Không Gian Nghệ Thuật Khơi Gợi Cảm Xúc

chăm lo cho anh từng ly, từng tí, chưa bao giờ cô để anh phải nói lại một lời nào về mình. Cô nấu cho anh những bữa ăn “cầu kỳ” và kiểu cách, những bữa ăn mà có lẽ chỉ có vua chúa, khó tính mới thường dùng. Cô giặt và gấp cho anh những bộ quần áo mà có lẽ chỉ những tiệm giặt là mới có thể làm như vậy. Nhưng yêu chồng hiểu chồng nên cô chưa bao giờ coi đó là những gánh nặng. Trái lại, với cô những công việc đó lại là niềm yêu thích. Cuộc sống sẽ tuyệt vời như thế nếu như mọi thứ vẫn diễn ra như thường lệ. Hạnh phúc mà vợ chồng Hạnh có được chưa bao giờ trọn vẹn, bởi Hạnh không có khả năng sinh con. Đó là điều làm Hạnh đau lòng và day dứt. Cô cay đắng, ngậm ngùi, chua xót nhưng cũng chỉ biết nghiến răng cam chịu. Cô vẫn cố mỉm cười nếu ai đó lỡ miệng “chậm con là vì quá sạch đấy” để rồi bước đi mà những giọt nước mắt cứ lặn vào trong làm lòng cô tê tái.

Cũng vì yêu chồng, Hạnh sẵn sàng sắp đặt mọi chuyện để chồng cô có con riêng. Sẵn sàng viết giấy li hôn để chồng không bị tai tiếng. Cô cũng nhớ thương, đau khổ khi rò ràng là chồng mình mà lại không phải là chồng mình. Lúc nào cũng nghĩ chồng yêu thương mình nhất, nên dù có không sống cùng nhau thì Hạnh vẫn nghĩ rằng tình cảm anh dành cho cô chẳng thay đổi. Nhưng rồi biến cố xảy đến, khi cô bất chợt nhận ra rằng người đàn ông mình yêu thương, tôn thờ bấy lâu nay đã lừa dối, phản bội mình. Cô suy sụp hoàn toàn. Cô hối tiếc khi tự trách mình với số kiếp đa đoan bạc bẽo, với tiếng nấc nghẹn ngào, khi nhận ra mình chỉ là người thừa: “Tôi sai rồi, còn oán ai. Người ta là vợ chồng, đã có con cái. Còn tôi... tôi chỉ là một vật thừa”[5, 45]. Lúc đau đớn nhất cũng là lúc cô nhận ra chân lí: “Nhưng là người có máu có thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu có phải Thánh mà một phút dứt bỏ nửa cuộc đời… Không, không phải nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi…” [5, 45].

Câu chuyện cuộc đời của nhân vật Hạnh trong truyện khiến ta nhận ra hạnh phúc ở đời thật mong manh, dễ vỡ. Tìm được hạnh phúc đã khó nhưng giữ được hạnh phúc còn khó hơn nhiều. Phụ nữ vốn giàu lòng yêu thương và

đức hi sinh, nhưng không phải người đàn ông nào cũng biết trân trọng điều đó. Họ không biết rằng có người phụ nữ vì họ mà từng khóc cạn cả nước mắt. Thương nhớ hoàng lan, là dòng tâm trạng của chú tiểu Minh kể lại câu chuyện tình cảm của mình với cô gái tên Lan. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất xưng tôi, Trần Thùy Mai như hóa thân vào nhân vật để kể lại, khiến cho người đọc như sống cùng với nhân vật để mà thấu hiểu dòng tâm trạng ấy. Giọng văn nhẹ nhàng như một lời tâm sự, Trần Thùy Mai để cho nhân vật sống trọn trong những cảm xúc của mình. Từ ngày gặp Lan, cùng chia sẻ cho Lan biết bao câu chuyện về hoa lan, cho đến khi không còn được gặp Lan nữa, Minh dù nhớ dù thương nhưng vẫn cố dối lòng: “Bao nhiêu đêm cứ chợp mắt là thấy Lan hiện ra, mảnh dẻ, thanh thoát, đầu đội chiếc mâm vàng sóng sánh nước đi thẳng đến bờ vực. Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió” [5, 384]. Và đến khi nhận được lá thư Lan để lại trước khi cô lấy chồng xa xứ, Minh đã rất đau đớn: “Bất giác, tôi òa khóc. Nước mắt theo nhau lăn trên má tôi như ép cho hết những dòng tục lụy cuối cùng.”(…) “Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ” [5, 386]. Vậy là, cái đẹp thường rất mong manh, con người Lan cũng vậy, cũng đẹp cũng mong như hoa lan trước gió. Tình yêu dẫu có đẹp nhưng cũng thật mong manh, ngắn ngủi. Dù vậy, thì dư vị của tình yêu vẫn còn bởi nó không phải là thứ tình cảm hời hợt, thoáng qua mà nó là thứ tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim yêu: “Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” [5, 386].

Tiếp cận truyện ngắn của Trần Thùy Mai, người đọc luôn bị lôi cuốn bởi những trang văn đầy cảm xúc. Chị viết bằng niềm đam mê nghệ thuật và sự trải lòng với cuộc sống. Bên cạnh việc để nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng ở thế giới thực, Thùy Mai còn để nhân vật của mình trải lòng về một thế giới khác. Đó là thế giới tâm linh với những giấc mơ, linh cảm, linh tính, vô thức,

tiềm thức, hư ảo… Nhân vật thường trốn vào đời sống tâm linh khi họ cảm thấy bế tắc trước cuộc sống thực tại, rơi vào bi kịch dối trá trong tình yêu.

Hạnh, Minh trong Trăng nơi đáy giếng Thương nhớ hoàng lan là những nhân vật như thế. Hạnh đau khổ, tuyệt vọng khi không có được hạnh phúc ở còi thực, cô tìm hạnh phúc ở còi tâm linh. Cô tôn thờ một ông chồng và đứa con trong tưởng tượng. Hạnh tôn thờ ông chồng “Hoàng Bảy”, phục dịch ông giống như ngày xưa phục dịch Phương ở nửa đời trước. Cũng ướp trà sen, cũng mua bún bò mỗi sáng, “những bữa trời mưa lâm thâm cô kéo chiếc nón che bún, quên cả che đầu” [5, 50]. Truyện kết thúc, để lại bao day dứt trong lòng đọc giả về cuộc đời Hạnh hay cũng là số phận người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Hồn nhiên cho, chấp nhận, chịu đựng và bao dung là đặc điểm tính cách, con người Hạnh nói riêng và người phụ nữ nói chung trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Cũng chính vì lẽ đó, mà người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi trong vòng xoáy bội bạc của cuộc đời.

Minh trong Thương nhớ hoàng lan là một kiếp tu hành, anh coi tu hành là chuyện sinh tử, ăn chay niệm Phật cả đời. “Minh đi tu không phải là mong lọng vàng che đầu, mà chỉ nguyện giữ thân trong sạch để tụng cho mẹ một nghìn lần kinh Thủy Sám” [5, 384]. Vì cái nghiệp đi tu, Minh kiên quyết ở chùa, mặc dù trong tâm vẫn đau đáu hình bóng Lan. Hình bóng Lan ám ành cả vào trong những giấc mộng của Minh. Truyện như một cuốn nhật kí viết về tâm tư, cảm xúc của chú tiểu Minh. Bằng ngôi kể thứ nhất xưng tôi, Trần Thùy Mai để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, có rung động, có nhớ, có thương, có chờ, có đợi, dằn vặt, day dứt, có khát khao, “tôi tự đày mình trong những nhát cuốc trên sỏi đá, đêm về tụng kinh, vẫn đôi khi tự nghe tiếng mình khắc khoải” tự độc thoại nội tâm: “Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ” [5, 384 - 386].

Có thể nói, nhân vật trong truyện Trần Thùy Mai có đời sống nội tâm phong phú, giàu cảm xúc. Trần Thùy Mai đã ở vị trí của một người trưởng

thành, nhìn lại cuộc sống mà mình đã đi qua, đã nhìn và đã thấy, đã hiểu và cảm mọi sự đời bằng cái nhìn thâm trầm và lặng lẽ. Văn Trần Thùy Mai, luôn tỏa ra thứ ánh sáng nhẹ nhàng, dìu dịu, giống như “viên đá xanh lấp lánh”. “Viên đá xanh” ấy có sức mạnh khiến người ta có thể tạm gác lại mọi thứ bộn bề, xô bồ của cuộc sống hiện tại, nhìn lại quá khứ, nhìn lại cuộc sống quanh mình, đắm mình vào những câu chuyện ở đời, để mà thanh lọc tâm hồn, tẩy rửa chính mình, bình tâm lại trước bão tố của cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tóm lại, mỗi trang truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường để lại trong bạn đọc những cung bậc cảm xúc, những cảm giác của nhân vật trước hiện thực cuộc sống. Và đó chính là một khía cạnh minh chứng cho chất thơ hiện hữu trong truyện ngắn của chị.

2.5. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 5

“Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật” [10, 107]. Nếu thế giới nghệ thuật là cái nhìn có nghĩa thì không gian nghệ thuật mở ra một điểm nhìn. Không gian ấy có thể là không gian rộng mênh mông, nhưng cũng có thể là không gian eo hẹp nào đó. Không gian nghệ thuật là hiện tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc, tình cảm. Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, không gian được khai thác một cách triệt để. Khác với các nhà văn đương thời, trong tác phẩm của mình khi miêu tả không gian nghệ thuật, Trần Thùy Mai ít khi mở rộng môi trường hoạt động cho nhân vật. Không gian trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là không gian bó hẹp, ít có sự dịch chuyển như: không gian gia đình, không gian lớp học. Kiểu không gian ấy được xây dựng nhằm diễn tả nội dung của truyện, thể hiện cách nhìn của chị với cuộc đời.

Không gian sinh hoạt gia đình được thể hiện khá rò ở các truyện như: Trăng nơi đáy giếng, Bức tranh cuối cùng, Trò chơi cấm… Trăng nơi đáy giếng là không gian sinh hoạt trong gia đình vợ chồng cô Hạnh, là “căn nhà nhỏ không có đồ đạc gì xa hoa, nhưng sạch như lau như li.” Dưới căn hộ bé

nhỏ ấy, “mỗi sáng, người trong xóm đều thấy cô Hạnh xách tô ra đầu ngò mua bún cho chồng” [5, 37]. Không gian ấy cho thấy một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Tuy nhiên hạnh phúc ấy chẳng bền lâu. Vẫn là căn nhà ấy mà sao giờ đây nhuộm màu cô đơn, lạnh lẽo, vắng vẻ. Mọi thứ vẫn còn đó nhưng người thì không. Ông Phương vì tránh lời đàm tiếu, cố giữ vững cái chức Hiệu trưởng, nên đã dọn ra ngoài ở với cô Thắm. Từ ngày ông Phương đi, “căn nhà trống đến khủng khiếp.” “Đi làm về, tiếng mở cửa, tiếng bước chân tôi cứ vang lên lạnh lẽo như từ thế giới nào”. Hạnh đã đau khổ đến bật khóc trước không gian cô quạnh, lạnh lẽo ấy: “Vào đến gian bếp, nhìn thấy chiếc may ô của anh còn sót lại trên dây phơi, tôi sụp xuống nức nở khóc…” [5, 42 - 43].

Không gian nghệ thuật trong truyện Trần Thùy Mai biến đổi theo dòng cảm xúc của nhân vật. Nếu trước kia, ngày ông Phương còn sống chung với Hạnh, căn nhà tràn ngập tình yêu thương. Ngày Phương rời bỏ cô, dọn ra ngoài sống với người đàn bà khác, căn nhà trở nên lạnh lẽo, trống trải. Giờ đây Hạnh đau khổ đến tột cùng, không tìm được nguồn an ủi ở còi thực, cô tìm đến còi hư, còi ảo, còi tâm linh: “Cô xin về hưu non, cuốc đất làm vườn, lại sống cái đời cần cù, đạm bạc như thủa nào” [5, 50]. Cô vẫn làm công việc mà ngày xưa vẫn làm, “sáng sáng, họ lại thấy cô mua bún bò bưng vào ngược con ngò” nhưng lần này không phải là cho ông Phương nữa mà là cho ông “Hoàng Bảy”, “trấn thủ tỉnh Thừa Thiên” [5, 50], một người chồng ở còi hư, mà cô Hạnh tôn thờ như đã từng tôn thờ người chồng ở còi thực là ông Phương trước kia. Và điều quan trọng là không gian giờ đây nhuốm màu u uất của còi hư: “căn nhà vắng lặng, có thể thấy ngay giữa nhà một bàn thờ đồ sộ mà cô gia công trang hoàng như một cung điện rực rỡ vàng son. Giữa bàn thờ là tượng một ông đẹp đẽ phương phi, tay cầm kiếm, chân đạp lên mấy tầng mây” [5, 50]. Hạnh tự thỏa mãn với cuộc sống của mình, “chẳng quan tâm gì đến ai, cứ vào ra trong ngôi nhà vắng tanh với nụ cười mãn nguyện của một người đàn bà hạnh phúc” [5, 53].

Bức tranh cuối cùng là không gian của căn phòng lạnh lẽo, lạnh lẽo như chính tâm trạng của nhân vật trong truyện: “Căn phòng vẽ của anh từ ấy chỉ có mình anh ra vào. Mỗi lần bước ra, anh lại khóa chặt cửa.” Căn phòng được khóa chặt cửa sau mỗi lần anh ra vào, giống như việc anh đang đóng kín lại thế giới của mình. Không muốn chia sẻ cùng ai, không muốn ai thấy, không muốn ai hay. Để rồi chính anh bị ngột ngạt trong thế giới đó. Không gian có sự xê dịch từ không gian gia đình, sang không gian của sự đau thương, lạnh lẽo, chết chóc nơi bệnh viện. Không gian ấy mang đến cho người ta cảm giác ớn lạnh: “Đêm cuối cùng trước cửa phòng cấp cứu hồi sức, tôi đứng lặng, gió lạnh phả từng cơn vào mặt. Gió buốt thấu xương, chẳng biết từ đâu thổi lại? Hình như cơn gió này đã theo tôi suốt một đời rồi” [6, 53].

Nhân vật tôi, khi chồng còn sống không cảm nhận được sự gần gũi, thân mật. Cuộc sống vợ chồng tuy gần đấy mà xa cách vô cùng. Họ tự tạo khoảng cách cho đối phương, cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng khoảng cách lại xa vời vợi: “Hai vợ chồng riêng giữ hai phòng đã là chuyện bình thường trong suốt năm sáu năm” [6, 52]. Cho đến khi họ gần nhau thì cũng là lúc anh có dấu hiệu đột quỵ. Cuối cùng anh đã trở về bên người vợ của mình, nhưng không phải để sống mà để chết. Sự ra đi của anh là sự ra đi thanh thản: “những vòng hoa ngập căn phòng lung linh ánh nến. Sao những bông hoa này cũng tươi như hoa cưới của tôi ngày xưa? Anh đang nằm đây, sát bên tôi, im lìm và thanh khiết, không gây cho tôi cảm giác như khi ngửi chiếc chén của người ăn mặn. Qua tấm kính, khuôn mặt anh hướng về tôi, mắt nhắm, thanh thản lạ lùng…Tôi đưa anh đi. Trầm nhang xông ngát cả khu vườn trước khi giàn cai đám vào rước anh. Hình như chưa bao giờ tôi cảm thấy rò ràng tôi là vợ anh bằng lúc này, cái cảm giác mà khi anh còn sống tôi đã không hề cảm thấy” [6, 54].

Có thể thấy, không gian trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là không gian bó hẹp. Đó chỉ là căn phòng nhỏ với bốn bức tường chật chội, lạnh lẽo là

góc sân, mái hiên, mảnh vườn hoang sơ, trống trải. Không gian ấy gợi nỗi buồn man mác trong lòng người. Nó như một chất xúc tác tạo nên chất thơ.

Trò chơi cấm cũng là kiểu không gian gia đình, nơi khởi nguồn của những xúc cảm yêu thương trong nhân vật. Đó tình cha con máu mủ. Trò chơi cấm là câu chuyện của một ông lão tên Thanh đã ở cái ngưỡng gần bên kia cuộc đời. Trong lần sinh nhật 70 tuổi, ông đã được nhận một món quà đặc biệt. Món quà ấy chính là cô con gái đến tìm ông vào đúng ngày sinh nhật, chơi một bản đàn tặng ông. Người con gái ấy là món quà kết tinh từ tình yêu năm xưa của ông với một thiếu phụ ở Huế. Cha con nhận nhau trong không gian bữa tiệc sinh nhật được tổ chức trong gia đình: “Như mọi năm, đúng vào ngày một tháng giêng, ông Thanh tổ chức sinh nhật của mình trong ngôi vườn ở làng quê. Khu vườn bên kia sông Bao Vinh, đầy những lá nhãn xanh um” [5, 92]. Không gian ấy gợi cảm giác thân thuộc, dân dã. Và dường như, mọi diễn biến câu chuyện đều diễn ra trong không gian ấy, từ lúc bắt đầu bữa tiệc, đến khi người con gái của ông đến nhận cha con với ông và đến cuối cùng là ông trút hơi thở cuối, ra đi thanh thản. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, không gian trong truyện thường bó hẹp, mọi sự việc đều diễn ra trong không gian ấy, không có sự mở rộng ra không gian xã hội.

Không gian lớp học được thể hiện trong truyện ngắn Gió thiên đường, Dịu dàng như cỏ. Gió thiên đường là không gian lớp học khiêu vũ tại nhà, nơi khởi nguồn cho tình yêu giữa Hiếu và Mi: “Lần đầu tiên đến lớp khiêu vũ ở nhà tôi, Hiếu còn mảnh dẻ như cây tre non. Khi tôi cầm tay Hiếu chỉ những bước đi đầu tiên, hắn gọi tôi là “Sư Mi” ” [5, 167]. Không gian đầy lãng mạn, có tiếng nhạc, có ánh nến lung linh, huyền ảo của quán cà phê Dạ Thảo, nơi chỉ dành cho những đôi lứa hẹn hò, yêu đương: “Quán cà phê Dạ Thảo đêm nay lung linh ánh nến và tiếng nhạc, trông như một thế giới huyền thoại. Tôi run chân, như cô bé lọ lem bước vào lâu đài của hoàng tử” [5, 173]. Hiện lên

trước mắt bạn đọc một không gian đậm chất Huế mộng mơ, nên thơ. Không gian ấy, khiến cho lòng người đang yêu trở nên yên bình hơn.

Dịu dàng như cỏ là không gian lớp học thanh nhạc. Không gian ấy, là nơi nhân vật tôi bắt đầu có những rung động với thầy giáo dạy nhạc của mình là Rudolph. Sự cảm mến của nhân vật tôi với thầy Rudolph ngày một lớn dần bởi sự dịu dàng mà Rudolph dành cho cô học trò. Nhưng cho đến cuối cùng thì nhân vật tôi vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng mình đã vượt qua một giới hạn, và không thể tiếp tục vì thế cần phải để cảm xúc quay về. Điều đó có nghĩa là cô phải để cảm xúc, tình yêu của mình về phía Cường, người cô gọi là chồng: “Có một giới hạn gì đó, mà tôi đã vượt qua và giờ đây, tôi hoảng hốt tìm cách quay về” [5, 236]. Và nơi cô quay về là khung cảnh căn nhà nên thơ: “Qua những con đường quanh co, xe chúng tôi đã về đến nhà. Ngôi nhà nho nhỏ đầy hoa tím với rất nhiều cỏ trên dốc đồi xanh” [5, 240]…

Có thể thấy, dường như tất cả truyện ngắn của Trần Thùy Mai đều sử dụng không gian đời sống hằng ngày làm môi trường để cho nhân vật của mình thể hiện cảm xúc. Trong không gian riêng tư, gia đình của chính mình, con người thường dễ bộc lộ suy nghĩ và tâm trạng của mình. Trong thế giới nghệ thuật của Trần Thùy Mai thường sử dụng kiểu không gian như vậy. Không gian ấy giống như một xã hội thu nhỏ, bị dồn nén, con người khao khát vượt qua sự ràng buộc, bó hẹp ấy để đến với một không gian thoáng đãng, rộng rãi, thỏa mãn hơn.

2.6. Thời gian kí ức

“Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo, nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại” [10, 77]. Thời gian nghệ thuật là hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022