Nâng Cao Chất Lượng Của Kiểm Sát Viên Trong Hoạt Động Tranh Tụng Tại Phiên Tòa:

can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự để họ có thể thay mặt bị cáo, đương sự thực hiện việc tranh tụng trong TTHS. Việc mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa không đơn thuần là vấn đề người bào chữa tham gia tố tụng vào thời điểm nào như vẫn được tranh luận trong khoa học mà quan trọng là người bào chữa có địa vị pháp lý như thế nào để có thể bình đẳng trong tranh tụng với bên buộc tội.

Thứ ba, để thực hiện tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, cần mở rộng quyền thu thập chứng cứ và cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa. BLTTHS cần quy định về việc Cơ quan điều tra và VKS khi nhận được đồ vật, tài liệu do người bào chữa cung cấp phải đưa ra những chứng cứ này vào hồ sơ hình sự. Trong trường hợp bị cáo không có người bào chữa, việc hỏi cung cũng cần sự có mặt của người đại diện hợp pháp hoặc người thân thích được đề nghị làm người bào chữa cho họ. Quy định này không chỉ nhằm tránh tình trạng “bức cung”, “mớm cung” dẫn tới việc bị cáo phản cung tại phiên tòa mà còn tăng tính dân chủ, khách quan trong quá trình điều tra, tránh những oan sai. Hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo vững chắc các lý lẽ, lập luận mà người bào chữa đưa ra tại phiên tòa.

Thứ tư, về vấn đề tự bào chữa của bị cáo. Hiện nay trong các phiên tòa hình sự, khi đứng trước vành móng ngựa để trả lời câu hỏi của HĐXX, Kiểm sát viên, Luật sư thì một thực tế là hầu hết các bị cáo không có trong tay bất kỳ một tài liệu nào. BLTTHS không quy định rõ các bị cáo có được quyền sử dụng tài liệu khi khai báo hay không. Do đó, các Tòa án áp dụng cũng khác nhau, có Tòa cho phép sử dụng tài liệu khi khai báo, có Tòa không cho bị cáo sử dụng. Theo tôi, vì bị cáo có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu nên việc cho phép bị cáo sử dụng tài liệu khi khai báo là rất cần thiết, các số liệu có độ chính xác cao. Quy định cho bị cáo có quyền này cũng là tạo điều kiện cho họ được bình đẳng với Kiểm sát viên, vốn là người được đào tạo cơ bản, am hiểu pháp luật và luôn được sử dụng mọi tài liệu trong hồ sơ vụ án để xét hỏi, tranh luận.

Thứ năm, nâng cao số lượng đội ngũ Luật sư. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong mọi truờng hợp truy cứu TNHS luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong pháp luật cũng như trong ý thức của người dân ở các nước theo hệ tố tụng tranh tụng. Trên thực tế quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở các nước này được bảo đảm nhờ có đội ngũ Luật sư đông đảo và Luật sư là một nghề đuợc xã hội tôn trọng, ví dụ: Hoa Kỳ có hơn 300.000 Luật sư hành nghề và Luật sư là một trong các nghề có thu nhập cao trong xã hội. Theo quan niệm của người Mỹ thì "bệnh nhân có thể không có bác sỹ điều trị nhưng bị can, bị cáo thì phải có Luật sư bào chữa”. Trong khi đó (năm 1994) ở Trung Quốc chỉ có hơn 70.000 Luật sư và ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có 2.820 Luật sư [17].

Thứ sáu, bên cạnh việc không ngừng nâng cao số lượng Luật sư trong cả nước cần không ngừng thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề chất lượng, trình độ chuyên môn của Luật sư, có như vậy mới góp phần nâng cao đáng kể chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Cụ thể: Luật sư nên được đào tạo tính chuyên nghiệp ngay từ khi đang là sinh viên tại các trường đại học luật thông qua việc định hướng nghề nghiệp và đào tạo kỹ năng hành nghề. Luật sư nên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên. Xã hội nước ta đang không ngừng thay đổi và phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và được điều chỉnh bằng pháp luật, các văn bản quy phạm phạm pháp luật ngày càng nhiều hơn. Do vậy, cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng hành nghề là một yêu cầu tất yếu đối với Luật sư. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Luật sư, người tập sự hành nghề Luật sư nhằm nâng cao chất lượng tư vấn và tranh tụng của Luật sư, đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, mọi Luật sư nên được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp thường xuyên mà không nên phân biệt trình độ, năng lực hay thâm niên nghề nghiệp. Có như vậy mới hình thành được đội ngũ Luật sư giỏi kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

3.2.4. Nâng cao chất lượng của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa:

Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà phải đạt các yêu cầu sau:

- Phải tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Qua xét hỏi công khai tại phiên toà, có thể những tình tiết, chứng cứ khác với những tình tiết, chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra hoặc có những tình tiết, chứng cứ mới mà hồ sơ vụ án chưa có. Nếu những tình tiết, chứng cứ này có căn cứ, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác của vụ án thì Kiểm sát viên phải chấp nhận, không được bác bỏ. Qua ý kiến tranh luận của bị cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác, có thể có những ý kiến, quan điểm trái ngược với Cáo trạng, luận tội. Những ý kiến này có căn cứ, phù hợp với diễn biến khách quan của vụ án thì Kiểm sát viên cũng phải chấp nhận.

- Tranh luận phải bảo đảm tính có căn cứ, tính thuyết phục. Đây là một trong những yêu cầu mà Kiểm sát viên cần phải đặc biệt chú trọng khi tranh luận. Yêu cầu này đòi hỏi Kiểm sát viên khi đối đáp, tranh luận phải viện dẫn những tài liệu, chứng cứ cụ thể đã được kiểm tra tại phiên toà và những căn cứ pháp luật cụ thể, đảm bảo được tính thuyết phục.

- Phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Muốn nâng cao năng lực của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, mỗi Kiểm sát viên phải tích cực nghiên cứu, học tập để nắm vững các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về hình sự, về TTHS, các luật có liên quan, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật; nắm vững các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ về tham gia phiên toà hình sự sơ thẩm như kỹ năng trình bày bản luận tội, kỹ năng diễn đạt, đối đáp trôi chảy, khả năng phản xạ linh hoạt trước các nội dung mới phát sinh tại phiên toà. Phải thể hiện

sự ứng xử có văn hoá trong thái độ, trong cách xưng hô tại phiên toà, bảo đảm tôn trọng sự điều khiển của chủ toạ phiên toà, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng nhất là những người tham gia tranh luận với mình.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh - 14

3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất, điều chỉnh chính sách tiền lương cho Thẩm phán, Kiểm sát viên đảm bảo chất lượng tranh tụng:

Thực tế còn cho thấy, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên ở các huyện vùng sâu, vùng xa hiện nay còn nhiều khó khăn. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức ngành Toà án, VKS còn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cộng với áp lực và trách nhiệm đối với công việc rất lớn. Để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng tại phiên tào có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật... Ở một số nước đang phát triển như Brazil lương Thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử, góp phần chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Việc điều chỉnh tăng lương cho Thẩm phán, Kiểm sát viên cần tương xứng với đặc điểm nghề nghiệp để họ yên tâm công tác, không bị tiêu cực tác động.

Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức phiên tòa. Cần xây dựng các phòng xử án bảo đảm tính trang nghiêm, hiện đại, bố trí phù hợp vai trò tố tụng của các chủ thể; có đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống âm thanh, ghi âm, hình ảnh, máy tính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn. Đồng thời xây dựng cơ chế về văn hóa pháp lý tại các phiên tòa, bảo đảm cho các phiên tòa được tiến hành thật sự dân chủ, khách quan, bình đẳng.

Thiết kế mô hình cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tranh tụng. Thiết kế vị trí của các bên tại phiên tòa để đảm bảo không khí tố tụng bình đẳng, khách quan, tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu …

Vấn đề vị trí ngồi của Kiểm sát viên và Luật sư đã gây ra khá nhiều tranh cãi từ trước tới nay. Trong Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam do VKSND Tối cao đang chủ trì soạn thảo, các vấn đề về vị trí ngồi, cách thức xét hỏi, tranh luận… đều được ghi nhận theo xu hướng tiến bộ. Khoảng gần ba năm trước, TAND tỉnh Bình Dương là Tòa án đầu tiên trong cả nước đã tiến hành thí điểm việc thay đổi vị trí ngồi của HĐXX, Kiểm sát viên, Luật sư tại phiên tòa hình sự. Sau đó, dù được dư luận ủng hộ nhưng vì nhiều lý do khác nhau, cuối cùng việc thí điểm này phải dừng lại.

Gần đây, TAND Đà Nẵng đã bố trí lại vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và Luật sư tại phiên tòa hình sự. Theo đó, HĐXX sẽ ngồi ở vị trí cao nhất và riêng biệt. Ngồi phía dưới và ngay trước HĐXX là bàn của Thư ký ghi biên bản phiên tòa. Cũng ngồi phía dưới ngang hàng nhưng ở hai bên và đối diện nhau là bàn của đại diện VKS và bàn của Luật sư.

Cùng với sự thay đổi chỗ ngồi, TAND Đà Nẵng cũng đã có sự thay đổi rõ rệt trong cách thức xét hỏi tại phiên tòa hình sự. Trong phần xét hỏi, nếu trước đây chủ yếu do HĐXX trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị hại… thì nay HĐXX sẽ hạn chế hỏi, nhường quyền chủ động cho đại diện VKS. Khi nào có vấn đề còn khúc mắc, chưa được làm rõ, chủ tọa phiên tòa hoặc các thành viên trong HĐXX mới yêu cầu đại diện VKS, Luật sư tiếp tục xét hỏi để làm rõ vấn đề. Sự chuyển đổi từ mô hình xét xử xét hỏi sang xu hướng đề cao tính tranh tụng hơn này ban đầu ít nhiều cũng gặp khó khăn do đội ngũ Thẩm phán, cán bộ tố tụng còn nặng thói quen cũ. Tuy nhiên, mọi thứ dần dần đã có sự thay đổi trong nội dung xét xử: Tính chất tranh tụng được nâng cao, tòa lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa làm căn cứ tuyên án.

Hiện nay việc thay đổi cách thức xét hỏi, nâng cao tính tranh tụng, lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa làm căn cứ tuyên án đã được áp dụng tại tất cả các tòa quận, huyện ở Đà Nẵng. Riêng việc đổi mới vị trí ngồi, trước mắt mới thực hiện tại TAND Đà Nẵng, sắp tới sẽ triển khai tại các tòa quận, huyện.

Việc đổi mới vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và Luật sư chính là sự thể hiện của tinh thần thay đổi từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tranh tụng. HĐXX giữ vai trò tài phán nên phải ngồi ở vị trí biệt lập và cao nhất. Còn đại diện VKS và Luật sư bào chữa lần lượt giữ các vai trò buộc tội và gỡ tội. Hai thành phần này có vai trò ngang nhau trong tố tụng nên cần phải ngồi ngang hàng nhau.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu và thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa:

Việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong tố tụng hình sự, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của Toà án, người bào chữa, Kiểm sát viên, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng… cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên toà. Để thực hiện được điều đó thì công tác phổ biến , giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luâṭ và có ý nghĩa , vai trò hết sứ c

quan tron

g trong viêc

tăng cường pháp chế , xây dưn

g Nhà nước pháp quyền

Viêṭ Nam XHCN của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân . Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”[4]. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biển giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [9]. Do vậy cần tuyên truyền về các đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là việc tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo bình đẳng giữa các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội), Tòa án đóng vai trò trọng tài trung gian điểu khiển tranh tụng và đưa ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó cần thực hiện việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự, TTHS nói riêng để người dân hiểu về những quyền và nghĩa vụ của mình. Cần tuyên truyền cho người tham gia tranh tụng biết về quyền tự bào chữa cho mình, nếu họ không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của Luật sư.

Kết luận chương 3


Trước chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị và Hiến pháp 2013, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, đó là: các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức; các giải pháp về con người, các giải pháp vật chất – kỹ thuật, các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể: Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS hiện hành liên quan đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề đưa tranh tụng trở thành nguyên tắc cơ bản trong TTHS. Thứ hai, phải chú trọng nâng cao trình độ, kĩ năng điều khiển tranh tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Vấn đề điều khiển tranh tụng tại phiên tòa cần hướng tới bảo đảm tốt các quyền và lợi ích của con người, bảo đảm nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án đều phải dựa trên kết quả của việc tranh tụng công khai, bình đẳng tại Tòa án. Thứ ba, mở rộng nâng cao quyền bào chữa, có thể tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa, chất lượng và số lượng đội ngũ Luật sư cũng phải không ngừng được củng cố và tăng lên. Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện tranh tụng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu và thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Có như vậy chất lượng tranh tụng mới đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phù hợp xu thế chung của quốc tế.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí