Sơ Đồ Biểu Diễn Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng, Chất Lượng Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế



Đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo hướng phát triển kinh tế

Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong dài hạn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Không duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn

Không đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chệch hướng phát triển kinh tế


Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả Tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hay theo chiều hướng phát

triển yêu cầu, cùng với việc tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải tạo ra các nguồn lực về xã hội và môi trường để duy trì sự tăng trưởng đó. Chính nhờ các nguồn lực này được nuôi dưỡng nên đến lượt nó các nguồn lực này lại góp phần cho tăng trưởng kinh tế hay tạo ra tăng trưởng kinh tế cho thời gian tiếp theo. Điều đó có nghĩa rằng đầu tư cho phát triển xã hội và bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho tăng trưởng kinh tế mang tính chiến lược, dài hạn và bền vững.

Tăng trưởng kinh tế chệch hướng nâng cao chất lượng hay chệch hướng phát triển, là việc chỉ tập trung vào nâng cao tốc độ tăng trưởng tại thời điểm trước mắt, bằng cách dồn mọi nguồn lực sẵn có cho tăng trưởng kinh tế, ít đầu tư hoặc đầu tư không hợp lí cho phát triển xã hội hoặc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định mọi nguồn lực sẵn có cho tăng trưởng sẽ giảm xuống nhanh chóng, trong khi nguồn lực tăng trưởng mới chưa được tạo ra do không có sự đầu tư thích đáng… Điều đó tất yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm (-). Đó cũng chính là lí do giải thích vì sao để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn phải chú trọng khía cạnh xã hội và bảo vệ môi trường. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chính là tính chất, phương thức phân bổ các nguồn lực cho quá trình tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.


2.1.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và văn hoá v.v. Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn loài người đến việc xem xét và đánh giá các mối quan hệ: con người - trái đất, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình; khả năng đồng hoá chất thải của môi trường là có giới hạn, nên con người cần thiết phải sống hài hoà với tự nhiên; sự cần thiết phải tính đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự tăng trưởng v.v. Bên cạnh đó, cần thiết phải đảm bảo một môi trường sống lành mạnh để con người tự do phát huy khả năng của mình, được chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng, đảm bảo các quyền được sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc… Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một quan niệm sống mới: “phát triển bền vững” (PTBV).

Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong bản báo cáo “Chiến lược bảo tồn Thế giới” (Word Conservation Strategy) do Ủy ban Bảo tồn và Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đề xuất năm 1980 với nội dung khá đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái" (Ủy ban Bảo tồn và Thiên nhiên Thế giới IUCN, 1980, tr. 32).

Khái niệm PTBV được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay được đưa ra năm 1987 trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED với tiêu đề “Tương lai của chúng ta - Our Common Futur”. Báo cáo nêu rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế


giới – WCED, 1987, tr. 23). Định nghĩa này có nội dung bao quát, không bị gò bó bởi những chuẩn mực hoặc quy tắc đã định sẵn, có thể dễ dàng áp dụng vào điều kiện thực tế trong mọi hoàn cảnh của mỗi quốc gia, mỗi vùng, lãnh thổ, vì vậy, khái niệm này được nhiều nước chấp nhận.

Khái niệm PTBV sau đó được được bổ sung và hoàn chỉnh trong các văn kiện và công bố của các tổ chức quốc tế. Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp nhau của ba hệ thống tương tác lớn của thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất lần thứ hai được tổ chức tại Johannensberg (2002), Nam Phi đã thông qua hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động về bền vững với ba trụ cột chính của phát triển bền vững là phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Vào những năm gần đây dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu đã đề ra một chiến lược mới trong tăng trưởng kinh tế, đó là chiến lược tăng trưởng xanh. Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã gộp những xu hướng xanh vào trong nền Kinh tế xanh hoặc Thoả thuận xanh mới toàn cầu. Năm 2009, các nước OECD đã yêu cầu cần xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh như là động lực quan trọng để phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Phát triển bền vững khác với phát triển truyền thống ở sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường sinh thái được bảo tồn. Mục tiêu của PTBV là vì con người, con người là trung tâm và là mối quan tâm lâu dài của sự phát triển. Sự phát triển của các thế hệ hiện tại không làm tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai mà phải tạo điều kiện để các thế hệ tiếp nối thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của họ.

Để duy trì sự hài hòa trong phát triển, yêu cầu của phát triển bền vững là các nội dung phát triển của nó (các trụ cột phát triển) phải phát triển bền vững. Trong đó:

Phát triển bền vững về kinh tế là một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, ổn định, có cơ cấu hợp lí, chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân, tránh được suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nợ cho các


thế hệ mai sau. Phát triển kinh tế bền vững còn phải đảm bảo không gây ra sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.

Phát triển bền vững về môi trường là sự phát triển bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp để cải thiện và quản lí môi trường.

Phát triển bền vững về xã hội là sự phát triển mà trong đó nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo. Sự công bằng của người dân trong việc có quyền lao động, đảm bảo các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị và xã hội.

Nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững đặt ra yêu cầu quan trọng nhất là, khi phát triển của các lĩnh vực cụ thể, riêng rẽ phải chú trọng đến hậu quả của nó đối với các lĩnh vực khác; khi phát triển một địa phương, một phạm vi địa lí nào đó phải chú trọng đến tác hại của nó đến các nơi khác và khi phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại phải chú trọng đến tác hại của nó đến sự phát triển trong tương lai.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế có nhiều nét tương đồng với phát triển bền vững về kinh tế. Bản chất của tăng trưởng có chất lượng chính là phát triển bền vững về kinh tế. Theo quan niệm này, tăng trưởng kinh tế có chất lượng phải là sự phát triển nhanh, vững chắc, hiệu quả đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đồng thời không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, tăng trưởng có chất lượng phải là sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững chính là tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu là phát triển xã hội. Đồng thời nếu quá trình tăng trưởng đó hài hòa được các mục tiêu môi trường thì đó chính là phát triển bền vững.

Theo sơ đồ 2.2. dưới đây ta thấy, phát triển bền vững chính là tăng trưởng kinh tế theo hướng đảm chất lượng đồng thời sự tăng trưởng đó phải hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững khác với quan niệm của phát triển truyền thống chính là khía cạnh môi trường của sự phát triển. Nếu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội thì đó mới là phát triển theo cách hiểu truyền thống, còn nếu tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường thì đó là phát triển bền vững.


Phát triển bền vững nhấn mạnh đến khía cạnh môi trường của sự phát triển. Trong mối quan hệ giữa ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường thì trụ cột môi trường mang tính nền tảng (giá đỡ), tăng trưởng kinh tế là phương tiện, còn phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển bền vững.

Bảo đảm chất lượng tăng trưởng kinh tế

Hài hòa với

môi trường

Phát triển bền vững

Tăng trưởng kinh tế

Không bảo đảm chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chệch hướng phát triển bền vững

Phát triển xã hội

Không hài hòa với môi trường

Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế và

phát triển bền vững

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả

2.1.3. Nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế

2.1.3.1. Khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo khái niệm đã được trình bày trên đây, chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm 3 nội dung chính là: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nội dung kinh tế là cốt lõi.

Theo kinh tế học, quy mô của một nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm trong nước (gross domestic product - GDP), tổng sản phẩm quốc gia (gross national product - GNP), hoặc mức tổng sản phẩm bình quân theo đầu người hay mức thu nhập bình quân theo đầu người (Per Capita Income, PCI). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hay GNP, hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là khái niệm phản ánh sự phát triển đơn thuần về lượng, mà không kèm theo những thay đổi đáng kể nào về chất [58, tr.67].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ảnh mức độ gia tăng quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế qua các thời kì. Tăng trưởng kinh tế có thể được đo bằng mức tăng trưởng tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ hay tỉ lệ tăng trưởng).


Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kì cần so sánh. Mức tăng trưởng tương đối, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ phần trăm tăng thêm giữa sản lượng hàng hóa và dịch vụ của thời kì nghiên cứu so với mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ của thời kì trước hoặc của thời kì gốc. Ngoài ra, người ta còn đo lường tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn nhất định (5 năm, 10 năm, 15 năm…).

Trong các nghiên cứu về kinh tế thị trường, ngoài hai chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nêu trên (GDP và GNP), người ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như tổng giá trị sản xuất (gross output - GO), thu nhập quốc gia thô (Gross national income – GNI) hoặc các chỉ tiêu GDP, GNP, GO bình quân đầu người [38, tr.34].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là biểuhiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nângcao chất lượng cuộc sống. Là điều kiện để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nângcao mức sống của nhân dân. Xuất phát từ vai trò đó, dĩ nhiên là các quốc gia đều muốnduy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, do sự tác động lẫnnhau giữa các yếu tố trong nội tại của nền kinh tế, cũng như sự tác động qua lại giữa tốcđộ tăng trưởng kinh tế với các yếu tố khác như xã hội và môi trường, nên rất khó để mộtquốc gia có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt một thời gian dài.

Thực tế, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, đối với một quốc gia, dù ở bất kì trình độ phát triển nào, có rất ít khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP đầu người trung bình trên 5% trong một giai đoạn dài. Tuy nhiên, trong trung hạn, tức là trong vòng khoảng một thập kỉ, khi có những điều kiện thuận lợi cả bên trong và bên ngoài, có thể đạt tới tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 10%, tức là tỉ lệ tăng trưởng GDP/đầu người khoảng 8%/năm (do dân số tăng). Tuy nhiên, thành tích này rất ít khi đạt được. Một tỉ lệ tăng trưởng - GDP khoảng 8% (GDP đầu người khoảng 6-6,5%) trong vòng 1 thập kỉ có thể coi là một kết quả khá cao đối với bất kì quốc gia nào [72, tr.22].

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia trên thế giới đều muốn tìm kiếm con đường phát triển cho mình bằng cách chú trọng nhiều đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia chỉ đạt được những thành công nhất định trong ngắn hạn, còn xét về dài hạn thì không đạt được kết quả như mong


muốn. Bảng thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong 4 thập kỉ, từ 1960-2000 đã phần nào thể hiện điều đó.

Bảng 2.1.Tăng trưởng kinh tế của thế giới từ năm 1960 - 2000


Vùng/Khu vực

GDP (%/năm)

GDP đầu người (%/năm)


1960-

1970

1970-

1980

1980-

1990

1990-

2000

1960-

1970

1970-

1980

1980-

1990

1990-

2000

Thế giới (84 nước)

5,1

3,9

3,5

3,3

3,5

1,9

1,8

1,9

Các nước công nghiệp

(22 nước)

5,2

3,3

2,9

2,5

3,9

1,7

1,8

1,5

Các nước Đông Á

(không tính Trung Quốc)

6,4

7,6

7,2

5,7

3,7

4,3

4,4

5,7

Trung Quốc

2,8

5,3

9,2

10,1

0,9

2,8

6,8

8,8

Châu Mĩ Latinh

(22 nước)

5,5

6,0

1,1

3,3

2,8

2,7

-1,8

0,9

Nam Á (4 nước)

4,2

3,0

5,8

5,3

2,2

0,7

3,7

2,8

Châu Phi (19 nước)

5,2

3,6

1,7

2,3

2,8

1,0

-1,1

-0,2

Trung Đông (9 nước)

6,4

4,4

4,0

3,6

4,5

1,9

1,1

0,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 6

Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”.

Brooking Panel on Economic Activiti, September 4-5, 2003.

Từ thực tế, tăng trưởng trong 4 thập kỉ của thế giới, có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng cao trong một vài năm không phải là yếu tố quyết định trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu trong dài hạn không cần tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lí nhưng bền vững. Người ta tính rằng, nếu một quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng 5% trong vòng một thế kỉ thì tổng thu nhập quốc dân của quốc gia đó sẽ tăng 135 lần, còn nếu chỉ giữ được ở mức 2% thì tổng thu nhập cũng tăng 10 lần.

Vấn đề đặt ra ở đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao hợp lí và khoảng thời giandài là bao nhiêu?

Lí thuyết về tổng cầu phần nào giúp ta trả lời câu hỏi thứ nhất. Theo lí thuyết này,các nhân tố tổng cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hai hướng:

- Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố nguồn lực vì một bộ phận nguồn lực không được huy động vào hoạt động kinh tế.


- Nếu tổng cầu gia tăng khi nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Còn khi nền kinh tế hoạt động đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế.

Căn cứ vào lí thuyết tổng cầu, có thể kết luận tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao hay hợp lí ở đây chính là mức tăng trưởng cần thiết để đạt tới mức sản lượng tiềm năng. Do đó, đối với các nền kinh tế khác nhau, thì sản lượng tiềm năng khác nhau nên tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí cũng khác nhau. Hơn nữa, đối với một nền kinh tế, vào những giai đoạn phát triển khác nhau thì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí cũng khác nhau.

Hộp 2.1. Thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia Trong bốn thập kỉ qua, không quốc gia nào duy trì được tốc độ tăng trưởng

GDP/đầu người trung bình trên 6%. Nhật Bản, trong 25 năm phát triển mạnh mẽ

nhất, tức là trong giai đoạn 1960-1985, chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân GDP/đầu người là 5,8%. Xét trong cả 4 thập kỉ, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ ở mức 4,8%; các nước Đông Á đạt khoảng 4,4%.

Nếu xét trong khoảng thời gian một thập kỉ thì kỉ lục về tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của một quốc gia thuộc về các nước Đông Á. Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore đều đã từng đạt được trong một hoặc hai thập kỉ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm, còn Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia cũng giữ được mức xấp xỉ 10%.

Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”. Brooking Panel on Economic Activiti, September 4-5, 2003.

Còn vấn đề khoảng thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lí là bao nhiêu. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước trên thế giới thấy rằng, điều đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng khu vực và vào từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Về nguồn gốc của sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, theo công thức Y = F (K,L,TFP), trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP) thì tăng trưởng kinh tế (TTKT) được phân thành 2 loại: TTKT theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và TTKT theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023