Kiến Nghị Và Giải Pháp Nhằm Khắc Phục Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thời Gian Tới.


Thứ nhất, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ ký cùng thời điểm với Hiệp định Canada nhưng cho đến nay Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ được triển khai thực hiện rất tốt, trong tổng số các văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là 25 văn phòng trong tổng số 45 Văn phòng đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ truyền thống, trước khi Nghị định 68/CP ra đời thì các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ đã hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam rất hiệu quả, bên cạnh đó tiềm lực kinh tế của các tổ chức Hoa Kỳ là rất mạnh do vậy mặc dù vào sau so với các tổ chức của các nước khác kể từ khi Nghị định 68/CP ra đời nhưng đến nay địa bàn hoạt động của các tổ chức là khá rộng lớn.

Thứ hai, đối với Hiệp định Việt Nam – Canada, mặc dù đã ký được hơn 1 năm nhưng cho đến nay Hiệp định này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả mặc dù nhu cầu của người dân Canada mong muốn xin con nuôi rất nhiều. Tính đến thời điểm này mới chỉ có 2 văn phòng tổ chức con nuôi của Canada được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Sự thực hiện kém hiệu quả xuất phát từ yếu tố bên trong của mỗi nước chứ không phải sự không tích cực, thụ động của các cơ quan có thẩm quyền của hai nước. Như đã trình bày ở phần trên, đối với Việt Nam thủ tục phê duyệt Hiệp định là tương đối đơn giản và nhanh chóng, nhưng đối với Canada thì Hiệp định với Việt Nam như là một Hiệp định khung, có tính nguyên tắc làm cơ sở cho một văn bản thứ hai là Phụ lục còn để thực hiện được thì Việt Nam lại phải tiếp tục đàm phán với các bang của Canada để ký các phụ lục hoặc có thể đàm phán để ký riêng một phụ lục khác hoặc bản ghi nhớ về trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi. Đây là một rào cản lớn đối với Việt Nam và cả đối với công dân Canada có nhu cầu xin con nuôi nước ngoài.


CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


1. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong hoàn cảnh hiện nay và nhu cầu của xã hội về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Cũng như đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, vấn đề con nuôi cũng cần phải hội nhập với quốc tế và do vậy việc sửa đổi và hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này là một việc không thể không tiến hành trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thực tế đã cho thấy rằng, pháp luật Việt Nam về vấn đề con nuôi quốc tế vẫn chưa thực sự đồng bộ, thiếu tính thống nhất giữa các văn bản và đặc biệt có một số quy định không tương đồng với các quy định trong Công ước La Hay 1993 nên việc thực hiện và áp dụng Công ước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trường hợp Việt Nam trở thành thành viên của Công ước này. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Nghị định 68/CP mặc dù đă đạt được những thành công nhất định nhưng cũng bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập. Một phần những hạn chế này đã được khắc phục, sửa đổi bởi Nghị định 69/CP, tuy nhiên đây mới chỉ là giải pháp tình thế và cũng chưa thực sự giải quyết được tất cả các vấn đề mà chúng ta đang gặp phải.

Qua quá trình thực hiện Nghị định 68/CP từ năm 2003 tới nay, chúng ta nhận thấy rằng những tồn tại, bất cập cần phải giải quyết, khắc phục có thể xung quanh một số những vấn đề sau:

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13

Những vấn đề tồn tại về chính sách, pháp luật; Những vấn đề tồn tại liên quan đến thể chế;


Những vấn đề tồn tại liên quan đến trình độ, năng lực của cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề này.

Việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về con nuôi quốc tế sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam chủ động hơn và tạo cơ sở vững chức cho việc gia nhập Công ước La Hay 1993 vào thời gian sắp tới.

1.1 Sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề con nuôi nước ngoài

Như đã phân tích ở trên, các bất cập, khó khăn gặp phải trước hết xuất phát từ những quy định của pháp luật do vậy để khắc phục những bất cập nên trên, chúng ta lấy việc hoàn thiện pháp luật làm khâu đột phá.

Có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây Bộ Tư pháp đã và đang nỗ lực tìm cách giải quyết các vấn đề bất cập, phát sinh trong quá trình thực hiện việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài bao gồm cả các giải pháp trước mắt như việc ban hành Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP, dự kiến ban hành quy định về phí và lệ phí trong lĩnh vực con nuôi...; mà còn có những giải pháp lâu dài như dự kiến ban hành Luật về con nuôi. Theo đánh giá của chúng tôi, việc giải quyết một số vấn đề đơn lẻ bằng các văn bản dưới luật thực sự không phải là biện pháp lâu dài và cũng chưa thực sự giải quyết được các vấn đề bức xúc hiện nay. Do vậy, việc ban hành Luật nuôi con nuôi là một nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ:

i) Sẽ giải quyết được tổng thể các vấn đề bất cập mà hiện nay khi chúng ta đang thực hiện Nghị định 68/CP gặp phải

ii) Là một bước đệm quan trọng khi chúng ta chuẩn bị gia nhập Công ước La Hay 1993

iii) Phù hợp với thông lệ quốc tế: ở hầu hết các nước kể cả Nước nhận và Nước gốc đều có Luật nuôi con nuôi

1.1.1 Soạn thảo và ban hành Luật nuôi con nuôi


Việc ban hành Luật nuôi con nuôi là cần thiết và sẽ khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện nay của pháp luật về nuôi con nuôi và các văn bản có liên quan, đảm bảo nghiêm minh tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo cao cả của Công ước La Hay 1993, minh bạch hoá các vấn đề liên quan đến việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, đặt vấn đề nuôi con nuôi quốc tế dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em [25]. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc xây dựng Luật nuôi con nuôi cần tiến hành và giải quyết những vấn đề sau:

Tiến hành khảo sát, đánh giá quá trình thực hiện Nghị định 68/CP để hình thành chính sách xây dựng luật nuôi con nuôi.

Việc khoả sát, đánh giá độc lập việc thực hiện Nghị định 68/CP là một việc làm cần thiết vì đây chính là cơ sở quan trọng để thuyết minh cho sự cần thiết ban hành Luật nuôi con nuôi, cũng như những vấn đề quan trọng mà Luật nuôi con nuôi cần hướng tới để giải quyết. Chúng ta hiện nay khi xây dựng Luật ít khi thực hiện công đoạn này một cách chuyên nghiệp và bài bản, đa phần dựa trên các báo cáo của các địa phương gửi lên. Lý giải điều này hầu hết chúng ta đổ lỗi cho vấn đề kinh phí nhưng thực chất là chưa chính xác, vấn đề kinh phí mới chỉ là một phần nhỏ.

Quá trình đánh giá này có thể làm rõ một số vấn đề sau:

Vai trò của Cục con nuôi quốc tế Bộ tư pháp trong vấn đề giải quyết nuôi con nuôi?

Quy trình giải quyết vấn đề con nuôi hiện nay đã phù hợp hay chưa?

Mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết nuôi con nuôi?

Việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng

Các chi phí mà cha mẹ nuôi phải bỏ ra trong quá trình xin con nuôi tại Việt Nam

Vai trò và vị trí của các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam


Chính kết quả nghiên cứu, đánh giá nói trên là tiền đề cho việc xây dựng, hình thành chính sách đối với việc xây dựng Luật nuôi con nuôi. Điều dó có nghĩa là, báo cáo nghiên cứu, khảo sát trên cơ sở những phát hiện trên thực tế sẽ đưa ra đề bài (định hướng chính sách) và trên cơ sở Ban soạn thảo sẽ thể chế hoá đề bài đấy thành các quy phạm pháp luật thực định. Bởi vì, đối với những chính sách được định hướng nghiêm túc và được công chúng thừa nhận thì chính phủ phải sử dụng luật pháp, bởi hai lý do: tính bắt buộc chung và tính quyền lực công [16].

