Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Tại Việt Nam


gồm các chính sách điều chỉnh hành vi của con người trong xã hộ i , như là

cưới xin, đồng tính, li di,̣ tệ nan xã hộ i...

Chính sách xã hội luôn gắn với một chế độ chính trị – xã hội nhất định. Do đó, khái quát lại có thể hiểu chính sách xã hội như sau: Chính sách xã hội là sự thể chế hóa và cụ thể hóa những đường lối, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội, dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm tác động trực tiếp vào con người và điểu chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Với cách tiếp cận như vậy có thể thấy chính sách xã hội thực chất là một hệ thống các chính sách. Mỗi chính sách xã hội có đối tượng, phạm vi, nội dung điều chỉnh nhất định và nhằm vào một mục tiêu nhất định. Chính sách xã hội phổ biến là loại chính sách có tác động, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của các tầng lớp dân cư, đến toàn thể cộng đồng.

Vậy chính sách ASXH là hệ thố ng quan điểm , chủ trương , phương

hướng và biện pháp đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộ ng đồng trước những biến độ ng về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặ c mất khả nă ng lao độ ng hoặ c mất việ c làm , bị

ốm đau, bệ nh tậ t hoặ c tử vong ; cho những người già cô đơn , trẻ em mồ côi ,

người tàn tật, những người yếu thế , những nan nhâ n chiêń tranh, những người

bị thiên tai địch hoạ . Đâ y là hệ thống các chính sách nhằm phòng ngừ a , giảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

thiểu và khắc phuc rủi ro thô ng qua các hoaṭ độ ng BHXH , cứu trợ xã hội va

trợ giúp xã hội. (Giáo sư, tiến sỹ Mai Ngọc Cường chủ biên, đề tài Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015).

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 4


1.3.2 Nội dung chính sách an sinh xã hội

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về nội dung và cấu trúc của ASXH. Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, thì một hệ thống an sinh xã hội phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năng chính của an sinh xã hội, gồm:

Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro. Đây là tầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội. Chức năng của những chính sách này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản của tầng này là những chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro. Đây là tầng thứ hai, gồm các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống an sinh xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v... Nhóm chính sách này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp, người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách sẽ bị lạm dụng.


Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội. Đây là tầng cuối cùng của hệ thống an sinh xã hội với chức năng bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được như: thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo...

1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam

Nếu xem xét ở pham vi rộ ng thì an sinh xã hộ i Việ t Nam ngoài ba bộ phận

chính cấu thành gồm bảo hiểm xã hộ i, cứ u trơ ̣ xã hộ i và ưu đãi xã hộ i còn bao gồm các nội dung khác như: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình y tế, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó kh,ăgniúp đỡ những người lầm lỡ...và gồm cả các loaị quỹ tiết kiệ m và các loaị bảo hiểm kh.ác

Để thực hiện các chính sách của Chính phủ về an sinh xã hội như

chương trình xoá đói giảm nghèo , chương trình giải quyết việc làm , chương trình y tế , chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , giúp đỡ những người lầm lỡ...thì tất cả các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong bộ máy nhà nước đều phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

Để thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lĩnh vực bảo hiểm có các cơ quan bảo hiểm xã hội từ cấp trung ương đến địa phương, ngoài ra có các công ty bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ theo Luật bảo hiểm.

Để thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lĩnh vực ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội thì ngành lao động thương binh và xã hội từ cấp trung ương đến địa phương phải tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra các tổ chức khác như mặt trận tổ quốc, các tổ chức cứu trợ trong và ngoài nước đều thực hiện theo tôn chỉ của mình để tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội.


1.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách và thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam

Thể chế chính sá ch về an sinh xã hộ i

Thể chế chính sách đóng vai trò quan trong trong hệ thống an sinh xã họ.̂ i

Nộ i dung cơ bản của thể chế này là xác điṇ h khuô n khổ pháp lý (luậ t, các văn

bản dưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ , đối tươn

g tham gia, tiêu chí, điều

kiệ n tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ ), quyền lơi

hưởng

thụ và những điều kiện ràng buộc. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sác,hchế độ đề ra.

Thể chế tà i chính

Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trong trong việ c bảo đảm nguồn

lưc

thưc

hiệ n các chính sá ch an sinh xã hộ i. Thể chế tài chính xác điṇ h cơ chế

đối với từ ng loaị chính sách , từ ng nhóm đối tươn

g (tỷ lệ đóng góp của người

dân, người sử dụng lao động , của Nhà nước ); cơ chế cân đối thu -chi, đầu tư phát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội.

Cơ chế tài chính của các hợp phần của an sinh xã hội không hoàn toàn giống nhau. Các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng cơ chế có đóng có hư ởng, còn đa số hợp phần trợ giúp xã hội thì nguồn tài chính lại chủ yếu do ngân sách nhà nước cung cấp.

Trong thể chế tài chính, vấn đề hỗ trơ ̣ của nhà nước cho người tham gia

hệ thống an sinh xã hộ i có ý nghia

rấ t quan tron

g . Người nghèo , người lao

độ ng khu vưc

phi chính thứ c thường có thu nhậ p thấp và khô ng ổn điṇ h , do

vậ y nếu khô ng có sự tài trơ ̣ của Nhà nước thì khó tham gia vào hệ thống an sinh xã hộ i.

Các đối tác tham gia

Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội , bao gồm: các đối tác khu vực nhà nước , khu


vưc

tư nhâ n , các tổ chức chính trị -xã hội. Mỗi nhâ n tố nê u trê n đề u có vai tro

quan tron

g và có mối quan hệ biệ n chứ ng với nhau , phụ thuộc và chi phối lẫn

nhau, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội ổn định và bền vững.


1.4 Khái quát hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam.

Ở Việt Nam hiệ n nay hệ thống an sinh xã hội đươc

cấu thành gồm ba

bộ phậ n chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứ u trơ ̣ xã hộ i và Ưu đãi xã hộ i.

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất , có ý nghia

rất lớn đối

́i người lao độ ng trong hệ th ống an sinh xã hội ở Việt Nam . Nếu như trước đây, ở nước ta bảo hiểm xã hội bó hẹp về phạm vi đối tượn,gtài chính phu ̣thuộ c

vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hộ i còn đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã h ội, kế hoac̣ h hoá dân số ... thì hiệ n nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao độ ng. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở

rộ ng tới moi

người lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện.

Chế độ bảo hiểm xã hộ i bao gồm các khoản trơ ̣ cấp dài ha,ṇ trơ ̣ cấp ngắn han

và

bảo hiểm y tế. Quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội được tập trung thống nhấ,t quĩ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo t.rợ

́ u trơ ̣ xã hộ i là mộ t công tác tron

g tâm trong chính sách xã hộ i ơ

nước ta. Cứ u trơ ̣ xã hộ i ở Việ t Nam đươc

thưc

hiệ n chủ yếu theo hai chế độ :

́ u trơ ̣ thường xuyên và cứ u trơ ̣ độ t xuất . Cứ u trơ ̣ thường xuyên áp dung với

các đối tương người già cô đơn , trẻ em mồ côi , người tàn tật nặng ... với các

hình thứ c bằng tiền, hiệ n vậ t để giúp đỡ các đối tươn

g này ổn điṇ h cuộ c sống.

́ u trơ ̣ xã hộ i độ t xuất áp dun

g với các đối tươn

g gặ p rủi ro , hoạn nạn, thiên

tai han

hán , hoả hoạn... Chế độ́ u trơ ̣ này có tính chất tứ c thời giúp đỡ con

người vượt qua hoạn nạn, khó khă n.

Ưu đãi xã hộ i là mộ t bộ phậ n đặ c thù trong hệ thống an sinh xã hộ i Việ t Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải


phóng đất nước . Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội ghi nhận và đền đáp công lao đối với những cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội. Thực

hiện chính sách ưu đãi xã hội sẽ góp phần ổn định xã hội, giữ vững thể chế chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế, nếu thực hiện không tốt chính sách này sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội, làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và sự tồn vong của đất nước. Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nước, của xã hội đối với người có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng xã hội. Ưu đãi xã hội là đầu tư xã hội, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, là mục tiêu chính trị xã hội quan trọng của mỗi nước. Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể đã có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và cho đất nước, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, vì ai cống hiến nhiều cho xã hội, người đó phải được hưởng nhiều, đây là sự cống hiến đặc biệt bằng cả xương máu.

1.5 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo của một số địa

1.5.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có

2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.

Huyện Vĩnh Linh là địa bàn xảy ra chiến tranh ác liệt với đế quốc Mỹ, nơi còn lưu giữ nhiều di tích chiến tranh như địa đạo Vĩnh Mốc, di tích cầu Hiền Lương. Trước đây Vĩnh Linh là một trong những huyện có nền kinh tế còn nhiều


khó khăn của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn tương đối cao. Qua thực hiện tổng điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo 23,97%, đây là tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng một phần tư số hộ trên địa bàn huyện.

Thường trực Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện đã kịp thời xác định nguyên nhân và đề ra các chủ trương, giải pháp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nguyên nhân nghèo đói khách quan đó là do chiến tranh ác liệt, huyện nằm ở vĩ tuyến 17 nên chịu rất nhiều tàn phá của chiến tranh. Cơ sở vật chất của huyện hạn chế chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Một nguyên nhân nữa là do huyện nằm ở vùng có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai như bão lụt, hạn hán, giông tố...

Nguyên nhân chủ quan là do các cấp cấp chính quyền chưa thực hiện kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với công tác an sinh xã hội, cán bộ công chức thực thi công vụ có trình độ còn hạn chế, nguồn lực của địa phương huy động để thực hiện các chính sách an sinh xã hội chưa được nhiều. Nhiều hộ nghèo không có tư tưởng thoát nghèo, lười lao động, muốn được hộ nghèo để thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho hộ nghèo.

Xác định được nguyên nhân chưa thực hiện tốt về chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo nên các cấp chính quyền đã có những biện pháp để khắc phục nhằm từng bước thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Các cấp chính quyền của huyện đã làm tốt công tác cán bộ, nhất là kiện toàn lại đội ngũ làm cán bộ chính sách, đảm bảo cho việc triển khai các chế độ chính sách về an sinh xã hội được nhanh chóng, chính xác, đúng đối tượng. Một số cán bộ làm công tác chính sách có bằng cấp chưa phù hợp được thuyên chuyển công tác khác với chuyên môn phù hợp hoặc cho đi đào tạo để được nâng cao trình độ.

Các ngành, các đoàn thể luôn tăng cường công tác tuyên truyền giáo


dục cho nhân dân về chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác an sinh xã hội, giáo dục ý thức cho các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Các ngành đã thực hiện kịp thời cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện Chương trình khám bệnh, phát thuốc, khám chữa răng, tặng quà, mổ mắt, cắt tóc miễn phí cho các đối tượng là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Những nỗ lực nói trên đã giúp cho tỷ lệ hộ nghèo của huyện Vĩnh Linh giảm nhanh từ 23,97% (năm 2010) xuống 8,5 (năm 2013), góp phần phát triển kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hiện tại huyện đang dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới; có 12 trong số 19 xã đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó các xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh Thủy, Vĩnh Hiền đã đạt 17/19 tiêu chí và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí vào cuối năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội có những chuyển biến tích cực, hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn"... được phát huy. Với những cố gắng vượt bậc ấy, Vĩnh Linh được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Bên cạnh những thành công về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, huyện Vĩnh Linh vẫn còn những hạn chế nhất định đó là:

Một số hộ dân sau khi được hỗ trợ các chính sách và nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhưng lại tái nghèo.

Nguồn kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ cho chính sách an sinh xã hội đối với một số trường hợp đột xuất như thiên tai, dịch bệnh nhiều lúc còn hạn chế do huyện chưa chủ động được về ngân sách. Huyện chưa cân đối được ngân sách mà phải thực hiện bổ sung mục tiêu từ ngân sách tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023