Những Kết Quả Đã Đạt Được Trong Thời Gian Vừa Qua


hình phát triển của trẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc báo cáo này thường được thực hiện dưới hình thức cha mẹ nuôi viết thư kể lại tình hình cuộc sống sinh hoạt và học tập của con nuôi, có kèm theo giấy khám sức khoẻ, phiếu điểm học tập của con nuôi, các bức ảnh chụp sinh hoạt, vui chơi của con nuôi. Các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cũng đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc theo dõi tình hình trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.

Nói chung, tình hình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam trong thời gian vừa qua tương đối ổn định, dần đi vào nề nếp, nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế và cũng không tránh khỏi những tiêu cực phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc.

1.2 Những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua


Như đã trình bày ở trên, từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 68/CP để thay thế Nghị định 184/CP trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Từ khi thực hiện Nghị định 68/CP, chúng ta cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc giải quyết các vụ việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là:

Thứ nhất, quản lý chặt chẽ nguồn gốc của trẻ em: Như chúng ta đã biết, theo Nghị định 184/CP thì trẻ em được cho người nước ngoài bằng ba nguồn khác nhau, điều này đã tạo ra không ít lộn xộn, tiêu cực trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, trong đó một số vụ ở Ninh Bình, Hà Nội đã bị xét xử về mặt hình sự. Do vậy, Nghị định 68/CP đã quy định chỉ cho trẻ từ cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp đi làm con nuôi, cũng như trẻ từ gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng thân thiết (đối với trường hợp ngoại lệ). Chính quy định này đã góp phần tạo lập lại trật tự và tạo ra cơ chế kiểm tra và quản lý tốt hơn nguồn gốc của trẻ em trước khi cho người nước ngoài xin làm con nuôi.

Thứ hai, tạo ra hành lang pháp lý thông qua các hiệp định ký kết với các nước về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong hoàn cảnh chưa gia nhập Công ước La Hay 1993. Có thể


nói rằng thông qua cơ chế ký kết điều ước quốc tế song phương, Việt Nam có thể tăng cường sự hợp tác với các nước trong việc xử lý một cách tổng thể vấn đề nuôi con nuôi, giảm bớt được những rào cản về trình tự, thủ tục, giấy tờ cũng như tăng cường cơ chế bảo vệ trẻ em theo các chuẩn mực của Công ước La Hay 1993.

Thứ ba, thành

lập cơ quan trung ương giải quyết vấn đề về nuôi con nuôi: Đây là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta đang từng bước hoàn thiện pháp luật để gia nhập Công ước La Hay trong thời gian gần đây. Cục con nuôi quốc tế là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước và tác nghiệp trong quá trình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thứ tư, quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ có sự cải tiến mang tính minh bạch và

Hộp số: 2.2 Người Canađa chúng tôi

Cô Renée Friedman và con gái Shaina là người Canađa đến từ tỉnh British Columbia. Họ sống ở Hà Nội được hơn 2 tháng. Shaina được nhận làm con nuôi khi còn ở Việt Nam lúc còn bé và mục đích chuyến đi lần này của họ tại Việt Nam là để tìm hiểu về di sản văn hóa của Shaina. Một câu chuyện thú vị, nhất là cho những bậc cha mẹ đang muốn xin con nuôi Việt Nam

Điều gì đã đưa chị đến đây?

Tôi sống tại đảo Cortes, tỉnh British Columbia. Chồng tôi và tôi đến Hà Nội để xin một cháu gái làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tỉnh Quảng Ninh, tại Hòn Gai, Vịnh Hạ Long. Chúng tôi xin cháu thông qua tổ chức Terre des Hommes, một cơ quan nhân đạo có trụ sở tại Montreal, Quebec. Trước đó tôi luôn cảm thấy kỳ cục khi mang một đứa trẻ đi khỏi đất nước xuất thân của nó, mặc dù tôi biết thay vào đó tôi có thể đem lại nhiều lợi ích và cơ hội khác hơn cho cháu tại Canađa. Tôi đã định sẽ đưa cháu trở lại Việt Nam khi cháu đủ lớn để có hiểu biết sơ bộ về những lý do gì dẫn đến việc xin con nuôi quốc tế. Tôi muốn Shaina có được hiểu biết đầy đủ về việc cháu là ai. Tôi muốn cháu đủ lớn để có thể ghi nhớ về chuyến đi này, nhưng cũng còn trẻ để không chùn lại trước ý tưởng phải bỏ lại đằng sau những cảnh cháu có thể có thể được hưởng ở nhà. Trong khi về văn hóa thì cháu là Canađa, nhưng di sản của cháu là Việt Nam và tôi muốn cháu được hiểu biết về cả hai nước.

