Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 4

của Lan mong manh và đầy những hoang tưởng. “Lan lấy chồng xa, còn Minh thì tiếp tục sống đời tu hành” [5, 385].

Viết về hạnh phúc gia đình, Trần Thùy Mai thành công tromg việc tái hiện bi kịch của người phụ nữ. Phải chăng phụ nữ luôn nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống, họ thấu hiểu, nhẫn nhịn và lặng lẽ hi sinh một nửa của đời mình. Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng là người như thế. Yêu chồng, hết lòng vì chồng, chăm chút cho chồng từng li, từng tí. Cô chấp nhận để chồng sinh con và sống với người phụ nữ khác vì sự nghiệp của chồng. Để rồi chính cô đẩy cô vào khổ đau tuyệt vọng khi nhận ra chồng mình và cô Thắm đã phản bội mình. Tình yêu không còn, hạnh phúc đã mất từ lâu, nhưng đau đớn hơn là thần tượng cũng đổ vỡ. Khổ đau là vậy, nhưng Hạnh không hề oán thù người chồng bội bạc và cô Thắm, những người đã phản bội niềm tin và tình yêu của cô.

Không tìm thấy hạnh phúc ở còi thực, Hạnh tìm đến hạnh phúc ở còi tâm linh. Cô tôn thờ ông chồng “Hoàng Bảy”, phục dịch ông như ông chồng bạc bẽo nửa đời trước, cũng “ướp trà sen”, “mua bún bò mỗi sáng”. Với kết thúc của truyện, Trần Thùy Mai đã để lại bao day dứt, trăn trở về số phận người phụ nữ trong xã hội ngày nay, nhẫn nhục, hi sinh, hết mình vì chồng con. Đặc biệt ở họ còn có cả sự bao dung. Phải chăng, bao dung, muôn đời vẫn là ưu điểm, nhưng cũng là nhược điểm của người phụ nữ? Vì thế, người phụ nữ trong truyện ngắn của Thùy Mai thường có số phận thiếu may mắn, phải chịu những tủi cực, khổ đau trong cuộc đời.

Kết thúc câu chuyện tình yêu mà nữ nhà văn người Huế kể lại đều là những kết thúc buồn nhưng không bi lụy. Nhân vật chính trong truyện chẳng thể đến được với nhau nhưng tình yêu dạy cho họ cách trưởng thành. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đề tài tình yêu, hạnh phúc mà Trần Thùy Mai thể hiện trên những trang văn của mình đều là những chuyện tình buồn, éo le, ngang trái. Những tình khúc buồn ấy nhắc nhở người đời phải biết tận hưởng, phải

biết bảo vệ, phải biết nâng niu, trân quý cái đẹp, tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống.

Như vậy, ngay ở cách chọn đề tài để sáng tác, bạn đọc đã có thể thấy chất thơ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai. Đề tài tình yêu và hạnh phúc là cơ sở để chất thơ được bộc lộ. Bởi nhắc đến tình yêu, hạnh phúc đã có thể thấy “thơ” rồi. Cho dù tình yêu dẫu có đẹp hay không, hạnh phúc có dài lâu hay ngắn ngủi thì đề tài về tình yêu, hạnh phúc vẫn khiến cho người sáng tác có cảm xúc để viết. Và khi có cảm xúc thì “chất thơ” sẽ xuất hiện.

2.2. Nhan đề giàu chất thơ

Nhan đề của một tác phẩm là cửa sổ nhìn ra thế giới, là chìa khóa nghệ thuật giúp người đọc mở ra cánh cửa của tác phẩm văn học. Ở một góc độ nào đó, nhan đề giúp người đọc nhận thức được: văn bản này nội dung viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc nó như thế nào. Nhan đề chính là ý tưởng và dự đồ sáng tác, nó lóe sáng bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy nhà văn suy ngẫm, liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức thế giới nghệ thuật. Nhan đề là ý tưởng thôi thúc nhà văn cầm bút, vì thế nó mang dụng ý nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn. Nhan đề truyện ngắn Trần Thùy Mai thường nhẹ nhàng, thi vị, giàu hình ảnh như: Trăng nơi đáy giếng, Gió thiên đường, Dịu dàng như cỏ, Thương nhớ hoàng lan, Hoa phù dung dưới núi…

Nhan đề Trăng nơi đáy giếng gợi cho ta biết bao liên tưởng. “Trăng” là cái đẹp, đẹp nhưng buồn. Giống như “trăng”, nhan đề Trăng nơi đáy giếng gợi ra một câu chuyện buồn man mác, ta đọc để cảm, để thương, để buồn. Trăng là đại diện cho cái đẹp và sự lãng mạn, chẳng trách người ta hay thề non hẹn biển dưới trăng. Thế nhưng, đó là vầng trăng thực, còn trăng ở đây là hình bóng in nơi giếng nước, chỉ là ảo ảnh. Thật hư lẫn lộn, khó mà nắm bắt, “trăng nơi đáy giếng” gần tay với đấy, nhưng chỉ cần chạm vào mặt nước thôi trăng sẽ biến mất, vỡ tan giống như hạnh phúc của cô Hạnh trong truyện, mong manh, tan biến chỉ trong chốc lát. Trăng nơi đáy giếng còn mang đầy

ẩn ý. Đó là ảo vọng không bao giờ đạt đến được, giống như Lí Bạch năm xưa chết vì lao xuống vớt trăng dưới lòng sông. Cô Hạnh chỉ có thể ngắm ảo ảnh của trăng mà thôi, cũng như hạnh phúc với cô thật quá đỗi xa vời. Hình ảnh trăng nơi đáy giếng cũng chính là cuộc đời Hạnh, chỉ là ảo ảnh, giống như Hạnh đã “chết” từ khi cô quyết định tìm cho chồng mụn con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Gió thiên đường, cũng là một nhan đề chứa đầy chất thơ. Người ta vẫn thường nói: đẹp như thiên đường, vậy thì hai chữ “thiên đường” ở nhan đề, gợi cho ta hình dung đến một thế giới thơ mộng, đẹp lãng mạn như chốn Bồng lai Tiên cảnh. Gió là hiện tượng thiên nhiên. Gió thường đến rất nhanh, nhưng đi cũng rất vội, vì thế mới có câu, “Gió thoảng mây trôi”. Nhưng xúc cảm mà gió để lại thì thật khó có thể quên. Gió thiên đường giống như một cơn gió nhẹ lướt qua tâm hồn người đọc, nhưng dư vị thì còn mãi. Và đó là dư vị của tình yêu, tình yêu của Hiếu và Mi. Mi gặp Hiếu ở lớp học khiêu vũ của ba mình, Mi thích Hiếu và Hiếu cũng có cảm tình với Mi. Tình cảm của họ cứ lớn dần lên từ những điệu nhảy cùng nhau, cùng nhau đón Giáng sinh, rồi những buổi hẹn hò cà phê Dạ Thảo. Giống như li cà phê, tình yêu cũng có vị ngọt xen lẫn vị đắng. Tình yêu của Mi và Hiếu cũng vậy, có hạnh phúc nhưng cũng có lúc khổ đau tuyệt vọng. Đó là lúc Mi phát hiện ra Hiếu còn có người con gái khác ngoài Mi. Tình yêu của Hiếu và Mi thật đẹp nhưng hạnh phúc thì thật ngắn ngủi. Hiếu như một cơn gió lướt qua, để lại bao dư chấn trong cuộc đời Mi.

Cũng giống như Trăng nơi đáy giếng, Gió thiên đường, Dịu dàng như cỏ cũng là một cái tên đầy sức gợi và đầy chất thơ. Dịu dàng như cỏ, khiến đọc giả liên tưởng đến một câu chuyện nhẹ nhàng, lãng mạn, như chính nhan đề của nó. Đó câu chuyện xoay quanh nhân vật tôi với ông thầy dạy nhạc Rudolph và Cường, chồng của cô. Mọi hành động, cử chỉ của thầy Rudolph với cô đều dịu dàng như cỏ vậy. Bởi những hành động ấy xuất phát từ tình yêu thương và sự chân thành, giống như Cường nói: “Tài năng và danh vọng

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 4

có thể làm người ta ngưỡng mộ, nhưng sự chân thành mới làm người ta thương yêu và xúc động” [5, 233].

Có thể nói, nhan đề có vai trò không nhỏ đối với việc sáng tạo nên chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Đây là một trong những yếu tố, dấu hiệu để người đọc nhận diện chất thơ qua mỗi trang truyện của nữ nhà văn xứ Huế.

2.3. Cốt truyện tâm lí

“Cốt truyện là một trong những phương diện nghệ thuật đặc biệt quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nhờ có cốt truyện, người đọc có thể nhận ra tài năng, phong cách và quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn”. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Cốt truyện là “hình thức sơ đẳng nhất của truyện”; là “cái lòi diễn biến của truyện từ khi xảy ra đến khi kết thúc” [4, 303 - 304], là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [3, 99].

“Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Trong các loại tác phẩm trữ tình (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại, vì ở đây tác giả biểu hiện sự diễn biến của tình cảm, tâm trạng” [3, 100]. Cốt truyện thực chất rất phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, và nó “thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tác phẩm: một là, nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật, thực hiện việc khắc họa nhân vật; hai là bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức…), tái hiện bức tranh đời sống; ba là tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức; bốn là gây hấp dẫn đối với người đọc, bởi người đọc luôn quan tâm đến số phận nhân vật. Chính vì vậy, nắm bắt đúng chuỗi các sự kiện là bước khởi đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống, hiểu ý nghĩa của tác phẩm và tìm thấy hứng thú khi đọc tác phẩm” [9, 94]. Cốt truyện còn là kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của từng thời kì lịch sử, thể

hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn. “Cốt truyện như là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra, là cái mà người đọc đem kể lại” [3, 100-101]. Hầu hết cốt truyện tâm lí đều khá đặc sắc. Với kiểu cốt truyện này, nhà văn chú trọng đến thế giới nội cảm với những suy ngẫm và rung động của nhân vật trước cuộc sống.

Cốt truyện trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường đơn giản. Chị tập trung khai thác thế giới nội tâm nhân vật, vì thế cốt truyện thường không có những yếu tố li kỳ, không có những biến cố đáng kể. Cốt truyện trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, thường là những mẩu chuyện đời thường xoay quanh cuộc sống hằng ngày. Sự kiện diễn ra trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai có diễn ra nhưng không làm thay đổi nhiều, hoặc có diễn ra đấy nhưng cũng chẳng thay đổi gì. Đó là những truyện để nhấn mạnh hơn cảm giác của con người về những gì đang xảy ra trong cuộc sống và kiểu cốt truyện như vậy khiến cho người đọc có một nhận thức mới. Chính những cốt truyện như thế tạo ra chất thơ trong tác phẩm của chị.

Dịu dàng như cỏ là dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi thuật lại diễn biến trạng thái cảm xúc của mình kể từ khi gặp Rudolph - người thầy dạy nhạc cho mình cho đến khi Rudolph rời đi. Đó là trạng thái từ sợ hãi, run rẩy trước người thầy được đồn là nổi tiếng khó tính, đến những rung động, cảm mến người thầy đáng quý trước những cử chỉ nhẹ nhàng của thầy, để rồi chính nhân vật tôi nhận ra rằng: “Có một giới hạn gì đó, mà tôi đã vượt qua và giờ đây, tôi hoảng hốt tìm cách quay về” [5, 236].

Lên phố, là câu chuyện về lớp thanh niên trẻ từ quê lên phố kiếm sống như Tý, chị Sanh, Dũng. Tý kiếm sống bằng việc chiên và bán bánh tiêu. Tý vừa kiếm tiền nuôi mình, lo cho anh em ở quê, vừa trang trải cho cuộc sống của Dũng, sinh viên nghèo lên phố học. Dũng hứa hẹn với Tý nhiều điều trong tương lai, Dũng bảo Tý chờ Dũng học xong ra trường rồi về xin qua thăm nhà Tý. Nhưng rồi giữa đường, Dũng ghé ngang vì “đời sống gấp gáp”,

“cơ hội dễ chi bỏ qua, làm sao chờ?” [6, 153]. Bị giàu sang lôi cuốn, Dũng dành trái tim cho người con gái khác là Kiều Nga. Tý quyết định rời thành phố về quê, chẳng cần một lời giải thích, thanh minh. Dù có buồn, có tuyệt vọng nhưng Tý không hề trách Dũng, bởi Tý hiểu đời. Đằng sau những mẩu chuyện đời ấy, là bài học về nhân cách sống: “nói cay đắng làm chi. Mình không giận Dũng, không giận Dũng đâu, trước khi rẽ ngang thì Dũng đã đi với mình một đoạn đường dài êm đềm như thế…” [6,154]. Truyện là những triết lí ở đời: “có ai buôn nhân nghĩa mà trông có lời hay không?” [6,153]. Dù vậy, nhưng Tý vẫn gửi gắm sự tiếc nuối trong giấc mơ ngọt ngào về tình yêu ở cuối tác phẩm: “Tý xách túi lên đò. Mặt trời đã lên, nắng chiếu lấp lóa trên sông. Mạn đò chông chênh, người lái đò sắp giật cho máy nổ. Tý nhìn lên thành phố lần cuối trước khi ra đi. Bỗng từ xa nghe tiếng gọi hối hả: “Tý ơi, Tý đừng đi!” Dũng đang hớt hải chạy tới. “Dũng không đi với Kiều Nga nữa, Dũng quay về với Tý đây.” Dũng chạy như thế, lao qua đường vội vã như thế, nguy hiểm quá. Tý vội vàng đứng dậy, băng mình lên bến… Mặt Dũng hiện ra rò rồi, thương quá, thiếu một chút nữa là hai đứa đâm sầm vào nhau... Bỗng mặt chị Sanh hiện ra, chị nắm lấy vai Tý mà lắc: “Tý, Tý!” Tý mở choàng mắt, thấy mình nằm trơ trọi trên cái giường trong căn phòng trọ. Bốn bề yên lặng” [6, 154]. Điều này chứng tỏ, từ sâu thẳm trong trái tim, Tý vẫn khao khát Dũng trở về bên mình, hay chính là khao khát yêu và được yêu.

Cốt truyện truyện ngắn Trần Thùy Mai được triển khai theo những cảm nhận tinh tế, nhẹ nhàng, triển khai theo diễn biến trong nội tâm nhân vật. Trần Thùy Mai chú ý miêu tả cảm giác của nhân vật như là những sự kiện chính trong truyện ngắn. Thùy Mai coi con người là chủ thể của cảm giác, từ đó lột tả tính cách, phẩm chất của họ, điều này tạo nên sự hấp dẫn trong truyện ngắn của chị.

Sự kiện trong truyện Trần Thùy Mai là những sự thực khơi gợi cảm giác cho nên sự phát triển của cốt truyện là sự phát triển của mạch cảm xúc nhân

vật. Nhân vật của chị nhận biết thế giới xung quanh, cảm và thấu tâm hồn người khác chủ yếu nhờ vào cảm xúc. Có những truyện từ lúc bắt đầu đến khi khép lại trang truyện chỉ là một dòng cảm xúc của nhân vật. Bức tranh cuối cùng là dòng cảm xúc của nhân vật tôi kể lại câu chuyện về những biến cố xảy ra trong gia đình mình, đặc biệt là sự ra đi của người chồng và bức tranh cuối cùng mà người chồng để lại. Nhìn vào bức vẽ, nhân vật tôi ngẫm về cuộc đời mình: “Tôi nhìn xuống tấm thân gầy mảnh khảnh của mình, bỗng như thấy lại những tháng ngày rất xa, xa lắm, khi anh còn nhìn tôi bằng ánh mắt âu yếm chế giễu và bảo tôi là cô bé trả bài chưa thuộc… Trời cho tôi không ít hơn cho những người đàn bà khác, vậy mà tôi lại để hoang hóa cánh đồng của mình đến suốt một đời. Đâu phải lỗi tại tôi, mà tại một mặc cảm gì đó sâu thẳm lắm đã ở trong tôi từ thời thơ dại…” [6, 56-57]. Để rồi khép lại câu chuyện là tiếng thở dài đầy tâm trạng của nhân vật tôi: “Tôi thở dài. Đã bao nhiêu nước chảy qua cầu từ hai tiếng ngày xưa, ngày mà tôi còn có anh” [6, 58].

Chờ nhau ở cuối đường cũng là dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Hằng, một người kiên định, rò ràng trong chuyện tình cảm: “Tình yêu đối với tôi không phải mảnh vải vụn đem chắp vào chiếc áo hôn nhân không lành lặn. Tình yêu với tôi là tín ngưỡng, là danh dự, biết rằng lời nói gió bay nhưng tôi cũng không dùng lời nói mà xúc phạm đến tín ngưỡng của lòng tôi, như những tín đồ không bao giờ chịu giẫm chân lên thánh giá” [6, 174]. Hằng kể lại một quãng đời của mình từ khi gặp Thiều đến khi nhận ra bản chất con người thực sự của Thiều, để rồi đau đớn, xót xa: “Tôi nhìn anh. Khuôn mặt ngang ngạnh, nụ cười bất chấp…Tất cả bây giờ nhuốm một màu sắc khác hẳn. Vậy mà không hiểu sao tôi còn ráng hỏi thêm một câu, chẳng để làm gì, có lẽ chỉ để đẩy nỗi đau đến tận cùng: “Suất đi Liên Xô được bao lâu?”” [6, 176].

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai không có những cảnh dằn vặt, quằn quại đau đớn của tâm hồn mà thường nhẹ nhàng, tinh tế mang đầy chất Huế như chính con người nữ nhà văn vậy. Thùy Mai chỉ chớp lấy một khoảnh

khắc của đời người, để từ đó xây dựng nên tác phẩm và người đọc thông qua thế giới nội tâm nhân vật để nhận biết tính cách và thấy và cảm những mẩu chuyện trong cuộc sống hằng ngày, phát hiện ra ý nghĩa cuộc đời. Đó là những câu chuyện trữ tình, nhẹ nhàng mà mang ý vị sâu xa.

Như vậy, việc miêu tả, thể hiện các trạng thái tâm lí, cảm xúc, cảm giác trong tâm hồn nhân vật là một yếu tố cơ bản tạo nên kiểu cốt truyện tâm lí, một biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Cái thực sự tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của ngòi bút Trần Thùy Mai chính là chất trữ tình toát ra một cách hết sức tự nhiên thông qua cốt truyện tâm lí này.

2.4. Nhân vật với đời sống nội tâm

“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thực hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [9, 114]. Nhân vật văn học bao giờ cũng chuyên chở, tư tưởng và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là sản phẩm, là đứa con tinh thần do nhà văn gây dựng. Một tác phẩm văn học ra đời được độc giả đón nhận, một phần là do hệ thống nhân vật điển hình và khái quát.

Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là những con người mang tâm trạng cùng những rung động của tâm hồn trước những sự đổi thay, biến cố trong cuộc sống. Dù là nhân vật nào đi chăng nữa, Trần Thùy Mai luôn để nhân vật tự mình cảm nhận, do đó nhân vật trong truyện của chị mang nhiều dấu ấn của nhân vật trữ tình. Nhà văn chuyển điểm nhìn nghệ thuật vào nội tâm nhân vật để nhìn, cảm nhận sự vật xung quanh và cảm nhận cuộc sống đầy chất thơ.

Hạnh trong truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng là kiểu nhân vật như thế. Hạnh là một người phụ nữ yêu chồng tha thiết, cô luôn coi chồng mình là lẽ sống, là món quà ý nghĩa nhất mà cô có, vì thế cô luôn nâng niu, trân trọng và giữ gìn. Cô sợ mất anh hơn sợ bất kì điều gì trên còi đời này. Yêu anh, cô

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí