Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 6

tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ bằng các phương tiện nghệ thuật.

Trong thời gian nghệ thuật có rất nhiều kiểu thời gian: thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội, lịch sử. Thời gian nghệ thuật lại chia ra thành các bình diện là: thời gian hiện tại, thời gian quá khứ và thời tương lai [10, 88-89]. Thời gian quá khứ xuất hiện khi nhân vật có ý thức về đời sống nội tâm và hồi tưởng lại quá khứ. Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai thời gian nghệ thuật là thời gian kí ức, nhân vật ở thực tại hồi tưởng lại quãng thời gian trong quá khứ, kể lại những sự việc, câu chuyện, những kỉ niệm diễn ra trong quá khứ, nay chỉ còn trong hồi ức, trong tiềm thức.

Trong truyện Trò chơi cấm, Trần Thùy Mai đã để cho nhân vật của mình hồi tưởng lại quá khứ, kí ức năm xưa, kí ức một thời trai trẻ ông Thanh đã gặp một thiếu phụ người Huế, đem lòng yêu mến người thiếu phụ ấy: “Bất chợt ông kêu lên một tiếng. Men rượu tan biến trước mắt ông. Ông đã nhớ ra! Khuôn mặt này, nụ cười này. Và tiếng đàn này. Tất cả đã từ lâu ngủ yên trong kí ức ông” [5, 95]. Tác giả bắt đầu kể lại cuộc gặp gỡ và câu chuyện tình của ông Thanh thời còn trẻ. Trong những năm tháng đi công tác xa nhà, một tuần hai lần ông Thanh ghé quán cà phê Mimosa để giải khuây và ông gặp người thiếu phụ áo tím ở đây. Họ quen và sống cùng nhau. “Có những lúc buồn bực, ông ra khỏi cơ quan, đầu óc căng thẳng, bước đi không định hướng. Mãi đến khi trước mắt hiện ra giàn hoa lấm tấm vàng, căn nhà gỗ thu mình sau hoa lá, ông mới biết mình đã đi tới chốn về của mình. Nàng đón ông ở cửa, nụ cười lặn sâu trong mắt. Lúc ấy ông Thanh đã nghĩ cả nhân gian là quán trọ, chỉ có nơi đây là quê nhà” [5, 96]. Ngày chia tay, ông đến từ biệt nàng để trở về Huế, nàng nói với ông đây là lần cuối họ gặp nhau và ông đã phủ nhận. Không, đó không phải lần cuối. Bởi rất nhiều năm sau, thỉnh thoảng ông vẫn được gặp và hôn nàng - trong giấc mơ. Trần Thùy Mai đã để cho nhân vật của

mình hồi tưởng lại quãng thời gian trong quá khứ. Đó là quãng thời gian đẹp đẽ trong cuộc đời ông Thanh. Nhờ có sự hồi tưởng ấy, mới có thể lí giải cho bạn đọc hiểu nguyên do sự xuất hiện của cô gái lạ đến đánh đàn trong lễ mừng sinh nhật ông Thanh. Và câu chuyện mà nhà văn kể mới không ngắt quãng, mới có lô-gic hợp lí. Bạn đọc nhờ đó mới hiểu tại sao, cô gái lạ kia lại là con gái riêng của ông Thanh.

Trăng nơi đáy giếng cũng là thời gian kí ức, khi Hạnh ở hiện tại nhớ lại quá khứ và kể lại câu chuyện bi thương của cuộc đời mình. Trong truyện, Trần Thùy Mai đan xen giữa hai ngôi kể, ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất, khiến cho câu chuyện vừa mang tính khách quan, vừa tạo cho bạn đọc cảm giác câu chuyện mà chị viết là câu chuyện có thật ngoài đời sống thực tại. Với cách kể như vậy, tác giả có thể hóa thân vào nhân vật “tôi” để gửi gắm những ý nghĩ, tình cảm của mình. Đồng thời cũng khiến cho độc giả trở thành người bạn gần gũi, thân thiết để nhân vật “tôi” chia sẻ, giãi bày. Đó là câu chuyện về người phụ nữ hết mực yêu thương chồng, cả đời nhẫn nhịn, chịu tủi, hi sinh vì chồng. Trần Thùy Mai đã để cho Hạnh tự kể lại câu chuyện của mình với người chồng ở còi thực mà trước kia cô đã từng rất mực yêu thương và tôn thờ. Anh là lẽ sống, là cuộc đời cô, vậy mà anh đã lừa dối, phản bội cô, để rồi cô đau đớn, xót xa đến tột cùng: “Ừ, đã cho thì cho đứt luôn, sao tôi đã nói hi sinh mà còn tiếc nuối. Nhưng đã là người có máu có thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu phải Thánh mà một phút dứt bỏ nửa cuộc đời… Không, không phải nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi…” [5, 45]. Thực tại đau khổ, con người ta chỉ có thể nhìn lại quá khứ để mà tìm một chút an ủi cho chính mình.

Như vậy, thời gian kí ức là một trong những nhân tố biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Nó là cầu nối để mạch truyện tiếp diễn, là cái nhìn về quá khứ để mà trở về thực tại và hướng tới tương lai.

2.7. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu để miêu tả đời sống. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học chỉ là một bộ phận lấy ra từ ngôn ngữ đời sống nhưng thông qua người nghệ sĩ, ngôn ngữ ấy đã được lựa chọn trau chuốt khi sử dụng để được đạt được giá trị biểu đạt cao nhất.

Trần Thùy Mai là một trong những cây bút có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống thường nhật. Thành công về ngôn ngữ trong sáng tác của chị không phải là sự trau chuốt vốn từ mà chủ yếu là ở cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Ngôn ngữ trong những sáng tác của chị mang đậm phong vị Huế, nhẹ nhàng, thanh thoát. Điều đó được thể hiện ở ngôn ngữ trần thuật độc đáo. Ngôn ngữ trần thuật ấy là những câu văn thiên về bộc bạch cảm xúc, tâm sự. Thùy Mai thường sử dụng những câu văn có nhiều thanh bằng, nhịp điệu nhẹ nhàng, lan tỏa. Đặc biệt chị đã tạo điểm nhấn ở kết thúc tác phẩm với những câu văn trần thuật dặt dìu, tạo kết mở, khơi gợi những triết lí, suy ngẫm về cuộc đời.

Eva dại dột, cả những câu mở đầu và kết tác phẩm là lời của người kể. Mở đầu tác phẩm Trần Thùy Mai sử dụng các câu kể tuy ngắn gọn nhưng bao quát được những bất hạnh của nhân vật: “Khi Hưng ra sân bay đi du học, có tất cả hai mươi hai người đi tiễn. Một năm sau, khi anh quay về không trống không kèn, nhìn xuống nơi chia tay năm trước chẳng thấy một ai. Cái tiếng tăm “sa đọa, trác táng” mà người ta đồn đại về anh chắc chắn làm cho những người thân của anh thất vọng, họ đang nói về anh như về một con người khác” [5, 5]. Kết thúc tác phẩm là những tâm tư của nhân vật về con người, cuộc đời qua hình bóng Vy ngây “Hưng gỡ tay Vy, bước nhanh trên đường về. Phố Hoa Xoan lướt thướt dưới cơn mưa. Bước vào trong căn hộ mười tám mét vắng lạnh, anh bật đèn. Những ảo ảnh của vườn địa đàng đã tan rồi, nàng Eva giờ đây đã biết lành, biết dữ. Anh bước đến ngồi bên nàng, áp mặt vào đôi bàn chân mũm mĩm - Đôi bàn chân rồi đây sẽ phải chập chững đi lên những con đường chông gai của thế gian” [5, 34-35]. Mở đầu và kết thúc gồm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

cả lời của người kể chuyện và cả những tâm tư của nhân vật, mở ra diễn biến câu chuyện về cuộc đời, tư chất nghệ sĩ như Hưng. Đặc biệt ở đoạn kết đã hé mở tâm hồn, phẩm chất trong sáng của người nghệ sĩ.

Sử dụng câu trần thuật miêu tả, Trần Thùy Mai có những trang văn khiến người đọc dường như cảm nhận được sự lay động của tâm hồn dịu nhẹ. Nó giống như ta đang đọc một cuốn nhật kí đầy tâm trạng vậy. Thương nhớ hoàng lan là một truyện như thế. Truyện như một cuốn nhật kí buồn kể về câu chuyện tình giữa chú tiểu tên Minh và cô gái có cái tên trùng với tên một loài hoa đẹp mà mong manh, Lan. Trong truyện có những đoạn văn tả cảnh đầy hình ảnh, thơ mộng, rất Huế: “Thầy tôi tránh đời vào núi sâu, nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ bảy, chủ nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am. Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào đến tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ. Cô hỏi tôi tên hoa, tôi giảng: “Đây là giống Tiểu hồ điệp, nghĩa là bươm bướm nhỏ. Em thấy không, trông xa chấp chới như đàn bướm cải màu vàng.” Cô chìa hai bàn tay với những ngón búp măng, hứng sương” [5, 377-378].

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 6

Trần Thùy Mai sử dụng rất nhiều lớp từ địa phương và từ ngữ tôn giáo, tâm linh. Lớp từ này được nhà văn sử dụng linh hoạt trong các hành động, chi tiết miêu tả nhân vật. Các từ ngữ địa phương được sử dụng trong cách xưng hô của nhân vật tạo sự thân mật, suồng sã như: tui, út, hắn, mi, ổng…; các động từ như: biểu, ở giá, ưng…; các tính từ như: giả đò, dài dài, dữ hí…; các từ ngữ chỉ định, nghi vấn: ni, mô, chi, răng… Tất cả được Thùy Mai sử dụng một cách khéo léo, khiến cho không gian truyện có âm sắc riêng của vùng đất cố đô và con người xứ Huế.

Bên cạnh lớp từ địa phương, lớp từ tôn giáo, tâm linh cũng được Trần Thùy Mai sử dụng dày đặc. Từ ngữ mang màu sắc tôn giáo được thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm: Gió thiên đường, Qủy trong trăng, Hoa phù dung dưới núi. Lớp từ tôn giáo xuất hiện phổ biến như: Phật tổ, niết bàn, tâm linh, linh hồn, nhân duyên, thiên đường, kiếp, cứu khổ cứu nạn, nghiệp chướng, thanh tịnh, mê lộ, đạo và đời… Việc sử dụng các lớp từ tôn giáo, tâm linh trong truyện ngắn Trần Thùy Mai phản ánh cuộc sống của một vùng đất chịu ảnh hưởng lớn của đạo Phật. Đồng thời nhờ đó giúp nhà văn thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm của mình. Sử dụng nhiều từ ngôn từ tôn giáo tâm linh, không phải để truyền đạo mà là để hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, là phương tiện để nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai dễ dàng bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. Nhà văn để nhân vật độc thoại theo dòng tâm trạng của mình, như trong truyện ngắn Qủy trong trăng, nhân vật tôi tự độc thoại nội tâm: “Tôi nghĩ đến một miền đất xa xôi nắng như thiêu, nhớ cái vẻ cười núng nính của Nguyệt, cái dáng người khiếm khuyết đáng yêu của cô, bây giờ có lẽ đã héo tàn dưới những cơn hạn lửa của năm này. “Chẳng biết chúng nó có hạnh phúc không” ” [5, 222]. Truyện phát triển theo dòng nội tâm nhân vật, tác giả tạo nhiều khoảng trống để nhân vật tự độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại vừa nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng vừa suy tư, trăn trở, dằn vặt, tự vấn.

Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai giúp độc giả khám phá được những ngò ngách sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật. Đồng thời, nó làm tăng chất trữ tình trong truyện ngắn, khiến truyện của chị trở nên tha thiết, sâu lắng hơn, tạo phong cách riêng độc đáo.

Có thể thấy, ngôn ngữ ở đây mang đầy phong vị Huế, nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, nên thơ. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai mang phong vị ấy, có lẽ là bởi chị là con gái xứ Huế. Bản chất của người dân xứ Huế là sự

dịu dàng, nhẹ nhàng, hiền thục, đoan trang. Đa số người Huế thường sống nội tâm, thiên về cảm tính, ít hướng ngoại. Vì thế, trước mỗi sự vật, sự việc sự biến thiên của đời sống người Huế thường cảm nhận bằng trực giác hơn là lí tính. Ta nhận thấy điểm nổi bật ở người xứ Huế là sự điềm tĩnh, lãng mạn. Họ điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Và ta nhận thấy điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng ngôn ngữ của Trần Thùy Mai. Truyện của chị ít sử dụng ngôn ngữ đối thoại, mà chủ yếu là ngôn ngữ của người kể chuyện và những độc thoại nội tâm của nhân vật.

Ngôn ngữ truyện ngắn Trần Thùy Mai đậm chất trữ tình. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình sâu lắng, gợi sự thương cảm trước những câu chuyện tình yêu, hạnh phúc trái ngang trong cuộc đời. Có những câu văn của Trần Thùy Mai gợi lên một sự nhẹ nhàng, êm ái: “Tôi mở chai nước hoa, vẩy quanh phòng cho đến giọt cuối cùng. Một mùi thơm dịu dàng tỏa lan khắp nơi, vu vơ mà thăm thẳm, như thể bay về từ quá khứ” [6, 178]. Hay như: “Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian. Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ” [5, 386]. Ngôn ngữ của Trần Thùy Mai vừa giản dị, vừa giàu cảm xúc, lại có một chút gì đó thật không dễ nắm bắt.

Văn của Trần Thùy Mai là lối văn có nhịp điệu. Không nhanh, mạnh, gấp gáp, xô bồ mà chậm dãi, tự nhiên, tự tại, đó chính là nhịp điệu tâm hồn con người. Văn Trần Thùy Mai giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi, nhiều khi chảy trôi ra khỏi ngoài câu chữ, vừa khiến ta phải nhìn, phải suy ngẫm: “Tình yêu với tôi không phải mảnh vải vụn đem chắp vào chiếc áo hôn nhân không lành lặn. Tình yêu với tôi là tín ngưỡng, là danh dự, biết rằng lời nói gió bay nhưng tôi cũng không dùng lời nói mà xúc phạm đến tín ngưỡng của lòng tôi, như những tín đồ không bao giờ chịu giẫm chân lên thánh giá” [6, 174]. Ta nhận ra sự kiên định, táo bạo, khao khát một tình yêu đích thực của nhân vật.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai giàu cảm xúc. Ngôn ngữ, nhẹ nhàng mà sâu lắng, lay động tâm hồn người đọc. Mỗi câu văn đều chất chứa nỗi lòng và tình cảm của người viết dành cho nhân vật của mình. Chính lối văn giàu cảm xúc này đã khiến người đọc có được sự đồng cảm sâu sắc đối với những nhân vật trong từng câu chuyện mà chị kể, hay những nhân vật ấy cũng chính là hiện thân của những mảnh đời, số phận éo le trong cuộc sống mà ta vẫn thường thấy đâu đó xung quanh cuộc sống của mình. Ngôn ngữ của chị vì thế rất thiết tha.

Có thể khẳng định, văn của Trần Thùy Mai giản dị, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất thơ. Trong buổi giao thời của văn hóa toàn cầu, Trần Thùy Mai vẫn có một lối đi riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ, không bị ảnh hưởng ngôn ngữ phương Tây, cũng không quá nặng nề về ngôn ngữ Hán ngày xưa, mà ngôn ngữ của chị là ngôn ngữ đậm phong vị Huế. Nó góp phần giữ gìn văn hóa, văn học Huế nói riêng và văn hóa, văn học nước nhà nói chung.

Như vậy, truyện ngắn của Trần Thùy Mai là những áng văn xuôi rất giàu chất thơ. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, các từ ngữ lặp lại tạo điểm nhấn, giống như những nốt nhạc nhẹ chở chất Huế. Chính ngôn ngữ ấy đã tạo nên chất thơ, chất men say cho tác phẩm để rồi nó thấm vào lòng người nhẹ nhàng và ngọt dịu như những bản nhạc du dương.

2.8. Giọng điệu đậm chất trữ tình

Trần Thùy Mai là nhà văn có sự nhất quán trong giọng điệu và cảm xúc. Niềm cảm thông, thấu hiểu đối với những câu chuyện cuộc đời đã tạo giọng văn của chị mang dư vị ấm áp. Đó là chất giọng cảm thông, thương xót, sẻ chia, thấu hiểu. Dù kể những chuyện thơ mộng nhất, hay kể những chuyện buồn đau, thì giọng điệu của văn Trần Thùy Mai vẫn cứ nhẹ nhàng, dịu dàng, thủ thỉ tâm tình, rất Huế, rất thơ. Dường như tất cả các truyện ngắn của Trần Thùy Mai đều có một giọng văn nhẹ nhàng như đang thì thầm tâm sự với độc

giả. Bởi dường như phần lớn truyện ngắn của chị được kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi. Văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì nhưng vẫn mượt như nhung. Ngay cả khi nhân vật của mình phát hiện người mình thương, người mình tin yêu không yêu mình như mình đã tưởng, thì Trần Thùy Mai vẫn để cho nhân vật của mình giữ được sự điềm tĩnh nhẹ nhàng và giọng điệu vẫn không thay đổi: “Mặc dù choáng váng đến cực độ mà tôi vẫn còn đủ tỉnh trí để nhận ra câu chuyện này hoàn toàn kì lạ và thiếu tự nhiên. Kinh nghiệm sống của tuổi ba mươi hai tuy chưa nhiều nhưng cũng đủ cho tôi biết: Khi một câu chuyện có vẻ vô lý đến không hiểu được thì nhất định phải có một tình tiết nào đó trong chuỗi mắt xích lô- gic bị giấu nhẹm đi. Tôi biết chắc Thiều không thể tự nhiên sinh ra tráo trở như vậy, phải có một lí do gì khác” [6, 176]. Nhân vật Hằng trong Chờ nhau ở cuối đường dù nhận ra Thiều vì danh vọng mà bán rẻ tình cảm của mình dành cho anh, nhưng cô không giận giữ, thù oán ghét bỏ Thiều mà vẫn điềm tĩnh, luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực.

Truyện của Trần Thùy Mai khiến cho ta có cảm giác chị không chủ trương viết văn mà chỉ kể lại với người đời những câu chuyện cuộc đời đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày mà chị đang chứng kiến. Văn Thùy Mai, không quyết liệt, gắt gỏng, chị chỉ ghi lại một cách nhẹ nhòm với giọng thủ thỉ tâm tình nhưng những chữ nghĩa, câu từ chị viết ra, hình tượng nhân vật chị tạo ra như có một ma lực ép người đọc phải suy nghĩ về những câu chuyện éo le, ngang trái trong cuộc sống như chuyện của cô Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, chuyện của Mi và Hiếu trong Gió thiên đường, chuyện của Tý và Dũng trong Lên phố, chuyện của Minh và Lan trong Thương nhớ hoàng lan… Truyện ngắn Trần Thùy Mai là những lời tâm sự nhẹ nhàng được xâu

chuỗi từng câu, từng chữ, chậm rãi đi vào lòng người đọc. Giọng văn trầm buồn man mác, nhịp điệu không gấp gáp, xô bồ mà tĩnh tại. Đó chính là nhịp điệu của tâm hồn con người. Nhịp điệu chầm chậm gợi nỗi buồn man mác. “Bỗng nhiên tôi se lòng. Thương ba. Thương tôi. Và chợt tôi hiểu vì sao mãi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022