Những Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quản Lý Ngành Chè Việt Nam


giúp người dân trồng chè Trung Quốc giải quyết được phần lớn khó khăn về vốn trong sản xuất và đầu tư cho chè.

- Chính sách khuyến nông:

Chính sách khuyến nông trong ngành chè hướng vào mục tiêu truyền bá kiến thức cho nông dân trồng chè tại địa bàn sản xuất của họ để họ tự ra các quyết định mà không cần đào tạo chính quy tập trung. Các hình thức khuyến nông có thể là: a) phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, ti vi...;b) tập huấn cho nông dân tại cơ sở sản xuất của họ (theo kiểu “cầm tay chỉ việc”); c) hội thảo, triển lãm, tham quan;

d) xây dựng mô hình trình diễn...

Chính sách khuyến nông đặc biệt được quan tâm ở các nước đang phát triển với mô hình V&T (Visit & Training), tăng cường đào tạo và hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Điều này Srilanca thực hiện khá tốt trong ngành chè của mình.

- Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp

Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người sản xuất nông nghiệp với các loại vật tư kỹ thuật mới, từ đó sẽ áp dụng tốt hơn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp.

Ở Trung Quốc, Chính phủ đã tăng cường ổn định giá đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Mạng lưới cung ứng phân đạm hoá học đặc biệt phát huy có hiệu quả ở Inđônêxia. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rất bài bản ở Srilanca thông qua hợp đồng giữa hợp tác xã và nông dân...

Chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mục đích của chính sách này là tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ, bảo đảm cho sản phẩm nông nghiệp cũng như nguyên liệu chè được tiêu thụ nhanh chóng, vừa thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng và nhà chế biến, vừa giảm hao hụt, tránh thất thoát.


Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 12

Hợp phần của chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bao gồm a) Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và b) chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp:

- Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Để mở rộng thị trường cần tăng lượng cầu của các thị trường, làm tăng sức mua của dân chúng... Sự chiếm lĩnh thị trường, tạo lập thị trường ổn định với hệ thống sản phẩm cao cấp là lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm của các nước phát triển. Tại các nước này, các cơ sở vật chất cho bảo quản và chế biến sản phẩm rất hiện đại, hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ đã được hùnh thành ổn định. Trong khi đó, việc tiêu thụ sản phẩm ở các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, hiện tượng dư cung cục bộ thường xuyên xảy ra. Chợ nông thôn với khối lượng tiêu thụ nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm và chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều là một trở ngại lớn, nhất là đối với sản phẩm xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sức cạnh tranh non yếu đang là một thách thức lớn đối với tiêu thụ nông sản phẩm của các nước đang phát triển cũng như nguyên liệu chè ở một vài nước sản xuất chè.

- Chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp

Tại các nước phát triển với tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ thường trợ giá bán nông sản nên giá nông sản thường cao, thu nhập của nông dân được đảm bảo, trong khi đó giá nông sản ở các nước đang phát triển thường rất thấp, đặc biệt khi được mùa, làm cho đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn trong mọi hoàn cảnh. Ở Trung Quốc, Chính phủ đã thực hiện chính sách “giá sàn” để tăng giá sản phẩm và tăng lượng hàng tiêu thụ.

Chính sách phát triển kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển triển trên thế giới hơn 2 thế kỷ nay và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.


Các chính phủ đều khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại gia đình, nhằm tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và giải quyết tốt việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời gian gần đây, số lượng trang trại của Inđônêxia tăng lên nhanh chóng (năm 1963 có 12.273 nghìn trang trại, năm 1983 tăng lên 18.560 nghìn trang trại (2,1%/năm). Riêng đối với ngành chè, số lượng trang trại năm 1963 là 783 nghìn, năm 1983 là 1120 nghìn (2,2 %/năm).

2.2. Các chính sách tác động gián tiếp

Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng (chống tác hại của thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động nông nghiệp).

Mục tiêu quan trọng của chính sách này là tạo nên cơ sở vật chất vững mạnh trong nông nghiệp cũng như trong ngành chè như thuỷ lợi, giao thông, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm.

Các nước phát triển thường có đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đô thị hoá nông thôn và mọi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều có đầu tư lớn. Trung Quốc với sự khá hoàn thiện về hệ thống tưới tiêu là minh chứng về sự đầu tư lớn cho nông nghiệp, ngành chè. ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiên tai chậm được khắc phục...[1]

Chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản:


Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích và nâng đỡ xuất khẩu nông sản, nhất là những sản phẩm có lợi thế so sánh. Đặc biệt với sản phẩm chè, từ việc tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, những người sản xuất sẽ được tăng thêm.


Chính phủ Inđônêxia quy định công nghiệp nông thôn phải kết hợp với nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng lương thực, tăng thu nhập và tăng sản phẩm xuất khẩu. Chương trình giảm thuế cho phép các công ty sản xuất hàng hoá xuất khẩu được trực tiếp nhận nguồn nguyên liệu rẻ nhất mà không phải nộp bất cứ một loại thuế nào và được hoạt động trong điều kiện như trong một khu chế xuất.‌

Chính phủ Trung Quốc có chính sách quản lý xuất nhập khẩu rất chặt chẽ, hạ thấp thuế xuất khẩu, đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, kể cả hình thức xuất khẩu phi mậu dịch.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM

1. Về phía Nhà nước

1.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý ngành chè

Nghĩa vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước của các cấp đối với ngành chè cần được phân định rõ ràng, hợp lý thông qua các văn bản pháp luật. Điều này giúp tránh được tình trạng chồng chéo, không rõ ràng trong việc quản lý ngành chè trong cả nước, đồng thời giúp cho Bộ chuyên ngành có thể bao quát được hết việc quản lý Nhà nước đối với ngành chè. Bên cạnh việc phân chia quyền hạn, nghĩa vụ cho các cấp quản lý đối với ngành, bản thân bộ máy quản lý của các bộ phận này cũng cần phải được tinh giản hợp lý.

Trong tương lai nên thành lập ban tư vấn phát triển chè Việt Nam. Ban có nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ, cho các Bộ, Ngành, cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thu hút và sử dụng nguồn vốn tài trợ, đầu tư của nước ngoài, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm bạn hạng, thực hiện các phương thức buôn bán hiện đại (sàn giao dịch, siêu thị, cửa hàng tự chọn qua mạng...), chống bán phá giá, chốn trốn thuế nhập khẩu, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, giám sát chất


lượng... Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng tiểu ban được phân công dựa trên quy trình: Nghiên cứu, ứng dụng (giống, công nghệ, thâm canh, sản xuất, chế biến) – Sản xuất nông công nghiệp – Bảo quản – Xúc tiến thương mại – Tiêu thụ (nội địa và xuất khẩu) – Chính sách tác động. Như vậy, Ban tư vấn cũng sẽ có chức năng của một tổ chức quản lý, giúp ngành chè hoàn thiện hơn trong tương lai.

Thành lập ngay một tổ chức quản lý và hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng do Hiệp hội Chè Việt Nam đề xuất từ Trung ương đến địa phương, có đủ thẩm quyền thay mặt nhà sản xuất, chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của nó là đóng dấu chất lượng trước khi sản phẩm được đưa vào thị trường. Đồng thời, được phép thực hiện những chế tài nhằm đình chỉ, ngăn ngừa, chấm dứt các hiện tượng, hành vi làm thương tổn đến chất lượng và uy tín sản phẩm chè ở trong và ngoài nước, với sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quản lý thị trường.

1.2. Hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước đối với ngành chè

1.2.1. Khung pháp lý


Việc nhà Nước bảo đảm ổn định về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, duy trì luật pháp, trật tự an toàn xã hội, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, hệ thống tài chính tiền tệ, hệ thống pháp chế cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội.... đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của ngành chè nói riêng.

1.2.2. Chính sách tín dụng, đầu tư


Nhà nước cần ban hành chính sách bảo hộ sản xuất cây chè, ưu tiên vốn đầu tư dài hạn lãi suất thấp cho các hộ nông dân và ông trường trồng chè; Nhà nước tiến hành cho dân vay không lãi, dưới dạng tín chấp để tái sản xuất


sức lao động trong chương trình đổi mới giống chè và vườn chè trong giai đoạn 2005 – 2010. Khi vườn chè đã hình thành, người dân được sử dụng như một tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư thâm canh.

1.2.3. Chính sách thuế


Hiện nay chính sách thuế đã có nhiều cải tiến đáng kể, như việc kéo dài thời gian sử dụng đất nông nghiệp, miễn thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm khi xuất khẩu hàng đã qua chế biến, mức thuế giảm đáng kể tạo ra sự khuyến khích tích cực với những người sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm nói chung và người làm chè nói riêng.

1.2.4. Chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất


Đối với chè cũng như các nông sản thực phẩm khác, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản không thể thay thế được. Do đó Nhà nước phải hoàn thiện hơn nữa chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất.

Việc giao khoán vườn chè lâu dài cho người lao động đang làm như hiện nay là không thích hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của cây chè. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, đã sản xuất công nghiệp thì phải có vùng chè tập trung, quy mô lớn để có thể tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng đồng đều, đồng thời cho phép áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật chăm sóc, cải tạo giống mới có năng suất cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Như vậy, mô hình mỗi hộ sản xuất có vài nghìn mét vuông vườn chè được giao khoán trở nên không thích hợp trong nền kinh tế thị trường. Mô hình thích hợp phải là sản xuất tập trung kiểu trang trại hoặc đồn điền có quy mô lớn, tối thiểu phải là 300ha chè có mật độ đông đặc trở lên.

Như vậy, các giải pháp về đất đai thời gian tới đối với ngành chè là:


1. Tập trung lại vùng nguyên liệu của nông lâm trường trước đây, bằng cách thu hồi lại vườn chè đã giao khoán, thực hiện chế độ người lao động nông nghiệp là công nhân của đồn điền.

2. Với vùng chè dân, tổ chức lại theo hình thức hợp tác xã kiểu mới hoặc mô hình công ty cổ phần.

1.3. Các giải pháp khác về phía Nhà nước


Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức kinh doanh là một vấn đề phức tạp, ngành chè lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Trong quá trình đó, ngành chè luôn luôn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Bởi sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của ngành theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước theo định hướng XHCN. Do đó, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các Đảng bộ cho sự phát triển toàn diện của ngành chè, nhất là công tác tổ chức lại sản xuất và đổi mới quản lý.

Giao cho Hiệp hội chè Việt Nam phối hợp với các Bộ làm lại quy hoạch ngành chè trong cả nước.

Có chủ trương đặc cách để có thể hỗ trợ một phần vốn ban đầu hình thành quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè: để đảm bảo cho sản xuất ổn định và bền vững, phải thiết lập và đưa vào hoạt động quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè. Các thành viên tham gia đóng góp và có sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoại nước để góp phần hạn chế, đỡ đần các rủi ro, giữ được giá ổn định, đảm bảo được sản xuất và đời sống người làm chè.

Hỗ trợ về thông tin, dự báo: Cây chè cũng như các nông sản thực phẩm khác, là loại nông sản phát triển theo quy luật riêng và chịu ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai... những yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến sản lượng thu hoạch cũng như chất lượng và giá cả đặc


biệt là khi xuất khẩu. Do vậy yêu cầu là phải có công tác dự báo tốt, càng dự báo tốt càng tránh được rủi ro.

Nhà nước cần đầu tư đủ cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm cho các vùng chè, có chế độ ưu tiên phát triển trong hiện tại và tương lai. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, đồng bộ còn tạo cơ sở thu hút khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành chè.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại: tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội chợ ở nước ngoài, hỗ trợ tổ chức các buổi hội chợ, hội thảo, hội nghị trong nước, đầu tư cho Hiệp hội chè Việt Nam cơ sở vật chất ban đầu để thành lập 1 sàn giao dịch chè, tiến tới có thể là Trung tâm đấu giá chè…

Ban hành và điều chỉnh các chính sách vĩ mô nhằm làm cho các mô hình đơn vị sản xuất và kinh doanh mới trong Tổng công ty chè Việt Nam – trong tương lai hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con - hoạt động hiệu quả.

Tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các vùng nguyên liệu chè; toàn bộ hệ thống các cơ sở chế biến về tiêu chuẩn chất lượng. Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 4747/QĐ - BNN-KHCN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31/12/2004 về tiêu chuẩn ngành chè. Những vùng nguyên liệu và nhà máy nào chưa đủ tiêu chuẩn cần được chấn chỉnh phù hợp với Quyết định nói trên và Quy chế sử dụng biểu tượng thương hiệu quốc gia Chè Việt Nam do Hiệp hội chè Việt Nam ban hành. Những nhà máy được xây dựng, vận hành đơn độc, không gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu hoặc không có vùng nguyên liệu phải ngừng hoạt động. Đối với các nhà máy đã có vùng nguyên liệu nhưng chưa đủ tiêu chuẩn, phải tập trung nâng cấp, hiện đại hoá, chậm nhất là 6 tháng kể từ thời điểm các kết luận về kiểm tra, rà soát của các tổ chức hữu quan có hiệu lực pháp luật. Các doanh nghiệp chè có đăng ký kinh doanh, hoạt động dưới luật trước khi bước vào sản xuất, phải được một tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chững nhận về tiêu chuẩn thiết bị,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022