định của Uỷ ban, việc bàn giao trẻ được tiến hành và cha mẹ nuôi làm các thủ tục có liên quan để đưa trẻ về nước.
Như vậy, tất cả hồ sơ của trẻ khi gửi lên cho cơ quan có trách nhiệm đã hoàn toàn đầy đủ, do vậy việc giải quyết các hồ sơ ở các nước này là tương đối nhanh, tốn rất ít thời gian và tiền bạc.
1.3.4. Tình trạng tồn đọng hồ sơ
Hiện tượng này là một điều hết sức báo động và cũng là một nghịch lý cần phải xem xét tháo gỡ. Như đã trình bày ở trên, Nghị định 68/CP được đánh giá là phù hợp, tiến bộ, khắc phục được những nhược điểm do Nghị định 184/CP gây ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc giải quyết trẻ em làm con nuôi người nước ngoài không những giảm về mặt số lượng mà tình trạng hồ sơ ứ đọng tại Cục con nuôi Bộ Tư pháp ngày càng tăng, đặc biệt là hồ sơ của công dân Pháp. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nguyên nhân chủ yếu là việc ghép hồ sơ trẻ em chậm (công việc này hiện chủ yếu do các tổ chức nuôi con nuôi thực hiện), do tình trạng “thiếu trẻ” ở các cơ sở nuôi dưỡng. Theo tìm hiểu thực tế, tình trạng “thiếu trẻ” nhiều khi là hiện tượng ảo, có những trung tâm cố tình “ém” trẻ nhằm mục đích chờ đợi sự hỗ trợ của các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, ví dụ như không muốn sự hỗ trợ của các tổ chức Pháp, Italia vì mức hỗ trợ thấp, các cơ sở này thông báo rằng họ không có trẻ hoặc ít trẻ nhưng thực chất là họ chờ đợi các tổ chức nuôi con nuôi của Mỹ, Đan Mạch – các tổ chức này thường có sự đầu tư tài chính cho các cơ sở nuôi dưỡng tương đối nhiều.
Ngoài ra, do các tổ chức con nuôi của Pháp chưa chủ động trong việc ghép hồ sơ trẻ, bên cạnh đó việc chuyển hồ sơ của cha mẹ nuôi theo hệ thống của Pháp tương đối mất nhiều thời gian. Tình trạng tiêu cực, quan liêu, tắc trách, gây phiền hà, sách nhiễu ở nơi này nơi khác vẫn còn, những hiện tượng này góp phần vào việc gây ách tắc hồ sơ.
1.3.5. Thẩm quyền của Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 68/CP thì đến tháng 8/2003 Việt Nam đã thành lập một cơ quan có tính “chuyên trách” về con nuôi quốc tế trực
thuộc Bộ Tư pháp. Cục con nuôi quốc tế vừa có chức năng quản lý nhà nước về con nuôi có yếu tố nước ngoài, vừa tham gia vào một số công đoạn trong quá trình giải quyết hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, đánh giá trên thực tế vai trò và thẩm quyền của Cục con nuôi chưa ngang tầm với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế ở nhiều nước hiện nay cũng như theo quy định tại Công ước La Hay 1993. Quay trở lại hộp số 1.6 nói trên, chúng ta thấy rằng vai trò của Cục con nuôi quốc tế là rất lớn và quan trọng, nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu xem xét, cho ý kiến giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể, chưa có thẩm quyền quyết định cuối cùng giải quyết vụ việc cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi, mà thực tế ở Việt Nam, vị trí của UBND tỉnh dường như quan trọng hơn so với Cục con nuôi quốc tế. Đánh giá tình trạng này, nhiều người cho rằng Cục con nuôi quốc tế hiện nay không khác gì là cơ quan “hậu kiểm” hoặc là “Sở Tư pháp thứ hai” giúp việc cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 8
- Thực Trạng Tình Hình Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài
- Những Kết Quả Đã Đạt Được Trong Thời Gian Vừa Qua
- Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Các Hiệp Định Hợp Tác Về Nuôi Con Nuôi
- Kiến Nghị Và Giải Pháp Nhằm Khắc Phục Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thời Gian Tới.
- Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
1.3.6. Tính minh bạch trong tài chính
Tài chính luôn là vấn đề nhạy cảm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực nuôi con nuôi cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, lệ phí chính thức người nước ngoài xin con nuôi phải nộp là 1.000.000 đồng/1 trường hợp nuôi con nuôi do Sở Tư pháp thu. Cho đến nay, chúng ta chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch, công khai các khoản chi phí hỗ trợ tài chính cho địa phương. Đặc biệt, hiện nay chúng ta chưa có quy trình xem xét, phê duyệt chương trình hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho địa phương, do vậy ở mỗi địa phương có các làm khác nhau và phát sinh không ít tiêu cực trong lĩnh vực này. Điều này đã gây hoang mang, thiếu tin tưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài đối với chính sách, pháp luật nhân đạo về nuôi con nuôi của Việt Nam.
Thực tiễn ở Trung Quốc vấn đề chi phí cũng là một vấn đề hết sức phức tạp mặc dù theo quy định của pháp luật là rất rõ ràng. Theo tài liệu của Đại sứ quán Mỹ có thông báo đối với các cha mẹ nuôi là người Mỹ ngoài các chi phí được quy định cần phải lưu ý các khoản chi phí khác, đó là: 10 USD cho một văn bản phải hợp pháp hóa lãnh sự (bất kể văn bản đó 1 trang hay nhiều trang); 200 USD cho dịch
văn bản trong hồ sơ (mặc dù việc dịch văn bản có thể thực hiện bởi Sứ quán Mỹ hoặc Trung Quốc nhưng cơ quan con nuôi của Trung Quốc thường khuyên rằng mọi văn bản cần phải hiệu đính và rằng CCAA cần phải sửa đổi một số từ và chi phí này là để phục vụ cho công việc này); 25 USD cho việc xin visa vào Trung Quốc trong vòng 15 ngày; một số cha mẹ nuôi còn thông báo rằng phải nộp một khoản tiền là 500 USD cho việc vận chuyển (trong trường hợp nhân viên của trại trẻ đi lại từ thủ đô cùng với đứa trẻ) hoặc là để giải quyết tính trình xử lý hồ sơ. Thực tế mà nói, có nhiều khoản chi hơn là cha mẹ nuôi mong đợi và nằm ngoài sự quảng cáo từ phía cơ quan nhà nước Trung Quốc [37].
1.3.7. Hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
Các tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam nếu nước của tổ chức đó đã ký kết điều ước nuôi con nuôi với Việt Nam, chính vì vậy cho đến nay số lượng các văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa hiệu quả nhất là tổ chức nuôi con nuôi của Pháp. Mặt khác hiện tượng cạnh tranh giữa các tổ chức con nuôi với nhau để mong muốn có được nhiều trẻ em đã xuất hiện và ngày càng gay gắt. Việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho các cơ sở nuôi dưỡng còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của các địa phương nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xin phép, mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài.
Mặt khác, nếu nhìn vào bản đồ phân bổ địa bàn hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (xem hộp số 2.5) cho thấy chủ yếu hoạt động tại phía Đông bắc bộ và Nam Bộ của Việt Nam, một ít ở miền Trung. Các vùng Tây Bắc, Tây Nam Bộ đến nay cũng có một số tổ chức nhưng chưa phải là nhiều, đặc biệt Tây Nguyên thì hầu như chưa có tổ chức nào thực hiện hỗ trợ nhân đạo mặc dù ở đây không phải là không có trẻ. Lý do cơ bản nhất có lẽ là những vùng này là những nơi được coi là có vấn đề nhạy cảm chính trị.
Sự hạn chế hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài còn bởi lý do tổ chức đó chỉ được phép hoạt động tại địa bàn đã có chương trình hỗ trợ nhân đạo, muốn hoạt động tại địa phương khác, tổ chức đó bắt buộc phải có chương trình hỗ
trợ nhân đạo khác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay để đàm phán và phê duyệt một chương trình hỗ trợ nhân đạo không phải là một việc làm đơn giản.
Hộp số 2.5: Địa bàn họat động của các văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN (năm 2004)
1.3.8. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa có hiệu quả cao
Để giải quyết một vụ việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thì ngoài vai trò của Cục con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp, Cơ sở nuôi dưỡng, UBND tỉnh là những cơ quan đóng vai trò chính. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có sự tham gia của một số cơ quan khác của các bộ, ngành khác như: Lao động – Thương binh và xã hội, Công an... nhưng trên thực tế vai trò hỗ trợ của các cơ quan này còn rất nhiều hạn chế, nhiều khi mang tính hình thức, chưa đảm bảo thường xuyên hiệu quả.
1.3.9. Hiện tượng môi giới vẫn còn tồn tại
Hộp số 2.6: Hiện tượng môi giới con nuôi nước ngoài
Hiện nay, nhiều văn phòng luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh công khai quảng cáo dịch vụ thực hiện các dịch vụ xin con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây là một hình thức quảng cáo vi phạm pháp luật vì theo Nghị định 68/CP việc thực hiện các dịch vụ chỉ có Văn phòng con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam mới có thẩm quyền thực hiện dịch vụ này. Thế nhưng, cũng cần phải cân nhắc trong tương lại tại sao chúng lại lại không cho các tổ chức trong nước thực hiện dịch vụ này?
Nghị định 68/CP được coi là một khâu đột phá trong việc ngăn
chặn tình trạng cò mồi, môi giới trẻ em diễn ra khá phổ biến trong những năm 90 của thế kỷ thứ XX, tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức hạn chế. Hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra nhưng với hình thức tinh vi và phức tạp hơn, bởi một cơ sở nuôi dưỡng nhưng có thể
có 2 đến 3 tổ chức con nuôi nước ngoài cùng vào để xin trẻ, do vậy khó tránh khỏi tình trạng cạnh tranh trẻ giữa các tổ chức này từ đó sẽ phát sinh ra việc môi giới, trung gian.
Theo đánh giá, khảo sát trên thực tế thì có thể nói rằng việc môi giới là vấn đề xã hội; hình thức hiện nay là giới thiệu chủ yếu cho các văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam thay vì môi giới trực tiếp cho người nước ngoài. Như vậy, chúng ta mới chỉ giải quyết được phần ngọn chứ chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Như vậy, hiện tượng này khó lòng có thể chấm dứt được nếu chúng ta không minh bạch về quy trình xin trẻ, về tài chính đóng góp (xem hộp số 2.6).
1.3.10. Chưa có tổ chức nuôi con nuôi trong nước
Việc cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam là một điểm mới và một bước tiến bộ của Nghị định 68/CP về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Sau hơn hai năm thực hiện Nghị định, các tổ chức nước ngoài được đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Hơn thế nữa, xu thế phát triển chung của các nước bao gồm cả nước Gốc và nước Nhận thì việc hỗ trợ cho người xin nhận con nuôi trong nước hoặc nước ngoài đều do các tổ chức con nuôi hoặc các tổ chức hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận được uỷ quyền thực hiện. Nhưng ở Việt Nam chưa cho phép bất kỳ tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực con nuôi. Do đó, nhiều lĩnh vực, công việc vẫn phải do cơ quan Nhà nước đảm nhiệm mà lẽ ra chúng ta nên xã hội hoá, chẳng hạn như: xác minh nguồn gốc trẻ, cung cấp thông tin trẻ, làm các thủ tục xin trẻ... Điều này đã làm tăng thêm gánh nặng cho Nhà nước và hoàn toàn không có lợi trong việc thúc đẩy thực thi Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước, quan trọng hơn nếu càng chậm trễ thì sẽ thiệt thòi cho các tổ chức của chúng ta.
1.4. Đánh giá việc thực thi các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.4.1 Tình hình ký kết các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước
Ngày 1 tháng 12 năm 2000 đánh dấu một mốc son quan trọng về hợp tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đó là lần đầu tiên Việt Nam và Pháp ký Hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi. Đây có thể coi là Hiệp định hợp tác với
nước ngoài trong lĩnh vực con nuôi đầu tiên của Việt Nam và cũng lần đầu tiên Hiệp định đưa ra mô hình cho và nhận con nuôi theo mô hình Công ước La Hay 1993. Việc thực thi Hiệp định Việt Nam và Pháp về cơ bản đã đáp ứng được cá điều kiện đề ra trong Hiệp định, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho vấn đề bảo vệ trẻ em và hợp tác song phương để giải quyết việc cho và nhận trẻ em làm con nuôi. Trong quá trình thực hiện Hiệp định cả Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục tháo gỡ. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây chính là những bài học kinh nghiệm quý giá để chúng ta tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định hợp tác với các nước khác có nhu cầu.
Sau khi ban hành Nghị định Nghị định 68/CP, thực hiện nguyên tắc cho con nuôi nếu “Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi”, Việt Nam đã tích cực đàm phán với các nước có nhu cầu xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi để ký kết các hiệp định song phương hợp tác về nuôi con nuôi. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết được 13 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước trên thế giới, với các nền văn hoá và thể chế pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán ký kết cũng gặp không ít khó khăn, chẳng hạn như vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; về quốc tịch của trẻ em làm con nuôi...
Để giải quyết những khó khăn này, Việt Nam và các nước ký kết đã xây dựng quy phạm xung đột theo hướng, trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài sẽ có quốc tịch của nước nhận, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến một độ tuổi mà pháp luật nước nhận quy định có quyền lựa chọn quốc tịch. Trên cơ sở giải quyết này cho nên Việt Nam cũng như các nước đã và đang tiếp tục đàm phán với Việt Nam đã từng bước giải toả được những khó khăn nhằm đạt được những mục đích chung giữa hai nước, do vậy việc triển khai ký kết các hiệp định cho đến nay là tương đối thuận lợi.
Ngoài ra, đối với Việt Nam để tạo cơ sở thống nhất cho công tác đàm phán, ký kết điều ước, Bộ Tư pháp đã chủ động soạn thảo Hiệp định khung hợp tác về con