Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 2

NỘI DUNG

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI‌


1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [3, 309].

Bàn về thơ, Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là một tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường” [3, 309 - 310]. Theo quan niệm của Sóng Hồng thì thơ là thiên về biểu hiện cảm xúc. Cảm xúc ấy được thể hiện một cách hàm súc, có nhịp điệu trong tác phẩm. Đây cũng chính là những đặc trưng cơ bản của thơ. Trên cơ sở này mà khái niệm chất thơ xuất hiện để chỉ những sáng tác văn học bằng văn xuôi hoặc văn vần giàu cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu. Chất thơ được coi là điều kiện cơ bản của thơ, vì thế thơ chỉ hay khi có chất thơ.

Thơ là một trong những hình thức thể loại đầu tiên của văn học. Tùy vào mục đích, yêu cầu nghiên cứu, có thể phân loại thơ theo những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào phương thức phản ánh có thể chia thành: “thơ tự sự” và “thơ trữ tình”. Căn cứ vào thể luật có thể chia thơ thành: “thơ cách luật” và “thơ tự do”. Xét về cách gieo vần thơ được chia thành: “thơ có vần” và “thơ không vần”. Cũng có khi người ta dựa vào thời đại để chia thơ ra thành thơ Đường, thơ Tống, thơ Lí - Trần. Ngoài ra, nếu như dựa vào nội dung thơ thì người ta cũng có thể chia thơ ra thành thơ chính trị, thơ tình yêu, thơ đời thường…

“Chất thơ là khái niệm rộng hơn thơ. Chất thơ của văn xuôi tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi bất ngờ, chất triết lí thâm thúy, thơ mộng” [3, 319]. Chất thơ chính là chất trữ tình, thi vị gợi lên từ hình ảnh, ngôn từ trong sáng tác của người nghệ sĩ. Nó có sức lan tỏa rất lớn tới tâm hồn người đọc tạo nên những xúc cảm, khoái cảm kì lạ. Không chỉ vậy, nói đến chất thơ là nhắc đến tính cảm xúc và cái đẹp. Mà cái đẹp lại có sức cảm hóa con người. Chất thơ gắn với tính trữ tình lãng mạng, bay bổng. Chất thơ là ý toại ngôn ngoại, nghĩa là ý nghĩa nằm ở ngoài lời, nằm ở những “khoảng lặng” của ngôn từ. Vì thế, nó mang tính chất mơ hồ buộc người đọc muốn hiểu thấu, phải cảm nhận bằng cả tâm hồn, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng của mình.

“Tìm hiểu về chất thơ không chỉ nhắc đến biểu hiện mà còn phải nhắc đến các nhân tố tạo nên chất thơ. Chất thơ là một đặc tính tổng hợp được tạo nên từ rất nhiều nhân tố. Những nhân tố đó cũng có thể có trong nội dung của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện, thường xuyên và rò rệt hơn. Chất thơ gắn liền với những rung động và xúc cảm trực tiếp, thơ là ở tấm lòng, nhưng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền với trí tưởng tượng và cái đẹp”.

Chất thơ trong một bài thơ nằm ở một cái đích vừa mơ hồ, vừa cụ thể. Mơ hồ ở chỗ nó hòa trộn, ẩn hiện trong từng câu thơ, nó chảy “bàng bạc” trong từng tác phẩm, cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở một “điểm ngời sáng nào đó” làm cho cái “bàng bạc” trải rộng kia sáng lên. Điểm sáng đó là nơi giao hòa, nơi hội tụ của tất cả các vần thơ, ý thơ, là nơi “ngã ba, ngã bảy” lan tỏa đi các câu thơ. Nói đến “gặp gỡ” là nói đến cảm xúc của người sáng tác, còn nói đến “tỏa đi” là nói đến cảm xúc của người đọc, người cảm thơ. Người sáng tác mà không bắt nối các cảm xúc tinh tế và trải rộng đi nhiều hướng, thì người đọc thơ nghiễm nhiên bị đẩy vào một trạng thái chờ đợi không có hi vọng, phải chịu một bước “hẫng” trong thi ca.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Như vậy, xét ở góc độ mĩ học, chất thơ được coi là cái đẹp của tâm hồn, cái đẹp của cuộc sống và hơn thế là cái đẹp của cuộc đời có lí tưởng cao

đẹp. Xét trên phương diện cảm hứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay bổng, lãng mạn. Xét ở phương diện ngôn ngữ, chất thơ lại gắn liền với tính nhạc của từng lời văn, câu chữ.

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 2

Nhà phê bình văn học Diệp Tiếp đời Thanh Trung Quốc có viết trong sách Nguyên thi: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ có thể kể qua hình dáng có ý nghĩa mà lí và việc cũng đã tường như thế” [2]. Đúng vậy, có những sự kiện, diễn biến đâu cần nhà văn, nhà thơ kể lại một cách tường minh, bởi ai cũng có thể biết, có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. Nhưng ngược lại cũng có những sự việc mà ta biết đấy nhưng không thể nói, không thể kể một cách tường minh, rò ràng mà chỉ cần một vài nét chấm phá, một vài hình ảnh có sức gợi thì người tiếp nhận cũng có thể hiểu ra vấn đề. Và đó chính là sức mạnh, sức hấp dẫn của chất thơ. Cũng giống như Trần Thùy Mai quan niệm về nghề viết: “Viết để được tồn tại trong những cảnh đời khác, được sống những gì mơ ước, được nói những điều không nói giữa đời thường, là một cách thoát ra khỏi sự hữu hạn của đời người” [13]. Rò ràng, thơ không diễn tả tường tận “chất muối mặn” của đời sống ra sao, không diễn giải tình người như thế nào? Vậy mà người đọc vẫn có thể hiểu tất cả nhờ vào sự gợi dẫn của hình ảnh, ngôn từ trong thơ mà từ đó liên tưởng, tưởng tượng. Từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của lời văn, tìm ra được ý nghĩa thông điệp cuộc sống mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Rò ràng, cảnh vật nên thơ không phải do người nghệ sĩ sắp đặt, mời gọi bạn đọc thưởng ngoạn mà chủ yếu là sự tương hợp giữa hình ảnh thơ và sự cảm nhận của người thưởng thức. Nói một cách đơn giản, chất thơ hiện hữu là do sức gợi của ý nghĩa ngôn từ và hình ảnh thơ kết hợp với sự cảm nhận của độc giả. Vì thế, chất thơ cũng chính là những rung động, tình cảm thẩm mĩ bật lên từ chính cảm nhận của người đọc.

Có thể nói, chất thơ khởi phát từ lời nói, hình ảnh thơ mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Ngay bản thân chất thơ đã có sức gợi, sức lan tỏa mang đến những rung động trong tâm hồn, những cảm xúc thẩm mĩ từ phía người tiếp nhận. Vì vậy, chất thơ được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức trong tác phẩm.

Chất thơ hướng con người ta tới cái đẹp, an ủi những tâm hồn bị tổn thương, nuôi dưỡng niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi đẹp. Chất thơ tránh được sự khô cằn, chai sạn, nghèo trí tưởng tượng, thay vào đó, nó giúp trí tưởng tượng của con người trở nên phong phú hơn. Vì thế, có thể khẳng định, “chất thơ chân chính ở mỗi thời đại gắn liền với lí tưởng và khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân” [1]. Chất thơ là một phạm trù của văn học, một nhân tố cốt yếu làm nên phong cách văn chương của một tác giả. Không chỉ vậy, nó còn phản ánh một khuynh hướng, hay một thời đại văn học của dân tộc. Nó cho thấy một trào lưu, một tiêu chuẩn, một xu hướng về cái đẹp, thái độ đối với cái đẹp và nó có sự xê dịch, biến đổi cùng với sự chảy trôi của thời gian. Dựa vào những biểu hiện của chất thơ có thể thấy được quan niệm, thái độ, suy nghĩ, tình cảm của người sáng tác văn học. Rộng hơn là có thể thấy được thị hiếu thẩm mĩ của cả một thời đại, một dân tộc ở một thời điểm nhất định.

1.2. Chất thơ trong văn xuôi

Xét ở một phương diện nào đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi đồng nghĩa với việc ta đang thừa nhận hiện tượng giao thoa thể loại. Bởi nếu như đã có nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ, thì ngược lại ta cũng có thể đi sâu nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi, chính là đi tìm những đặc điểm vốn làm nên đặc trưng của thể loại thơ được văn xuôi tiếp nhận khiến cho sự biểu đạt của văn xuôi trở nên giàu có, đa dạng, phong phú hơn. Ta có thể nói đến cái gọi là “chất thơ” khi ta bắt gặp trong tác phẩm văn xuôi một sự ưu ái cho việc biểu hiện tâm tư, tình cảm chủ quan của nghệ sĩ, một chiều

