Tên lễ hội | Địa điểm, địa danh | Thời gian (lịch âm) | Đối tượng tôn thờ | Các nghi lễ chính, trò chơi, trò diễn dân gian | |
công vệ quốc và Tướng quân Dực Thánh) | |||||
23 | Lễ hội đình Đăm | Làng Đăm, Tây Tựu, Từ Liêm | 9 đến 12-3 | - Đức Thánh Tam giang + Bạch Hạc Tam Giang | - Dâng hương, tế lễ - Rước Thánh từ miếu về đình - Đua thuyền dạo chơi trình Thánh - Rước Thánh ra Thuỷ đình dự hội - Đua thuyền, đốt pháo - Diến chèo + hội đua thuyền làng Đăm rất qui mô, nổi tiếng |
24 | Lễ hội đình Thượng Cát | Làng Đông Ba, Thượng cát, Từ Liêm | 10 đến 12-3 | - Quách Lãng - Đinh Bạch Nương - Đinh Tĩnh Nương (các tướng của Hai Bà Trưng) | - Tế lễ - dâng hương - Rước kiệu các vị thành Hoàng làng - Thi bơi trải, đua thuyền - Tục đánh cờ người |
25 | Lễ hội đình Mai Dịch | Làng Mai Dịch, Từ Liêm | 10 đến 12-3 | Diêm La Đại Vương (tướng của Lý Nam Đế 544-548) | - Tế lễ và rước xách rất linh đình - Có các trò chơi dân gian |
26 | Lế hội đình | Làng Lệ | 23-3 | - Hoàng Phúc | - Tế lễ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hoá Nhằm Phục Vụ Phát Triển Du
- Các Hoạt Động Văn Hoá Phục Vụ Cho Phát Triển Du Lịch
- Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 6
- Sự Phát Triển Du Lịch Gắn Với Phát Triển Văn Hoá Ở Thủ Đô
- Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Và Sự Phát Triển Văn Hoá
- Hình Thành Một Số Vùng Trọng Điểm Về Du Lịch Ở Thủ Đô Gắn Với Các Di Sản Văn Hoá
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tên lễ hội | Địa điểm, địa danh | Thời gian (lịch âm) | Đối tượng tôn thờ | Các nghi lễ chính, trò chơi, trò diễn dân gian | |
Lệ Mật | Mật, Việt Hưng, Gia Lâm | Trung (còn gọi là Hoàng Lệ Mật) có công diệt thuỷ quái cứu công chúa nhà Lý và khai khẩn 13 trại ở phía Tây Thăng Long | - Dâng cá chép cần - Rước nước - Rước kiệu - Rước cỗ của dân 13 trại phía nam Nhị Hà - Múa rắn | ||
27 | Lễ hội đình Chèm | Làng Chèm, Thuỵ Phương, Từ Liêm | 15-5 | Lý Ông Trọng | - Tế lễ trọng thị - Rước kiệu Thánh lên lên làng Hoàng Xá giao hiếu - Có các trò vui dân gian trong 3 ngày hội |
Giá trị của lễ hội mà du khách được cảm nhận chính là gía trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng. Vì thế đây là một sinh hoạt tập thể long trọng thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi người. Các nghi thức của lễ hội mà mọi người phải tuân theo tạo nên niềm cộng cảm với tất cả cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng, cảm thấy có khả năng vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với sức mạnh lớn hơn.
Lễ hội còn như một loại bảo tàng văn hoá- bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hoá, các sinh hoạt văn hoá. Đó có thể là các trò chơi tín ngường dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian… Du khách có thể tìm hiểu tín ngưỡng Việt Nam có đặc điểm là sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo, Đạo giáo, với tín ngưỡng dân gian. Đặc điểm này càng được thể hiện rõ trên đất Thăng Long. Nguyên nhân sâu sa của sự dung
hợp này là truyền thống yêu thương giúp đỡ nhau trong nhân dân, là tinh thần khoan dung của dân tộc và thái độ không thành kiến với những người khác mình về tư tưởng, quan điểm cũng như về tín ngưỡng.
Thăng Long có đền thờ thần Núi (Tản Viên), thần Sông (Tô Lịch). Có “Thăng Long tứ trấn”, bốn ngôi đền các vị thần trấn giữ bốn phía đông, tây, nam, bắc. Vị anh hùng Trần Hưng Đạo được suy tôn thành Đức Thánh Trần được thờ ở nhiều nơi. Vị công chúa huyền thoại Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu và người “Mẹ bất tử”, một trong “tứ bất tử” của Việt Nam, cũng có hàng trăm nơi thờ cúng ở Thăng Long và ở cả nước nhưng nổi tiếng nhất là ở Phủ Tây Hồ.