Bạn có lời khuyên khôn ngoan nào dành cho những bậc cha mẹ muốn xin con nuôi Việt Nam?

Cho dù bạn có gặp bất cứ sự cản trở, nghi ngờ hay trì hoãn nào, hãy kiên trì và xông lên từng ngày một. Cứ nhớ rằng khi bạn đã ôm con của bạn vào trong tay, mọi điều dường như bực bội sẽ bay đi như bụi bay trước gió. Đối với chúng tôi Việt Nam là một trong những nước rất thẳng thắn và dễ dàng cho việc xin con nuôi, có các cháu ở độ tuổi rất bé (Shaina khi đó mới 4 tháng tuổi), cháu khỏe mạnh và được một gia đình bảo trợ chăm sóc, giống như mọi cháu khác tại cơ sở này. Kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi chúng tôi lại thăm gia đình đã bảo trợ cháu. Terre des Hommes cũng đã giúp đỡ rất nhiều và là một cơ quan trung thực.


67

(trích thông tin từ đại sứ quán Canada tại Hà Nội)


tiến bộ hơn: So với Nghị định 184/CP trước đây, thì quy trình xử lý hồ sơ được thực hiện chặt chẽ hơn, thống nhất từ trung ương tới địa phương, giảm bớt thủ tục hành chính giấy tờ, đặc biệt có sự tham gia tích cực và quản lý đồng bộ của Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp trong việc quản lý hồ sơ, tháo gỡ những vướng mắc, ách tắc trong giải quyết đã góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết hồ sơ.

Thứ năm, các tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam: Theo Nghị định 184/CP thì chưa có quy định cho phép các tổ chức này được phép hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế bằng mọi biện pháp, cách thức, một số tổ chức quốc tế nhân danh hoạt động nhân đạo hoặc núp dưới các danh nghĩa khác nhau nhằm mục đích giúp cho công dân nước họ xin được trẻ em Việt Nam làm con nuôi (xem hộp số 2.2), nhưng cũng không ít tổ chức là nhằm mục đích môi giới con nuôi. Vấn đề này đã gây không ít khó khăn, phiền toái cho công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, cũng như từng bước hội nhập quốc tế, Nghị định 68/CP đã cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài được thành lập văn phòng tại Việt Nam. Qua quá trình thực hiện cho thấy rằng, các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như: giảm bớt thời gian, công sức và tiền bạc cho người xin con nuôi; loại bỏ nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh khác; giúp đỡ tài chính, kỹ thuật cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em Việt Nam - đây là một việc làm hết sức quý báu trong khi kinh phí của Nhà nước cho các trung tâm nuôi dưỡng còn hết sức hạn chế.

68

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 68/CP, cho đến nay Việt Nam đã cấp phép cho 45 tổ chức con nuôi nước ngoài (xem hộp số 2.3), theo đánh giá ban đầu thì các Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam dã có những đóng góp nhất định

Hộp số 2.3: Số lượng văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

STT Tên nước Số lượng văn phòng

1. Hoa Kỳ 25

2. Italia 6

3. Pháp 5

4. Thụy Điển 4

5. Đan Mạch 2

6. Canada 2

7. Ailen 1

Tổng cộng 45

Nguồn: Bộ Tư Pháp, 2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 10


trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và đạt được những kết quả tích cực trong đó có cả vấn đề hỗ trợ tài chính cho các cơ sở nuôi dưỡng. Các chương trình hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức này đã góp phần không nhỏ cho hoạt động của các cơ sở nhân đạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Sơ bộ trong năm 2004, các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài đã hỗ trợ nhân đạo cho 40 trung tâm nuôi dưỡng trẻ em và bảo trợ xã hội của gần 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng giá trị của các dự án ước tính khoảng 620.000 USD. Số tiền này được các cơ sở nuôi dưỡng sử dụng vào việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, mua thuốc men, dụng cụ y tế và khám chữa bệnh cho trẻ em; dạy nghề cho trẻ em lớn và hỗ trợ lương cho nhân viên [21, tr.32]‌

1.3. Những tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ


1.3.1. Đối tượng trẻ em được làm con nuôi:

Về đối tượng trẻ, Nghị định 68/CP có quy định trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài xuất phát từ hai nguồn đó là:

a) Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.

b) Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Điểm (b) của quy định này đã được quy định chi tiết tại Thông tư 07 của Bộ Tư pháp ngày 16/12/2002 về việc hướng dân thi hành một số điều của Nghị định số 68/CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ. Trong khi đó, điểm (a) của Nghị định 68/CP lại chưa được làm rõ những trẻ em nào sống ở trong cơ sở nuôi dưỡng được phép cho làm con nuôi người nước ngoài. Nếu như tại thời điểm thực hiện Nghị định 184/CP thì chỉ cho phép người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi, bị tàn tật trong các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động – Thương binh xã hội quản lý (Quyết định 145/HĐBT ngày 2/4/1992). Nhưng khi Nghị định 184/CP hết hiệu lực cho đến nay chưa vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về đối tượng trẻ em Việt Nam được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Đến nay, tình trạng này dường như đã được tháo gỡ bởi Nghị định 69/CP đã quy định rõ ràng những trẻ em nào được phép cho làm con nuôi.


Tuy vậy, tại khoản 2, điều 36, Nghị định 69/CP vẫn quy định cụm từ “trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam”, trên thực tế không phải cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp nào cũng được phép cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, mà phải được UBND cấp tỉnh chỉ định. Do vậy, nhiều cơ sở thành lập hợp pháp, có nhiều trẻ nhưng lại không được phép cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Chính điều này đã khiến cho việc giải quyết con nuôi cho người nước ngoài nhiều khi gặp khó khăn, bởi vì nhiều trung tâm nuôi dưỡng được phép cho con nuôi nhưng lại không có trẻ trong khi đó các trung tâm hoặc các nhà nuôi dưỡng từ thiện tư nhân lại có rất nhiều trẻ em có thể cho người nước ngoài nhận làm con nuôi, ví dụ như trường hợp chị Bùi Hải Yến, giảng viên khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học – xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội một mình chị nuôi 13 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ hoặc như Trung tâm Nhân Đạo Quê Hương do chị Huỳnh Tiểu Hương sáng lập, hiện nay số trẻ em vào ở tại Trung tâm là khoảng 150 cháu và số trẻ ngày càng gia tăng, điều này đã gây không ít khó khăn về tài chính cho cơ sở nuôi dưỡng này.

1.3.2. Đối tượng nước ngoài được xin làm con nuôi

Nguyên tắc chỉ giải quyết việc nuôi con nuôi trên cơ sở điều ước quốc tế của Nghị định 68/CP đã khắc phục được tình trạng lộn xộn khi thi hành Nghị định 184/CP trước kia. Nhưng quy định này cũng trở thành một rào cản cho những người nước ngoài thường trú tại các nước chưa ký kết điều ước quốc tế về con nuôi với Việt Nam. Do vậy, rất nhiều trường hợp người nước ngoài muốn xin trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh tật bẩm sinh, bị bệnh hiểm nghèo... cũng không được giải quyết. Hậu quả dẫn đến là càng làm cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thêm quá tải.

1.3.3. Những vướng mắc về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ

Thứ nhất, về mặt thời gian trong quy trình nhận con nuôi: Theo quy định của Nghị định 68/CP quy trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện trong thời gian là 120 ngày đối với việc xin đích danh trẻ hoặc 150 ngày nếu phải xác minh. Tuy nhiên theo kiến nghị của một số địa phương cho rằng, thời gian quy định trong quy trình nhiều khi không thể đáp ứng được nếu không có sự phối hợp


đồng bộ giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do vậy, có những trường hợp nếu nhìn vào thời điểm giải quyết hồ sơ sẽ nhận thấy những bất cập hết sức vô lý như trường hợp ở Hoà Bình là một ví dụ: điều 43, Nghị định 68/CP quy định: “Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em... làm hồ sơ trẻ em...”. Nhưng trên thực tế, Sở Tư pháp trước khi nhận được công văn của Cục con nuôi cũng chưa rõ là trẻ em đã hoàn thiện hồ sơ hay chưa? nên nhiều khi việc hướng dẫn làm và hoàn thiện hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Do vậy cũng có trường hợp ngày mà Sở lao động Thương binh và xã hội ký tiếp nhận trẻ em vào Trung tâm nuôi dưỡng, với ngày mà Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội ký giấy đồng ý cho trẻ em đi làm con nuôi chỉ cách nhau 7 ngày hoặc 15 ngày. Nếu nhìn vào ngày ban hành Quyết định khiến cho chúng ta hiểu lầm là nhận trẻ em vào Trung tâm chỉ để cho đi làm con nuôi. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với Công ước La Hay 1993.

Hoặc như trường hợp ở Thái Nguyên, thời gian 30 ngày để hoàn thiện hồ sơ nhiều khi không thể đáp ứng được bởi biên chế của Sở Tư pháp còn ít, nhưng quan trọng hơn là địa bàn tỉnh quá rộng, nhiều trường hợp cần phải xác minh ở vùng xa xôi, hẻo lánh phải đi mất mấy ngày đường do vậy đôi khi cũng không đảm bảo về mặt thời gian hoàn thiện hồ sơ của trẻ.

Thứ hai, vướng mắc về hồ sơ xin nhận con nuôi: đây là vấn đề lớn nhất trong quá trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài, khiến cho quá trình giải quyết bị đình trệ. Có rất nhiều lý do vướng mắc liên quan đến hồ sơ trẻ, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do sự quy định không rõ ràng của pháp luật Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Tam Bình thì việc cho con nuôi người nước ngoài “gần như bế tắc từ hai năm nay”, nguyên nhân là do các quy định về thủ tục không “khớp” nhau. Theo hướng dẫn của Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp thì trẻ bị bỏ rơi trong trường hợp có mẹ, nếu không có sự đồng ý của người mẹ thì không thể giải quyết cho người khác nhận làm con nuôi.


Hiện nay, trên 70% trẻ bị bỏ rơi đang sống ở các trung tâm xã hội bị vướng vào tình trạng trên. Trong giấy chứng sinh của các bệnh viện, thường có ghi đầy đủ họ tên, quê quán của người mẹ đã bỏ rơi con. Tuy nhiên, khi trung tâm liên hệ với địa phương của những người này để làm thủ tục xác nhận thì hầu như không được phản hồi. Trung tâm Tam Bình đang trong tình trạng quá tải với 440 trẻ. Trong đó, trên 100 trẻ đủ điều kiện làm con nuôi và có khá nhiều nhu cầu xin con nuôi từ nước ngoài nhưng không thể giải quyết được [28]. Hoặc có trường hợp bỏ rơi nhưng lại để lại địa chỉ liên lạc, hoặc bút tích liên quan đến người mẹ hoặc gia đình của đứa trẻ (xem hộp số 2.2) nhưng trên thực tế việc xác minh được thì lại là vấn đề hết sức nan giải, trong khi đó người xin con nuôi lại rất thích đứa trẻ này, không đồng ý đổi đứa trẻ khác. Đây có lẽ không phải là trường hợp cá biệt của Trung tâm Tam Bình mà của hầu hết các địa phương có các trung tâm có chức năng cho người nước


Hộp số 2.4: Bỏ con vì lỡ lầm, nghèo khó

Bác sĩ Tạ Thị Thanh Thủy, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, nói rằng, trong cuộc đời làm bác sĩ, tình cảnh xót xa nhất mà chị không thể nào quên được chính là những lần phải chứng kiến những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng mẹ...

Bác sĩ Thủy đưa tôi xem lá thư của một cặp vợ chồng trẻ viết gửi y, bác sĩ bệnh viện trước khi bỏ con ngoài hành lang bệnh viện: “Vì hoàn cảnh quá khó khăn, vợ chồng tôi xin y, bác sĩ đem đứa bé này vào viện mồ côi và đừng cho ai khác. Vài tháng sau, chúng tôi sẽ đến nhận bé về...”. Lá thư đề ngày 16-11-2003.

Câu chuyện được trích từ Báo Người lao động, với những lá thư kiểu như thế này thì một điều chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ rất khó có thể làm con nuôi người nước ngoài nếu một ai đó có nhã ý muốn xin, bởi một lẽ rất đơn giản cha, mẹ đứa trẻ vẫn còn và như vậy phải có sự đồng ý của cha mẹ. Nhưng để tìm được cha mẹ đứa trẻ trong hoàn cảnh này không hề dơn giản chút nào.

ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Ngoài ra, theo báo cáo của một số địa phương như Thái Nguyên, Hoà Bình thường có một vài trục trặc nhỏ trong vấn đề hồ sơ như ngày tháng năm sinh của trẻ ghi trong công văn của Cục con nuôi quốc tế gửi cho Sở Tư pháp lại không đúng với ngày tháng năm sinh của trẻ lưu trong hồ sơ; hoặc số hộ chiếu của người xin con nuôi trước và sau khi người xin con nuôi ký cam kết là không giống nhau do


người xin được cấp hộ chiếu mới; hoặc vấn đề giấy uỷ quyền của bố (mẹ) nuôi lập sẵn trong hồ sơ xin con nuôi (thường lập ngay tại thời điểm nộp hồ sơ xin con nuôi), giấy này không giới hạn về thời gian uỷ quyền, vậy thì đến thời điểm giao nhận con nuôi còn có giá trị không? Có được coi là giấy uỷ quyền hợp pháp không? Tuy những vướng mắc này không quá khó giải quyết, nhưng nhiều khi lại gây khó khăn cho cơ sở khi giải quyết nuôi con nuôi và làm chậm tiến độ giải quyết, thậm chí khiến cho người nước ngoài đến Việt Nam xin con nuôi hiểu lầm là cán bộ gây khó dễ để phát sinh tiêu cực.

Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc hoặc Philipin thì hầu như không có tình trạng này xẩy ra. Chẳng hạn đối với Trung Quốc: toàn bộ hồ sơ của người xin con nuôi được gửi đến Trung tâm con nuôi của Trung Quốc đặt tại Bắc Kinh thông qua các tổ chức nuôi con nuôi của người xin con nuôi thường trú được phép hoạt động tại Trung Quốc. Sau đó, Trung tâm này sẽ có trách nhiệm ghép hồ sơ của người xin con nuôi với hồ sơ của trẻ em do các Viện phúc lợi gửi lên. Khi hồ sơ đã được ghép xong, Trung tâm sẽ thông báo cho người xin con nuôi và Sở dân chính nơi trẻ đó thường trú quyết định ghép trẻ. Nếu người xin con nuôi đồng ý thì ký vào giấy ghép trẻ và gửi cho Trung tâm con nuôi. Trung tâm sẽ thông báo cho người xin con nuôi đến tỉnh, thành phố nơi có trẻ để làm thủ tục bàn giao con nuôi. Trong vòng 10 tháng kể từ ngày Trung tâm nhận được hồ sơ hợp lệ, vụ việc xin con nuôi sẽ được giải quyết xong.

Đối với Philipin: Để tiến hành việc xin trẻ em Philipin làm con nuôi, người xin con nuôi phải gửi hồ sơ cho Toà án khu vực về trẻ em của Philipin hoặc thông qua tổ chức trung gian của nước nhận để nộp cho Uỷ ban con nuôi quốc tế. Toàn bộ hồ sơ của người xin con nuôi và trẻ em được cho làm con nuôi sau khi đã được xem xét kỹ sẽ được chuyển đến Hội đồng ghép hồ sơ do Uỷ ban con nuôi quốc tế thành lập. Sau khi Hội đồng ra kết luận thì hồ sơ sẽ được chuyển lên Uỷ ban để xét duyệt. Trong thời hạn 5 ngày Uỷ ban thông báo giấy chấp thuận ghép trẻ cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc cơ quan trung ương của nước ngoài. Người xin con nuôi sẽ thông báo về ý kiến của mình cho Uỷ ban để Uỷ ban ra quyết định. Sau khi có quyết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023