của con người trong một ngày có thể chia làm bốn phần: thời gian hoạt động mưu sinh (thời gian làm việc nghề nghiệp theo pháp luật quy định); thời gian sinh hoạt sinh lý (ăn, ngủ, việc gia đình); thời gian sinh hoạt xã hội (quan hệ bạn bè, hội họp) và thời gian nhàn rỗi (thời gian có thể tự do chi phối). Thời gian nhàn rỗi nhiều hay ít và hình thức chi phối là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống. Xã hội càng phát triển, kinh tế càng giàu con người có thời gian nhàn rỗi càng nhiều.
Bảng 1.6: Thời gian làm việc của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới
Ngày làm việc trong tuần | Số giờ làm việc trong ngày | Số ngày làm việc trong năm | Số giờ làm việc trong năm | |
1870 | 6 | 10 | 288 | 2.880 |
1930 | 6 | 8 | 288 | 2.304 |
1970 | 5 | 8 | 240 | 1.920 |
1990 | 5 | 7 | 240 | 1.680 |
2000 | 4 | 5 | 192 | 960 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Văn Hóa – Xã Hội
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 11
- Một Số Hoạt Động Của Du Khách Ở Vùng Nông Thôn
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14
- Một Số Nguồn Nước Khoáng Chủ Yếu Ở Việt Nam
- Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Văn Hóa Ẩm Thực
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kinh tế du lịch và du lịch học)
Theo các nhà tâm lý học, thời gian nhà rỗi được con người sử dụng theo hai hình thức, đó là : tích cực và thụ động. Theo hình thức tích cực, con người sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình vào các hoạt động như: giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết và sáng tạo, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí ngoài trời... Theo hình thức thụ động thì con người sử dụng thời gian nhàn rỗi vào việc nhà hoặc nghỉ ngơi tại nhà... Chính vì vậy, mối quan hệ giữa du lịch và thời gian nhàn rỗi hết sức mật thiết. Thời gian nhàn rỗi của con người là điều kiện tất yếu của du lịch và ngược lại du lịch là hoạt động lý tưởng để con người sử dụng thời gian nhàn rỗi nhằm tái hồi sức lao động và mở mang nhận thức về thế giới xung quanh. Mặt khác để phát triển du lịch cần nghiên cứu thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư với mục tiêu thu hút họ tham gia vào các chương trình du lịch.
b Khả năng tài chính của du khách tiềm năng
Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Trước tiên người dân thường sử dụng thu nhập của họ ưu tiên cho các
nhu cầu cần thiết như ăn uống, mặc, đi lại, ở, học tập... Sau khi các nhu cầu trên được thỏa mãn, họ sử dụng khoản thu nhập còn lại đó để chi cho các hoạt động thuộc nhu cầu xa xỉ, cao cấp hơn tùy theo sở thích của từng người: vui chơi giải trí, du lịch... Nhu cầu du lịch không thuộc nhu cầu cơ bản. Vì vậy, chỉ thu nhập của họ cao hơn tổng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, họ mới có đủ điều kiện chi trả để trở thành khách du lịch khi đã có thời gian rỗi.
Khi đi du lịch, mỗi người phải có tiền để trang trải các khoản chi phí như đi lại, ăn ở, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Việc họ quyết định đi du lịch ở đâu, điểm đến gần hay xa chủ yếu do mức thu nhập có khả năng chi phối của họ quyết định. Khi thu nhập của người dân tăng thì tiêu dùng du lịch cũng tăng theo.
Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước. Vì vậy, các nước có nền kinh tế phát triển là những nước có nhu cầu du lịch rất cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người đi du lịch trong tổng số dân thấp.
c) Trình độ dân trí
Trình độ dân trí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu đi du lịch của con người. Khi trình độ văn hóa của người dân được nâng cao, số người đi du lịch sẽ tăng. Vì những người có trình độ văn hóa cao thường am hiểu, thích khám phá và thích mở rộng mối quan hệ giao lưu. Hơn nữa khi trình độ văn hóa cao, khả năng thu nhập cũng cao, thói quen đi du lịch của người dân càng hình thành rõ.
Bảng 1.7: Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch
Tỷ lệ đi du lịch | |
Chưa có trình độ trung học | 50% |
Có trình độ trung học | 65% |
Có trình độ cao đẳng | 75% |
Có trình độ đại học | 85% |
2.2. Điều kiện về khả năng cung ứng du lịch
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái địa hình, có nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt, có sức hấp dẫn đối với du khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình: bao gồm núi, đồi (trung du) và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ cao của địa hình.
- Địa hình đồng bằng: tương đối đơn điệu nên ít gây những cảm hứng nhất định cho khách tham quan du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế và là nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con người ở đây có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la. Dạng địa hình này tác động mạnh tới tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tại khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
- Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng thích hợp cho hoạt động du lịch. Đó là các sông, suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa rất đa dạng và đặc sắc. Ở Việt Nam, các khu vực núi thuộc Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đăk Lăk,… đã và đang được khai thác với nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Minh họa 1.3 : Phanxipăng – Nóc nhà của Tổ quốc
Đỉnh Phan-Xi-Păng hay còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương” cao tới 3.143m là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ mà ai cũng muốn chinh phục một lần.
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam,
cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” (3.143 m). Phan Xi Păng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan” và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Với chiều dài 280 km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75 km, hẹp là 45 km, gồm 3 khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ lạ và bí ẩn nhất chính là đỉnh Phan Si Păng cao 3.143 m. Cả khối là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu.
Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dày tạo nên những địa danh Cốc Lừu (gốc gạo), Cốc San (gốc mít) v.v... Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơ mu (ngọc am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơ mu còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn v.v... Các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập ngàn trong muôn sắc màu hoa hồng, lay ơn, thược dược, bgônha, estcola v.v... và nhiều loài hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng, ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phanxipăng đã có hơn 330 loài.
Sa Pa - Phan Si Păng còn là xứ sở của các cây ăn quả miền ôn đới như đào, mận, lê... đầu mùa có loại đào to, thơm, vị ngọt mát. Cuối tháng sáu là đào địa phương, quả ửng hồng. Cuối mùa là đào vàng, ăn ngọt hương vị đặc biệt quyến rũ, mận ở Sa Pa có nhiều loại, nhưng ngon nhất, đẹp nhất là mậm tím Tả Van, quả sai trĩu cành.
Lên cao 2.400m, gió mây quyện hòa với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng
trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25 - 30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này còn gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên v.v... Đất xương xẩu trơ đá gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá nhưng những cây hoàng liên vẫn vươn lên miệt mài.
Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn.
(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)
Các đơn vị hình thái địa hình đặc biệt: có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như
kiểu địa hình karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển.
- Dạng địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, đá đôlômit, thạch cao...). Ở Việt Nam, chủ yếu là đá vôi (chiếm khoảng 50.000km2), tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và phần nhỏ ở Kiên Giang. Một trong các dạng karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động.
Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karstơ rất hấp dẫn khách du lịch. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch hàng năm, thu hút hàng triệu khách tới thăm. Người ta thống kê ra 25 hang động karstơ sâu nhất, điển hình là hang Flint Mammauth Cave System dài 530 km ở Hoa Kỳ là hang dài nhất và hang Rescau Jecau Bernard ở Pháp sâu 1535m là hang sâu nhất.
Hang động ở Việt Nam không dài, không sâu, nhưng rất đẹp. Động Phong Nha (ở Bố Trạch – Quảng Bình) dài gần 8 km được coi là một trong nhiều hang nước đẹp nhất thế giới. Một số hang động khách cũng là điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)...
Ngoài các hang động karstơ, các dạng địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch, chẳng hạn hạn như karstơ tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một những di sản tự
nhiên của thế giới, nơi khách có thể du ngoạn bằng tàu, thuyền. Kiểu karstơ núi ở các khối đá vôi Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng.
- Dạng địa hình ven bờ: bao gồm đại dương, biển, sông hồ có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Nhìn chung, địa hình ven bờ đặc biệt là biển có thể được khai thác phục vụ du lịch với các mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề cho đến nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước...
Để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch, người ta đưa ra rất nhiều chỉ tiêu như chiều dài, chiều rộng của bãi tắm, độ mịn của cát, nền cát, độ dốc, độ trong của nước, độ mặn, độ cao của sóng... Độ muối nước biển ở các bãi tắm, đại bộ phận không vượt quá 30%. Độ trong suốt của nước biển dao động từ 0,3m – 0,5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp.
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng. Nước ta có khoảng 125 bãi biển với nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm, bãi cát bằng phẳng với độ dốc trung bình 2-3o là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối đường bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: biển Trà Cổ ở Quảng Ninh (dài gần 17km với bãi cát rộng bằng phẳng tới mức lý tưởng) và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng.
Các bãi biển ở nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu... Theo các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), dải biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực.
Minh họa 1.4 : Những bãi biển tuyệt đẹp và hút khách của Việt Nam
1. Biển Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16km về phía Đông, là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Bãi biển bắt đầu được khai thác cho mục đích
tắm biển từ năm 1906 do người Pháp làm chủ.
Bãi biển Việt Nam này dài khoảng 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bờ biển ở đây tuyệt đẹp với các bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh. Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản, đến đây du khách còn được tham quan các thắng cảnh Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái, núi Trường Lệ…
2. Biển Bãi Cháy
Bãi Cháy là một bãi tắm nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long. Biển có địa hình khá độc đáo với dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Có hai truyền thuyết gắn với Bãi Cháy. Một gắn với lịch sử chiến thắng quân Nguyên Mông của Trần Khánh Dư. Truyền thuyết thứ hai gắn với sinh hoạt ngư nghiệp của người dân nơi đây.
Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản hay đón những con gió mát rượi, một lý do khác để du khách đến với Bãi Cháy là tham quan vịnh Hạ Long, một trong 7 kỳ quan mới của thế giới.
3. Biển Cửa Lò
Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc. Đây là nơi sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam đổ ra biển. Biển Cửa Lò tuyệt đẹp với cát trắng phau, mịn màng. Rừng phi lao xanh tốt. Nước biển trong xanh, độ mặn từ 3,4 đến 3,5%. Ngoài thú vui tắm, dạo bờ biển, du khách “bị hút” bởi một hoạt động mang tính thương hiệu “câu mực nhảy”.
4. Biển Cửa Tùng
Biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, không chỉ là một địa danh lịch sử đơn thuần mà còn là một điểm du lịch nổi tiếng. Bãi biển Cửa Tùng đẹp với cát trắng phau, nước xanh. Nổi bật nhất là tám mũi đất Badan đỏ au như ráng chiều chạy xô ra biển, tạo thành một chiếc lược đồi mồi kì vĩ. Chính vì đặc điểm này, mà biển Cửa Tùng được xưng tụng là "nữ hoàng của những bãi tắm".
Không chỉ vậy, Cửa Tùng còn hấp dẫn du khách với vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ anh
hùng..., những cái tên lịch sử ghi dấu một chuỗi thời gian dài gian khổ và hào hùng của dân tộc.
5. Biển Lăng Cô
Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, làn nước trong xanh, những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí, Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là bãi biển Việt Nam đẹp nhất.
Có hai nhận định về tên của địa danh này. Một là do người Pháp đọc trại tên "An Cư", vốn là làng chài ở phía nam đầm. Hai là lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó đọc trại lại là Lăng Cô.
Nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn, Lăng Cô thu hút nhiều đối tượng khác nhau như du khách tham quan, nghiên cứu, thư giãn hay tâm linh.
6. Biển Dốc Lết
Dốc Lết hay Dốc Lếch, thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Biển Dốc Lết tuyệt đẹp với những triền cát trắng trải dài, biển xanh chạm chân trời và mực nước là là, thích hợp cho cả người biết bơi, không biết bơi và trẻ em. Bên cạnh tắm biển, thưởng thức hải sản tươi ngon, giá rẻ, những dịch vụ du lịch bạn không nên bỏ qua ở đây là thăm làng chài, đồng muối, khám phá vùng Hòn Khói, vùng Hòn Hèo và Vân Phong, một trong những vịnh biển đẹp nhất nước.
Chi phí thuê chòi, ghế ở Dốc Lết khá cao. Để tiết kiệm, bạn đừng ghé vào khu du lịch mà đến bãi biển do Phường quản lý. Đường đi như sau: khi chạy gần đến cổng chính của khu du lịch, bạn sẽ thấy có khách sạn/nhà nghỉ Thiên Vân - ngay tại đây có ngã ba, bạn rẽ trái vào đường bê tông và chạy thẳng là vào khu vực bãi biển tự do. Giá thuê ở đây khoảng 100.000 đồng/nhóm người/muốn ở bao lâu tùy thích.
7. Biển Mũi Né
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706).
Là một trong những cái tên quen thuộc của du lịch biển, thế nhưng ít du khách biết Mũi Né một mũi biển và tên gọi của nó xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi