Bảng 3.10. Tỉ phần đóng góp của nhân tố trong tỉ lệ tăng lên của GDP | 89 | |
18 | Bảng 3.11. Tỉ trọng các nhóm ngành trong cơ cấu GDP của Hà Nội | 90 |
19 | Bảng 3.12. Tỉ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu sản xuất công nghiệp | 92 |
20 | Bảng 3.13. Tỉ trọng các ngành trong tổng doanh thu dịch vụ | 93 |
21 | Bảng 3.14. Tỉ trọng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản | 95 |
22 | Bảng 3.15. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế | 96 |
23 | Bảng 3.16. Hệ số ICOR của Hà Nội theo thành phần kinh tế | 98 |
24 | Bảng 3.17. Kết quả đánh giá PCI ở Hà Nội | 99 |
25 | Bảng 3.18. Tỉ lệ hộ nghèo Hà Nội giai đoạn 2001 - 2012 | 102 |
26 | Bảng 3.19. So sánh tăng trưởng và giảm nghèo | 103 |
27 | Bảng 3.20. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ cao nhất và thấp nhất | 105 |
28 | Bảng 3.21. Hệ số GINI của Hà Nội (2004 – 2010) | 106 |
29 | Bảng 3.22. Thay đổi của HDI Hà Nội giai đoạn 1999 – 2008 | 107 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Các Tác Giả Ngoài Nước
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Một Trong Những Nghiên Cứu Ngoài Nước Có Giá Trị Tham Khảo Tốt Khi Nghiên Cứu
- Khái Niệm Và Nội Dung Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH
Nội dung | Trang | |
1 | Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế | 29 |
2 | Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững | 33 |
3 | Hình 2.3. Giá trị hàng công nghệ cao Thâm Quyến giai đoạn 1999-2006 | 64 |
Hình 2.4. Thu nhập bình quân đầu người Thâm Quyến từ 1980-2010 | 65 | |
5 | Hình 3.1. Hệ số ICOR của Hà Nội và cả nước | 81 |
6 | Hình 3.2. Tốc độ tăng lao động của ba khu vực của Hà Nội, 2007 – 2011 | 84 |
7 | Hình 3.3. Chỉ số nghèo của Hà Nội và TP. HCM | 104 |
DANH MỤC HỘP
Nội dung | Trang | |
1 | Hộp 2.1. Thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia | 36 |
2 | Hộp 2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội | 39 |
3 | Hộp 2.3. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường | 41 |
4 | Hộp 2.4. Cách tính tốc độ tăng và tỉ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra | 49 |
5 | Hộp 3.1. Hà Nội có những đoạn đường đắt nhất hành tinh | 82 |
6 | Hộp 3.2. Năng suất lao động của Việt Nam và các nước châu Á | 87 |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
Viết tắt | Nguyên nghĩa | |
1 | BHXH | Bảo hiểm xã hội |
2 | BHYT | Bảo hiểm y tế |
3 | CNH, HĐH | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa |
4 | CN-XD | Công nghiệp – xây dựng |
5 | DNNN | Doanh nghiệp nhà nước |
6 | DNTN | Doanh nghiệp tư nhân |
7 | ĐHQG | Đại học quốc gia |
8 | ĐHQG TP. HCM | Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
9 | ĐHQGHN | Đại học Quốc gia Hà Nội |
10 | HQĐV | Hiệu quả của một đồng vốn sản |
11 | KHCN | Khoa học, công nghệ |
12 | KTNN | Kinh tế nhà nước |
13 | KTTN | Kinh tế tư nhân |
14 | KT-XH | Kinh tế - xã hội |
15 | NSLĐ | Năng suất lao động |
16 | PTBV | Phát triển bền vững |
17 | SXKD | Sản xuất kinh doanh |
18 | TTKT | Tăng trưởng kinh tế |
19 | XDCB | Xây dựng cơ bản |
20 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
2. Tiếng Anh
Viết tắt | Nguyên nghĩa | Nghĩa tiếng Việt | |
1 | APO | Asian Productivity Organization | Tổ chức Năng suất Châu Á |
2 | GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm trong nước |
3 | GINI | GINI coefficient | Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập |
4 | HDI | Human Development Index | Chỉ số phát triển con người |
5 | ICOR | Incremental Capital - Output Ratio | Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư/ Hệ số đầu tư tăng trưởng |
6 | IUCN | International Union for Conservation of Nature and Natural Resources | Ủy ban Bảo tồn và Thiên nhiên Thế giới |
7 | PCI | Provincial Competitiveness Index | Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố |
8 | TFP | Total Factor Productivity | Năng suất nhân tố tổng hợp/ Năng suất tổng nhân tố |
9 | UNEP | United Nations Environment Programme | Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc |
10 | WB | World Bank | Ngân hàng Thế giới |
11 | WCED | World Commission on Environment and Development | Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới |
12 | WEF | World Economic Forum | Diễn đàn Kinh tế Thế giới |
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là nhằm phục vụ lợi ích con người, để thực hiện mục tiêu đó, trước đây, hầu hết các nước đang phát triển thường chú trọng vào việc nâng cao thu nhập thông qua việc gia tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm trong nước (GDP). Kết quả là, sau một thời gian, nhiều quốc gia đã gặp phải những vấn đề bất cập. Việc gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, không tính đến hiệu quả tổng hợp, lâu dài, chỉ dựa vào việc khai thác tài nguyên và lao động rẻ, đã dẫn đến tình trạng sau một thời gian tăng trưởng nóng, nền kinh tế đã lâm vào suy thoái, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng, sự chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng cao.
Vì vậy, trong thời gian gần đây, nhiều nước đã điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế với nội dung cơ bản là không quá coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế trước mắt, mà ngày càng chú trọng hơn đến sự tăng trưởng một cách ổn định, lâu dài và tăng trưởng kinh tế phải hàm chứa trong đó vấn đề công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Về thực chất, đây là một bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng, sang chiều sâu, hay từ việc coi trọng mục tiêu gia tăng quy mô kinh tế sang mục tiêu coi trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế (CLTTKT).
Quán triệt quan điểm đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 2011-2020, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững”[20, tr.55] và coi đây là yêu cầu xuyên suốt trong việc thực hiện Chiến lược. Về thực chất, đây là quan điểm chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu; hay từ việc quá coi trọng tốc độ tăng trưởng sang coi trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao CLTTKT, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với cả nước, mà còn đối với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành kinh tế, một địa phương, hay một thành phố như Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong thời kì 2001-2010 đạt 10,85%/năm, cao gấp 1,5 lần so với cả nước (7,26%/năm). Cơ cấu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, kinh tế thủ đô chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng. Tăng trưởng kinh tế còn chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Năng suất, chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, các nguồn lực về vốn, lao động và công nghệ chưa được sử dụng hiệu quả. Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn chưa có sức cạnh tranh tốt, tăng trưởng xuất khẩu chưa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và gia công…
Năng lực quản trị điều hành nền kinh tế thủ đô còn mang dáng dấp hành chính quan liêu. Phân cấp quản lí còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp. Chưa bảo đảm bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế. Môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh của Thủ đô ở mức thấp, chậm được cải thiện. Tư duy quản lí điều hành còn chạy theo số lượng, thành tích, đề cao số lượng, coi nhẹ chất lượng tăng trưởng, đánh đổi mục tiêu tăng trưởng với sự trả giá cao về xã hội và môi trường... Tăng trưởng kinh tế chưa hài hòa với các mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Giãn cách giàu nghèo của Hà Nội vẫn còn ở mức cao và đang có xu hướng tăng. Tốc độ đô thị hoá nhanh và tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức xúc.
Để kinh tế thủ đô phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, cần phải phân tích đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng như hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh… Làm rõ thực trạng việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó chỉ rõ nguyên nhân và tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là cần thiết và chính là lí do tác giả chọn đề tài này cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế; làm rõ các tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế quốc gia nói chung và một địa phương như thủ đô Hà Nội nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội theo những tiêu chí đã đề ra, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CLTTKT của Hà Nội. Cụ thể là tính chất, phương thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian qua và sự tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các khía cạnh xã hội và môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu CLTTKT trên địa bàn Hà Nội trước và sau khi mở rộng vào năm 20081.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu CLTTKT của Hà Nội từ năm 2001 đến 2012, trong đó tập trung vào giai đoạn 2008-2012.
+ Về nội dung:
Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế… hình thành các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội phù hợp với cách tiếp cận của kinh tế chính trị.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội được thực hiện trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian qua và các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời gian tới.
4. Phương thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu lí thuyết nhằm xác định bản chất khái niệm, các đặc trưng chủ yếu của chất lượng tăng trưởng kinh tế. Làm rõ nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế trên
1 Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Hà Nội mở rộng bao gồm: Hà Nội cũ với toàn bộ tỉnh HàTây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Về khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm các nội dung như: vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lao động và năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp, cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế…Về khía cạnh xã hội của chất lượng tăng trưởng kinh tế: phân tích đánh giá nhằm làm rõ mối liên hệ, tác động giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội. Về khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế: phân tích đánh giá nhằm làm rõ tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường như tác động đến nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, xử lí chất thải…
Hình thành các tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội theo các khía cạnh nêu trên.
Mục tiêu của việc phân tích đánh giá là nhằm chỉ ra các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
Căn cứ vào các nguyên nhân hạn chế hiệu quả của chất lượng tăng trưởng tế, kết hợp với việc nhận định đánh giá các yếu tố khó khăn và thuận lợi của bối cảnh trong nước và quốc tế, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới và đây chính là mục tiêu nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận có tính chất xuyên suốt và căn bản của Luận án là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt chúng trong điều kiện lịch sử cụ thể và trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng.
Trên cơ sở phương pháp luận chung trên đây, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể là:
- Phương pháp phân tích, đánh giá được tiến hành trên kết quả thu thập, xử lí số liệu và dữ liệu. Trong luận án, phương pháp này được áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian qua. Đối với một số tiêu chí, việc phân tích đánh giá có thể được tiến hành theo định lượng dựa trên việc so sánh các số liệu tính toán, đối với một số tiêu chí khác, do thiếu số liệu, hoặc việc phân tích đánh giá không cần thiết về mặt định lượng thì được tiến hành theo đánh giá định tính.