển theo chiều hướng tích cực, giúp cá nhân, tập thể tiếp thu được những vấn đề ứng xử chưa phù hợp để điều chỉnh và thay đổi.

Tuy nhiên, hiệu trưởng cũng cần chú ý hơn, quan tâm hơn tới vấn đề khuyến khích cán bộ và giáo viên quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Bởi lẽ, kết quả nghiên cứu về vấn đề này còn cho thấy vẫn có một tỷ lệ nhỏ số người được hỏi cho rằng giáo viên, cán bộ trong trường còn ít hoặc chưa quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

-Thứ hai: về hành vi ứng xửvới đối tác bên ngoài nhà trường, mặc dù

kếtquả khảo sát của đề tài đã cho thấy, hiệu trưởng các trường THCS huyện Việt Yên trong những năm qua đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá sát sao và có hiệu quả đối với vấn đề này. Do vậy, đa số cán bộ, giáo viên các trường

được nghiên cứu đã có sự phối hợp ăn ý, gắn kết chặt chẽ với các đối tác bên ngoài trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, cán bộ và giáo viên được khảo sát đánh giá thấp mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, và doanh nghiệp để xây dựng văn hoá nhà trường. Đây là khía cạnh mà hiệu trưởng cần phải chú ý để khắc phục. Bởi vì, việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác bên ngoài sẽ đem lại lợi thế lớn cho

nhà trường về mặt kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất cũng như quảng bá hình ảnh của nhà trường ra xã hội.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh trao đổi để xác định tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường trong hiện tại và tương lai.

Sau khi xác định được hệ giá trị cần xây dựng, hiệu trưởng tổ chức triển khai xuống các tổ bộ môn, các bộ phận phục vụ đến giáo viên và học sinh để tất cả mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của các giá trị mà nhà trường cần xây dựng.

Các giá trị này cần phải được biến thành những nhiệm vụ cụ thể và được triển khai trong từng bài giảng của giáo viên cũng như trong hoạt động học tập hàng ngày của học sinh. Trong các hoạt động ngoại khóa tổ chức trong và ngoài nhà trường cũng cần lồng ghép việc giáo dục các giá trị này cho học sinh.

Trong hoạt động giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo và giám sát theo tinh thần lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu. Hiệu trưởng cần làm cho mỗi giáo viên, cán bộ, học sinh của nhà trường hiểu rõ việc nâng cao chất lượng là điều kiện sống còn của nhà trường. Vấn đề này phải được hiệu trưởng đề cập thường xuyên trong các buổi họp cán bộ chủ chốt cũng như trong các buổi hợp với toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Tinh thần này không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên mà còn phải trở thành những hành động thực tiễn của họ trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường luôn chú ý chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên phải có một phong cách làm việc hiệu quả, chất lượng và phù hợp với nhiệm vụ và đối tượng.

Đối với người lãnh đạo, cần biết kết hợp chặt chẽ giữa phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo quyết đoán. Người lãnh đạo phải biết ra những quyết định kịp thời trong những tình huống cần thiết, nhưng cũng phải biết phát huy được trí tuệ của tập thể.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023