Các Chỉ Tiêu Về Dân Số Huyện Lệ Thuỷ Giai Đoạn 2010-2013


tỷ lệ 42,9%, nâng cấp hệ thống đê nội đồng (hệ thống đê bao Vùng II-Tả Kiến Giang-370 tỷ đồng, công trình Thượng Mỹ Trung-50 tỷ đồng, đê Lùng Tréo- 30 tỷ đồng) và nhiều hồ đập đảm bảo chống lũ và chủ động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trước hết là cây lúa, nuôi trồng thủy sản... Củng cố, xây dựng các hệ thống đê kè chống sạt lở hai bờ sông Kiến Giang và các đoạn xung yếu như: Rào Ngò, Hói Cùng, hói Quy Hậu, Xuân Hồi...

Về xây dựng hệ thống điện, đường nông thôn: Nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo chương trình dự án REII tại 06 xã: Phú Thủy, Mai Thủy, Sen Thủy, Dương Thủy, Hưng Thủy, Lộc Thủy và thực hiện dự án KFW nhằm nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn cho 07 xã: Phong Thủy, Liên Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy, Thái Thủy, Văn Thủy, Trường Thủy. Hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.

Về giao thông: Các tuyến đường xóm, đường liên thôn, liên xã được cứng hóa, nhựa hóa trên 410,9km, đạt tỷ lệ 51%. Đến năm 2013, toàn huyện có 100% xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa về trung tâm UBND xã, trên 99% số thôn, bản ô tô đi đến được. Đầu tư các công trình giao thông lớn như: đường về nhà Đại tướng, Đường JICA, đường Bàu Sen - An Mã...; xây dựng đường Mai Thủy - An Thủy, đường 565, đường cứu hộ cứu nạn, các tuyến đường liên xã, liên thôn, đường xóm, đường trổng theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Về đầu tư hệ thống nước sạch: Đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã, thị trấn như: An Thủy, Lộc Thủy, Phong Thủy, Hoa Thủy, Dương Thủy, Mai Thủy và đang xây dựng tại Thái Thủy, Xuân Thủy. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85,5%.

Về nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, kiên cố hóa trường lớp học: Năm 2013, toàn huyện có 18/28 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, đạt tỷ lệ


64,3%. Toàn huyện có 91 trường của 03 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS), trong đó 51 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 19 trường so với năm 2009.

Trong giai đoạn 2010-2013, bên cạnh việc phát huy nội lực, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của huyện với tổng nguồn vốn đạt trên 2.000 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng toàn huyện được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống hạ tầng tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được quan tâm đầu tư, góp phần thay đỏi bộ mặt nông thôn nhất là tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

Dân số, lao động, việc làm: Dân số huyện Lệ Thủy năm 2013 có 36.868 hộ với 141.787 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nông nghiệp chiếm 61,1% và trong độ tuổi lao động chiếm 58,5%. Số lao động và tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm dần thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.


Bảng 3.4 Các chỉ tiêu về dân số huyện Lệ Thuỷ giai đoạn 2010-2013



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

I. Dân số (người)

140.527

140.948

141.380

141.787

Trong đó: - Dân số trong độ

tuổi lao động

76.158

78.625

81.774

82.952

- Dân số nông nghiệp

104.756

92.386

89.045

86.622

- Tỷ lệ dân số nông nghiệp (%)

74,54

65,54

62,98

61,1

II. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên (%)

1,025

1,000

1,026

0,995

III. Tổng số hộ (hộ)

35.448

36.031

36.545

36.868

Trong đó: - Số hộ nông, lâm

nghiệp thủy sản

24.080

23.598

22.832

22.354

IV. Một số chỉ tiêu bình quân





1. Bình quân nhân khẩu/hộ

(người/hộ)

3,96

3,91

3,87

3,85

2. Bình quân lao động Nông

nghiệp/hộ nông nghiệp

2,41

2,46

2,54

2,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn được quan tâm. Do đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm

2013 đạt 50,47%; hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 4.000 lao động.

Giáo dục, y tế: Đến năm 2013, toàn huyện có 19 xã, thị trấn đã thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (chiếm 67,85%), 100% xã, thị trấn phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2013, toàn


huyện đã xây dựng được 51 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 56,04% tổng số trường.

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu về ngành giáo dục giai đoạn 2010-2013



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Số trường học (trường)

91

91

91

91

2. Số lớp học (lớp)

1.055

1.055

1.047

1.053

3. Số giáo viên (người)

1.715

1.700

1.697

1.694

4. Số học sinh (người)

29.139

28.947

28.333

28.056

5. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi (%)

96,50

97,00

97,50

98,00

6. Phổ cập giáo dục (xã)





- Phổ cập mầm non 5 tuổi

0

0

6

19

- Phổ cập tiểu học

28

28

28

28

- Phổ cập THCS

28

28

28

28

7. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông

trung học (%)

96,7

98,1

98,9

99,7

Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Lệ Thủy

Trong giai đoạn năm 2010-2013, toàn huyện có tổng số trường ổn định từ 90-91 trường, số lớp ổn định từ 1.047-1.055 lớp, số giáo viên giao động từ

1.058 - 1.715 người. Do tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học giảm dẫn đến xu hướng giảm tổng số học sinh, trong đó năm 2013 số học sinh đi học có 28.333 người, bằng 96,28% so với năm 2010. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi từ 96,5% năm 2010 tăng lên 98% trong năm 2013, bình quân tăng 0,5%/năm. Công tác phổ cập giáo dục đã thực hiện đạt tỷ lệ 100% xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học và trung học cơ sở từ năm và duy trì ổn định qua các năm, phổ cập mầm non 5 tuổi của các xã, thị trấn đạt tỷ lệ 67,9% trong năm 2013. Tỷ lệ học


sinh tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2013 đạt 99,7%, tăng 3% so với năm 2010. Đến năm 2013, toàn huyện đã xây dựng được 51/91 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt mức cao nhất so với các đơn vị khác trong tỉnh Quảng Bình.

Ngành y tế đã tập trung triển khai xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác khám, điều trị và nâng cao số lượng, chất lượng của y, bác sỹ. Đã thực hiện các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thực hiện xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, phát triển mạng lưới y tế thôn, bản.

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu về y tế giai đoạn 2010-2013



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Số cơ sở khám chữa bệnh (cơ sở)

37

37

38

38

2. Số giường bệnh (giường)

338

331

330

330

3. Cán bộ ngành y tế (người)

391

420

472

480

TĐ: Bác sỹ và trình độ cao hơn (người)

60

66

73

74

4. Số bác sỹ/01 vạn dân (người)

4,27

4,68

5,16

5,21

5. Số giường bệnh/01 vạn dân (giường)

24,05

23,48

23,34

23,25

6. Tỷ suất chết trẻ sơ sinh (%)

5,20

0,75

0,27

0,29

7. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (%)

0,14

0,13

0,10

0,06

8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

24,90

22,96

20,50

18,30

9. Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm y tế (%)

56,2

57,7

60,0

61,5

Nguồn: Phòng Y tế huyện Lệ Thủy

Qua các chỉ tiêu đánh giá ngành y tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010- 2013 cho thấy công tác quản lý về y tế của huyện Lệ Thuỷ đang thực hiện tốt, trình độ tay nghề bác sỹ ngày càng được nâng cao, chất lượng khám bệnh được cải thiện, tỷ lệ chết và suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng thấp.


Văn hóa thông tin: Đã đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các làng, bản, thôn xóm. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, làng văn hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đến năm 2013, toàn huyện có 88,42% gia đình văn hóa, 83,16% làng văn hóa, 34,01% gia đình thể thao. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã phủ kín 28/28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đồng thời các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức thường xuyên.

Về lao động, việc làm: Hàng năm giải quyết việc làm bình quân đạt

3.500 - 4.000 người/năm. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh với các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã tạo cơ hội việc làm và ngành nghề mới cho lao động nông thôn.

3.2. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện (theo chuẩn mới) còn khoảng 10,37%. Trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ, các xã vùng miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy), tiếp theo là các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ( Thái Thủy, Văn Thủy, Hưng Thủy, Hồng Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam), các vùng đồng bằng (An Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy) thị trấn Kiến Giang, thị trấn Nông trường Lệ Ninh là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất. Tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy có sự khác biệt rõ ràng giữa các vùng do điều kiện tự nhiên và do trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng khác nhau.


Bảng 3.7: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lệ Thủy giai đoạn 2010 - 2013


Số thứ

tự

Đơn vị (xã, thị trấn)

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)


Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp

<5%









1

TT Lệ Ninh

43

3,08

35

2,4

27

1,83

14

0,92

2

Lộc Thủy

107

9,54

85

6,82

62

5,03

47

3,78

3

Phong Thủy

121

6,97

118

6,57

84

4,62

75

4,06

4

Liên Thủy

149

6,15

179

6,98

131

5,02

126

4,78

5

TT Kiến Giang

108

6,49

130

4,78

96

5,4

88

4,87

6

Mai Thủy

142

8,71

156

9,4

120

7,42

82

4,98


Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo trung

bình từ 5-15%









1

Xuân Thủy

104

7,31

146

9,67

117

7,65

76

5,02

2

Sơn Thủy

186

10,6

230

12,3

190

10,1

102

5,45

3

An Thủy

203

8,31

268

10,0

198

7,23

167

6,04

4

Phú Thủy

205

12,3

254

15,0

187

10,9

132

7,56

5

Trường Thủy

41

8,2

71

13,5

63

11,7

44

8,06

6

Tân Thủy

163

11,8

173

12,0

155

10,7

118

8,13

7

Dương Thủy

172

18,0

189

18,7

130

12,9

84

8,17

8

Mỹ Thủy

164

11,8

254

17,4

190

12,9

134

8,89

9

Sen Thủy

155

11,9

211

15,1

206

14,7

161

10,7

10

Hoa Thủy

262

14,0

319

15,6

309

15,1

240

11,7



11

Thanh Thủy

116

9,39

246

18,9

212

15,9

161

12,0

12

Ngư Thuỷ Nam

53

8,82

116

17,9

111

16,6

92

13,5

13

Cam Thủy

186

21,1

184

18,9

188

18,8

144

14,1

14

Ngư Thuỷ

Trung

110

22,7

93

18,3

87

16,5

79

14,4

15

Hồng Thủy

344

18,8

420

21,7

359

18,4

290

14,5

16

Văn Thủy

187

22,2

188

24,7

155

20,0

118

14,7

17

Ngư Thuỷ Bắc

145

19,4

84

10,6

141

16,9

141

14,8

18

Hưng Thủy

205

13,9

330

21,8

319

20,1

239

14,9


Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo cao

>15%









1

Thái Thủy

213

20,7

294

26,3

261

22,9

183

16,0

2

Kim Thủy

504

53,9

586

63,4

517

53,5

448

43,6

3

Ngân Thủy

157

37,2

324

70,9

287

60,4

236

47,4

4

Lâm Thủy

194

71,5

257

81,5

223

68,2

181

54,3


Toàn huyện

4.739

13,3

5.940

15,9

5.125

13,5

4.002

10,37

Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Lệ Thuỷ Tỷ lệ hộ nghèo đói chủ yếu rơi vào các hộ làm nghề nông và những hộ chuyên sống bằng nghề làm thuê trong nông nghiệp. Nguyên nhân là do đối với các hộ này cuộc sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên do trình độ sản xuất còn lạc hậu, nguồn lực còn hạn chế trong khi thường xuyên đối mặt

với thiên tai, rủi ro nên hiệu quả thấp, các hộ không có cơ hội để thoát nghèo.

Số hộ đói nghèo chủ yếu tập trung vào vùng nông thôn, nhất là các xã miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang. Nguyên nhân là do các xã nói trên có xuất phát điểm thấp, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội không thuận lợi, trình độ dân trí của người dân còn thấp nên gặp nhiều khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023