Những vấn đề cần xem xét khi xây dựng luật nuôi con nuôi

Chúng tôi xin được gợi ý một số nội dung cần lưu ý khi soạn thảo luật nuôi con nuôi như sau:

Thứ nhất, đó là quy trình giải quyết hồ sơ xin con nuôi. Chúng ta cần phải xem xét lại quy trình này cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy tắc chung của thế giới và quan trọng là phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Công ước La Hay. Điều cơ bản trong việc thay đổi quy trình này chính là việc xem xét lại vai trò và thẩm quyền của Cơ quan con nuôi trung ương. Theo kinh nghiệm của các nước cũng như quy định của Công ước La Hay thì Cơ quan trung ương về con nuôi có vai trò và thẩm quyền rất lớn trong quy trình giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Cơ quan này có toàn quyền quyết định giải quyết hay không giải quyết việc cho con nuôi, dựa trên quyết định này cơ quan địa phương có trách nhiệm giải quyết.

Thứ hai, xem xét lại quy định về hệ quả pháp lý khi trẻ em được cho làm con nuôi. Thiết nghĩ, trong giai đoạn tiếp theo khi xây dựng luật nuôi con nuôi thì vấn đề này cũng cần phải tiếp cận với thông lệ chung của quốc tế đó là hầu hết các nước đều áp dụng theo hình thức con nuôi trọn vẹn, còn ở Việt Nam chúng ta dường như chúng ta đang áp dụng hình thức nuôi con nuôi đơn giản. Tuy nhiên, việc sửa đổi về hệ quả pháp lý theo hình thức trọn vẹn không chỉ đơn thuần chỉ quy định trong Luật nuôi con nuôi mà còn phải sửa đổi các luật khác có liên quan.

Thứ tư, cần xem xét lại quy định bắt buộc các tổ chức con nuôi nước ngoài phải có các dự án hỗ trợ nhân đạo khi làm thủ tục xin phép hoạt động tại Việt Nam, bởi vì trên thực tế chính quy định này đã làm phát sinh không ít tiêu cực trong quá


trình thực hiện và đồng thời tạo không ít khó khăn cho các tổ chức nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động nhân đạo là hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tự nguyện của tổ chức. Tổ chức được cấp phép hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi nước đó thành lập [24]. Khi xin con nuôi, cha mẹ nuôi chỉ phải nộp một khoản tiền phí nhất định còn việc hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng hay không là tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể do cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi tự tiến hành.

Thứ năm, nên thống nhất việc xin con nuôi trong nước và xin con nuôi có yếu tố nước ngoài trong cùng một Luật nuôi con nuôi. Thực tế đã cho thấy rằng hiện nay việc xin con nuôi trong nước chưa rõ ràng trong khi đó một trong những nguyên tắc cơ bản của quốc tế đó là ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, nếu không còn cách nào khác thì mới tìm cha mẹ nuôi cho trẻ là người nước ngoài. Bên cạnh đó, khi giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế không chỉ vấn đề thủ tục, trình tự giải quyết mà còn phải quan tâm tới hồ sơ của trẻ như thế nào? Nhưng hiện tại vấn đề này lại được quy định ở một văn bản khác, thực tế cũng đã phát sinh nhiều bất cập. Do vậy, để giải quyết tình trạng này nếu luật nuôi con nuôi ban hành thì cần quy định cụ thể quy trình thủ tục xin con nuôi trong nước bên cạnh việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Thứ sáu, cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hữu quan như cơ quan công an, tư pháp, Bộ Lao động thương binh và xã hội trong việc giải quyết hồ sơ con nuôi quốc tế.

Thứ bảy, cần hợp thức hoá việc tư vấn, làm các thủ tục liên quan đến con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số tổ chức trong nước. Làm được điều này sẽ hạn chế được hiện tượng cò mồi trực lợi, đồng thời cũng là thực hiện chính sách “xã hội hoá” một số công việc của Nhà nước cho xã hội dân sự thực hiện. Tuy nhiên, Luật cần đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với hoạt động nhậy cảm này.

1.1.2 Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan


Viện ban hành Luật nuôi con nuôi theo hướng tiếp cận mới ắt hẳn sẽ dẫn tới hệ quả là bắt buộc một số Luật khác buộc phải có sự thay đổi theo cho phù hợp.


Theo quan điểm của chúng tôi, việc soạn thảo Luật nuôi con nuôi cần tiếp cận theo nguyên tắc “Một luật sửa nhiều luật”. Tức là việc ban hành Luật này đồng thời sẽ sửa đổi một số điều của các luật:

Thứ nhất, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. Theo quy định của Bộ luật thì trẻ em cho làm con nuôi không những được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi mà còn thừa kế của cha mẹ đẻ và ngược lại cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ cũng được thừa kế di sản của trẻ em đã được cho làm con nuôi [1]. Do vậy phương hướng sửa đổi có thể là giữa cha đẻ, mẹ đẻ và trẻ em được cho làm con nuôi hoàn toàn chấm dứt quan hệ thừa kế theo pháp luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này đa phần các Hiệp định đều quy định: “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo quy định của Hiệp định này tuân theo quy định của nước nhận” [11] hoặc “Theo pháp luật của các Bên ký kết, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi quy định tại Hiệp định này được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” [12]

Thứ hai, sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu chúng ta ban hành Luật nuôi con nuôi thì đương nhiên tất cả những phần quy định về nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình (từ điều 67 đến điều 78) [13] có thể chuyển sang Luật nuôi con nuôi, như vậy mới phù hợp và tạo ra sự thống nhất chung.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về nuôi con nuôi trong Luật quốc tịch năm 1998. Điều 30, Luật quốc tịch quy định trẻ em là công dân Việt Nam đã được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, điều 3, Luật quốc tịch đã ghi nhận nguyên tắc một quốc tịch [14]. Nhưng theo pháp luật của các nước trên thế giới đa phần đều quy định trẻ em được công dân nước nào nhận làm con nuôi thì sẽ có quốc tịch của nước đó. Do đó, khi trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì sẽ có đồng thời hai quốc tịch như vậy lại không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và chính các điều luật trong một bộ luật đã có sự mâu thuẫn với nhau. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này một số Hiệp định được ký kết đều có những quy định tương tự như: “Các Bên ký kết cam kết tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em của Nước gốc sau khi được nhận làm con nuôi và có quốc tịch của Nước Nhận nhưng vẫn mang quốc tịch của Nước gốc theo pháp


luật của Nước gốc, thực hiện quyền lựa chọn quốc tịch khi trẻ em đó đạt đến độ tuổi mà pháp luật quy định được quyền lựa chọn quốc tịch” [14].

1.1.3 Xây dựng chính sách tài chính rõ ràng, minh bạch


Rõ ràng chúng ta thấy rằng tài chính là một vấn đề lớn trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhìn ra các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Philipine họ đều có những quy định hết sức rõ ràng về vấn đề tài chính, trong khi đó ở Việt Nam dường như vấn đề tài chính cũng hết sức đơn giản và rõ ràng. Có nghĩa rằng cha mẹ nuôi chỉ phải nộp 1.000.000 đồng lệ phí theo quy định nhưng thực tế cho thấy rằng cha mẹ nuôi đã phải chi những khoản tiền không chính thức cho cha mẹ đẻ và cơ sở nuôi dưỡng. Nguyên nhân của vấn đề này là chúng ta không có quy định cụ thể về các khoản phí và lệ phí mà cha mẹ nuôi có nghĩa vụ đóng góp hoặc hỗ trợ. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng Luật nuôi con nuôi chúng ta cũng cần phải xem xét ban hành chính sách về phí và lệ phí trong lĩnh vực con nuôi và theo chúng tôi vấn đề này cũng nên quy định trực tiếp trong Luật nuôi con nuôi, không nên xây dựng thành một nghị định hoặc ở trong một văn bản riêng phí và lệ phí mà chúng ta lâu nay vẫn làm khi xây dựng luật.‌

1.2 Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức


Xét thấy, bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý chúng ta cần phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với những quy định mới. Có như vậy, chính sách và pháp luật mới có điều kiện đi vào cuộc sống được hiệu quả hơn.

1.2.1. Tăng cường năng lực cho Cục con nuôi – Bộ Tư pháp trong việc xử lý, giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế

Việc thay đổi quy trình xin con nuôi theo Công ước La Hay 1993 cũng đồng nghĩa với việc tăng thẩm quyền cho Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn Cục con nuôi sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhất là nếu Việt Nam gia nhập Công ước La Hay. Do vậy trong thời gian sắp tới vấn đề tăng cường năng lực cho Cục là một việc làm cấp bách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023