Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 14


Hiện nay biên chế của Cục khoảng 11 người nhưng Cục phải đảm trách rất nhiều các công việc khác nhau vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước tức là tham gia chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; chủ trì đàm phán, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để ký các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Hiệp định sau khi có hiệu lực. Đồng thời, Cục con nuôi cũng có trách nhiệm trực tiếp thụ lý, xem xét kiểm tra và thẩm định các hồ sơ của người xin nhận con nuôi (do phía nước ngoài chuyển đến) và của trẻ em được xin làm con nuôi do Sở Tư pháp địa phương chuyển lên. Với khối lượng công việc nhiều như vậy và số lượng người có hạn cho nên việc hoàn thành công việc được giao là một điều nan giải đối với Cục. Do vậy cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ cho các cán bộ hiện có của Cục con nuôi

Thứ hai, tăng số lượng biên chế cho Cục

Thứ ba, trước mắt thành lập các phòng chức năng trực thuộc Cục nhằm mục đích phân định dần chức năng xây dựng chính sách và xử lý tác nghiệp. Hiện nay Cục cũng đã tổ chức theo hướng tiếp cận này tuy vẫn chưa rõ ràng.

Thứ tư, xây dựng phần mềm quản lý quản lý và giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong phạm vi Cục và cả nước. Hiện nay việc xử lý và quản lý hồ sơ còn hết sức thủ công thậm chí ngay tại Cục, việc giao dịch giữa Cục với địa phương phần nhiều vẫn theo đường công văn nhiều khi gây mất nhiều thời gian không cần thiết. Do vậy trong thời đại tin học phát triển việc xây dựng phần mền quản lý và xử lý hồ sơ là một việc làm cấp bách. Thiết nghĩ, công việc này nên chăng kết hợp với Đề án 112 của Chính phủ để triển khai sâu rộng trong phạm vi cả nước.

Thứ năm, trong chiến lược phát triển 5 đến 10 năm nữa, Cục con nuôi cần thành lập Trung tâm thông tin dữ liệu con nuôi nước ngoài. Trung tâm này có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ hồ sơ trẻ đủ tiêu chuẩn làm con nuôi và trẻ đã được cho làm con nuôi. Chỉ có trẻ được lưu giữ tại Trung tâm mới có đủ điều kiện cho làm


con nuôi. Có như vậy, Cục mới trở thành Cơ quan trung ương theo đúng như quy định của pháp luật. Và trong tương lại, Trung tâm sẽ là cơ quan thụ lý và xử lý hồ sơ và ra quyết định công nhận cho trẻ làm con nuôi trên cơ sở tư vấn của một Hội đồng riêng. Còn Cục con nuôi là cơ quan soạn thảo và xây dựng về chính sách trong lĩnh vực con nuôi.

Thứ sáu, xây dựng trang web riêng của Cục: hiện nay việc tìm hiểu thông tin liên quan đến xin trẻ em làm con nuôi Việt Nam trên trang web của Bộ Tư pháp là rất ít thông tin, trong khi đó Cục con nuôi lại chưa có một trang web riêng về Con nuôi quốc tế do vậy việc tìm kiếm thông tin quả thật là hết sức khó khăn. Nếu làm phép so sánh thì thấy rằng thông tin của Chính phủ Việt Nam về xin con nuôi là ít và không cập nhật bằng các tổ chức con nuôi quốc tế và một số sứ quán nước ngoài tại Việt Nam như Sứ quán Mỹ. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Cục con nuôi cần nghiên cứu để xây dựng một trang web riêng để quảng bá thông tin về xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi tới bạn bè quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.2.2. Tăng cường năng lực cho Sở tư pháp và các cơ sở nuôi dưỡng trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài

Một điều hiển nhiên là nếu Cơ quan trung ương làm tốt nhưng các cơ quan tại địa phương không đủ năng lực thì công việc cũng sẽ không hiệu quả, do vậy việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan tại địa phương cũng là một vấn đề quan trọng. Mặc dù trong tương lai nếu sửa đổi luật và gia nhập công ước La Hay thì chức năng và thẩm quyền của các cơ quan ở địa phương cũng có những thay đổi. Thực tế cho thấy rằng các cán bộ địa phương ngoài vấn đề trình độ chuyên môn không đồng đều, họ còn có những hạn chế nhất định về trình độ ngoại ngữ, tin học và thiếu sự ổn định về đội ngũ cán bộ làm công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 14

Để thực hiện vấn đề nêu tại điểm (2.1) và (2.2) nêu trên, thiết nghĩ Bộ tư pháp và Cục con nuôi quốc tế cần triệt để tận dụng quy định về Hỗ trợ kỹ thuật được quy định trong một số Hiệp định con nuôi giữa Việt Nam và các nước ví dụ như: Italia, Ailen, Bỉ...


1.2.3. Tiêu chuẩn hoá các cơ sở nuôi dưỡng được phép cho trẻ em làm con nuôi


Theo thống kê của Cục con nuôi Bộ Tư pháp thì hiện nay ở Việt Nam có khoảng 70 cơ sở nuôi dưỡng được phép cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Hầu hết các tỉnh chỉ có 1 Trung tâm có chức năng cho trẻ em làm con nuôi, chỉ riêng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là có khoảng 3 trung tâm. Tuy nhiên, qua khảo sát một số Trung tâm tại Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình nhận thấy rằng việc cấp phép này không rõ ràng, không có tiêu chí cụ thể, rất nhiều Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và hiện đang nuôi dưỡng rất nhiều trẻ mồ côi, cô đơn nhưng lại không được phép cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài. Do vậy, trong thời gian tới Bộ Tư pháp nên phối hợp với Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành quy định thống nhất tiêu chí lựa chọn những cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp được phép cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề quản lý và là bước đệm trong tiến trình gia nhập Công ước La Hay 1993.

1.2.4. Cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bộ Tư pháp nên xem xét quy định cho phép các cá nhân, tổ chức trong nước được phép thực hiện một số hoạt động trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hiện nay xét cho cùng thì không có văn bản pháp luật nào quy định cấm các tổ chức trong nước thực hiện công việc này, nhưng trong Nghị định 68/CP và trong các Hiệp định hợp tác con nuôi có nói rõ chỉ những tổ chức được Nước nhận chỉ định và được Nước gốc chấp thuận mới được phép hoạt động trong lĩnh vực con nuôi. Như vậy, vô hình chung đã loại bỏ sự tham gia của các tổ chức từ thiện, xã hội trong nước mà đáng lẽ rất nhiều công việc có thể do những tổ chức này đảm nhiệm. Việc ban hành quy định này cũng không trái với nội dung của Công ước La Hay và việc ban hành sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam tham gia Công ước La Hay 1993.


2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LAHAY 1993.

Trở thành thành viên của Công ước La Hay 1993 là mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới, đã gần 15 năm Việt Nam chuẩn bị gia nhập Công ước và tính đến nay về cơ bản chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc hội nhập này. Việc gia nhập Công ước La Hay 1993 sẽ làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn thiện chí của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng. Hơn nữa, việc tham gia Công ước có ý nghĩa quốc tế lớn, đánh dấu bước phát triển của Việt Nam vào quá trình thống nhất hóa các quy phạm tư pháp quốc tế. Đây là dịp để Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế – lĩnh vực còn mới mẻ nhưng càng trở nên quan trọng đối với nước ta trong thời kỳ mở cửa và hội nhập hiện nay [18].


2.1 Những thuận lợi


Theo chúng tôi trở thành thành viên chính thức của Công ước La Hay, Việt Nam hiện có những điểm thuận lợi như sau:

Thứ nhất, có sự nhất trí cao giữa các cơ quan Nhà nước trong việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993

Từ những năm 90 của Thế kỷ 20 Việt Nam đã có những động thái để ra nhập Công ước La Hay bằng việc đại diện Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị La Hay ngày 29/5/1993 và đã ký tắt vào bản dự thảo Công ước. Đây được xem là biểu hiện tích cực của Việt Nam hướng tới việc ký và phê chuẩn Công ước La Hay.

Ngày 9/4/1994 Bộ Ngoại giao có Công văn số 632/NG-LS gửi Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nay là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) đề nghị xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước. Ngày 4/8/1994 Bộ Tư pháp có Công văn số 1248/PLQT gửi Bộ Ngoại giao ủng hộ đề xuất về việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước La Hay [20]. Tuy nhiên từ


năm 1994 đến năm 2003, Việt Nam chưa thể gia nhập được công ước bởi một lẽ cơ bản đó là lúc đó cơ chế xử lý vấn đề con nuôi quốc tế tại Việt Nam còn khác quá xa so với Công ước La Hay, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản của Công ước La Hay. Cho đến năm 2003, Việt Nam ban hành Nghị định 68/CP thay thế nghị định 184/CP.

Ngày 1/9/2004 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4586/VPCP – VX thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu và đề xuất lộ trình Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước La Hay.

Như vậy, có thể nói rằng đến thời điểm này chúng ta đã có sự đồng thuận và nhất trí cao từ cấp Chính phủ trong việc ký kết và gia nhập Công ước này, bên cạnh đó về cơ bản pháp luật của chúng ta phần nào đã phù hợp với Công ước và trong thời gian sắp tới Việt Nam tiếp tục sửa đổi và “nội luật hóa” một số các quy định khác của Công ước sao cho khi gia nhập chúng ta không bị thụ động (xem hộp sô: 3.1).

Thứ hai, Việt Nam đã có giai đoạn chuẩn bị cho việc gia nhập



Hộp số 3.1: Vấn đề Việt Nam gia nhập công ước La Hay 1993:

Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước (Công ước La Hay 1993) đã thu hút được sự quan tâm của Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ quá trình dự thảo Công ước, Việt Nam đã là một trong những nước tham gia góp ý cho Uỷ ban đặc biệt của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (xem Report of the Special Commission by G.Parra-Aranguren trong Processings of the seventeenth Session, Tome II Adoption, Hague Conference on private international law, trang 181, 185). Tại khoá họp thứ 17 của Hội nghị Lay Hay tổ chức từ 10 – 29/5/1993, đoàn đại biểu của Việt Nam cùng với đoàn đại biểu của 65 nước và 26 tổ chức quốc tế đã thảo luận, nhất trí thông qua và ký vào văn bản cuối cùng hoàn tất dự thảo Công ước La Hay 1993 và cho đến nay đã có 41 nước phê chuẩn, 14 nước gia nhập và 8 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước Lay Hay 1993. Trên cơ sở cân nhắc các lợi ích và khó khăn mà công ước La Hay mang lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và trình thủ tướng Chính phủ xin phép ký Công ước này (xem Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1158/NG-LS ngày 12/7/1994 của Bộ Ngoại giao). Tuy nhiên, có lẽ do xét thấy điều kiện của Việt Nam chưa chín muồi nên Thủ tướng Chính phủ chưa đồng ý. Như vậy, có thể thấy việc gia nhập công ước La Hay 1993 đã được Việt Nam xem xét từ rất sớm.

(nguồn: Vấn đề hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và yêu cầu hoàn thiện pháp luật khi gia nhập Công ước La Hay về nuôi con nuôi – TS. Nguyễn Minh Vũ, Bộ Ngoại giao)

Bằng việc ban hành Nghị định 68/CP và ký kết một loạt các Hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi với các nước và vùng lãnh thổ, đến nay, Việt Nam đã có kinh nghiệm và hình thành cơ chế giải quyết con nuôi nước ngoài tương đối theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương tham gia vào quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi đã và đang vận hành tương đối thuần thục và có hiệu quả. Các cán bộ giải quyết đã làm quen với cơ chế giải quyết con nuôi mới gần giống với cơ chế giải quyết theo quy định của La Hay.

Thứ ba, tận dụng ưu thế của nước đến sau

Tính đến nay thành viên của Công ước là khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ do vậy khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tham khảo những bài học tốt của những nước đi trước qua đó Việt Nam sẽ lường trước được những khó khăn, thách thức mà các nước trước kia khi trở thành thành viên chính thức của Công ước.



nuôi

Thứ tư, không phải đàm phán, ký kết các hiệp định song phương về con


Sau khi là thành viên của Công ước La Hay, theo quy định của Công ước thì

Việt Nam sẽ không phải ký kết điều ước quốc tế song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các nước thành viên công ước mà vẫn đảm bảo việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Do vậy, khi là thành viên thì chắc chắn số lượng các nước đến Việt Nam xin trẻ em làm con nuôi sẽ tăng, đây là điều Việt Nam cần quan tâm.

Mặt khác, việc tham gia Công ước La Hay cũng không làm triệt tiêu khả năng ký kết các Hiệp định song phương mà ngược lại chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế song phương về nuôi con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Công ước trong quan hệ Việt Nam với các nước thành viên công ước.

Điều 39: Công ước sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kỳ điều ước quốc tế nào khác mà các quốc gia ký kết là quốc gia thành viên và điều ước đó có những quy định về các vấn đề được Công ước điều chỉnh trừ khi những quốc gia thành viên đó tuyên bố ngược lại.

Bất kỳ quốc gia ký kết nào cũng có thể ký kết với một hoặc nhiều quốc gia ký kết khác nhau những thỏa thuận nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng Công ước trong quan hệ giữa những quốc gia đó với nhau.

Thứ năm, Việt Nam so với một số quốc gia láng giếng thì có số lượng trẻ em được làm con nuôi người nước ngoài khá là nhiều, do vậy, việc trở thành thành viên của Công ước sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em Việt Nam sau khi đã được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài.

2.2 Những khó khăn


Thứ nhất, cơ chế quản lý nhà nước chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu


Chúng ta đã có Cục con nuôi quốc tế được coi là Cơ quan Trung ương về con nuôi nhưng khi đối chiếu với Công ước La Hay cũng như so sánh với các nước tương tự như Việt Nam thì rõ ràng Cục chưa tương xứng là Cơ quan trung ương. Trong quá trình giải quyết hồ sơ con nuôi có quá nhiều cơ quan tham gia vào và thẩm quyền quyết định cho trẻ em cuối cùng lại là UBND tỉnh. Vì phân tán và nhiều đối tác tham gia nên không thể không dẫn đến tình trạng không thống nhất trong công tác quản lý, mỗi địa phương thực hiện một kiểu, gây khó khăn cho việc kiểm tra quản lý. Chẳng hạn như việc lưu giữ hồ sơ, có những đơn vị không có sổ thụ lý hồ sơ, phần tự khai còn tẩy xóa hoặc chưa ghi ngày, tháng, năm. Một số văn bản sử dụng sai biểu mẫu, lệ phí thu chưa đúng quy định như ở Bắc Ninh. Đối với trẻ em làm con nuôi từ các Trung tâm thì Giám đốc Trung tâm đồng ý cho trẻ làm con nuôi trước khi có sự đồng ý của cha mẹ; Trung tâm đề nghị và đồng ý cho trẻ trước khi có đơn của người xin nhận con nuôi; Giám đốc Trung tâm xin ý kiến Sở Lao động, thương binh và xã hội nhưng chưa có ý kiến của Giám đốc Sở thì đã ký giấy đồng ý… [27].

Thứ hai, khung pháp luật về nuôi con nuôi còn những điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế

Hiện nay, trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy phạm thực chất, quy phạm thủ tục và quy phạm xung đột. Hiện nay các quy phạm thức chất điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi chủ yếu được xây dựng dưới dạng các quy phạm có tính nguyên tắc hoặc còn chung chung, rải rác trong Hiến pháp 1992 và các bộ luật như Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, chẳng hạn như: “trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” [3] 3chưa được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật.

Đối với các quy phạm xung đột chúng ta không đủ cơ sở để chọn luật áp dụng nhằm xác định quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi, các hình thức nhận con nuôi, những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, công nhận quyết định về nuôi con nuôi…

Thứ ba, cơ chế tài chính chưa rõ ràng, minh bạch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023