Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 18

34.

Phụ lục 3

PHẦN PHỎNG VẤN SÂU CÁC THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DNNN, CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI LÀM BÁO


Phụ lục 3.1

PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DNNN

Người được phỏng vấn: Ths Nguyễn Duy Long - Trưởng phòng sắp xếp đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN

----------***----------


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Câu 1: Là thành viên ban soạn thảo đề án Tái cơ cấu DNNN, theo ông điểm nổi bật nhất của đề án là gì?

Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015” với 02 mục tiêu chính. Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 05 nhiệm vụ trọng tâm, 06 nhóm giải pháp đồng bộ và thực hiện phân công cho các cơ quan triển khai thực hiện.

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 18

Các nội dung của Đề án là cơ sở khung cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách và là khuôn mẫu để bản thâm mỗi TĐ, TCT xây dựng Đề án TCC cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai trong giai đoạn 2011-2015, góp phần hoàn thành mục tiêu TCC DNNN – một trong ba trụ cột của quá trình TCC nền kinh tế.


Câu 2: Vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều nhất trong quá trình soạn thảo

là gì?

Quá trình soạn thảo, xây dựng, thảo luận có nhiều ý kiến quan tâm đến việc xác định vai trò, vị trí của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (nhất là trong bối cảnh khi chúng ta đang phải tập trung tái cơ cấu Vinashine).

Tuy nhiên, quan thảo luận đã thống nhất cao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết đinh 929 theo đó:

(ii) DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vậtchất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tếvĩ mô;

(ii) nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.


Câu 3: Vấn đề gì ông còn băn khoăn và lấy làm tiếc vì nó quan trọng song chưa đưa vào đề án?

Về thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, trong Đề án đã nêu nhiệm vụ Thành lập cơ quan để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, quản lý sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và đánh giá hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến nay việc triển khai nội dung này còn có nhiều quan điểm. Theo Tôi việc thành lập Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính trên cơ sở nâng cấp Cục Tài chính doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ này trong giai đoạn TCC hiện nay là hết sức cần thiết. Sau khi hoàn thành quá trình TCC DNNN theo Quyết định 929, sang giai đoạn 2016-2020 sẽ nghiên cứu để thành lập một tổ chức mới (có thể là cơ quan ngang Bộ trên cơ sở nâng cấp Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính) để thực hiện thống nhất chức năng địa diện CSH và giám sát vốn nhà nước tại DNNN.

Câu 4: Ông đánh giá thế nào về việc triển khai đề án đến nay? Đâu là chuyển biến rò nét nhất? Đâu là rào cản dẫn đến việc triển khai còn chậm?

Việc triển khai Đề án đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, địa phương, TĐ, TCT.

Hệ thống cơ chế chính sách đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ tạo thuận lợi cho quá trình TCC, trọng tâm là CPH và thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Trong quá trình TCC, quyền và lợi ích của một số Lãnh đạo TĐ, TCT, DNNN có thể thay đổi nên tại một số đơn vị triển khai còn chậm. Tuy nhiên, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đọa rất cụ thể và kiên quyết xử lý những cán bộ làm chầm tiến trình này. DNNN sau TCC cần phải có thay đổi về bộ máy quản lý (nhân sự), quản trị nội bộ doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đề ra.


Câu 5: Một trong những vấn đề quan trọng để triển khai đề án thành công là công tác thông tin, tuyên truyền, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này? Điểm nổi bật nhất? hạn chế nhất và giải pháp?

Công tác thông tin, tuyên truyền góp phần không nhỏ trong thành công của quá trình TCC DNNN thời gian qua. Đã tạo được sự đồng thuận cao trong ã hội về việc phải TCC, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; đã tuyên truyền kịp thời các cơ chế chính sách mới, các điển hình thực hiện tốt TCC cũng như nêu ra những bất cập trong cơ chế và tổ chức thực hiện để các tổ chức cá nhân có liên quan sửa đổi, khắc phụ kịp thời.

Bên cạnh đó việc tuyên truyền cần phải làm rò trách nhiệm của từng cấp, ngành, đơn vị trong quá trình triển khai vì các Bộ quản lý ngành, địa phương là cơ quan đại diện chủ sở hữu theo phân cấp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng CP triển khai công việc TCC, cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch và Đề án được duyệt. Việc phản ánh các vấn đề vướng mắc nên thận trọng xem xét lấy thêm ý kiến từ nhiều phía (cơ quan quản lý NN, đơn vị thực hiện…) để tránh việc đưa tin một chiều làm ảnh hưởng chung đến tiến trình TCC chung, không lấy một hiện tượng cụ thể và không mang tính điển hình để quy kết chung cho cả quá trình này.

Phụ lục 3.2

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DNNN

Người được phỏng vấn: Ths Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính

doanh nghiệp

Báo chí với quá trình tái cơ cấu DNNN

----------***----------


Câu 1: Xin ông đánh giá khái quát về công tác thông tin tuyên truyền về Tái cơ cấu DNNN trên báo chí thời gian qua? Đâu là những ưu điểm và những hạn chế?

Có thể nói công tác thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN trên báo chí trong thời gian qua đã chuyển tải kịp thời thông tin đến với đông đảo nhân dân và cộng đồng trong xã hội. Từ đó, mọi người dân hiểu hơn về chủ trương tái cơ cấu của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tái cơ cấu DNNN gắn với thúc đẩy kinh tế xã hội, khai thông nguồn lực, thúc đẩy kinh tế dân doanh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả đồng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Có thể nói thông tin tuyên truyền qua báo chí đều đã kịp thời, và đa phần báo chí thông tin đúng, đầy đủ những chỉ đạo, những kết quả, thành tích và cả những thứ chưa đạt, nguyên nhân, tồn tại, yếu kém trong quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN. Qua đó, đã tạo ra sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân với đường lối của Đảng. Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí còn tạo ra động lực, áp lực cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan chủ sở hữu, trong việc thấy được trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu.

Bên cạnh đó còn có điểm chưa được là chưa tập trung nêu và phân tích rò nguyên nhân, chỉ ra được đâu là nguyên nhân khiến việc tái cơ cấu bị chậm. Hầu hết, báo chí mới đưa tin mang tính “chụp lại hình ảnh”, biểu hiện bên ngoài. Gốc rễ vấn đề ở đây của việc tái cơ cấu, cổ phần hóa bị chậm đó là do người đứng đầu doanh nghiệp. Tính chủ động của lãnh đạo doanh nghiệp lẽ ra phải thay đổi để đáp

ứng yêu cầu mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn ở trên hào quang đạt được của thời gian trước, chưa muốn cổ phần hóa.

Đến khi chiến lược giai đoạn 2011-2015 đưa ra thì mất 3 năm từ 2011-2013 loay hoay thông tin theo tiếng nói của doanh nghiệp là cơ chế chưa thông, thiếu cơ chế, do cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành cơ chế…. Trong khi đó vẫn với cơ chế đó nhưng ở những bộ, ngành doanh nghiệp có người đứng đầu quyết liệt thì vẫn thực hiện tốt cổ phần hóa tốt. Ví dụ ở Bộ Giao Thông, ở Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.

Mãi đến khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và khẳng định gắn trách nhiệm người đứng đầu DN vào tái cơ cấu thì báo chí mới vào cuộc quyết liệt, thúc đẩy được trách nhiệm người đứng đầu. Do vậy, tình trạng này đã từng bước được khắc phục.

Câu 2: Có một số ý kiến cho rằng, báo chí vẫn chủ yếu thông tin về mặt trái, mặt hạn chế của công tác này, ý kiến của ông thì sao?

Như trên đã nói thì có nhiều thông tin phản ánh khách quan. Vì là phản biện, đa chiều nên có những thông tin phản ánh những mặt chưa được, hạn chế, khiếm khuyết. Nhưng có khi báo chí chỉ mới đưa tin thiếu kiểm chứng, có thể thông tin đó đúng tại một doanh nghiệp, một con người cụ thể song đó không phải là tình trạng chung.

Hoặc cơ chế thoái vốn, khi chúng ta đang đẩy mạnh thoái vốn, thực ra các cơ chế hiện hành từ cơ chế quản lý vốn nhà nước, đến cơ chế cổ phần hóa đều đã có quy định việc thoái vốn, trong đó đã đề cập trường hợp giá thị trường thấp hơn giá trị trị sổ sách thi quy trình như thế nào, ai là người quyết định... Nên báo chí đưa tin là cơ chế thiếu, chưa thông là không đúng. Nhiều trường hợp áp dụng cơ chế đó vẫn thoái vốn được.

Thế nhưng khi báo chí đưa tin đa chiều, nhiều khía cạch khác nhau thì Chính phủ và các bộ ngành đã chỉ đạo ban hành Nghị quyết 15 và Quyết định 51 về thoái vốn đầu tư ngoài ngành đó là hệ thống lại, có quy trình và lộ trình về thoái vốn, cụ thể hơn để tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.

Giá như từ năm 2013, báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ hơn là các cơ chế này đã có và có sự hệ thống lại thì đã góp phần tạo dư luận, gây sức ép cho các ông chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý đẩy nhanh tiến độ. Mặt khác, có chỉ ra những bất cập các cơ chế hiện hành lúc đó thì đã giúp cơ quan quản lý ban hành được Quyết định 51 sớm hơn, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thoái vốn đúng chủ trương nhanh hơn.


Câu 3: Có những ý kiến được thông tin trên báo chí kêu gọi đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, thậm chí bán tất tần tật với giá nào, quan điểm của ông thế nào về những thông tin này?

Thông tin trên báo chí phải đúng, đủ, chuẩn xác định hướng chủ trương, mục tiêu của Đảng và nhà nước. Đảng và Chỉnh phủ luôn nhất quán: “việc tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước hay nói cách khác là đồng vốn của dân tại các doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy kinh tế dân doanh, các thành phần kinh tế khác”.

Việc đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn là cũng nhằm mục tiêu như vậy, nhưng có vấn đề cần lưu ý là đây là bán đồng vốn của người dân, mà nhà nước được trao quyền quản lý, thì không thể bán bằng mọi giá được mà phải bán đúng giá trị, đúng thị trường, đảm bảo tránh sự lợi dụng, tranh thủ việc bán này để mua rẻ, chiếm đoạt tài sản nhân dân. Việc bán vốn đó phải công khai minh bạch, và phải phân biệt chỉ bán ở lĩnh vực thành phần kinh tế khác làm được, sẵn sàng tiếp nhận. Còn nếu ở lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được, hoặc chưa sẵn sàng làm thì vô hình trung sẽ đẩy lĩnh vực kinh tế đó thành khoảng trống, không có ai quản lý dẫn đến chất lượng phục vụ người dân sẽ xuống. Ví dụ, lĩnh vực hạ tầng giao thông chi phí lớn, hay lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội....

Quan điểm của Chính phủ và các Bộ ngành không phải cổ phần hóa là bán bằng mọi giá và việc tìm cổ đông chiến lược cần có thời gian”. Thực tế cổ phần hóa một số công ty vật tư nông nghiệp địa phương thời gian qua cho thấy, khi nhà đầu cơ mua cổ phần sẽ không giữ lại ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, đằng sau những đơn vị này là những lợi ích khác như nguồn lực đất đai, cơ

sở hạ tầng. Thay vì cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho người nông dân họ chuyển sang kinh doanh thương mại dẫn đến địa phương không thể chỉ đạo. Khi đã cổ phần hóa, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên ngành nghề kinh doanh nào hiệu quả thì họ làm. Điều này cho thấy, người nông dân không được hưởng lợi từ công tác này, để khắc phục hậu quả, các địa phương lại thành lập các trung tâm khuyến nông cung cấp vật tư cho nông dân.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, tác động không nhiều đến an ninh – quốc phòng, việc bán cổ phần chi phối của nhà nước sẽ không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, hay hàng không có ảnh hưởng đến nền kinh tế, nếu nhà đầu tư không phục vụ nhân dân tốt như mong muốn của Chính phủ có nghĩa là cổ phần hóa thất bại. Do vậy, mục tiêu cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty này cần thận trọng. Trước tiên, doanh nghiệp phải chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Khi đó, việc tìm cổ đông chiến lược do hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông quyết định. Giá bán cổ phần sẽ thực hiện theo thị trường và theo Luật chứng khoán. Làm như vậy việc bán cổ phần lần 2 sẽ dễ hơn mô hình 1 chủ.

Việc cổ phần hóa của Vietnam Airline có khía cạnh tích cực là vốn nhà nước không bán ào ào, vấn đề ở đây không phải là thiếu vốn. Nếu bán vì tiền, các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu cơ sẽ tìm mọi cách để mua nhưng mục tiêu của cổ phần hóa là tìm cổ đông chiến lược. Cổ đông chiến lược phải là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp, chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Nếu Vietnam Airline không có sự sàng lọc để chọn cổ đông chiến lược, các đối thủ sẽ sẵn sàng mua cổ phần, xóa thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, việc chọn cổ đông chiến lược phải rất thận trọng, để tìm đúng bạn đồng hành.

Điển hình như năm 2013, Petrolimex chỉ bán 5% nhưng hiện doanh nghiệp này đã tìm được cổ đông chiến lược là 1 tập đoàn tư nhân JX của Nhật Bản. Đặc biệt, sau 02 năm nghiên cứu, tập đoàn này muốn mua tới 30% cổ phần của Petrolimex. Nghĩa là họ muốn mua với mức có thể điều hành được doanh nghiệp. Đây là cả quá trình dẫn đến sự thay đổi về “chất” của doanh nghiệp. Trong đó bản thân doanh nghiệp phải thay đổi quản trị, minh bạch thông tin. Đồng thời, phải thay đổi cách thức mời cổ đông chiến lược. Doanh nghiệp cần trí tuệ, công nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022