Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN


PHÍ THỊ LUYẾN


CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 1


s

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong suốt quá trình học tập và công tác sau này.

Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Phí Thị Luyến

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn tin khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự sai lệch nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Phí Thị Luyến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 1

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4. Mục đích nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp của khóa luận 4

7. Bố cục của khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI ..5 1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ 5

1.2. Chất thơ trong văn xuôi 8

1.3. Tác giả Trần Thùy Mai và thể loại truyện ngắn 13

1.3.1. Đôi nét về tác giả 13

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác 13

1.3.3. Truyện ngắn Trần Thùy Mai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại 15

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 18

2.1. Đề tài tình yêu và hạnh phúc 18

2.2. Nhan đề giàu chất thơ 22

2.3. Cốt truyện tâm lí 24

2.4. Nhân vật với đời sống nội tâm 28

2.5. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc 32

2.6. Thời gian kí ức 36

2.7. Ngôn ngữ giàu chất thơ 39

2.8. Giọng điệu đậm chất trữ tình 43

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Truyện ngắn Việt Nam đương đại có sự xuất hiện của nhiều cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Lý Lan, Nguyễn Minh Ngọc… Trong đó, phải kể đến cái tên Trần Thùy Mai. Dù chưa phải là một “hiện tượng” như Nguyễn Huy Thiệp, không thu hút bạn đọc với cốt truyện lạ, Trần Thùy Mai viết như là để giãi bày. Có những truyện nhà văn như để mặc cho ngòi bút trôi chảy theo cảm xúc, cảm giác: nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng. Truyện của chị nửa như là truyện cổ tích, nửa lại như truyện thế sự đời thường. Đọc truyện ngắn của nữ nhà văn người Huế này luôn đầy ắp dư vị của của tuổi 20 đầy sức sống, của những rung cảm sâu nặng, rất giàu chất thơ.

Trần Thùy Mai là một cây bút truyện ngắn thu hút sự quan tâm của bạn đọc, nhất là khi một số truyện ngắn của chị được chuyển thể thành phim truyền hình như: Thập tự hoa (2005), Hãy khóc đi em (2005), Trăng nơi đáy giếng (2009), Gió thiên đường (2009)…

Với mong muốn có một cái nhìn tương đối toàn diện về chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.

2. Lịch sử vấn đề

Gần 40 năm cầm bút với 10 tập truyện ngắn, Trần Thùy Mai đã miệt mài, cần mẫn tạo dựng một chỗ đứng trên văn đàn. Chị đã đạt được nhiều Giải thưởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn học cố đô Huế.

Bùi Việt Thắng đã dùng hai chữ “hiện tượng” để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thùy Mai trong đội ngũ sáng tác truyện ngắn đương đại: “Miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nước” [11].

Đánh giá về truyện ngắn Trần Thùy Mai, Lê Mỹ Ý đã viết: “Đọc những trang văn của chị, đã lắm lúc nao lòng mà thốt lên câu thơ “cảm mượn” của nữ thi sĩ Nga Onga Bergon: Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi… Đó cũng là cảm nhận của nhiều bạn đọc đối với tác phẩm của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. “Văn chương của chị, như một trái cây chín muộn, càng có thời gian, vị càng ngọt, hương càng nồng, màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dư vị riêng mà những cây bút cùng thời với chị không có được” [20].

Tác giả Hoàng Nguyên Vũ lí giải truyện của Trần Thùy Mai có sức sống mãnh liệt chính là vì chất “đời” trong đó, “Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ mặn ngọt đắng cay của những phận đời trong đó… Dù những cái kết được báo trước nhưng người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác cho đến những dòng cuối cùng”. “Những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời về trong những giấc mơ miên viễn. Nhưng vấn đề không phải ở nói ai, hay viết về ai, thấp thoáng cuộc đời của ai mà cái quan trọng là thông điệp đằng sau đó là gì.” Hoàng Nguyên Vũ khẳng định: “Tình yêu ngập tràn các trang viết. Dù buồn hay vui, cô đơn hay hạnh phúc thì với Trần Thùy Mai phải có tình yêu mới khiến ngòi bút của chị chắp cánh (…), tình yêu là động lực của bút lực. Tình yêu thúc đẩy cuộc sống đẹp hơn và làm được nhiều việc có ích” [12].

Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn bộ phim Trăng nơi đáy giếng, một đồng hương xứ Huế với nữ nhà văn đã nhận xét: “Cảm nhận của Trần Thùy Mai đầy Huế. Chất thơ là thuộc tính của người Huế từ cung cách đi đứng, nói năng đến lối sống thâm trầm, sâu sắc, tinh tế…” [16].

Tác giả Vọng Thảo nhận xét: “Qủy trong trăng chính là tạo lập một thế giới mà ở đó phận người vẫn còn những khắc khoải cô đơn”. “Giọng văn nhẹ nhàng, thì thầm như những dòng mưa từ từ thấm sâu vào lòng người đọc siêu

thoát khỏi giới hạn chữ nghĩa bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên và những chi tiết nhỏ nhặt đời thường” [18].

Nguyễn Thanh Bình cho rằng: “Trần Thùy Mai đã nhìn ra quanh mình và viết lại chuyện đời của những người phụ nữ sống xung quanh” [19].

Trên đây là một số nhận xét, đánh giá về truyện ngắn Trần Thùy Mai ở phương diện nội dung và hình thức thể hiện. Ngoài ra, còn một số tiểu luận, luận văn tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sĩ lấy truyện ngắn của Trần Thùy Mai làm đề tài nghiên cứu như: Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thùy Mai (Nguyễn Thị Hồng Lê), Phong cách truyện ngắn Trần Thùy Mai (Phùng Thu Phương), Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Hồng Sinh), Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Nguyễn Thị Trang Nhung)…

Nhìn chung, những công trình ở trên đã ít nhiều đề cập đến các phương diện của truyện ngắn Trần Thùy Mai. Song đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Đó là khoảng trống để chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình. Hơn nữa, các ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước là gợi mở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài, Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các phương diện biểu hiện chất thơ trong hai tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai: Trăng nơi đáy giếng Onkel yêu dấu.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hai tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai: Trăng nơi đáy giếng do NXB Thanh niên xuất bản năm 2009 và Onkel yêu dấu do NXB Văn nghệ phát hành năm 2010.

4. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài: “Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai” chúng tôi muốn tiếp tục làm rò những đóng góp của nữ nhà văn trong thể loại truyện

ngắn. Từ đó, khẳng định rò hơn vị trí, vai trò, những đóng góp của nhà văn với nền văn xuôi Việt Nam đương đại.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống

Phương pháp khảo sát thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6. Đóng góp của khóa luận

Khóa luận tiếp tục ghi nhận đóng góp trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Trần Thùy Mai ở phương diện về chất thơ trong truyện ngắn của chị.

7. Bố cục của khóa luận

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai theo hai chương:

Chương 1: Quan niệm về thơ và chất thơ trong văn xuôi.

Chương 2: Các phương diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí