Khái Niệm Và Nội Dung Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế


nước nhằm phân tích đánh giá một hoặc một số nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế như: Khía cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), hay khía cạnh xã hội hoặc khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế

Đối với Hà Nội, các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủ đô còn rất ít. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả nước và các địa phương khác, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến một hoặc một số nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội một cách toàn diện và hệ thống.

Việc nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước về chất lượng tăng trưởng kinh tế, một mặt đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện luận án “Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội”, mặt khác cho thấy đó là các tư liệu cần thiết, có giá trị tham khảo rất tốt cho việc thực hiện luận án này.


Chương 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. Khái niệm và nội dung chất lượng tăng trưởng kinh tế

2.1.1. Các quan niệm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế

Mặc dù, việc nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu từ lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn có một số quan niệm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Theo Vinod et al, chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên 3 khía cạnh là:

(1) tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn; (2) tăng trưởng kinh tế cần phải đóng góp trực tiếp vào việc cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội cụ thể là phân phối thành quả của phát triển và xóa đói giảm nghèo và (3) tăng trưởng kinh tế nhưng không làm xuống cấp chất lượng môi trường [90, tr.127]. Báo cáo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế” (Quality of Growth) năm 2000 của Ngân hàng thế giới lại nhấn mạnh 2 khía cạnh, theo đó chất lượng tăng trưởng kinh tế là: (1) tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cần được duy trì trong thời gian dài hạn và (2) tăng trưởng kinh tế cần phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống [34, tr.16].

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 5

Như vậy, so với Ngân hàng thế giới khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế của Vinod et al có điểm tương đồng là tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn. Tuy nhiên, một trong những điểm khác của Vinod et al là đã cụ thể khía cạnh tăng trưởng kinh tế cần phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bằng những nội dung cụ thể về xã hội và môi trường.

Năm 2004, nhóm nghiên cứu Thomas, Dailami và Dhareshwar đưa ra quan điểm mới cho rằng: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao, diễn ra liên tục trong một thời gian dài, đồng thời sự tăng trưởng đó phải bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội và cải thiện môi trường” (Thomas, Dailami, Dhareshwar 2004, tr. 68).

Định nghĩa trên chỉ ra rằng, một nền kinh tế phát triển theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng phải bảo đảm 3 nội dung cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường: (1). Về khía cạnh kinh tế, đó là sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và phải được duy trì liên tục trong dài hạn; (2). Khía cạnh xã hội yêu cầu sự tăng trưởng kinh tế phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của phát


triển và xóa đói giảm nghèo; (3). Khía cạnh môi trường đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế không những không làm xuống cấp mà còn phải góp phần cải thiện chất lượng môi trường.

Ngoài một số định nghĩa nêu trên, thực tế còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, dựa trên đầu vào của quá trình sản xuất một số học giả cho rằng, đó là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo cơ hội bình đẳng cho các nhà đầu tư quản lí hiệu quả các nguồn lực đầu tư… Dựa vào đầu ra của quá trình sản xuất, một số khác lại cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế là việc cải thiện chất lượng cuộc sống đó là sự bình đẳng trong phân phối thu nhập, bình đẳng về giới trong phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái… Chất lượng tăng trưởng kinh tế được tiếp cận nghiên cứu như đã trình bày trên đây có thể được hiểu là theo nghĩa rộng. Ngoài ra, theo nghĩa hẹp chất lượng tăng trưởng kinh tế được xem xét giới hạn theo các ngành, lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như: chất lượng đầu tư, chất lượng xuất khẩu, chất lượng dịch vụ công, chất lượng giáo dục, chất lượng y tế…

Nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Stiglitz cho rằng, bên cạnh yêu cầu tốc độ tăng trưởng cao, đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô còn đòi hỏi quá trình tăng trưởng kinh tế phải: “(1) Có sự đóng góp ngày càng cao của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp để đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng dài hạn và hạn chế được những tác động của yếu tố bên ngoài tới quá trình phát triển kinh tế trong nước; (2) Có hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động... ngày càng cao; (3) Có năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng cao; tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và bền vững. Cơ cấu kinh tế ngày càng phát triển theo hướng chất lượng và hiện đại; (4) Tăng trưởng kinh tế có chất lượng là tăng trưởng đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển xã hội, cải thiện và tăng cường phúc lợi cho người dân, giảm tỉ lệ và số lượng người đói, nghèo; tăng cường dân chủ xã hội...; (5) Tăng trưởng kinh tế có chất lượng là tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, tức là tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển bền vững” (Stiglitz Joseph E, 2000, tr. 331).

Ở Việt Nam, các nhà kinh tế cũng đã đưa ra một số quan điểm về chất lượng tăng trưởng kinh tế để sử dụng trong các nghiên cứu của mình. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở tính bền vững của tăng trưởng với việc sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất có hiệu quả, phân phối sản phẩm


đầu ra công bằng, chất lượng cuộc sống được cải thiện và môi trường sinh thái được bảo vệ... Lê Huy Đức cho rằng, tăng trưởng kinh tế có chất lượng là tính ổn định trạng thái bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế. Trần Thọ Đạt (2010, tr. 55) cho rằng, “chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, được thể hiện qua một loạt chỉ tiêu như nhân tố năng suất nhân tố tổng hợp, đời sống của nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

Từ đó, cho thấy rằng, việc nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế được bắt đầu từ mặt lượng (hay quy mô, tốc độ tăng trưởng) và đã trải qua một thời gian dài. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là do vấn đề này được tiến hành nghiên cứu bởi những ngành khoa học khác nhau, với những quan điểm, phương thức tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu cũng khác nhau. Hơn nữa, chất lượng tăng trưởng kinh tế là một khái niệm khá phức tạp, sự khác nhau giữa các khái niệm trên đây phần nào đã nói lên điều đó. Trong luận án này, chất lượng tăng trưởng kinh tế được định nghĩa như sau:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao nhưng ổn định trong suốt một thời gian dài, dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và sự đóng góp ngày càng cao của năng suất nhân tố tổng hợp; là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, dựa trên việc phân phối công bằng và hiệu quả; Đồng thời sự tăng trưởng đó phải gắn liền với bảo vệ môi trường thông qua việc khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Định nghĩa này, nhìn chung tương thích với những định nghĩa được nêu trên. Không những nêu bật các mục tiêu cơ bản của chất lượng tăng trưởng kinh tế trên tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường mà phần nào đã đề cập đến phương thức để thực hiện các mục tiêu đó.

Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế chính là mặt lượng và mặt chất của một nền kinh tế. Mặt lượng của nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế, phản ánh sự thay đổi về quy mô của nền kinh tế thông qua các con số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng), hoặc số tương đối (tỉ lệ tăng trưởng) là tỉ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kì nghiên cứu so với thời kì trước đó hoặc thời kì gốc. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng để phản ánh sự gia tăng nhanh


hay chậm giữa các thời kì. Mặt chất của nền kinh tế hay chất lượng tăng trưởng kinh tế, phản ánh tính chất, phương thức để đạt được sự tăng trưởng kinh tế. Nếu như sự tăng trưởng kinh tế đạt được nhờ sự tăng trưởng về vốn, lao động và tiêu thụ tài nguyên trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động thấp, việc sử dụng các nguồn tài nguyên không hợp lí… sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại và cùng với nó là các hậu quả về mặt xã hội và môi trường. Đó chính là sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm chất lượng hay “chệch hướng” nâng cao chất lượng kinh tế.

Ngược lại, nếu một nền kinh tế tăng trưởng dựa trên các yếu tố đầu vào được sử dụng hiệu quả (thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động xã hội, năng suất nhân tố tổng hợp tăng và ổn định, hao phí năng lượng điện/GDP…); cơ cấu kinh tế phù hợp; nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, quản lí kinh tế của nhà nước có hiệu quả… sẽ dẫn đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài và cùng với nó là các thành quả về mặt xã hội cũng như môi trường. Đó chính là phương thức tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng.

Như vậy, ngoài khía cạnh kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn liên quan đến đến các khía cạnh xã hội và môi trường.

Về khía cạnh xã hội, một nền kinh tế tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng đòi hỏi sự tăng trưởng đó phải đi đôi với nâng cao phúc lợi của công dân và công bằng xã hội. Sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng cao của tăng trưởng kinh tế.

Về khía cạnh môi trường, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhiều quốc gia thời gian qua thường dẫn tới huỷ hoại về môi trường, tạo ra nguy cơ phát triển “chệch hướng” bền vững. Vì vậy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế phải lấy các nguyên tắc của phát triển bền vững tức là sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường làm nền tảng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chính là một phần của phát triển kinh tế hay phát triển bền vững.

Tóm lại, khác với tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế đề cập đến tính chất và phương thức của tăng trưởng kinh tế, tức là sự đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng cách nào, dựa vào nguồn lực nào là chính và sự đạt được mục tiêu tăng trưởng đó có tác động như thế nào đến xã hội và môi trường.


2.1.2. Phân biệt chất lượng tăng trưởng kinh tế với một số khái niệm khác

2.1.2.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Dưới góc độ triết học có thể nhận thấy rằng, giữa các khái niệm tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân làm cho kinh tế tăng trưởng, dẫn đến sự thay đổi quy mô của một nền kinh tế. Đó chính là sự biến đổi về lượng, tuy nhiên, sự biến đổi về lượng này có thể dẫn đến hai xu hướng khác nhau.

Nếu sự tăng trưởng kinh tế đó, được dựa trên các yếu tố có lợi cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng, cũng như đảm bảo các khía cạnh về xã hội và môi trường, thì sự tăng trưởng kinh tế đó là đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu sự tăng trưởng kinh tế đó được dựa trên các yếu tố không có lợi cho việc thực hiện các khía cạnh nêu trên, thì sự tăng trưởng đó là không có chất lượng. Điều đó có nghĩa là, mặc dù, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chỉ duy trì được trong ngắn hạn, hơn nữa sự tăng trưởng đó không góp phần cải thiện về mặt xã hội, bảo vệ môi trường mà còn làm tăng thêm sự bất công về mặt xã hội và hủy hoại môi trường. Những bất cập này đến lượt nó lại khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chỉ tồn tại trong ngắn hạn.

Trên thực tế, đó là mô hình phát triển theo chiều rộng. Quy mô của một nền kinh tế là tổng giá trị của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Do đó, một nền kinh tế tăng trưởng không nhất thiết chỉ, hoặc phải có sự tăng lên về số lượng hàng hóa và dịch vụ, mà tăng trưởng kinh tế có thể đạt được thông qua việc tăng giá trị thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Điều này được gọi là tăng trưởng về chất lượng (hàng hóa và dịch vụ), một trong những yếu tố bảo đảm chất lượng tăng trưởng.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện thông qua các nội dung chính là năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, lao động xã hội không ngừng được cải thiện; đời sống của nhân dân lao động không ngừng nâng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hiệu quả. Phản ánh được xu thế phát triển của thời đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng với tiềm năng; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.


Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi căn bản và sâu sắc về cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.

Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi thuần túy về mặt lượng của nền kinh tế.Trong khi đó, phát triển kinh tế không chỉ phản ánh sự thay đổi về lượng mà phản ánh cảsự thay đổi về chất của nền kinh tế; phản ánh không chỉ sự tiến bộ về mặt kinh tế, mà cònphản ánh cả sự thay đổi về xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Tiến bộ kinh tế là cơ sở,là điều kiện cơ bản để đạt được những tiến bộ về xã hội. Sự tích lũy về lượng của nềnkinh tế là điều kiện cần để tạo ra sự nhảy vọt về chất của nền kinh tế và cũng là điều kiệncơ bản giúp cho cải thiện cuộc sống của con người. Tăng trưởng kinh tế cao và dài hạn làcơ sở để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế và mở ra cơ hội cho việc thu hút cácnguồn lực vào hoạt động kinh tế, nhờ đó tạo điều kiện cho mọi người tham gia hoạt độngkinh tế, tạo thu nhập và cải thiện đời sống. Tăng trưởng kinh tế cũng tạo điều kiện để tăngthu ngân sách nhà nước. Nhờ đó, Nhà nước có thể tăng đầu tư công và chi tiêu công vừađảm bảo phát triển kinh tế, vừa có điều kiện để thực hiện xoá đói giảm nghèo, thực hiệncông bằng xã hội. Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập bìnhquân đầu người thấp, nếu không đạt được tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm, thìkhó có điều kiện để nâng cao trình độ phát triển của đất nước và cải thiện mọi mặt đờisống kinh tế-xã hội của người dân.

Tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế. Tăng trưởngchỉ mới là biểu hiện của sự gia tăng về lượng, tự nó chưa phản ánh sự biến đổi về chất củanền kinh tế. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thứckhác nhau và dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng kinh tếkhông gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, không làm giatăng, mà thậm chí lại làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, thì tăng trưởng kinhtế như vậy không tạo ra phát triển kinh tế. Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế chỉ đemlại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích khôngđáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoét sâu


bất bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng kinh tế như vậy, rốt cục, cũng chỉđem lại kết quả ngắn hạn, không thúc đẩy được phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tếnhư vậy sẽ không tồn tại lâu dài.

Nếu chất lượng mới của nền kinh tế được sinh ra do tác động của sự tăng trưởng kinh tế mà phù hợp với xu hướng phát triển thì đó chính là phát triển kinh tế. Phát triểnkinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sựthay đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội. Là sự tăngtrưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Phát triển nền kinh tế là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế, xã hội của một quốc gia. Như vậy, đích đến của phát triển kinh tế là một xã hội phát triển. Khi nói về bản chất của phát triển kinh tế, chúng ta khẳng định, mục tiêu cuối cùng mà các quốc gia theo đuổi không phải là tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng không phải là chuyển dịch để có một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả. Tất các các điều đó chỉ là những mục tiêu trung gian để hướng tới mục tiêu cuối cùng là vì sự tiến bộ của con người mà nòng cốt là bảo đảm phát triển toàn diện con người. Phát triển con người là quá trình mở rộng khả năng lựa chọn của con người và mức độ cuộc sống của họ. Các lựa chọn cần được mở rộng liên quan đến quyền tự do chính trị, quyền con người và bảo đảm nhu cầu cá nhân. Với cách lập luận như vậy, khi giải quyết các vấn đề xã hội cần quan tâm đến giải quyết vấn đề bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho con người như thế nào? phân phối thu nhập, giảm đói nghèo, thực hiện bình đẳng xã hội, giảm các rào cản về cơ hội và sự lựa chọn của con người trong cuộc sống như thế nào?...

Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chính là nguyên nhân làm cho quy mô của nền kinh tế tăng lên dẫn đến sự thay đổi về chất của nền kinh tế và chính chất lượng tăng trưởng kinh tế là điều kiện, phương tiện cần thiết của quá trình phát triển kinh tế. Qua đó, ta thấy rằng, phát triển kinh tế là mục tiêu, trong đó tăng trưởng kinh tế là động lực còn chất lượng tăng trưởng kinh tế như một phương tiện cần thiết để làm cho các động lực hướng đến mục tiêu phát triển. Từ những phân tích trên đây, có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023