hướng miêu tả thiên về nắm bắt những nét tinh lọc của thế giới tâm hồn, một sự thích thú “gọt đẽo” câu văn theo hướng đề cao sức gợi, ám chỉ và sự hài hòa của các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Chủ đề tư tưởng, cốt truyện trong một tác phẩm văn xuôi luôn là những yếu tố quan trọng, thu hút sự chú ý của người đọc. Thế nhưng, những yếu tố ấy nhiều khi chỉ là “cái khung”, “cái sườn” để tạo nên tác phẩm mà thôi. Khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc không khó để nhận ra chúng. Tuy nhiên, song song với chúng lại có một yếu tố khác chiếm một vị trí khá quan trọng trong tác phẩm, đó chính là cái hồn của tác phẩm được ẩn náu trong trong từng câu, từng chữ. Để tìm ra cái hồn ấy, người đọc phải thực sự để tâm, chú ý vào từng chi tiết thì mới có thể thấy được sự hấp dẫn, thú vị ở một số đoạn văn. Những đoạn văn ấy khiến cho tâm hồn người đọc rung lên những cung bậc cảm xúc kì lạ và để lại dư âm rất lớn trong lòng độc giả. Và cái hồn đó được gọi là “chất thơ”.

Xưa nay, người ta vẫn thường nghĩ thơ và văn xuôi là hai thể loại độc lập, trái ngược nhau được phân chia dựa trên tiêu chí: Thơ là phương thức trữ tình, là tái hiện lại cuộc sống thực tại thông qua con mắt chủ quan của người nghệ sĩ. Thế nhưng, việc phân chia thể loại ở bất kì một lĩnh vực nào cũng chỉ là tương đối, và ở đây cũng vậy. Bởi đặc trưng của thể loại này, không có nghĩa là hoàn toàn đối lập với thể loại khác, mà nó chỉ tập hợp ở nét tập trung nổi bật. Đôi khi, ranh giới giữa các thể loại trong một tác phẩm văn học lại không rò ràng, nó bị “nhòe” đi bởi hiện tượng giao thoa, giống như việc giao thoa giữa văn xuôi và thơ.

Sự rung động, xúc cảm thực sự trong tâm hồn người sáng tác là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên chất thơ. Tác phẩm văn học sẽ chỉ là những trang viết vô hồn nếu như người nghệ sĩ không viết bằng cảm xúc, sự rung động trong tâm hồn thi sĩ. Tâm hồn của người nghệ sĩ thường rất nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống, kể từ những sự việc, sự vật nhỏ nhặt

nhất. Người nghệ sĩ khi sáng tác sẽ thổi cái lãng mạn trữ tình khiến cho những sự vật tưởng như vô tri, vô giác trở nên có hồn. Dường như, tâm hồn của người nghệ sĩ luôn tràn đầy nhựa sống, nó luôn là cái gì đó say sưa, rạo rực, tha thiết tin yêu, in dấu lên mọi cảnh vật, màu sắc, âm thanh hay chính là đối tượng mà người nghệ sĩ muốn miêu tả. Và chính ngọn lửa trong tâm hồn ấy là nhân tố làm nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm. Nguồn gốc của ngọn lửa ấy nhiều khi là do tác giả đã ấp ủ, nuôi dưỡng từ lâu, nhưng cũng có khi nó là cảm xúc bộc phát. Hay nói khác đi đó là những rung động xuất hiện một cách bất ngờ, không có sự sắp đặt trước. Và những lúc cảm xúc khởi phát như vậy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nhà văn cầm bút để trải lòng, để giãi bày.

“Chất thơ là chìa khóa để mở ra một cái gì đó trước đây vẫn còn bị phong kín” [7, 505]. Chất thơ của đời vô cùng phong phú và đa dạng nó luôn luôn dành một vị trí ưu ái cho con người, chỉ có điều con người không phải ai cũng thấy được, nắm bắt được, có thể cảm nhận được và diễn đạt được nó. Những nhà văn có tâm huyết thường đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh một cách tối đa nhất chất thơ của cuộc đời để trả lại cho đời. Nhờ vậy, con người mới được chiêm ngưỡng và cảm nhận những điều tuyệt diệu trong cuộc sống. Có thể nói, thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời.

Hình tượng chất thơ là hình tượng được gây dựng từ cảm xúc. Vì thế cảm xúc, chi phối, mang tính chất quyết định đến giá trị của hình tượng thơ. Trong chất thơ, suy nghĩ và cảm xúc luôn kết hợp, chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển của hình tượng. Nếu như cảm xúc là cội nguồn đầu tiên, thì suy nghĩ là “thao tác” tiếp theo tạo nên tầng khái quát cho hình tượng. Sự chân thực trong tình cảm, cảm xúc là điều thiết yếu đối với người sáng tác bởi chất thơ trong văn xuôi là sự phản ánh trực tiếp những cảm xúc, tâm tư, tình cảm, trạng thái cá nhân. Khi người đọc tiếp nhận những tác phẩm khác nhau của những tác giả khác nhau, người ta có thể nhận ra tình cảm của họ được giãi bày trên những trang viết là khác nhau. Vì lẽ đó, ta có

thể căn cứ vào chất thơ và sự biểu hiện của chất thơ để nắm bắt được tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Mỗi người có cách biểu lộ cảm xúc khác nhau, có người thì bộc lộ một cách âm thầm, lặng lẽ, kín đáo, có người lại bộc lộ nó một cách sôi nổi, cuồng nhiệt, táo bạo.

Tình cảm, cảm xúc của các nhà văn là muôn hình, muôn vẻ. Có khi là sự lạnh lùng không chút cảm xúc như Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng có khi là sự nhẹ nhàng, sâu lắng, sự cảm thông thấu hiểu cho những câu chuyện cuộc đời mà ta thường thấy trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Các nhà văn dù tình cảm có thể không giống nhau, nhưng đều gặp gỡ nhau ở một điểm chung là biểu lộ một cách sâu kín nhất những diễn biến tâm trạng, cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn. Chỉ có như vậy, trong tác phẩm của họ mới có cái gọi là chất thơ. Có thể khẳng định, chất thơ luôn phụ thuộc vào những rung cảm trong tâm hồn người nghệ sĩ. Khi cảm xúc được đẩy đến cao độ thì chất thơ xuất hiện.

Nếu xem thơ ca là cái đẹp, thì chất thơ là sự tinh túy của cái đẹp. Giống như Etgapo từng nói: “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”, cái đẹp luôn là trung tâm, là cái mà rất nhiều nhà văn hướg tới. Người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp và thể hiện nó trên trang giấy của mình. Đó là cả một quá trình kiếm tìm cái đẹp của nhà văn. Qúa trình đi từ cảm xúc đến mô tả cái đẹp. Cái đẹp sẽ thực sự tỏa sáng khi người nghệ sĩ dành trọn trái tim cho cái đẹp. Điều đó tạo nên cái đẹp trong các sáng tác bằng văn xuôi. Cái đẹp được tiếp nhận trên phương diện là một sắc thái thẩm mĩ tạo nên âm hưởng chủ đạo cho các tác phẩm văn xuôi có chất thơ.

Chất thơ có sức, lay động cảm hóa con người. Nhờ chất thơ, độc giả có thể cảm nhận được những tình cảm, những cảm xúc mà nhà văn từng trải qua, từ đó có sự đồng cảm. Hay nói một cách khác, tiếng nói trong lòng tác giả thông qua chất thơ mà chạm đến trái tim của độc giả. Người đọc thấy mình trong những sáng tác của người nghệ sĩ.

Thi nhân xưa quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, nghĩa là lấy thơ văn để tỏ chí, hay dùng thơ ca để nói lên những suy nghĩ và ý chí của mình. Theo quan điểm này, thì thơ ca là phương tiện để bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên ngoài việc là phương tiện giãi bày tình cảm, thơ ca còn là công cụ để giáo hóa nhân tâm, di dưỡng tâm hồn con người. Ngày nay, chất thơ có trong những sáng tác văn xuôi vẫn mang những giá trị ấy. Nhưng các nhà văn hiện nay không dùng chất thơ như một thứ “công cụ” nữa mà họ diễn tả những gì mình thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy một cách khách quan. Từ đó, người đọc sẽ tự mình đọc, tự mình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận và rút ra những giá trị bổ ích từ tác phẩm văn học.

Không chỉ có khả năng giao cảm, chất thơ còn mang đến giá trị nhân văn cho tác phẩm văn học. Giá trị nhân văn ấy có thể hướng con người tới sự hoàn thiện trong nhân cách. Trong cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng bình yên, mà có những lúc gặp khó khăn, trắc trở. Khi ấy sẽ có người rơi vào tuyệt vọng, yếu đuối thậm chí là bị cuốn vào những cám dỗ trong cuộc sống. Nếu như vào thời điểm đó họ được tiếp xúc với chất thơ là vẻ đẹp tình người, là vẻ đẹp lãng mạn trong những tác phẩm văn học thì họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ, không sa chân vào cạm bẫy của cuộc đời. Lúc đó, chất thơ thực sự đã đem đến cho tâm hồn người đọc những giây phút thư thái, bình yên, nhẹ nhòm. Nó có thể giúp con người quên đi những nỗi đau mà mình đang phải chịu đựng trong cuộc đời. Chất thơ còn giúp cho con người thêm niềm tin yêu vào cuộc sống.

Như vậy, “chất thơ không chỉ có trong thơ mà còn có trong văn xuôi” [8, 225]. Chất thơ là nghệ thuật của sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Có thể khẳng định, chất thơ chính là sự kết tinh của cái đẹp, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là khát vọng của con người vươn tới cái đẹp. Chất thơ góp phần không nhỏ trong việc di dưỡng đời sống tinh thần cho con người. Nó

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí