Thực Trạng Tình Hình Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài


Khi trẻ em được nhận làm con nuôi thì mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ với trẻ em được nhận làm con nuôi bị chấm dứt, “con nuôi được coi là con của cha mẹ nuôi chứ không phải là con của cha mẹ đẻ” [33], cha mẹ nuôi trở thành người giám hộ, chăm sóc, quyết định những vấn đề liên quan đến con nuôi cho đến khi chúng trưởng thành. Trong quá trình nuôi con nuôi, đứa trẻ được mang họ của cha mẹ nuôi, hoặc cũng có thể được giữ họ cũ của mình kết hợp với họ mới nếu muốn. Đứa trẻ trở thành công dân Thuỵ Điển khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi theo hình thức của Thuỵ Điển [31]. Với mục đích bảo vệ cho quyền lợi của trẻ em, pháp luật Thuỵ Điển không cho phép huỷ bỏ việc nuôi con nuôi

Các tổ chức được uỷ quyền của Thuỵ Điển


Hiện nay, Thuỵ Điển có 6 tổ chức con nuôi được uỷ quyền hoạt động tại 25 quốc gia khác nhau, đó là các tổ chức:

Tổ chức AC (Association the Adoption Centre), hoạt động tại 24 quốc gia;


Tổ chức FFIA (Family Association for Intercountry Adoptión) hiện đang hoạt động tại 9 quốc gia;

Tổ chức BFA-A (Children Above All-Adoptions) hoạt động tại 12 quốc gia;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tổ chức BV (Swedish Friends of Children – International Adoption Society) hoạt động tại 3 quốc gia;

Tổ chức ALC (Adoption organization La Casa) hoạt động tại 1 quốc gia;

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 9


Tổ chức FSIA (Frusunda Solidarity-Intercountry Adoptions) tổ chức hoạt động tại 7 quốc gia.

Bốn tổ chức được thành lập từ năm 1979 và hai tổ chức mới được thành lập trong thời gian gần đây. Hiện nay 4 trong tổng số 6 tổ chức nói trên đã được cấp phép tại Việt Nam đó là: AC, FFIA, BFA-A và FSIA [34]

Sơ đồ tổ chức [32]


BỘ Y TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI


Cơ quan con nuôi quốc tế Thuỵ Điển (MIA)



Uỷ ban phúc lợi xã hội địa phương


Các tổ chức được uỷ quyền


Nước gốc



Cha mẹ nuôi


3.3.2. Nước cho con nuôi:

Đối với các Nước gốc có lẽ điều ưu tiên hàng đầu trong các văn bản pháp luật quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là đối tượng trẻ em nào được phép cho người nước ngoài nhận làm con nuôi? Thủ tục được tiến hành ra sao cho chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em của nước mình?

3.3.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài


Ở Trung Quốc để giải quyết vấn đề này, Quốc hội Trung Quốc đã ban hành Luật con nuôi năm 1991 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999 gồm 34 điều quy định chi tiết về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi. Sau đó, Bộ Dân chính đã ban hành quy định đăng ký việc nuôi con nuôi của người nước ngoài tại Trung Quốc ngày 12/5/1999. Quy định này hướng dẫn chi tiết Luật con nuôi năm 1999.


Philipin cũng là một nước cho con nuôi, nước này cũng đã ban hành đạo luật con nuôi quốc tế năm 1995. Đạo luật này quy định các điều khoản về con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các chuẩn mực của các thiết chế La Hay. Sau gần 10 năm thực hiện, ngày 8/1/2004 Philipin đã ban hành đạo luật sửa đổi, bổ sung đạo luật năm 1995 nhằm hoàn thiện hơn chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3.3.2.2. Đối tượng trẻ em được làm con nuôi


Theo luật của Trung Quốc trẻ em làm con nuôi người nước ngoài phải dưới 14 tuổi và thuộc một trong các trường hợp sau:

Bị bỏ rơi


Mồ côi


Trẻ từ gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dưỡng


Và đồng thời tất cả những trẻ em này phải được đưa vào Viện phúc lợi xã hội rồi từ đó trẻ em được làm thủ tục cho làm con nuôi người nước ngoài

Theo pháp luật của Philipine thì những trẻ em dưới 15 tuổi mới trở thành đối tượng cho làm con nuôi người nước ngoài, ngoại trừ pháp luật quy định sớm hơn.

3.3.2.3. Điều kiện của người xin con nuôi


Hầu hết pháp luật các nước đều quy định đối với người xin con nuôi điều kiện đầu tiên là phải đáp ứng các điều kiện của nước nơi người đó thường trú, sau đó mới là các điều kiện về độ tuổi, về khả năng nuôi con, về tâm sinh lý...

- Đối với Trung Quốc: Luật con nuôi của Trung Quốc quy định người xin con nuôi có thể là cá nhân hay một cặp vợ chồng hợp pháp với điều kiện người đó có độ tuổi từ 30 trở lên, không có con, có khả năng nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, không có bệnh ảnh hưởng tới con nuôi. Người đàn ông độc thân xin trẻ em gái làm con nuôi phải hơn con từ 40 tuổi trở lên.

- Đối với Philipine: quy định độ tuổi có thể xin trẻ làm con nuôi trẻ hơn Trung Quốc 3 tuổi tức là ở tuổi 27 là có thể xin trẻ em làm con nuôi. Người xin con nuôi phải hơn trẻ em làm con nuôi tối thiểu là 16 tuổi trở lên kể từ thời điểm


nộp đơn xin con nuôi. Ngoài ra, pháp luật Philipin còn quy định một số điều khách, chẳng hạn như:

+ Có năng lực thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định của pháp luật nước nhận và phải thông qua văn phòng tư vấn được phép hoạt động hợp pháp tại nước mình

+ Đã được lãnh sự đặt ở nước sở tại tư vấn về nuôi con nuôi

+ Không bị phạm tội về đạo đức xã hội

+ Có đủ tư cách nhận trẻ làm con nuôi theo quy định của pháp luật nước nhận

+ Có khả năng chăm sóc, giáo dục, làm gương cho trẻ

+ Là nước đến từ các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Philipin.

Ngoài ra, Philipine còn quy định nếu là cặp vợ chồng muốn xin con nuôi thì trước hết họ phải có đủ các điều kiện nêu trên, không bị cấm nuôi con nuôi và cả hai đều phải cùng nộp đơn.

Hồ sơ của người xin con nuôi

Theo pháp luật Trung Quốc quy định, hồ sơ xin con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin con nuôi Giấy khai sinh

Giấy xác nhận về tình trạng gia đình


Giấy chứng nhận nghề nghiệp, thu nhập và tài sản Giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý lịch tư pháp


Giấy cho phép nhận con nuôi và đưa con nuôi về cư trú tại nước nhận Điều tra về tình trạng gia đình

Đối với Philipin: Theo đó, hồ sơ của người xin con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:


Đơn xin con nuôi Giấy khai sinh‌‌

Giấy xác nhận về tình trạng gia đình


Giấy chứng nhận nghề nghiệp, thu nhập và tài sản Giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý lịch tư pháp


Giấy cho phép nhận con nuôi và đưa con nuôi về cư trú tại nước nhận Điều tra về tình trạng gia đình

Phí và lệ phí


Để tạo điều kiện thuận lợi cho người xin con nuôi cũng như tạo sự minh bạch trong quá trình giải quyết việc xin con nuôi, pháp luật của cả Trung Quốc và Philipin đều quy định rõ ràng các khoản phí và lệ phí đối với người xin con nuôi sẽ phải nộp.

Đối với Trung Quốc, các khoản phí phải nộp bao gồm: (i) phí hồ sơ là khoảng 360 USD, (ii) lệ phí cho Sở dân chính ở tỉnh, thành phố là 30 USD, (iii) đóng góp cho Viện phúc lợi địa phương là 3000 USD. Tổng cộng là: 3.390 USD.

Đối với Philipin, người xin con nuôi phải nộp lệ phí 100 USD khi nộp hồ sơ xin con nuôi; trả phí đăng báo theo bảng giá do Uỷ ban con nuôi quốc tế quy định để thông tin cho cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức con nuôi nước ngoài và đề nghị ghép trẻ đã được duyệt và các khoản phí và lệ phí khác theo quy định. Tổng cộng các khoản phí, lệ phí, hỗ trợ nhân đạo nộp cho Uỷ ban là 1500 USD. Uỷ ban giữ lại 500 USD, còn 1000 USD chuyển cho địa phương.


CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1Tình hình chung


Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc “đổi mới”, tình hình đất nước đã có nhiều biến đổi quan trọng cả về chất và lượng. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, việc giải quyết trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài cũng ngày một gia tăng. Nếu chúng ta làm một phép so sánh đơn giản thì thấy rằng năm 1990 chúng ta mới chỉ giải quyết được 60 trường hợp trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài nhưng đến năm 1994 và những năm gần đây số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài đã tăng ở mức 4 con số. Đây thực sự là một dấu hiệu đánh dấu bước tiến bộ trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, tuy nhiên khi đánh giá trên thực tế thì số lượng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Điều đó có nghĩa là cả nhu cầu xin trẻ em và nhu cầu cho trẻ em hiện tại vẫn còn rất cao nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

Một thực tế mang tính chất rất điển hình của Việt Nam đó là trong số các nước xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm 1998 đến năm 2002 thì Pháp và Mỹ là nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhiều nhất, vấn đề này xuất phát từ vấn đề lịch sử. Như chúng ta đã biết, Pháp và Việt Nam đã có mối quan hệ lâu dài, có thời gian Việt Nam được coi là thuộc địa của Pháp và sau này khi dành được độc lập Việt Nam vẫn có mối quan hệ tương đối gần gũi với nước Pháp, do vậy không chỉ có vấn đề con nuôi mà nhiều vấn đề văn hoá, xã hội khác cũng mang đậm nét dấu ấn của nước Pháp. Hơn thế nữa, nước Pháp là nước đầu tiên ký kết hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam, do vậy họ có những lợi thế nhất định trong


việc xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Một số trại trẻ của Việt Nam đã dành ra một số lượng trẻ em nhất định để giải quyết cho các công dân Pháp theo cam kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp, mặc dù số tiền hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức Pháp không phải là nhiều so với các tổ chức hỗ trợ nhân đạo của các nước khác. Đối với Mỹ thì lại có một lý do khác, mặc dù chưa ký kết hiệp định với Việt Nam, nhưng trong giai đoạn thực hiện Nghị định 184/CP thì số lượng người Mỹ đến Việt Nam để xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi tương đối lớn. Một điều hết sức lý thú đó là, trong giai đoạn này Việt Nam và Hoa Kỳ chưa thật sự “bình thường hoá quan hệ” nhưng qua biểu đồ sô liệu trên cho thấy số lượng trẻ em được người Mỹ nhận làm con nuôi là 2.670 trẻ em trong tổng số 7.889 trẻ em (giai đoạn từ 1998 – 2003) chiếm 33.8%. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng, mặc dù chiến tranh đã để lại cho

dân tộc của hai đất nước những vết thương khó lành, nhưng dường như rất nhiều người Mỹ, họ thực sự mong muốn làm những điều tốt đẹp để làm giảm đi nỗi đau mất mát cho người dân Việt Nam. Và phải chăng những đứa trẻ được cho làm con nuôi chính là sợi dây để hoà giải, hàn gắn vết thương chiến tranh. (xem hộp số: 2.1).

Tìm hiểu vấn đề này trên các trang web của các tổ chức của Mỹ cho thấy rằng hầu hết người Mỹ tìm đến Việt Nam bởi vì sau chiến tranh, họ, cá nhân những người Mỹ mong muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ trẻ em Việt Nam nói riêng và tăng cường tình đoàn kết, xoá bỏ mọi hận thừ giữa hai nước nói chung. Do vậy, nhiều người dân Mỹ, trong đó không ít các cựu chiến binh đã tìm đến Việt Nam, đến các trại trẻ mồ côi để xin những đứa trẻ thiệt thòi để làm con nuôi.

Một diễn biến mới trong vấn đề giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài đó là việc Nghị định 68/CP quy định chỉ giải quyết việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài nếu Việt Nam và nước nơi người nhận con nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi đã làm thay đổi căn bản việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Với quy định này, việc giải quyết trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài có sự giảm sút về mặt số lượng so với những năm trước kia khi Việt Nam đang thực hiện


Hộp số: 2.1

Đứa con nuôi VN và cuộc gặp mặt của hai người Mỹ


Năm gần 40 tuổi, Vicky ao ước có một đứa con. Những người bạn trai từng sống chung không đưa lại cho chị niềm hạnh phúc đó. Chị quyết định tìm một đứa bé để nuôi. Các cơ sở tư vấn giới thiệu cho chị cả những đứa trẻ Trung Quốc, nhưng chị chọn VN. Vicky thuộc thế hệ những đứa trẻ Mỹ lớn lên khi mà ở ngoài đường là những cuộc phản đối chiến tranh, còn trong phòng khách, tivi và người lớn gần như không còn chuyện gì quan trọng hơn là chuyện VN để bàn đến.

Vicky nói: “Tôi biết lịch sử thường rất phức tạp để hiểu, nhưng điều đơn giản mà tôi cảm thấy là chúng tôi sai khi đã gây ra ở đó biết bao đau thương”. Nuôi một đứa con người Việt, như Vicky nói, “khiến tôi nghĩ rằng mình đã nuôi dưỡng một sợi dây liên hệ giữa hai nước, sự liên hệ không phải từng có trong quá khứ: chiến tranh”. Khi làm thủ tục nhận Tuyết làm con nuôi, những người ở trại trẻ mồ côi nhìn Vicky và nói rằng “con bé này thật may mắn”. Nhưng rồi càng ngày Vicky hiểu ra, người thật sự may mắn là chị.

Khi tham chiến ở VN, Wayne nói: “Phần lớn phi vụ trực thăng của tôi là tải thương và cứu nạn, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị cắn rứt rất nhiều”. Wayne Karlin đã viết vì anh nghĩ đó là cách tốt nhất để thấy mình thanh thản hơn. Và theo anh, được viết ra những sự thật phức tạp và những suy nghĩ, cách nhìn từ các bên cũng là cách tốt nhất để hàn gắn những vết thương gây ra bởi cuộc chiến. Wayne Karlin đã và đang làm nhiều việc để giúp đỡ những người bạn Việt, nhưng cũng như Vicky, Wayne nhận ra chính anh chứ không phải những người bạn Việt mới là người may mắn. Wayne vừa đón đạo diễn Đặng Nhật Minh tới thăm tháng trước. Và Vicky thì đang có ý định trở lại VN để tìm thêm cho Tuyết - Annie Jewel một “người anh em”. Chị cũng muốn liên lạc với cha mẹ ruột của Tuyết, chị muốn con gái chị biết rõ hơn về nguồn gốc của mình và chị muốn sợi dây liên hệ với VN được củng cố trên nền tảng của mối quan hệ gia đình.

Huy Đức (Tuổi trẻ online, Thứ Bảy, 29/04/2006) Nghị định 184/CP. Tuy nhiên, thực hiện quy định này Việt Nam đã ký được 13 hiệp định song phương với các nước về việc hợp tác trong vấn đề con nuôi có yếu tố

nước ngoài. Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa gia nhập Công ước La Hay 1993, thì đây chính là những lá chắn quan trọng và hữu ích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam khi được làm con nuôi người nước ngoài.

Theo đánh gía của Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp, đa số cha mẹ nuôi người nước ngoài đều chấp hành tốt cam kết việc quy định báo cáo định kỳ tình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023