Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Các Hiệp Định Hợp Tác Về Nuôi Con Nuôi


Hộp số 2.7: Đức và Việt Nam thống nhất về hiệp định cho và nhận con nuôi

Ngày 2.11. đại diện của Bộ tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt và của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ký tắt tại Hà Nội bản dự thảo một hiệp định song phương về hợp tác trong lĩnh vực cho và nhận con nuôi quốc tế. Trong hai ngày đàm phán, những vấn đề còn tồn đọng đã được làm rõ. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào năm 2006 sau khi đã được các cơ quan của mỗi nước thông qua.

Hiệp định quy định thủ tục cho các bậc cha mẹ muốn nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi. Để bảo vệ trẻ và ngăn chặn việc làm giàu bất chính, trong tương lai việc tổ chức cho nhận con nuôi thông qua các tổ chức tư nhân cần được loại bỏ. Các cơ quan môi giới con nuôi ở Đức và Việt Nam - mà việc tuyển nhân viên sẽ đòi hỏi những yêu cầu cao - sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục cho và nhận con nuôi.

Với hiệp định này, việc nhận con nuôi Việt Nam tại Đức - vốn gần như hoàn toàn đình trệ do các quy định luật pháp mới của Việt Nam vào năm 2003 - sẽ được nối lại. Trước kia, con số 170 trẻ Việt Nam được nhận nuôi hàng năm cho thấy trẻ em Việt Nam là một trong những nhóm đông nhất trong số trẻ các nước làm con nuôi ở Đức. Như đại diện của hai bên cùng nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu sớm gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực cho và nhận con nuôi quốc tế.

nuôi với sự tham khảo của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ lao động – thương binh và xã hội, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước... Chính vì vậy, nội dung

các hiệp định đã được ký kết thường đạt được sự thống nhất giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam, cũng vì vậy nên cũng rất thuận lợi khi thực thi Hiệp định.

Đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán với các nước khác là Cộng hoà Liên bang Đức và Tây Ban Nha để ký kết Hiệp định hợp tác trong hoàn cảnh chúng ta chưa gia nhập Công ước La Hay (xem hộp số 2.7).

Tuy nhiên, trong quá trình ký kết chúng ta có thể rút ra một số bài học

sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thứ nhất, đối với các nước đơn nhất như Pháp, Đan Mạch, Italia, Ai len... thì hầu như chúng ta không gặp khó khăn gì về danh nghĩa và thẩm

quyền ký kết. Các nước này đều sẵn sàng ký kết với danh nghĩa Nhà nước và văn bản điều ước là Hiệp định hợp

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 12

tác về nuôi con nuôi. Bên cạnh đó, một thuận lợi nữa là các nước này thuộc hệ thống Civil Law nên pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam về cơ bản cũng tương đồng với các nước này.


Thứ hai, đối với một số nước có thể chế liên bang như Canada, Bỉ, Mỹ... chúng ta thường gặp một số khó khăn do có sự khác biệt về pháp luật giữa Việt Nam và các nước nói trên, bởi vì theo pháp luật Việt Nam thì khi ký kết các điều ước đều dưới danh nghĩa Chính phủ, nhưng đối với các nước liên bang này thì pháp luật lại quy định trao quyền ký kết cho Chính phủ các bang, thậm chí có nước còn quy định chính quyền Liên bang không có thẩm quyền đàm phán, ký kết điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà thẩm quyền này thuộc về Chính phủ các bang. Do vậy, khi ký kết điều ước với các nước có chế độ liên bang, Việt Nam và các nước này thường mất rất nhiều thời gian mới đạt được sự thống nhất về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế song phương về hợp tác nuôi con nuôi [20].

1.4.2. Tình hình triển khai thực hiện các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi


Kể từ khi ký Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi đầu tiên cho đến nay là gần 6 năm, với 13 hiệp định hợp tác đã được ký kết với những nội dung tương đối thống nhất với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tùy từng hoàn cảnh lịch sử, tuỳ từng nước việc thực hiện các Hiệp định này lại có những đặc điểm và hiệu quả thực thi lại có sự khác nhau:

1.4.2.1 Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp (Hiệp định Việt – Pháp)

Vì đây là Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam, nên trong quá trình thực hiện mang những đặc trưng rất riêng biệt, đó là sau khi ký Hiệp định, Việt Nam tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện Hiệp định như:

-Quyết định 142/2000/QĐ-TTg ngày 11/12/2000 về cơ chế thực hiện Nghị định;

- Thông tư số 04/2001/TT-BTP ngày 20/03/2001 hướng dẫn thi hành một số quy định của Quy chế thực hiện Hiệp định;

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh những năm giai đoạn 2000 – 2003, Hiệp định Việt

– Pháp và các văn bản nêu trên được thực thi song hành cùng lúc với Nghị định 184/CP nên đã tạo thành hai cơ chế giải quyết nuôi con nuôi riêng biệt bởi những


quy định của Hiệp định và các văn bản có liên quan có quy định rất khác so với quy định 184/CP. Ví dụ như:

* Về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi: đối với công dân Pháp chỉ được nhận trẻ em đang ở trong các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc chỉ được nhận trẻ đang sống tại gia đình thuộc các trường hợp: bị mồ côi, tàn tật, người xin nhận con nuôi trước đây đã nhận anh, chị, em ruột của trẻ em đó làm con nuôi hoặc vì lý do nhân đạo khác được Bộ Tư pháp chấp nhận. Nhưng đối với những công dân của các nước khác chưa ký Hiệp định thì ngoài đối tượng trẻ nêu trên còn được nhận trẻ em từ cơ sở y tế. Như vậy, đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi được áp dụng đối với công dân Pháp sẽ hạn chế hơn so với công dân nước khác, tạo nên sự bất bình đẳng trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài.

* Về trình tự thủ tục: đối với công dân Pháp phức tạp hơn rất nhiều so với những hồ sơ của người nước ngoài khác, đó là tất cả các hồ sơ của cha mẹ nuôi là công dân Pháp phải được gửi tới Bộ Tư pháp thông qua con đường ngoại giao hoặc các tổ chức của Pháp được phép hoạt động tại Việt Nam trong khi đó hồ sơ của những công dân nước khác thì được phép gửi thẳng tới Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

Cho đến khi Việt Nam ban hành Nghị định 68/CP thay thế Nghị định 184/CP thì về cơ bản các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định Việt – Pháp nêu trên đương nhiên hết hiệu lực, tuy nhiên về cơ bản quy trình thủ tục giải quyết con nuôi đối với các công dân Pháp hầu như không có gì thay đổi bởi vì nội dung của Hiệp định và các văn bản nêu trên tương đối giống với Nghị định 68/CP, không chỉ những thế, việc ban hành Nghị định 68/CP đã góp phần hơn nữa cho Hiệp định Việt

– Pháp phát huy hiệu quả trong việc giải quyết trẻ em Việt Nam làm con nuôi công dân Pháp bởi vì trước khi khi thực hiện Hiệp định thì công dân Pháp chỉ được phép xin trẻ em tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được chỉ định tại Hiệp định, nhưng nay họ có thể xin trẻ trên phạm vi toàn quốc, tại những nơi có trẻ hoặc những nơi mà người xin con nuôi có nguyện vọng.


Có thể nói rằng, trong việc giải quyết trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, công dân Pháp luôn chiếm ưu thế và luôn được tạo điều kiện thuận lợi nhất so với công dân các nước khác, do vậy cho đến nay số lượng trẻ em Việt Nam được làm con nuôi công dân Pháp luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các nước khác. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng hồ sơ xin nhận con nuôi của công dân Pháp vẫn còn tồn đọng khá nhiều tại Bộ Tư pháp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản đó là Nhóm công tác hỗn hợp Việt

– Pháp chưa hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Theo quy định tại Điều 2 của Hiệp định Việt – Pháp, nhóm công tác hỗn hợp phải họp định kỳ mỗi năm một lần, lần lượt tổ chức ở mỗi nước ký kết, để xem xét đánh giá việc thực hiện Nghị định này và đưa ra các kiến nghị để giải quyết những vấn đề phát sinh. Ngoài ra, khi cần thiết, các Nước ký kết có thể quyết định họp phiên họp bất thường. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, gần 6 năm thực hiện Hiệp định, mới có 2 cuộc họp được tiến hành vào năm 2002 và cuộc họp gần đây nhất vào tháng 2/2005.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Hiệp định Việt – Pháp hiện có một vấn đề tồn đọng cần hai bên giải quyết đó là Nhóm hỗn hợp Việt – Pháp đã thảo thuận cho phép các gia đình Pháp đã có hồ sơ hiện đang chờ tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc đã được chuyển đến Bộ Tư pháp được phép sang Việt Nam tìm trẻ, nếu họ có nguyện vọng. Giải pháp này được đưa ra trong hoàn cảnh tình trạng hồ sơ của công dân Pháp tồn động quá nhiều (khoảng hơn 2000 bộ hồ sơ), bên cạnh đó lúc đó Việt Nam chưa ban hành Nghị định 68/CP, cho nên giải pháp này lúc đó tạm thời chấp nhận được. Nay, chúng ta đã ban hành Nghị định 68/CP, ký kết Hiệp định về con nuôi không chỉ với Pháp mà với nhiều quốc gia khác, trong đó hầu hết quy định rằng, người xin nhận con nuôi không được trực tiếp liên hệ với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, gia đình hoặc cơ sở y tế để tìm trẻ xin làm con nuôi, trừ trường hợp xin nhận con nuôi là trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chính vì vậy, quy định hiện tại trong Hiệp định Việt – Pháp vô hình chung đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa công dân Pháp và công dân nước khác khi


xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Vì vậy, trong thời gian tới, phía Việt Nam cần thoả thuận với phía Pháp bãi bỏ quy định tạm thời này.

Tóm lại, Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp đã tạo ra một cơ chế hợp tác mới, đảm bảo tính minh bạch trong việc giải quyết con nuôi cho người nước ngoài và quan trọng hơn Hiệp định này là viên gạch đầu tiên trong việc đàm phán, ký kết Hiệp định về nuôi con nuôi.

1.4.2.2. Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch

Ngày 26/5/2003, Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch chính thức ký Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi. Như vậy sau hơn 3 năm, Việt Nam mới ký được Hiệp định thứ hai về nuôi con nuôi, nhưng nếu tính thời điểm Nghị định 68/CP có hiệu lực thì chỉ 4 tháng sau, Việt Nam đã ký Hiệp định này, mở đầu cho việc thực hiện nguyên tắc được quy định trong Nghị định.

Nếu so sánh với Hiệp định Việt – Pháp thì Hiệp định này quy định đầy đủ hơn về việc giải quyết vấn đề con nuôi và Hiệp định này cũng tương đối thống nhất với các Hiệp định về con nuôi sau này Việt Nam ký kết với các nước khác, chỉ thiếu một phần đó là quy định về Hỗ trợ kỹ thuật nhằm thực hiện Hiệp định mà thôi.

Sau gần 3 năm thực hiện, Hiệp định Việt Nam - Đan Mạch đã có những phát huy tác dụng nhất định trong việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của công dân Đan Mạch, tuy nhiên số lượng công dân Đan Mạch xin trẻ em Việt Nam chưa phải là nhiều. Nếu như năm 1998, Việt Nam giải quyết 58 trường hợp, năm 1999 giải quyết 50 trường hợp, năm 2000 là 46 trường hợp, năm 2001 là 65 trường hợp, năm 2002 là 73 trường hợp, năm 2003 chỉ mới giải quyết được 19 trường hợp.

Cũng kể từ khi ký Hiệp định, cho đến nay mới có 02 tổ chức con nuôi của Đan Mạch được cấp phép hoạt động tại Việt Nam đó là tổ chức AC và tổ chức Danadopt, địa bàn hoạt động của các tổ chức này cũng còn rất hạn chế, tổ chức AC hoạt động tại Hà Tây và tổ chức Danadopt hoạt động tại Hoà Bình và Bình Thuận.

Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện Hiệp định đến nay, giữa Việt Nam và Đan Mạch cũng chưa nẩy sinh vấn đề gì phức tạp mà chưa được giải quyết mặc dù trong


Hiệp định cũng quy định thành lập Nhóm công tác hỗn hợp họp định kỳ mỗi năm 1 lần nhưng có lẽ kể từ ngày ký kết đến nay Nhóm công tác vẫn chưa một lần tổ chức hợp theo quy định của Hiệp định.


1.4.2.3. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Cộng hoà Italia

Ngày 13/6/2003 Việt Nam và Italia tiến hành lễ ký kết Hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi lần đầu tiên giữa hai nước, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời Hiệp định này là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà đảm bảo cho cả người xin con nuôi là công dân Italia.

Sau hơn 3 năm thực hiện có thể thấy rằng Hiệp định đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực con nuôi, cụ thể là số lượng Văn phòng con nuôi của Italia tuy vào sau hơn Pháp, Đan Mạch nhưng lại có quy mô hoạt động tương đối rộng, số tiền đầu tư hỗ trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng của Việt Nam là khá lớn (chẳng hạn như tổ chức NAAA tài trợ cho Trung tâm bảo trợ Tam Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2004 là 375.000.000 đồng, tổ chức CIFA tài trợ cho trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình là 237.000.000 đồng trong năm 2004...). Đặc biệt, Hiệp định giữa Việt Nam và Italia còn quy định thêm điều khoản Hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Hiệp định. Nhằm cụ thể hoá điều khoản này, phía Italia đã có dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trị giá 60.000 EURO/năm

nhằm mục đích hỗ trợ tăng

Biểu đồ số 2.1: Số lượng trẻ em VN làm con nuôi Ailen qua các năm


80

70

60

50

Số lư ợ ng trẻ em

40

30

20

cường năng lực cho Cục con nuôi quốc tế thông qua các hoạt động như: trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ...

Cho đến nay, sau khi Hiệp định có hiệu lực thi

10 87

0

1998 2000 2002 2005


hành tình hình giải quyết hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của công dân Italia đạt hiệu quả tương đối tốt, đảm bảo cho công dân Italia có khả năng xin con nuôi là trẻ em Việt Nam nếu có nhu cầu.

1.4.2.4. Hiệp định giữa Việt Nam và Cộng hoà Ailen

Hiệp định này được ký kết vào ngày 23/9/2003 nhưng đến 2/5/2004 mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, tuy nhiên kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thi hành số lượng công dân Ailen được nhận trẻ em Việt Nam là con nuôi là tương đối lớn, khoảng 68 trường hợp đã được giải quyết trong năm 2005. Con số này thậm chí còn cao hơn so với những năm chưa có Hiệp định và Nghị định 184 còn có hiệu lực thi hành (xem biểu đồ số 2.1).

Điều đáng quan tâm ở đây đó là, trong năm 2004 và năm 2005 không tổ chức con nuôi nào của Ailen được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và Ailen cũng không có Đại sứ quán đóng tại Việt Nam thế nhưng số lượng trẻ em được giải quyết cho công dân Ailen chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với một số nước khác trong khu vực Châu Âu mà đã ký kết Hiệp định với Việt Nam. Để phối hợp với Việt Nam trong việc giải quyết các hồ sơ của công dân Ailen, Cơ quan con nuôi thuộc Bộ Y tế và trẻ em Ailen thoả thuận với Việt Nam trong giai đoạn quá độ cơ quan này sẽ cử 01 đại diện hoạt động tại Việt Nam để phối hợp với các cơ quan hữu quan Việt Nam trong việc xin con nuôi của công dân Ailen. Mô hình này về cơ bản đã có những đóng góp tích cực trong việc triển khai thực thi Hiệp định trên thực tế. Tuy nhiên, để thực hiện đúng những quy định ghi trong Hiệp định cũng như tạo sự bình đẳng với các quốc gia khác, trong thời gian tới giải pháp này sẽ phải bãi bỏ và thay vào đó là hoạt động của các Văn phòng con nuôi của Ailen.

1.4.2.5. Hiệp định giữa Việt Nam và Vương quốc Thuỵ Điển

Ngày 4/2/2004, Việt Nam và Vương quốc Thuỵ Điển ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi tại Hà Nội. Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực cho đến nay đã có ít nhất có 04 tổ chức con nuôi của Thuỵ Điển được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là Tổ chức AC – Thuỵ Điển, với lợi thế hoạt động tại Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ 20, ngay sau ký hiệp định, tổ chức này đã được Bộ


Tư pháp cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam để giúp đỡ các gia đình Thuỵ Điển nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Hiện nay tổ chức này có địa bàn hoạt động tại 16 tỉnh, thành phố của Việt Nam; tổ chức FFIA có giấy phép hoạt động tại 7 tỉnh, thành phố; tổ chức BFA-A đã hoạt động tại 7 tỉnh của Việt Nam. Nói chung, các tổ chức này đã giải quyết các công việc liên quan đến vấn đề con nuôi một cách rất hiệu quả, góp phần làm cho Hiệp định giữa hai nữa được triển khai nhanh chóng trên thực tế. Tuy nhiên, Hiệp định này có một điều thuận lợi hơn so với các Hiệp định khác đó là cho phép tổ chức được uỷ quyền của Thuỵ Điển được làm Công hàm xác nhận về người xin con nuôi. Chính quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức con nuôi của Thuỵ Điển trong việc tiến hành các hoạt động trợ giúp cho công dân Thuỵ Điển xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên số lượng trẻ em được làm con nuôi người Thuỵ Điển trong những năm vừa qua không phải là nhiều so với những năm 1999 và 2000, thời điểm chúng ta chưa ký Hiệp định. Do vậy, Việt Nam cần xem xét lại chính sách và pháp luật trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng trước mắt, nhóm công tác hỗn hợp cần có những hành động để triển khai Hiệp định này có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Tại một cuộc hội thảo về con nuôi giữa Việt Nam và Thuỵ Điển, ông Gunilla Bodin, Giám đốc Uỷ ban quốc gia về vấn đề con nuôi quốc tế Thuỵ Điển cho rằng: “Chúng tôi phải bằng những con đường khác nhau để làm việc với các địa phương khác nhau và những tổ chức được cấp phép sẽ phải quan sát và hết sức cẩn thận khi làm việc với các địa phương. Các địa phương thường có trình tự giải quyết không giống nhau. Tôi cho rằng chúng tôi cũng như các tổ chức được uỷ quyền cần phải có mối liên hệ mật thiết với Việt Nam hơn nữa trong vấn đề này”.

1.4.2.6. Các Hiệp định được ký kết trong năm 2005

Sang năm 2005, Việt Nam tiếp tục ký Hiệp định với Vương quốc Bỉ vào ngày 17/3/2005; với Canada ngày 27/6/2005; với Quebeec ngày 15/9/2005 và với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 21/6/2005. Tuy nhiên, trong số các Hiệp định nói trên Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – Canada có những điều khác biệt trong quá trình thực hiện. Đó là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023