141
góp phần tạo dựng môi trường xã hội - pháp lý lành mạnh; hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, mục đích của văn hóa pháp lý tương đồng với mục đích của pháp luật. Phát triển văn hóa pháp lý là cơ sở, nền tảng quan trọng để xây dựng và phát triển lối sống có văn hóa, lối sống theo pháp luật. Văn hóa tranh tụng của các chủ thể là một phần của văn hóa pháp lý - văn hóa pháp đình, biểu hiện ở các hành vi của chủ thể trong quá trình tranh tụng. Hành vi của chủ thể trong quá trình tranh tụng lại được hình thành bởi trình độ, năng lực, phẩm chất của các chủ thể tham gia tranh tụng và của chủ thể có vai trò quan trọng, người điều hành phiên tòa là Thẩm phán.
Văn hóa tranh tụng, suy cho cùng, là để bảo đảm cơ hội ngang nhau trong việc trình bày quan điểm buộc tội và gỡ tội trong một môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh. Thực tiễn thực hiện hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXST vụ án hình sự cho thấy, còn có tình trạng chưa thể hiện rõ nét văn hóa pháp lý trong tranh tụng; biểu hiện ở hành vi của các KSV và những chủ thể khác. Do đó, cần xây dựng và nâng cao văn hóa tranh tụng cho các chủ thể. Điều này không chỉ bảo đảm cho việc tranh tụng diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, xác định sự thật khách quan của vụ án, làm căn cứ cho Tòa án ra các phán quyết công minh, đúng pháp luật mà còn thể hiện tính chất của phiên tòa văn minh, dân chủ, có tác dụng giáo dục rộng rãi đối với những người tham dự phiên tòa và lan tỏa trong nhân dân, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, khẳng định, củng cố uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và VKSND nói riêng.
Nội dung của giải pháp bao gồm xây dựng và nâng cao văn hóa tranh tụng cho thẩm phán, KSV, luật sư, bị cáo, những người tham gia tố tụng khác thông qua việc xây dựng, rèn luyện, áp dụng các kỹ năng tranh tụng và văn hóa ứng xử tại phiên tòa.
Biện pháp thực hiện giải pháp đa dạng, gắn liền với sự tham gia thực hiện của từng nhóm chủ thể; trong đó cần đặc biệt quan tâm các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện những tiêu chí để xác định văn hóa tranh tụng và những yêu cầu đặt ra đối với từng chủ thể tranh tụng tại phiên tòa. Biện pháp này gắn liền với trách nhiệm của ngành Tòa án, VKSND, tổ chức luật sư trong việc xác định và đánh giá vấn đề văn hóa tranh tụng đối với các chủ thể tham gia
142
tranh tụng tại phiên tòa thuộc quyền quản lý của mình. Nội dung này phải được coi là một trong những nội dung của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của từng nhóm chức danh.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Bảo Đảm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Đáp Ứng Yêu Cầu Cải
- Giải Pháp Bảo Đảm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Đáp Ứng Yêu Cầu Cải
- Hoàn Thiện Pháp Luật Đảm Bảo Tranh Tụng Tại Phiên Tòa Theo Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
- Bảo Đảm Kinh Phí, Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 21
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 22
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
- Đưa nội dung văn hóa tranh tụng vào chương trình đào tạo, trở thành môn học, phần học bắt buộc đối với đào tạo nghiệp vụ xét xử của Thẩm phán, nghiệp vụ kiểm sát của KSV, nghiệp vụ luật sư của Luật sư. Điều này liên quan tới trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nghiệp vụ của các Học viện, nhà trường đang đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, KSV và Luật sư. Những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế là căn cứ thực tiễn quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Xác định, hoàn thiện nội dung văn hóa tranh tụng trong Quy chế ứng xử của KSV, thẩm phán, luật sư tại phiên tòa; làm cơ sở thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Quy chế phiên tòa. Quy chế này sẽ trực tiếp tác động tới thái độ, hành vi của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, qua đó còn phản ánh sự nhìn nhận, đánh giá đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ góc nhìn của người bị buộc tội và nhân dân tham dự phiên tòa.
- Phổ biến, giáo dục việc chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa cho những người tham dự phiên tòa, bảo đảm sự chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh của những người tham dự phiên tòa. Chấp hành các quy định tại phiên tòa, chủ yếu là chấp hành nội quy phiên tòa là yêu cầu bắt buộc đối với những người tham dự phiên tòa. Từ đó, tính uy nghiêm của phiên tòa xét xử được bảo đảm, QLNN được tôn trọng, phục tùng. Đây cũng là biểu hiện của văn hóa pháp lý và là điều kiện cơ bản để văn hóa tranh tụng được thực hiện.
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện quyền công tố tại phiên tòa của KSV không chỉ ở góc độ nội dung mà còn ở góc độ văn hóa tranh tụng. KSV là người đại diện cơ quan VKS, thực hiện quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử tại phiên tòa XXST vụ án hình sự. Mọi thái độ, hành vi của KSV đều mang đến những tác động nhất định tới người tiến hành tố tụng khác và người tham dự phiên tòa. Điều này đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi về văn hóa tranh tụng cao hơn đối với KSV. Họ không chỉ là người buộc tội mà còn phải là người lắng nghe, giải đáp, tranh luận, bảo vệ quan điểm buộc tội; thậm chí có thể là người thay đổi quan điểm
143
buộc tội khi có đủ căn cứ. Do vậy, KSV phải thể hiện và tạo niềm tin trong phiên tòa thông qua chính hoạt động cơ bản nhất là hoạt động tranh tụng.
- Kiên quyết xử lý hoặc đề nghị xử lý theo thẩm quyền những chủ thể tranh tụng có các biểu hiện, hành vi thiếu văn hóa trong tranh tụng. Việc xử lý vi phạm đối với bất kỳ ai có hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ mà có hình thức xử lý phù hợp là yêu cầu cần thiết, nhất là trong bối cảnh có hiện tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, lợi dụng tranh tụng để vi phạm. Hiện nay, thẩm quyền xử lý vi phạm (chủ yếu là vi phạm hành chính) thuộc về Tòa án trong trường hợp những người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa. Tuy nhiên, hiện còn thiếu vắng các quy định về việc từ chối tranh tụng hoặc lợi dụng tranh tụng để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng. Do đó, việc nghiên cứu, bổ sung và xác định rõ trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính là điều cần thiết, nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động tranh tụng và tính nghiêm minh của pháp luật.
4.2.2. Các giải pháp cụ thể
4.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ rất quan trọng của toàn hệ thống chính trị XHCN. Trong điều kiện ĐCSVN lãnh đạo nhà nước và xã hội, việc Đảng lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là tất yếu. Đảng đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo về vấn đề này như: Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng” [11]; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” [12]; Thông báo số 132-TB/TW ngày 29/5/2013 “thông báo kết luận của Ban Bí thư về kết quả kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW” [3]; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng” [15]; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong điều tra,
144
xử lý các vụ án, vụ việc” [16]; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/06/2021 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế” [4]… Những văn kiện trên là sự tiếp tục tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng qua các thời kỳ, thúc đẩy thực hiện các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu cấp bách của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, cũng thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bảo đảm việc bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành đúng pháp luật, bảo vệ quan điểm, đường lối, bảo vệ Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong ngành KSND đối với nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện là một trong những giải pháp cụ thể bảo đảm hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa sơ thẩm hình sự được thực hiện theo đúng yêu cầu, quan điểm CCTP, chủ trương đấu tranh phòng, chống tội phạm của Đảng; khẳng định vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trên thực tế; kịp thời định hướng phát huy những ưu điểm, khắc phục những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của KSV tại địa phương.
Nội dung của giải pháp bao gồm hai vấn đề cơ bản sau: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ngành KSND trong việc hoạch định chủ trương lãnh đạo nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện và trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung trên, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đối với ngành KSND cần chú trọng các giải pháp sau:
- Cấp ủy đảng các cấp phải xác định và đưa nội dung lãnh đạo công tác nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện là một trong những nội dung trọng tâm lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay. Nội dung lãnh đạo bám sát các quan điểm của Đảng về CCTP nói chung và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa nói riêng trong các Nghị quyết, kết luận của Đảng. Trong đó, phát huy vai trò tham mưu cho Đảng trong việc xây dựng, hoàn thiện Chiến lược CCTP mới thay thế cho Chiến lược CCTP đến năm 2020.
145
Lãnh đạo tham gia tích cực, đầy đủ, trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; khẩn trương xây dựng các đề án về chức năng, nhiệm vụ của Ngành và ban hành các thông tư liên tịch thuộc trách nhiệm chủ trì, phối hợp; đẩy mạnh việc hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ và công tác hướng dẫn, trả lời thỉnh thị [151].
- Tiếp tục tăng cường công tác theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo, công tác trả lời thỉnh thị các vụ việc, vụ án hình sự. Cấp trên tập trung hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm được xác định trong Chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao. Chỉ đạo VKS nắm chắc tình hình, kết quả giải quyết các vụ án thông qua các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo tháng, cáo trạng, quyết định xử lý vụ án… nhất là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, những vụ án có đơn kêu oan, khiếu nại, tố cáo vượt cấp, những vụ, việc tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng để chỉ đạo giải quyết kịp thời. Từ đó, kịp thời thông báo rút kinh nghiệm trong toàn Ngành.
- Cấp ủy đảng các cấp đánh giá khách quan, chính xác về năng lực, phẩm chất cán bộ để bố trí, sử dụng trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, đặc biệt là trong việc thực hiện quyền công tố tại phiên tòa. Việc phân công nhiệm vụ cho KSV phải dựa trên năng lực thực sự của cán bộ, kiên quyết không bố trí những cán bộ năng lực chuyên môn không vững vàng thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa. Tiếp tục thực hiện chủ trương mạnh dạn phân công giao việc để thử thách cán bộ, qua đó phát hiện được những nhân tố mới; đồng thời thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác để tạo môi trường mới, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ và chủ động phòng ngừa sự trì trệ, tiêu cực, nhất là những vị trí nhạy cảm, những khâu, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Yêu cầu người đứng đầu VKS các cấp phải thực sự “công bằng, trách nhiệm, gương mẫu”; cấp dưới phải “trung thực, tận tụy, trách nhiệm” trong công việc.
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, bảo đảm các VKS và KSV tuân thủ nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng về CCTP thông qua việc báo cáo, kiểm tra hoạt động chấp hành nghị quyết của các cấp ủy đảng và đảng viên, KSV.
146
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy toàn Ngành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Nhân rộng những gương điển hình, những cách làm hay trong việc thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa; nghiêm túc kiểm điểm, kiên quyết xử lý theo quy định của Đảng những đảng viên thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành KSND; quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm xây dựng Đảng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng các tổ chức Đảng trong toàn Ngành trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên ngành KSND.
4.2.2.2. Nâng cao nhận thức của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện về tầm quan trọng, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự
Nâng cao nhận thức của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện về tầm quan trọng, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là yêu cầu thiết yếu, đồng thời cũng là giải pháp khắc phục tình trạng chưa tích cực, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa của một bộ phận KSV. Khi KSV nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự thì bản thân KSV sẽ có sự chuẩn bị chu đáo, thực hiện nhiệm vụ tranh tụng với lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm cao nhất, nhằm làm rõ tất cả những vấn đề có liên quan tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Đây cũng là giải pháp giảm thiểu tất cả những nguy cơ gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành KSND nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến đấu tranh phòng, chống tội phạm.
147
Nội dung của giải pháp là bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho Kiểm sát viên VKSND cấp huyện và tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện đối với việc thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Thực hiện nội dung trên, các biện pháp cần được tiến hành gồm:
- Tất cả các cơ quan trong ngành KSND phải xác định việc nâng cao nhận thức của KSV nói chung, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện nói riêng về tầm quan trọng, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tranh tụng là một yêu cầu mang tính chất thường xuyên của các VKS; bảo đảm mọi KSV đều nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động tranh tụng đối với việc ban hành các phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật của HĐXX; đồng thời thấy rõ qua hoạt động này sẽ khẳng định vị thế, vai trò, trách nhiệm của KSV; củng cố niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền; thể hiện uy tín của ngành KSND trước các cơ quan khác và nhân dân. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp cho KSV tránh được tư tưởng ít giải thích, tranh luận, thậm chí né tránh tranh tụng.
- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp nâng cao nhận thức của KSV về tầm quan trọng, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Mỗi hình thức, phương pháp có vai trò riêng, sự kết hợp đa dạng các hình thức, phương pháp giúp cho việc phát huy tối đa tác dụng trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm đối với KSV. Trong đó, chú ý việc giáo dục qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, hội thi, hội thao, rút kinh nghiệm phiên tòa theo tinh thần CCTP…
- Phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị thông tin, báo chí của Ngành và các cơ quan truyền thông khác của nhà nước trong tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ của KSV. Trong đó, các cơ quan của Ngành (Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Cổng thông tin điện tử VKSNDTC và Trang tin điện tử của VKSND cấp tỉnh) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động cần nêu cao hơn nữa vai trò định hướng thông tin cho KSV và toàn ngành KSND.
- Việc bồi dưỡng nhận thức, tăng cường trách nhiệm của KSV đối với việc thực hiện nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự phải đặt trong tổng thể yêu cầu về củng cố tình cảm, niềm tin với ngành, với nghề kiểm sát. Do đó, cần
148
phát huy lòng tự hào, yêu nghề của KSV thông qua đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND, phát động và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống thực hiện nhiệm vụ công tố, tranh tụng, kiểm sát hoạt động tư pháp, tôn vinh nét đẹp của người KSV; phối hợp thực hiện những bộ phim tư liệu, phim truyện… về ngành KSND, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ngành KSND theo Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 08/6/2021 của VKSNDTC về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của ngành KSND [154]; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, chú trọng thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” gắn với phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở” [152].
4.2.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng tranh tụng, phẩm chất đạo đức cho Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện
Cán bộ là yếu tố quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Đội ngũ KSV là lực lượng nòng cốt của ngành KSND trong quá trình CCTP, xây dựng Ngành, có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; là chủ thể trực tiếp tiến hành tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, chống bỏ lọt tội phạm và khắc phục triệt để tình trạng oan, sai. Do đó, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng tranh tụng và phẩm chất đạo đức tốt. Vì thế, cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng tranh tụng, phẩm chất đạo đức cho KSV để KSV thực hiện tốt nhiệm vụ tranh tụng tại phiên tòa.
Nội dung của giải pháp là trang bị, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho KSV; bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng; củng cố, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho KSV.
Các biện pháp cụ thể thực hiện nội dung giải pháp trên bao gồm:
- Đối với việc trang bị, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm sát viên VKSND cấp huyện