Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 13

93


thường trong trường hợp lời khai của bị cáo, bị hại có mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc họ không khai tại phiên tòa. Trong quá trình xét hỏi, đa số KSV tập trung hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án, tôn trọng quyền không trả lời của bị cáo. Khi cần thiết, KSV cùng tham gia xem xét tại chỗ vật chứng và trình bày nhận xét của mình. Trên cơ sở kết quả xét hỏi, KSV có thể đưa ra các quyết định phù hợp với pháp luật và thực tiễn như rút một phần hoặc rút toàn bộ quyết định truy tố, kết luận về tội nhẹ hơn. Đối với nội dung tranh luận, KSV thực hiện tranh luận, đối đáp với bên tranh tụng khác một cách rõ ràng, cụ thể từng vấn đề. Kiểm sát viên luận tội dựa trên chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa, thể hiện quan điểm đánh giá khách quan, toàn diện.

Kết quả nghiên cứu các bản án của TAND cấp huyện trong XXHS cho thấy: 100/100 bản án, chiếm tỉ lệ 100% ghi nhận tại phiên tòa, HĐXX đánh giá về tố tụng: Hành vi, quyết định tố tụng của VKSND cấp huyện, KSV trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật TTHS. Tại phiên tòa, đa số bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng (Phụ lục 04); trường hợp có ý kiến tại phiên tòa, HĐXX đã nhận định, giải thích, khẳng định hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là hợp pháp. Do đó, nhận định chung: Hành vi và các quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện công khai, hợp pháp.

Kết quả khảo sát từ các đối tượng, theo tiến trình diễn biến thực tế khi tham gia các phiên tòa, đã đánh giá về mức độ tuân thủ quy định pháp luật trong tranh tụng tại phiên tòa XXHS của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện như sau: Ở mức độ tốt gồm: Tuân thủ quy định về kết thúc việc xét hỏi (52,4%); xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ (46,3%); rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa (41,2%); trình bày ý kiến; thứ tự tranh luận tại phiên tòa (40%); luận tội (38,8%); trở lại việc xét hỏi (32,6%); công bố lời khai (32,2%); trình bày, công bố văn bản có liên quan của cơ quan, tổ chức (28,8%); công bố Bản cáo trạng (23,6%); trình tự xét hỏi và việc hỏi những người tham gia tố tụng (22,2%). Các ý kiến đánh

94


giá ở mức độ khá chiếm đa số, với tỉ lệ cao nhất là 58,3% tuân thủ quy định về công bố Bản cáo trạng; các tiêu chí khác từ 33,6% đến 52,4% (Phụ lục 03).

Như vậy, đánh giá về mức độ tuân thủ các quy định của Bộ luật TTHS về nguyên tắc cơ bản trong TTHS, về nội dung và thủ tục tranh tụng tại phiên tòa XXHS của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đều được khẳng định ở mức khá trở lên.

Thứ hai, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện thực hành kỹ năng tranh tụng tương đối thuần thục; bảo đảm tiến hành tranh tụng sát với các dự kiến của KSV trước khi mở phiên tòa (trên cơ sở thực hiện tốt công tác chuẩn bị tranh tụng); thực hiện đúng quy tắc ứng xử trong tranh tụng tại phiên tòa XXHS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

- Về thực hành kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa XXHS của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện

Thực hành kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa mang dấu ấn đậm nét của mỗi cá nhân KSV. Kỹ năng thuần thục khẳng định vị thế, uy tín của KSV trước các cơ quan, người tiến hành tố tụng khác và người tham gia tố tụng. Do đó, hầu hết các Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đều rất chú trọng rèn luyện kỹ năng tranh tụng. Kỹ năng tranh tụng biểu hiện qua nhiều kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng trình bày Bản cáo trạng, xét hỏi, tranh luận, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi, thuyết phục, phản bác, xử lý các tình huống, giao tiếp… Mỗi kỹ năng đều đóng một vai trò nhất định, góp phần hoàn thiện kỹ năng trong TTHS của KSV.

Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 13

Đánh giá tổng quan về thực hành kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện qua các báo cáo cho thấy, về cơ bản các KSV đều hướng tới việc thực hiện thuần thục, linh hoạt, hiệu quả các kỹ năng tranh tụng. Đa số KSV trình bày rõ ràng Bản cáo trạng, xét hỏi tập trung vào những vấn đề cần làm rõ liên quan đến các căn cứ buộc tội đối với bị cáo, quan sát mọi diễn biến của bị cáo để có hướng giải đáp, thuyết phục bị cáo, giao tiếp đúng mực, trên cơ sở tôn trọng quyền của bị cáo, quá trình tranh luận không bị mất bình tình, không nổi nóng mà chủ động, tự tin trình bày các căn cứ, tiến hành đối đáp từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, không có tâm lý coi thường, miệt thị bị cáo… Nhờ đó, đa số bị cáo đồng thuận với nội dung Bản cáo trạng, quan điểm luận tội của VKS.

95


Kết quả khảo sát 100 bản án của TAND cấp huyện trong XXHS phản ánh việc thực hiện kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa có chất lượng. Trong đó, đối với vụ án không có người bào chữa cho bị cáo, ý kiến của bị cáo như sau: Có 84/100 vụ án, chiếm tỉ lệ 84%, bị cáo khai nhận và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Cáo trạng của VKS, đồng ý với quan điểm truy tố và buộc tội của VKS, không có đề nghị gì đối với KSV tại phiên tòa; có 06/100 vụ án, chiếm tỉ lệ 6% bị cáo, người bào chữa cho bị cáo có ý kiến đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ, giảm nhẹ hình phạt, đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo (Phụ lục 04).

Kết quả khảo sát qua phát phiếu điều tra xã hội học: Đánh giá ở mức độ tốt đối với các kỹ năng như sau: Trình bày Bản cáo trạng (39,6%); giao tiếp (38,8%); xét hỏi (35%); tranh luận (32,6%); xử lý các tình huống (25,8%); thuyết phục, phản bác (23,5%); quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi (22,7%); sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (20,3%). Ở mức độ khá, chiếm tỉ lệ cao nhất (44,6%) khi đánh giá kỹ năng xét hỏi, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi (Phụ lục 03). Đặc biệt, những người tham gia trả lời đã nêu ý kiến bổ sung về một số kỹ năng mà một bộ phận KSV đã phát huy trong trong thực hành tranh tụng tại phiên tòa XXHS gồm: Kỹ năng phân tích và bảo vệ quan điểm buộc tội, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ghi nhớ hồ sơ vụ án, cảm hóa bị can, ghi chép và thừa nhận việc sử dụng các kỹ năng này một cách linh hoạt, giúp KSV chủ động, tự tin trong tranh tụng và có khả năng thuyết phục đối với chủ thể tranh tụng khác cao hơn, nhanh chóng đạt được mức độ thỏa mãn của bên đối tụng khác (Phụ lục 03).

- Về việc bảo đảm tiến hành tranh tụng sát với các dự kiến của KSV trước khi mở phiên tòa

Để hoạt động tranh tụng có chất lượng, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện cần phải tiến hành chu đáo các hoạt động chuẩn bị cho việc tiến hành tranh tụng. Công tác chuẩn bị là một công đoạn có ý nghĩa quyết định chất lượng tranh tụng. Công tác chuẩn bị càng chu đáo, tính chính xác khi dự liệu các diễn biến tại phiên tòa càng cao thì chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện càng được bảo đảm. Công tác tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện thực hiện theo đúng chủ trương của ngành KSND: Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra kế hoạch xét hỏi, tranh tụng của KSV trong mỗi vụ án, chú trọng chỉ đạo

96


những vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, bị cáo kêu oan. Công tác chuẩn bị phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các hướng dẫn nghiệp vụ. Điển hình là các văn bản: Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung [131]; Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự [134]; Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05/7/2018 của Viện trưởng VKSNDTC về ban hành quy chế phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKS cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát XXST [137]; Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành KSND năm 2019 [138]; Chỉ thị số 02/CT- VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành KSND [141]; Hướng dẫn số 32/HD- VKSTC ngày 13/9/2019 của VKSNDTC về công tác quản lý các trường hợp VKS truy tố tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội [140]; Hướng dẫn số 09/HD- VKSTC ngày 06/01/2020 của VKSNDTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2020 [142]; Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC ngày 24/9/2020 của VKSNDTC về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp [143]; Chỉ thị số 01/CT- VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành KSND năm 2021 [144]; Hướng dẫn số 10/HD-VKSTC ngày 12/01/2021 của VKSNDTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát XXST án an ninh năm 2021 [147]; Hướng dẫn số 11/HD-VKSTC ngày 12/01/2021 của VKSNDTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát XXST án trật tự xã hội năm 2021 [148]; Hướng dẫn số 13/HD- VKSTC ngày 15/01/2021 của VKSNDTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát XXST án ma túy năm 2021 [149]; Hướng dẫn số

97


23/HD-VKSTC ngày 22/4/2021 của VKSNDTC về kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự [150] …

Công tác chuẩn bị tranh tụng của KSV bao gồm các hoạt động cơ bản sau: Nghiên cứu, xem xét, đánh giá hồ sơ vụ án; xây dựng hồ sơ kiểm sát ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát XXST hình sự; xây dựng Bản cáo trạng; xây dựng đề cương xét hỏi và dự thảo Bản luận tội.

Đối với công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án: Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị, các KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi KSV phải nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm; cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự; các chứng cứ gỡ tội, buộc tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đồng thời, phải đánh giá về thủ tục tố tụng và số lượng bút lục theo danh mục thống kê tài liệu có trong hồ sơ cũng như có khả năng đánh giá toàn diện, khách quan nội dung vụ án. Kết quả khảo sát 100/100 vụ án, chiếm tỉ lệ 100%, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện khi tham gia phiên tòa đã nắm vững hồ sơ vụ án, trình bày, lập luận rõ ràng, có căn cứ (Phụ lục 04). Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra cho thấy, toàn bộ phiếu khảo sát xin ý kiến của luật sư, thẩm phán TAND các cấp, HTND tham gia XXHS cấp huyện không đánh giá nội dung này; số người đánh giá trong ngành KSND là 867 phiếu (chiếm tỉ lệ 94,7%); với nội dung đánh giá cụ thể như sau: Đánh giá ở mức độ cao nhất (mức độ tốt) khi khẳng định các KSV đã đánh giá về thủ tục tố tụng và số lượng bút lục theo danh mục thống kê tài liệu có trong hồ sơ (66,8%), nắm vững cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự (41,9%), nắm vững các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (37,4%), nắm vững các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (36,1%), khả năng đánh giá toàn diện, khách quan nội dung vụ án (34,5%), nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm (23%), nắm vững các chứng cứ gỡ tội (15,2%), nắm vững các chứng cứ buộc tội (12,7%). Đa số thừa nhận ở mức độ khá khi đánh giá KSV nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm (68,6%), các chứng cứ gỡ tội (57,4%), các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (50,8%), các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (54,3%) và khả năng đánh giá toàn diện, khách quan nội dung vụ án (58,4%) (Phụ lục 03).

98


Đối với công tác xây dựng hồ sơ kiểm sát ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát XXST hình sự: Các KSV nhận thức rõ việc xây dựng hồ sơ kiểm sát có tầm quan trọng đặc biệt, do đó, đều nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của ngành về xây dựng hồ sơ kiểm sát. Trong đó, hồ sơ kiểm sát phản ánh những nội dung cơ bản gồm: Phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án, các hoạt động của KSV, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vụ án, đảm bảo số lượng các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát án hình sự. Kết quả khảo sát cho thấy, số người đánh giá trong ngành KSND với nhận định ở mức độ tốt, các ý kiến đánh giá nêu rõ các vấn đề có liên quan trong việc xây dựng hồ sơ kiểm sát như sau: Hồ sơ kiểm sát đã phản ánh việc lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình giải quyết vụ án (69,2%), đảm bảo số lượng các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát án hình sự (57,1%), phản ánh các hoạt động của KSV, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ (23,2%), phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án (23,1%). Ở mức độ đánh giá khá, đa số ý kiến khẳng định hồ sơ kiểm sát phản ánh các hoạt động của KSV, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ (69,7%) và phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án (56,5%) (Phụ lục 03). Việc lập hồ sơ kiểm sát tốt thể hiện rõ trách nhiệm của KSV trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời là yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa. Các tài liệu có trong hồ sơ kiểm sát sẽ thể hiện thủ tục tố tụng, nội dung vụ án, các chứng cứ, tài liệu, được sử dụng như là những chứng cứ buộc tội, đấu tranh với bị cáo tại phiên tòa. Hồ sơ kiểm sát đã được lập theo đúng quy định của Viện trưởng VKSNDTC.

Đối với công tác xây dựng Bản cáo trạng: Bản cáo trạng thể hiện quan điểm chính thức của VKS trong việc truy tố bị can trước tòa án. Nội dung Bản cáo trạng nêu rõ quan điểm của VKS trong việc xử lý tội phạm và người phạm tội và là căn cứ pháp lý quan trọng để Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Các Thẩm phán, HTND và luật sư trong các vụ việc có liên quan đều tiếp cận với Bản cáo trạng. Thực tế, các KSV đều rất chú trọng tới việc xây dựng Bản cáo trạng. Các Bản cáo trạng đã được xây dựng theo mẫu do VKSND tối cao hướng dẫn. Trong đó, Bản cáo trạng phải đảm bảo đúng nội dung theo quy định của Bộ luật TTHS, đảm bảo đúng thể thức theo mẫu do VKSND tối cao quy định, các phần trình bày phải rõ ràng, cụ thể, phản

99


ánh đúng mục đích. Kết quả khảo sát, các đối tượng khảo sát đều tham gia trả lời gồm người trong ngành KSND, các luật sư, thẩm phán và HTND, cho thấy: Đánh giá ở mức độ tốt, có 61,3% khẳng định Bản cáo trạng trình bày tốt phần căn cứ pháp lý xác định việc truy tố của VKS, 40,8% ý kiến cho rằng Bản cáo trạng đảm bảo đúng nội dung theo quy định, 36% nhận định đảm bảo đúng thể thức theo mẫu do VKSNDTC quy định. Đánh giá từng phần trình bày của Bản cáo trạng ở mức độ tốt: Trình bày phần kết luận (43,6%), trình bày về hành vi phạm tội của bị can (38,3%), trình bày phần quyết định (29,6%). Đánh giá ở mức độ khá, đa số xác định tiêu chí của Bản cáo trạng là đảm bảo đúng thể thức theo mẫu do VKSND quy định (53,2%) (Phụ lục 03).

Đối với công tác xây dựng đề cương xét hỏi: Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, các KSV đều phải xây dựng đề cương xét hỏi. Đề cương xét hỏi có chất lượng tốt sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động tranh tụng có tính khoa học, chặt chẽ. Vì thế, các KSV khi xây dựng đề cương xét hỏi đã phân loại các bị cáo, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, để từ đó lựa chọn phương pháp, nội dung xét hỏi cho phù hợp. Hầu hết các KSV dự kiến câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, xác định rõ đâu là câu hỏi trọng tâm để tập trung làm rõ các vấn đề cần thiết tại phiên tòa. Quá trình đặt câu hỏi cũng dự kiến được những vấn đề bị cáo trả lời với các phương án trả lời khác nhau để chủ động trong tranh tụng. Đề cương xét hỏi được đánh giá chất lượng thông qua ba tiêu chí cơ bản là: Tính logic, khoa học của đề cương, tính hiệu quả của đề cương và khả năng dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình tranh tụng. Đánh giá về các tiêu chí này trong quá trình xây dựng đề cương, các ý kiến đánh giá (đối tượng tham gia trả lời là người trong ngành KSND) ở mức độ tốt, về dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình tranh tụng (24,7%); về tính hiệu quả (23,3%); về tính logic, khoa học của đề cương (16,5%). Tỉ lệ đa số đánh giá ở mức độ khá là tiêu chí tính hiệu quả của đề cương (56,2%) (Phụ lục 03).

Dự thảo Bản luận tội được KSV tuân thủ đầy đủ theo quy định của ngành. Trong đó, nội dung dự thảo Bản luận tội đã nêu được khái quát nội dung vụ án, nêu rõ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can và phân tích rõ hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân, động cơ hành vi phạm tội... Dự thảo Bản luận tội được xây dựng có chất lượng tốt không chỉ có ý nghĩa trong tranh tụng, bảo vệ

100


quan điểm của VKS mà còn có tính giáo dục cao. Đánh giá về dự thảo Bản luận tội với tính có căn cứ, khách quan và cụ thể, có 53,4% đánh giá tốt, 33,2% đánh giá khá (Phụ lục 03).

Trên cơ sở công tác chuẩn bị chu đáo, các Kiểm sát viên VKSND cấp huyện khi tranh tụng tại phiên tòa XXHS đều dựa trên nội dung chuẩn bị để trình bày Bản cáo trạng, thực hiện việc xét hỏi, luận tội, tranh luận và đưa ra những quyết định phù hợp với đánh giá toàn diện, khách quan về vụ án tại phiên tòa. Kết quả khảo sát cho thấy: 99/100 bản án, chiếm tỉ lệ 99% thể hiện KSV tranh tụng trên cơ sở Bản cáo trạng, Bản luận tội theo hướng giữ nguyên quan điểm buộc tội trong Bản cáo trạng; đồng thời làm rõ hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết khác có liên quan (theo đúng nội dung của công tác chuẩn bị tranh tụng) để làm căn cứ đề nghị HĐXX định tội danh, quyết định hình phạt, xử lý vật chứng và các biện pháp khác (Phụ lục 04).

- Về thực hiện quy tắc ứng xử của KSV tại phiên tòa XXHS:

Các Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đã tuân thủ quy định về quy tắc ứng xử tại phiên tòa XXHS theo Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 về quy tắc ứng xử của KSV khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án. Trong đó, các KSV đã tuân thủ nghiêm vấn đề KSV phải làm tại phiên tòa (bao gồm cả thời gian có mặt tại phiên tòa, việc sử dụng trang phục, thực hiện các nội quy, quy định, cử chỉ, hành động, lời nói… phản ánh tính chuẩn mực của KSV); không tiến hành những việc mà pháp luật không cho KSV làm (bao gồm sử dụng chất kích thích, hành vi phân biệt đối xử với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, thái độ coi thường, miệt thị chủ thể tranh tụng khác); sử dụng cách xưng hô, cách ứng xử trong những tình huống xảy ra tại phiên tòa. Thông qua việc thực hiện quy tắc ứng xử đó đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và là người cán bộ mẫu mực về ứng xử có văn hóa tại phiên tòa.

Thứ ba, các bản án được ban hành thể hiện sự đồng thuận cao của HĐXX với quan điểm buộc tội của VKS và kết quả tranh tụng tại phiên tòa XXHS

Sự đồng thuận của HĐXX với quan điểm buộc tội của VKS khi ban hành bản án thể hiện qua việc HĐXX chấp nhận hoàn toàn quan điểm buộc tội của VKS tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022