Vòng Quay Của Vốn, Hệ Số Nợ, Hệ Số Vốn Chủ Sở Hữu Của Dnnvv

Bảng 2.37 cho thấy, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 đạt nhiều kết quả: Quy mô tổng nguồn vốn của DNNVV tăng, quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô nợ phải trả tăng. Phát triển DNNVV thể hiện thông qua các chỉ tiêu: doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DNNVV tăng, các chỉ tiêu tài chính của DNNVV (ROS, Lv, ROA, ROE, ...). Đó là kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019.

BIỂU ĐỒ 2.15. QUAN HỆ GIỮA ROS, ROA, ROE.

1,461673668

1,397823873

1,144203616

0,956531052

0,879314541

1,453853293

1,542025709

1,136242068

1,342671727

2,497285789

2,948706042

2,714221151

2,234336536

1,868224575

1,684510505

2,896122208

2,976883497

2,193517722

2,685343453

5,336083442

3,730027357


3,5

2,599943655

1,497715542

1,649998949

2,399998794

2,90008785

1,949999275

2,12999973

3,5


ROA

ROE 1

ROS

2010 2011 2012 2013 2014

2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 2.15 cho thấy, giai đoạn 2010 - 2016, ROS của DNNVV trên địa bàn Hà Nội không cao (1,5 < ROS <3,5%), phản ánh khả năng quản lý và tiết kiệm chi phí của DNNVV chưa hiệu quả, sang giai đoạn (2017 - 2019), ROS tăng dần (2,5999 < ROS < 3,73), năng lực quản lý và tiết kiệm chi phí của DNNVV tăng.

ROA của DNNVV không cao (0,88 < ROA < 2,97), hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản của DN chưa cao. Bởi vậy, DN cần có biện pháp tăng hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản để hoạt động kinh doanh có lãi, tăng lợi nhuận.

ROE là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất thể hiện kết quả huy động vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. ROE càng cao, khả năng sử dụng vốn của DN càng có hiệu quả. Năm 2010, ROE của DNNVV trên địa bàn Hà Nội cao (5,3%) cho thấy DN hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2011 ROE có sự sụt giảm

(ROE = 2,68%) có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của DNNVV giảm. Sự sụt giảm ROE do năm 2011 và 2012 do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất và lạm phát tăng ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các DN. Sang năm 2013, 2014, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, lãi suất giảm mạnh cùng với chính sách của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho DN nên hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của DNNVV tăng, (ROE đạt 2,976 năm 2013 và 2,896 năm 2014). Tuy nhiên, năm 2015, ROE giảm (ROE =1,68%) do chủ trương đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, các DN hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Giai đoạn (2016 - 2019) ROE có xu hướng tăng, có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tăng, các DN chủ động huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế để tháo gỡ khó khăn, từng bước thích nghi với nền KTTT, đồng thời có sự trợ giúp tích cực của Chính phủ và Thành phố để DNNVV hoạt động, phát triển. Như vậy, năm 2010, ROE>5% DNNVV hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, tuy nhiên giai đoạn (2011 - 2019) ROE<5%, kết quả hoạt động kinh doanh của DNNV không cao, đòi hỏi DNNVV cần khai thác tốt hơn các nguồn vốn hiện có.

Biểu đồ 2.16. Vòng quay của vốn, hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu của DNNVV


6


5


4


3


2


1


0

Lv (Vòng quay toàn bộ vốn)

Hệ số nợ

Hệ số vốn chủ sở hữu

2010

2011

2012

2013

2014

2015 2016 2017 2018 2019

Huy động vốn để phát triển DNNVV được phản ánh qua chỉ tiêu: Vòng quay của toàn bộ vốn (Lv), hệ số nợ và hệ số chủ sở hữu, thể hiện ở biểu đồ 2.16.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE biểu hiện thông qua hệ số nợ. Thông thường, với mỗi DN, nợ thì càng ít thì càng tốt và sẽ tốt hơn nếu < 1.

