Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Nhcsxh - Chi Nhánh Bắc Ninh


1.4.3.Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh

Qua tìm hiểu chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang cho vay đối với hộ nghèo, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh như sau:

Một là, cần có sự phối hợp, kết hợp nhịp nhàng giữa NHCSXH và các cấp chính quyền: Tỉnh, huyện địa bàn xã.Tăng cường vai trò và sự chỉ đạo của Ban đại diện, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện cấp huyện, trong đó tiếp tục phát huy vai trò của các thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai tín dụng chính sách xã hội, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách tín dụng như: Ưu đãi ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, còn chung chung, dẫn tới việc một số cấp uỷ, chính quyền, trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách.

Ba là, thực hiện kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV: Chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện và các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành chấm điểm, phân loại tổ TK&VV theo văn bản của ngân hàng chính sách.

Bốn là, kiện toàn bộ máy tổ chức tại hội sở và các phòng giao dịch huyện, đào tạo nguồn nhân sự đủ điều kiện để kịp thời bổ nhiệm thay thế khi cần; chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ nhằm đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho chi nhánh và các phòng giao dịch huyện; bố trí sắp xếp một cách hợp lý đội ngũ cán bộ để nâng chất lượng hiệu quả của từng cán bộ, đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

tiếp tục tăng cường năng lực cho cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theoChiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021-2025,


tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, năng lực thực tiễn; tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ ủy thác và ban quản lý Tổ TK&VV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm toán nội bộ từ đầu năm; triển khai thực hiện đúng lịch kiểm tra đã xây dựng, thỉnh thoảng kiểm tra đột xuất để đánh giá rõ hơn và có cái nhìn khách quan đối với chất lượng tín dụng từng địa bàn, từ đó đưa ra giải pháp để tham mưu ban giám đốc tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch khắc phục các tồn tại đưa hoạt động của đơn vị vào nề nếp và hiệu quả.


Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 7

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

2.1.Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánhBắc Ninh

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là một tổ chức tín dụng của Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là: Bank for Social Policies of Vietnam, Bac Ninh branch.

Trụ sở hoạt động: Số 2 - Đường Phù Đổng Thiên Vương - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Bắc Ninh được thành lập và hoạt động từ năm 1997. Là một tổ chức tín dụng của nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tạo dựng kênh tín dụng ưu đãi, giúp hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc hầu như không có, chủ yếu là đi thuê, mượn và còn gặp rất nhiều khó khăn khác, song được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp ủy, chính quyền địa phương, trực tiếp là Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển


khai nhiệm vụ, sớm ổn định bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Đến cuối năm 2017, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có 01 hội sở chính và 07 phòng giao dịch huyện, thị; 126 điểm giao dịch xã, phường đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển, thực sự là công cụ đắc lực và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của nhà nước đến 100% xã, phường trên địa bàn để cho vay các đối tượng thụ hưởng kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

Trong 15 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của NHCSXH, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, BĐD-HĐQT NHCSXH các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành có liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, cùng với sự phấn đấu nỗ lực vượt khó của tập thể cán bộ viên chức. Từnăm 2018 đến năm 2019, số hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6.752 xuống còn 5.596 hộ (tỷ lệ giảm từ 2,06% xuống còn 1,62%; tổng số hộ cận nghèo giảm từ 8.133 hộ xuống còn 7.468 hộ (tỷ lệ giảm từ 2,48% xuống còn 2,17%).Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, vốn tín dụng đến trực tiếp với người dân và phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ

- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.

- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền


địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.

- Thực hiện cho vay 10/25 chương trình hiện có của NHCSXH đó là:

+ Cho vay hộ nghèo

+ Cho vay hộ cận nghèo

+ Cho vay hộ mới thoát nghèo

+ Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ167

+ Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 33

+ Cho vay HSSV có HCKK

+ Cho vay NS&VSMT NT

+ Cho vay Giải quyết việc làm

+ Cho vay các ĐTCS đi Đ có thời hạn ở nước ngoài

+ Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong đó chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo là một trong những chương trình mục tiêu lớn, dài hạn của NHCSXH.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều chương trình cho vay tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Trong đó, đối tượng hộ mới thoát nghèo là một trong những đối tượng chiếm tỷ trọng lớn trong số khách hàng tại ngân hàng.

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đứng đầu là Ban đại diện Hội đồng quản trị gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc UBND tỉnh và một số tổ chức chính trị - xã hội. Ban đại diện HĐQT gồm có 12 thành viên, trong đó Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh là Trưởng Ban đại diện HĐQT, Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, Giám đốc NHNN tỉnh Bắc Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài


chính và Sở ao động thương binh và xã hội làm uỷ viên.

Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã có 205 đồng chí, thành biên Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã là chủ tịch UBND các xã 126 đồng chí. Ban đại diện HĐQT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐQT; chỉ đạo đôn đốc thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách; tham mưu cho chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết những khó khăn về hoạt động của NHCSXH. Trong 15 năm qua, Ban đại diện HĐQT các cấp đã thực hiện tốt quy chế hoạt động, chỉ đạo triển khai kịp thời các Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT NHCSXH về ổn định tổ chức bộ máy, tiếp nhận bàn giao, triển khai các chương trình cho vay; kiến nghị với các cơ quan chức năng tăngcường năng lực tài chính cho NHCSXH tỉnh như cấp đất xây dựng trụ sở,chuyển giao nhà dôi dư, hỗ trợ nguồn vốn, phương tiện làm việc; phân giao chỉ tiêu nguồn vốn cho vay; thực hiện chương trình kiểm tra giám sát. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động.

+ Bộ phận điều hành tác nghiệp là nhiệm vụ tổ chức quản lý vốn, tài sản, quản trị, điều hành các hoạt động theo Nghị quyết của HĐQT và chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, thực hiện đưa vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, kiểm tra, giám sát việc chấp hành cơ chế chính sách. Hiện có 01 hội sở tỉnh và 07 phòng giao dịch cấp huyện, thị xã với 114 cán bộ (kể cả hợp đồng lao động có thời hạn). Sau 15 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ đã được tăng cường về số lượng, chất lượng và có sự trưởng thành từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý biên chế gọn nh đồng thời triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, không gây ách tắc, gián đoạn.

+ Bốn tổ chức chính trị xã hội: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức chỉ đạo và thựchiện một số nội dung công việc của quy trình cho vay: Thành lập


và chỉ đạohoạt động của tổ TK&VV theo thôn, xóm, hướng dẫn người vay làm hồ sơ, sửdụng vốn vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, cùng với NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.

+ Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, xóm do các tổ chức chính trị xã hội chỉđạo thành lập và quản lý để thực hiện bình xét công khai các hộ đủ điều kiệnvay vốn, lập danh sách trình UBND xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay;chứng kiến việc giải ngân, đốn đốc hộ vay trả nợ; thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm theo ủy nhiệm của ngân hàng. Hiện tại cũng như lâu dài tổ TK&VV là cánh tay vươn dài, góp phần quyết định đến chất lượng sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh


Chi nhánh NHCSXH

Bắc Ninh

Ban đại diện HĐQT

NHCSXH tỉnh

Phòng giao dịch NHCSXH

các huyện

Ban đại diện HĐQT

NHCSXH huyện

Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường,

các tổ chức CT-XH

Tổ Tiết kiệm và vay vốn

HỘ VAY VỐN

HỘ VAY VỐN

HỘ VAY VỐN


Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo

: Phối hợp

: Chế độ báo cáo

(Nguồn : Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Ninh ă 2017)


Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh bao gồm Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã: Yên Phong, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành, ương Tài, Tiên Du, Từ Sơn. Hội sở tỉnh bao gồm Ban lãnh đạo chi nhánh và 05 phòng ban: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, phòng Kế toán-Ngân quỹ, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Hành chính-Tổ chức và Phòng Tin học.

Ban Giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Giám đốc Ngân hàng là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động tại ngân hàng. Phó giám đốc do Giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực họ quản lý trước giám đốc.

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ các hoạt động của ngân hàng theo đúng quy định của ngành, pháp luật và của nhà nước đồng thời là cầu nối cho các đoàn kiểm tra về kiểm tra kiểm toán tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên quan đến công tác tài chính, chi tiêu nội bộ tại ngân hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ, xử lý hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; quản lý và chịu trách nhiệm đối với chương trình dữ liệu phần mềm kế toán; quản lý kho quỹ và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng chế độ, thực hiện báo cáo số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban giám đốc hoặc các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng chế độ hiện hành.

Phòng Kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022