Như vậy lễ hội truyền thống gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lễ hội biểu hiện sức sáng tạo bền bỉ, lớn lao của nhân dân trải qua hàng thiên niên kỷ, qua nhiều loại hình lễ hội mang tính toàn quốc hoặc tính địa phương.
Lễ hội vừa được kế thừa đồng thời vừa mang được cải biến qua từng thế hệ. Lễ hội là những sinh hoạt của cộng đồng, mang tính dân tộc và được vận động trong lịch sử. Các qui luật vận động của nó nằm trong các qui luật gía trị của quá trình xã hội hoá. Sinh hoạt lễ hội đã mang đến cho người thưởng thức những giá trị đạo đức, các phong tục, tập quán, các điều kiêng kỵ… Nó gắn bó với các tình cảm, thị hiếu, đức tin của dân tộc. Có thể nói gía trị của các lễ hội được thể hiện trong nhiều mặt: Nghi lễ, y phục, đồ thờ, kiến trúc và trang trí, biểu diễn nghệ thuật, lễ vật dâng cúng và các trò chơi dân gian… đặc biệt cần phải nói đến những con người trong lễ hội, nhân vật lễ hội chính là chủ thể sáng tạo và vận hành lễ hội, là động cơ, nguồn gốc sinh ra và nuôi
dưỡng lễ hội.
Sự hấp dẫn của lễ hội truyền thống trước hết là ý nghĩa lịch sử, văn hoá, chính trị cũng như ý nghĩa cộng đồng xã hội rộng lớn.
Chẳng hạn khu di tích Phù Đổng là nơi thờ vị anh hùng có công đánh giặc Ân từ thời Hùng Vương thứ sáu. Sự tích làng Gióng thuộc loại hàng đầu trong kho huyền thoại và lịch sử văn hoá Việt Nam. Lễ hội diễn ra ngày mùng 9 tháng tư hàng năm. Câu chuyện Thánh Gióng là tư liệu thần thoại ngợi ca cuộc đấu tranh thần thánh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thời cổ. Người anh hùng làng Gióng là hình ảnh sáng ngời của dân tộc Việt Nam trưởng thành trong chiến đấu, Gióng cùng toàn dân đánh giặc, Gióng nhằm nơi giặc Ân đóng mà xông tới quất roi sắt vào thân giặc, vút tre ngà xuống đầu giặc và đánh thắng giặc xong bay về Trời.
Như vậy trong sự nghiệp bảo vệ đất nước cũng là những trang sáng ngời của lịch sử gợi cho du khách một ý niệm cao cả thiêng liêng về dân tộc, về các bậc anh hùng trong nhân dân. Qua lễ hội cái đẹp của tinh thần đó đã được cụ thể hoá bằng các cuộc biểu diễn văn hoá,văn nghệ, võ thuật. Xem trận đánh của Gióng trong lễ hội ta sẽ thấy được tính thẩm mỹ dân tộc của lễ hội được tái tạo lại bản chất anh hùng của dân tộc. Những trò vui chơi của lễ hội không chỉ để giải trí, thư giãn mà còn là những trò vui chơi mang nội dung lịch sử văn hoá sâu sắc.
Lễ hội truyền thống còn mang lại sự bình đẳng giữa con người với con người, giữa nam và nữ. Trong các cuộc rước kiệu ta thấy từng đoàn người ăn mặc màu sắc sặc sỡ thu hút sự chiêm ngưỡng của bao người. Đó là những bức tranh màu sắc và sự thanh lịch đậm đà bản sắc dân tộc từ cách ăn mặc đến cách đi đứng, cách ứng xử…
Như vậy tính dân tộc quán triệt trong suốt quá trình diễn ra các lễ hội là một động lực bảo tồn và phát huy các lễ hội trong đời sống. Tiếp xúc với cái hay cái đẹp có tính chất dân dã và tính văn hoá mang trí tuệ cao đánh dấu một nền văn minh xóm làng do cha ông tạo lập và truyền lại. Nhân dân đã tự biên, tự diễn nghệ thuật trong niềm vui sáng tạo, biểu diễn rõ ý thức và tinh thần thẩm mỹ trong lễ hội.
Lễ hội truyền thống thường gắn liền với danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hoá. Nói đến lễ hội ở đền Quán Thánh là nhắc đến thờ thần Trấn Vũ. Một hình tượng kết hợp giữa nhân vật thần thoại Việt Nam. Ông thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây thành Cổ Loa và nhân vật thần thoại Trung Quốc ông Thánh coi giữ phương Bắc. Đền Quán Thánh đẹp về nhiều mặt, ở đây hình thức và nội dung lịch sử của di tích hoà quyện vào nhau, gắn liền với khung cảnh đẹp của Hồ Tây với vần thơ nổi tiếng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ xương
Mịt mù khói toả cành sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
ở đây mỗi đình chùa và cảnh quan thiên nhiên bao quanh là một bảo tàng nhỏ của lễ hội, trong đó có các di tích và một số di vật nhất định. Về mặt lễ hội, du lịch lễ hội sẽ đem lại một số ngân quĩ không nhỏ để tôn tạo trùng tu các di tích, các quần thể kiến trúc và xây dựng các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nơi tham quan…
Muốn ngày càng thu hút khách đến chiêm ngưỡng thì phải quan tâm bảo vệ các giá trị dân tộc của lễ hội truyền thống, phải coi trọng công tác bảo tồn các di tích và di vật liên quan đến lễ hội, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
Bên cạnh đó cần phải đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có kiến thức và trình độ văn hoá lễ hội…
2.1.2.2. Hoạt động của các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là nơi một cụm dân cư sinh sống và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Họ tạo thành làng nghề hay phường hội, một cộng đồng nhỏ về kinh tế và văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ ông tổ nghề, những bí quyết ngành nghề thủ công truyền thống làm nên nét riêng trong văn hoá của mỗi làng nghề. Các sản phẩm mà các làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam thông qua các mặt hàng thủ công truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện khá đậm nét qua các hoạ tiết chạm trổ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Những sản phẩm của làng nghề với những nét riêng biệt độc đáo là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ mai sau. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu không có ý thức bảo tồn nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc thì những nét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một. Việc duy trì các ngành nghề truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc trong các sản phẩm thủ công truyền thống là rất cần thiết vì các sản phẩm thủ công truyền thống có các giá trị văn hoá đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc, nó là những thông điệp bền vững của văn hoá dân tộc được lưu truyền lại cho các thế hệ sau và du khách quốc tế.
Các làng nghề truyền thống ở Thăng Long - Hà Nội là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Được hình thành và tồn tại trong lịch sử của dân tộc, của vùng văn hoá Bắc Bộ và tiểu vùng văn hoá Thăng Long, các làng nghề này đã có một quá trình tồn tại lâu dài như làng nghề giấy ở Bưởi, ở Yên Hoà, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng mây tre Liên Ngạc, làng gỗ Thiết ứng - Vân Hà - Đông Anh, đặc biệt là làng gốm sứ Bát Tràng... Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống hôm nay gắn liền với sự phát triển của hoạt động du lịch hiện tại và tương lai. Những sản phẩm được tạo ra bằng những bàn tay khéo léo của cư dân nơi đâyđược khách hàng ưa chuộng trong đó lực lượng đáng kể là khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với làng nghề, sự hấp dẫn của nó với khách du lịch ở chỗ nó thể hiện và bảo đảm những giá trị văn hoá dân tộc rất đặc sắc và độc đáo: Các lọ hoa, bình thậm chí cả những con vật trong huyền thoại được tạo dáng bởi chất men với hoa văn tinh tế khiến du khách ngạc nhiên và thán phục. Mây tre được đan bởi những người thợ cần mẫn chăm chỉ, sản phẩm là những chiếc mũ, nón, túi, hộp, bàn ghế… vừa dân dã vừa độc đáo của làng nghề Liên Ngạc vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Bên cạnh làng nghề có những ngôi đình, đền hay nhà thờ tổ nghề vào đầu năm du khách đến tham quan còn được chứng kiến và tham dự những lễ hội liên quan đến các vị tổ của nghề truyền thống ở các làng quê. Không khí ngày hội thật náo nhiệt, giàu tính nghệ thuật, du khách có thể tìm hiểu được cội nguồn của những nghề thủ công truyền thống, tìm hiểu bản sắc văn hoá của vùng cũng chính là bản sắc văn hoá Việt Nam một cách sinh động. Đồng thời du khách có cơ hội kinh doanh những sản phẩm ưa chuộng ra nước ngoài, đó cũng là một cách tạo đà cho sản phẩm trở thành hàng hoá nhiều hơn, làng nghề phát triển hơn.
Nhiều khách du lịch nước ngoài khi nhận xét về một số sản phẩm phục vụ kinh doanh đã đánh giá cao giá trị văn hoá của sản phẩm truyền thống bởi chất liệu hoàn toàn bằng nguyên liệu trong nước với: đất, mây, tre, song, gỗ… là biểu trưng cho các di sản văn hoá và họ coi đây là niềm thích thú trong du lịch. Mặt khác đến với những làng nghề Hà Nội, du khách đã được tiếp xúc với môi trường văn hoá của làng nghề từ
đường đi lối lại, những hàng cây trái tốt tươi, lối ứng xử văn hoá xóm làng mộc mạc chân quê mang đậm nét Việt Nam.
Thăng Long Hà Nội có một nguồn tài sản văn hoá rất đa dạng và phong phú. Trong những năm qua, vấn đề phát triển du lịch văn hoá ở thủ đô và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, sắc thái văn hoá nói riêng trong hoạt động du lịch ở Hà Nội đã bước đầu được quan tâm.
Quan hệ giữa du lịch và văn hoá ngày càng gắn bó hơn. Sự phối hợp với nhau ngày càng chặt chẽ, đồng bộ và thiết thực nhằm quảng bá du lịch thông qua các hoạt động văn hoá như triển lãm, hội thảo, hội chợ, liên hoan du lịch quốc tế. Rất nhiều các lễ hội văn hoá đã được tổ chức nhân kỷ niệm 990 năm ThăngLong - Hà Nội. Tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác trong quan hệ với tài nguyên du lịch tự nhiên để hình thành các tuyến du lịch sinh thái văn hoá hấp dẫn và trở thành sản phẩm du lịch bước đầu mang rõ nét tính đặc thù như tuyến du lịch phố cổ, tuyến du lịch dọc sông Hồng, các làng nghề truyền thống…
Những năm gần đây do đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, nhiều lễ hội văn hoá truyền thống được phục hồi. Hàng ngàn các di tích lịch sử văn hoá và các ngôi đền, chùa, đình… ở Hà Nội được trùng tu, sửa chữa và xây dựng lại. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch. Nội dung và hình thức của các lễ hội được quan tâm tổ chức phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại và nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy trong lễ hội truyền thống không chỉ phục hồi các nghi lễ, trò cổ truyền mà còn có sự đan xen một số nghi thức mới một cách hài hoà. Hơn nữa việc tổ chức lễ hội cũng có tác dụng làm cho các di tích lịch sử văn hoá được bảo vệ, sửa chữa, tôn tạo kịp thời, tránh được sự hoang phế hoặc xuống cấp. Việc tổ chức lễ hội thu hút được nhiều khách thập phương, họ là những người tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc công đức để tôn tạo, bảo vệ di tích và các chi phí cho lễ hội được phong phú hơn.
Lễ hội truyền thống giữ vai trò làm cầu nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, giữa cái linh thiêng cao cả với cái đời thường dân dã. Lễ hội đã làm cân bằng về mặt tâm lý, tâm linh cho mọi tầng lớp nhân dân, lễ hội góp phần vào việc giáo dục lối sống, phong tục, tập quán tốt đẹp của truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, hướng con người vươn tới
chân - thiện - mỹ góp phần làm cân bằng môi trường sinh thái và môi trường văn hoá xã hội cho các cộng đồng từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược… tạo điều kiện phát triển cả về cả trí tuệ và tinh thần cho con người.
Hoạt động du lịch trong thời gian qua làm cho bộ phận văn hoá phi vật thể như lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng, được phục hồi và sống lại thường xuyên phục vụ du khách.
Nhìn chung những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trên đất Thăng Long - Hà Nội được sử dụng, khai thác và phát huy ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn cho việc phát triển du lịch. Đó là bước đi đúng đắn, hợp lý trong việc phát triển du lịch bền vững ở nước ta.
Song thực tế còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong việc khai thác, sử dụng các giá trị di sản văn hoá như là tài nguyên chủ yếu của du lịch.
Chúng ta chưa khai thác hết tiềm lực của tài nguyên hiện có, còn rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn vẫn còn nằm ngoài môi trường hoạt động của du lịch, nằm ngoài các tua du lịch được tổ chức lâu nay.
Mỗi di sản văn hoá đều chứa đựng trong đó những nội dung riêng biệt, độc đáo, ở đó là sự phản ánh, là sự kết tinh, là sự lưu giữ đặc trưng lịch sử dân tộc, qua các thời kỳ lịch sử, là nét đặc sắc của phong tục tập quán của dân tộc. Nhưng chúng ta chưa truyền tải hết được nó, do đó khách du lịch chỉ tìm mới nhận thấy cái vỏ bề ngoài, cái vỏ kiến trúc, cái vỏ ngôn ngữ của một số di sản. Điều đó vừa làm nghèo đi các giá trị văn hoá dân tộc trước khách du lịch, vừa hạn chế tính đa dạng của du lịch, du lịch chỉ còn là một thứ giải trí thư giãn mà giảm đi ý nghĩa tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của khách du lịch. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến tầm hiểu biết về văn hoá của người lãnh đạo, quản lý du lịch đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Đối với các di sản văn hoá - lịch sử - kiến trúc, các danh thắng, hoạt động du lịch có quyền khai thác để thu lời. Nhưng hoạt động du lịch không phải chỉ là đưa các đoàn khách đến rồi đi.Việc bảo vệ, tôn tạo và tu bổ các di tích phó mặc cho các ngành khác mà trực tiếp là ngành văn hoá. Đã đến lúc du lịch không thể không quan tâm tới công tác đầu tư, tu bổ di tích, bảo vệ môi trường văn hoá, di tích, danh lam thắng cảnh. Đó chính là