Biểu đồ 2.16 cho thấy, giai đoạn 2010 - 2019, DNNVV trên địa bàn Hà Nội luôn có 0,478 <hệ số nợ <0,53. Trong đó: giai đoạn 2010 - 2018, vốn nợ/vốn chủ sở hữu < 1 chứng tỏ DNNVV có rủi ro tài chính thấp, đồng thời hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của DN thấp; Năm 2010 và năm 2019, nợ/vốn chủ sở hữu của DNNVV >1 (năm 2010 là 1,13, năm 2019 là 1,016) và năm 2011 nợ/vốn chủ sở hữu = 1. Như vậy, giai đoan (2010 - 2019), hệ số nợ của DNNVV trên địa bàn Hà Nội thể hiện sự an toàn tài chính, song đây cũng là nguyên nhân làm cho ROE của DNNVV thấp, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính không cao, DN chưa khai thác tốt các nguồn vốn huy động để tăng nợ phải trả.

Vòng quay của toàn bộ vốn giai đoạn 2010 - 2019 của DNNVV trên địa bàn Hà Nội thấp (Lv<1), (0,39 < Lv < 0,71) phản ánh hiệu suất hoạt động của tài sản trong DN cũng như mức độ sử dụng tài sản của DN chưa hiệu quả, DNNVV sử dụng vốn chưa hiệu quả và có những tài sản bị ứ đọng chưa được khai thác.

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn (phụ lục 1), mô hình Dupont chỉ ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV giai đoạn 2010 - 2019, thể hiện ở biểu đồ 2.17.

Biểu đồ 2.17. Kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV


30


25


20


15


10


5


0

ROA

ROE 1

ROS

2010

2015

2011

2016

Lv (Vòng quay Hệ số nợ Hệ số vốn chủ sở

toàn bộ vốn) hữu

2012 2013 2014

2017 2018 2019

Giai đoạn 2010 - 2019, ROE của DNNVV trên địa bàn Hà Nội không cao, DN hoạt động chưa hiệu quả. Để tăng ROE, DNNVV cần:

+ Áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu để tăng lợi nhuận bổ sung tăng quy mô vốn để phát triển.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng tăng hiệu suất sử dụng các tài sản hiện có của DN nhằm tăng vòng quay của toàn bộ tài sản, tăng lợi nhuận.

+ Tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, đẩy mạnh hơn việc huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn trong nền kinh tế nhằm tăng nợ phải trả, tăng quy mô tổng nguồn vốn từ đó tăng lợi nhuận để phát triển DNNVV.

Tổng hợp kết quả cho thấy, nếu so sánh năm 2019 với năm 2010:

Kết quả huy động vốn của DNNVV: Quy mô tổng nguồn vốn của DNNVV tăng 288%, quy mô vốn chủ sở hữu tăng 311%, quy mô nợ phải trả tăng 288%; VKD bình quân tăng 128%; giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn tăng 269%.

Kết quả phát triển DNNVV. Giai đoạn 2010 -2019, DNNVV trên địa bàn Hà Nội đạt được kết quả phát triển khả quan, thể hiện: Số lượng DNNVV tăng 289%; Trang bị TSCĐ bình quân cho 1 lao động tăng 201%; Doanh thu thuần SXKD bình quân tăng 113%; Lợi nhuận trước thuế bình quân tăng 75%; Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm tăng 161%; Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động của DNNVV (ROS, ROA, ROE, Lv, hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu) không cao nhưng an toàn; DNNVV hoạt động ngày càng hướng vào các ngành, lĩnh vực mà Hà Nội có lợi thế, là ngành dịch vụ và công nghiệp công nghệ cao; DNNVV đóng góp ngày càng tăng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô (đóng góp trong GRDP, thu NSNN, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động).

Như vậy, giai đoạn 2010 - 2019, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã đạt kết quả khả quan cả về định lượng và định tính. Kết quả huy động vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội được phản ánh ở quy mô và tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tổng nguồn vốn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Kết quả huy động vốn đã tạo nên sự phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu: tốc độ tăng số lượng DNNVV, trang bị TSCĐ,

doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính (BEP, ROS, ROA, ROE, Lv, hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu), DNNVV đóng góp ngày càng tăng trong GRDP, thu NSNN, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Những kết quả này đã phản ánh mối quan hệ giữa huy động vốn và phát triển DNNVV cùng tác động của huy động vốn đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.3.1. Những kết quả đạt được trong huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019.

Giai đoạn 2010 - 2019, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đạt nhiều kết quả khả quan. Theo đánh giá của Sở Tài chính Hà Nội: Hàng năm, các giao dịch tài chính - ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chiếm 65 - 80% tổng giao dịch tài chính - ngân hàng khu vực phía Bắc và trên 50% giao dịch tài chính - ngân hàng của cả nước [88], [89], như vậy, Hà Nội là điểm giao dịch tài chính - ngân hàng sôi động nhất so với các địa phương trong cả nước.

DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã tích cực huy động để tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, tăng quy mô tổng nguồn vốn, từ đó phát triển DNNVV cả về định lượng và định tính. Kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 thể hiện:

- Một là, Quy mô tổng nguồn vốn, quy mô vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.

Giai đoạn 2010 - 2019, tổng nguồn vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội tăng 3,88 lần, vốn chủ sở hữu tăng 4,11 lần và nợ phải trả tăng 3,68 lần. Có nghĩa, nếu so sánh số liệu năm 2019 với năm 2010, tổng nguồn vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội tăng 288%, vốn chủ sở hữu tăng 311% và vốn các khoản nợ phải trả tăng 268%. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

- Hai là, Phát triển DNNVV được biểu hiện qua số lượng DNNVV tăng

Giai đoạn 2010 - 2019, quy mô vốn huy động tăng, DNNVV đã phát triển nhanh về số lượng. Tính đến 12/2019, số lượng DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã tăng nhanh, bằng 289% năm 2010 và nếu so sánh số liệu năm 2019 với giai đoạn 2010 - 2015 thì, số lượng DNNVV trên địa bàn Hà Nội tăng 196,3%, trong đó DN siêu nhỏ tăng 56%, DN nhỏ tăng 142%, DN vừa tăng 28%. Xét theo ngành nghề, số DNNVV trong ngành nông nghiệp tăng 289%, ngành công nghiệp tăng 206% và ngành dịch vụ tăng 56,7%. Kết quả phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội trên xuất phát từ việc các DNNVV đã tích cực hơn trong huy động các nguồn vốn, từ đó tăng quy mô tổng nguồn vốn, tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

- Ba là, Huy động vốn tác động đến phát triển DNNVV được phản ánh ở năng lực và kết quả hoạt động của DNNVV ngày càng tăng.

+ Kết quả huy động vốn đã tăng năng lực hoạt động của DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Nếu so sánh số liệu năm 2019 với năm 2010: VKD bình quân của DNNVV tăng 2,28 lần (tăng128%), giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn tăng 3,69 lần (tăng 269%), trang bị TSCĐ bình quân cho 1 lao động tăng 2,01 lần (tăng 101%).

+ Huy động vốn tăng mà kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tăng: Doanh thu thuần SXKD bình quân của DNNVV tăng 2,13 lần (tăng 113%), lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm tăng 1,75 lần (tăng 75%), lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm tăng 2,61 lần (tăng 161%). Các chỉ tiêu tài chính: Htq, BEP, ROS, Tsv, ROA, ROE của DNNVV được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn, phản ánh tác động của kết quả huy động vốn đối với phát triển của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

- Bốn là, Kết quả huy động vốn đối với phát triển DNNVV được thể hiện ở đóng góp của khu vực DNNVV ngày càng tăng đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

Giai đoạn 2010 - 2019, khu vực DNNVV đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Nếu so sánh đóng góp của DNNVV năm 2019 với năm 2010 thì, đóng góp của DNNVV trong GRDP tăng 2,6%, trong thu NSNN tăng 9,6%, trong tạo việc làm tăng 10% và thu nhập của người lao động trong các DNNVV tăng 44,1%.

- Năm là, Huy động vốn gắn với cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng dịch chuyển vốn sang ngành phù hợp tác động đến sự phát triển DNNVV ngày càng hướng vào các ngành và lĩnh vực thành phố Hà Nội có lợi thế.

Quy mô vốn huy động của DNNVV ngành dịch vụ tăng nhanh, từ 3.403.457 tỷ đồng năm 2010 lên 7.052.412 tỷ đồng năm 2019 (tăng 207,2%). Quy mô vốn của DNNVV ngành công nghiệp - xây dựng tăng, từ 1.212.429 tỷ đồng năm 2010 lên 2.114.900 tỷ đồng năm 2019 (tăng 174,4%) và của DNNVV ngành nông nghiệp giảm từ 27.778 tỷ đồng năm 2010 còn 20.888 tỷ đồng năm 2019 (giảm 7,52%)

Như vậy, giai đoạn 2010 - 2019, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã đạt nhiều kết quả. Nhờ đẩy mạnh huy động các nguồn vốn để tăng quy mô vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tăng quy mô nguồn vốn mà DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã phát triển cả về định lượng và định tính. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn để phát triển DNNVV.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ thực trạng huy động vốn để phát triển DNNVV giai đoạn 2010 - 2019 đã phân tích ở mục 2.2, kết hợp với kết quả khảo sát từ phiếu thu thập thông tin DNNVV trên địa bàn Hà Nội, NCS phân tích hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Phiếu thu thập thông tin DNNVV được NCS tiến hành với 369 DNNVV hoạt động trong tất cả các ngành nghề và các loại hình DN, lĩnh vực trên địa bàn 26/30 đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội, trong đó gồm 12 quận, 13 huyện và 1 thị xã. Kết quả thu được từ phiếu thu thập thông tin DNNVV thể hiện tại phụ lục 3.

2.3.2.1. Những hạn chế trong huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Giai đoạn 2010 - 2019, huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã thu được nhiều kết quả khả quan, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục được tháo gỡ. Điều này thể hiện sự nỗ lực đổi mới để thích nghi từ mỗi DNNVV, cùng sự hỗ trợ DNNVV từ cơ chế, chính sách của Chính phủ, các cơ quan quản lý

nhà nước và thành phố Hà Nội. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 thể hiện ở bảng 2.38. Bảng 2.38. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Question

Tỷ trọng (Tate) %

Đặc điểm của DN

27,37

Tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của DN

98,92

Tài sản đảm bảo

100

Sự ổn định doanh thu và lợi nhuận

82,66

Vị thế của chủ DN

22,28

Môi trường kinh tế vĩ mô và quy định pháp lý

14,63

Chính sách của Chính phủ (thuế, lãi suất, tỷ giá)

74,26

Chính sách cho vay của NHTM, tổ chức tài chính

96,5

Triển vọng của thị trường vốn

7,3

Định hướng hỗ trợ DN của Chính phủ, Thành phố

11,38

Khác

6,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 17

Nguồn: Kết quả khảo sát DNNVV của NCS, phụ lục 3

Từ thực trạng huy động vốn và kết quả khảo sát DNNVV ở bảng 2.38 ta thấy: TSĐB, tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến huy động vốn của DNNVV. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội xuất phát từ chính năng lực của DNNVV.

Giai đoạn 2010 - 2019, nhiều DNNVV trên địa bàn Hà Nội thiếu vốn (75,25% số DNNVV), huy động tăng vốn chủ sở hữu của DNNVV hạn chế, huy động tăng nợ phải trả của DNNVV gặp nhiều khó khăn thể hiện ở bảng 2.39 và 2.40.

Bảng 2.39. DNNVV huy động vốn từ các nguồn để tăng nợ phải trả


Question

Tỷ trọng (Tate) %

DNNVV thiếu vốn

75,25

DNNVV có nhu cầu được vay vốn

88,1

DNNVV vay NHTM, TCTC

37,6

DNNVV huy động vốn từ phát hành trái phiếu DN

11,68

DNNVV huy động vốn từ thuê tài sản

14,4

DNNVV huy động vốn tín dụng thương mại nhà cung cấp

96,5

DNNVV huy động vốn các khoản nợ có tính chu kỳ

66,67

DNNVV huy động vốn từ các Quỹ hỗ trợ

8,9

DNNVV huy động vốn từ vay người thân

21,14

Nguồn khác

26,56

Nguồn: Kết quả khảo sát DNNVV của NCS, phụ lục 3

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí