Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Cung Cấp Tư Liệu Lịch Sử Về Tư Tưởng “Tại Đức Bất Tại Hiểm”

áo, 2vạn nén hương, 24 khối hương trầm … sang dâng lạp cho vua nhà Minh. Sau khi quân Minh rút về nước vẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư Lê Lợi liên tiếp hằng năm cho sứ giả sang xin nhà Minh phong vương. Đến ngày 1 tháng giêng năm 1431nhà Minh mới phong cho Lê Lợi làm An Nam quốc sự, tức là An Nam quốc vương từ đây triều công không dứt”.

- “ Đinh Tị, năm thứ 4(1437) Minh Chính Thống thứ 2. Ngày 13, Nước Minh sai chánh sứ là binh bộ thượng thư Lý Uc , Phó sứ là thông chính ty hữu thông chính Lý Hanh mang chiếu sắc và ấn vàng sang phong cho vua làm An Nam quốc vương”(2,T335)

- Ngày 17, cho quản lính quân hùng tiệp là Thái Sĩ Minh làm chánh sứ, bộ đồng tri thẩm hình viện sự là Hà Phủ và Hữu Hình viện đại phu là Nguyễn Nhật Thăng làm phó sứ, sang nước Minh tạ ơn”(2, T336)


-“Quý Dậu, năm thứ 11(1453) Minh – Cảnh thái thứ 4 Mùa đông, tháng11.Vua sai bồi thần là bộn Nguyễn Nguyên Kiều, Nguyễn Thả, Trần Doãn Huy sang nước Minh nộp cống hàng năm “.(2,T379)

-“ Ât Hợi năm thứ 2(1455). Mùa đông, tháng 10, ngày 25 sai bồi thần Lê Văn Lão, Nguyễn Đình Mỹ, Nguyễn Cư Đạo, Đăng Duệ, Sang nước Minh cống nộp hàng năm và tạ ơn ban cho áo mũ”.(2,T383)

“ Nhâm Ngọ, năm thứ 3 (1462) Minh Thiên Thuận thứ 6. Mùa đông, tháng 10, ngay mùng 6, sứ thần nước Minh là Bộ Tiền Phổ ngự ở sứ quán, đến khi về, vua sai đem lễ vật đến tiến”.(2, T397)

-“ Canh Tý năm thứ 11(1480) Minh Thành Hoá năm thứ 16. Mùa đông tháng 11 ngày 18, sai bòi thần là Nguyễn Văn Chất, Doãn Hoàng Tuấn, Vũ Duy Giáo sang nước Minh tiến cống hàng năm và tâu việc Chiêm Thành”(.2,T483)

-“ Mẫu Ngọ, năm thứ 1 (1498) Minh Hoằng Trị thứ 11). Tháng 11, ngày 8, vua sai bồi thần là Nguyễn Quang Hầu, Phạm Thịnh, Lê Tuấn Mẫu sang nước Minh cống hàng năm”.(3,T11.)

-“ Canh Thân, năm thứ 3 (1500) Minh Hoằng Trị thứ 13. Mùa xuân, tháng giêng vua sai sang nước Minh. Hình bộ tả thị lang Nguyễn Huy Trinh, lễ khoa đo cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng Bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ việc lễ phúng, các học sỹ Lê Hung Hiếu, hàn lâm viện thị thư kiêm tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, thông sự thi thừa Bùi Đoan Giáo tạ việc sách phong và xin áo mũ”.(3,T23)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

. “ Tân Dậu, năm thứ 4(1501) Minh Hoằng Trị thứ 14. Mùa đông, tháng 11, ngày 16, vua sai lại bộ tả thị lang Nguyễn Uc đóng các hiệu thư đinh cương, hàn lâm viện thi thư kiêm Tú Lâm cục tư huấn Đặng Minh Khiêm sang nước Minh cống hàng năm”.(3,T27)

Quý Hợi năm thứ 6 (1263) [ Tống Cảnh Định năm thứ 4 –Nguyên Trung Thống năm thứ 4]. Mùa xuân, tháng giêng sai điện tiền chỉ huy sứ Phậm Cự Địa và Trần Kiều sang nước Nguyên. Vua Nguyên xuống chiếu ưu đãi cho ba năm một lần cống.(3,T33)

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 12

- Mùa đông tháng 10 sai sứ sang nước Minh. Bọn bộ tả thị Lang Dương Trực Nguyên, đông các hiệu thư Chu Tống Văn hàn lâm viện kiểm thảo Đinh Thuận mừng Vũ Tôn lên ngôi Lương Khản tạ ơn ban vóc lụa, hồng lô thị thiếu khanh Nguyễn Thuyên dâng hương, Bôn công bộ hữu thi lang Nguyễn Đạo, hàn lâm viện kiểm thảo Doãn Mưu Khôi, hộ khoa cấp sự Lệ Đính Chi tạ ơn làm viếng, bộn Thanh Hoá thừa tuyên sư Lê Tung, Hàn lâm viện kiểm thảo Đinh Trinh, giám sát ngự sử lê hiếu trung ta ơn sắc phong, bọn nghệ an tham nghi Lê Uyên, Hàn lâm viện Lý Ngô Tuy, Giám sát ngự Hoàng Nhạc tiến cống hàng năm”.(3,tr46)

- “ Canh Ngọ, Hồng Thuận năm thứ 11(1510). Minh Chính Đức thứ 5. Tháng 11, vua sai phó đô ngự sử đài Đỗ Lê Khiêm, Hàn lâm viện thị độc kiêm sử quan Nguyễn Bỉnh Hoà, đề hình giám sát ngự sử Nguyễn

Đức Quang, thông sự Nguyễn Minh, Hình nhân 8 người, tòng nhân 25 người sang nước Minh cống hàng năm “(3,T57)

-“ Bính Ngọ, năm thứ 7(1606) Minh Vạn Lịch năm thứ 34. Sai chánh sứ là Nguyễn Dụng , Nguyễn Khắc Khoan sang nước Minh tiến lễ tạ ơn sai chánh sứ Ngô Chí Hoà, Nguyễn Trực, phó sứ Phạm Hồng Nho, Nguyễn Danh Thế, Nguyễn Duy Thì, hai sứ bộ sang nước Minh cống hàng năm”.(3,T211)

-“ Quý Sửu, năm thứ 14, (1613). Minh Vạn Lịch năm thứ 41. Mùa hạ, tháng 4 , sai chánh sứ Lưu Đình Chất, Nguyễn Đăng, phó sứ là Nguyễn Đức Trạch, Hoàng Kỳ, Nguyễn Chính, Nguyễn Sư Khanh hai phái bộ sang nước Minh cống hàng năm(3,T218)

- “ Canh Thân, Vĩnh Tộ năm thứ 2, (1620). Minh Vạn Lịch năm thứ 4. Sai chánh sứ Là Nguyễn Thế Tiêu và Nguyễn Cung, phó sứ là Bùi Văn Bưu, Ngô Nhân Triệt, Nguyễn Tuấn, hai sứ bộ sang nước Minh cống hàng năm”. (3,T223)

-“ Bính Dần, năm thứ 8,(1626). Minh Thiên năm thứ 6. Sai chánh sứ là Nguyễn Tiến Dụng và Trần Ví, phó sứ là Đỗ Khắc Kính, Nguyễn Tự Cường,

Bùi Tất Thắng, Nguyễn Lại hai sứ bộ sang nước Minh cống hàng

năm”.(3,T226)

- “ Canh Ngọ, Đức Long năm thứ 2 (1630). Minh Sùng Trinh năm thứ 3

. Mùa đông, tháng 11 sai chánh sứ là Trần Hữu Lễ, Dương Trí Trạch, Phó sứ là Nguyễn Minh Tế , Bùi Bỉnh Quân, Nguyễn Nghi Hoàng Công Phụ hai sứ bộ sang nước Minh cống hàng năm”.(3,T230.)


Như vậy căn cứ vào hiện thực lịch sử như trên, căn cứ vào nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo “trong xưng đế ngoài xưng vương” nếu cứ hiểu hai cụm từ: “Nam đế cư” trong bài Nam quốc sơn hà và “xưng đế nhất phương” trong bài Bình Ngô đại cáo là sánh ngang đối chọi với hoàng đế Trung Hoa thì sẽ bất chấp coi thường thực tế lịch sử.

Hơn nữa trong lĩnh vực ngoại giao các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn luôn duy trì phương châm ngoại giao “trong xưng đế, ngoài xưng vương” tuy chiến thắng nhiều lần rất vẻ vang nhưng vẫn tỏ ra nhún nhường để giữ hoà hiếu tránh tổn thất không cần thiết cho nhân dân. Theo Trần Nho Thìn thì “Thực ra không đợi nhà Minh phong vương thì Lê Lợi mới lên ngôi hoàng đế để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo đất nước trên thực tế nhưng vẫn cần một sự thần phục danh nghĩa để có thể yên ổn xây dựng một cuộc sống hoà bình”. Như vậy căn cứ thực tế ngoại giao cổ truyền của người Trung Quốc, căn cứ vào cảm hứng trong các sáng tác, căn cứ vào phương châm sống trọng hoà hiếu của con người Việt Nam và đặc biệt là căn cứ vào hiện thực khách quan được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư có thể kết luận rằng việc xưng “đế” trong hai bài Nam quốc sơn hà Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là xưng “đế” với nhân dân Đại Việt chứ không phải xưng “đế” với hoàng đế Trung Hoa. Mặc dù là xưng “đế” với nhân dân Đại Việt nhưng nội dung của các sáng tác vẫn không mất đi niềm tự hào dân tộc. Trong những căn cứ đưa ra để hiểu đúng đắn nội dung của chữ “đế” trong các sáng tác văn học từ thế kỷ thứ X cho đến hết thế kỷ XV thì những hình thức “cầu phong” “triều cống” được ghi chép trong Đai Việt sử ký toàn thư là những cơ sở khách quan nhất.

1.4 Đại Việt sử ký toàn thư cung cấp tư liệu lịch sử về tư tưởng “tại đức bất tại hiểm

Đạo đức của người lãnh đạo chứ không phải sự hiểm yếu của núi sông mới quyết định sự thành bại của sự nghiệp chính trị. Đây là một triết lý quan trọng trong văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Đại Việt sử ký toàn thư cho phép kiểm tra tính xác thực của sự phổ biến của triết lý này .

Mô hình của xã hội phương Đông thời phong kiến là mô hình của một xã hội chuyên chế. Mô hình xã hội này được phân cấp thành rất nhiều thứ bậc khác nhau. Trong đó vua là người đứng đầu đồng thời là người có quyền hành cao nhất. Tất cả mọi thứ dưới gầm trời này từ “tấc đất” đến “ngọn cỏ” đều thuộc về vua. Vua ban

hành chức sắc, ban hành phép tắc luật lệ….từ việc lớn đến việc nhỏ đều do vua quyết định. Xã hội Nho giáo duy trì trật tự xã hội bằng “đức trị”, người đứng đầu dùng “đức hoá” và các chuẩn mực đạo đức để giáo dục các thần dân. Con người trong xã hội này coi việc trau dồi, rèn luyện đạo đức là việc cao quý hàng đầu. Đạo đức là chuẩn mực để đánh giá nhân cách con người. Một người có đạo đức là một người có lòng nhân ái, có sự độ lượng bao dung, có tinh thần trung thực, có ý chí…Vua là người lãnh đạo – là người đứng ở vị thế cao nhất trong xã hội chủ chương duy trì trật tự bằng “đức trị” nên thần dân cũng soi sét nhà vua từ góc độ đạo đức. Xã hội Nho giáo luôn đề cao chữ “ đức” của người trị vì. Khổng Khâu cho rằng “ Trong hương thôn không gì bằng tuổi, trong triều không gì bằng tước, còn trong công cuộc giúp đời dẫn dắt dân tiến lên thì không gì bằng đức”. Vẫn là đề cao chữ “đức” ở người lãnh đạo Mạnh Kha khẳng định “làm vua một nước mà chuộng đức nhân là vô địch trong thiên hạ”. Ông suy ngẫm “bất nhân mà được nước thì có đấy, còn bất nhân mà được thiên hạ thì chưa bao giờ có đâu ”. Như vậy để làm tròn trách nhiệm là “cha mẹ” “thay trời trị dân và giáo hoá dân” theo đạo của trời thì các đấng minh quân phải luôn tu dưỡng đạo đức

Đạo đức của nhà vua được biểu hiện trong sự thống nhất giữa “nội thánh và ngoại vương”, giữa “trị và hành”. Nội thánh có nghĩa là bản thân vua phải có những đức tính cơ bản như: Nhân (tức lòng thương người), hiếu (tức là phải có hiếu, tôn kính với mẹ cha, kính anh nhường em), trung thứ (tức là trung hậu hoà mục, khiêm tốn, cẩn thận, siêng năng).

Đạo đức của nhà vua có vai trò quyết định đến sự thành bại trong sự trị vì. Vua nhân đức sẽ thu phục được thần dân còn không có đạo đức thì có ra lệnh thần dân cũng không nghe, nếu phải thực thi thì chẳng qua cũng là điều miễn cưỡng.

Nho giáo nhìn nhận con người từ phương diện đạo đức, nên phẩm chất của người lãnh đạo là chủ đề thường thấy trong các sáng tác thơ văn. Tuy nhiên do tính độc đoán, chuyên quyền của đức vua nên các nhà thơ, nhà văn không dám trực

tiếp thẳng thắn bày tỏ sự đánh giá của mình mà chỉ kêu gọi hay nhắn gửi một cách khéo léo.

Vấn đề “tại đức bất tại hiểm” được đề cập đến rất nhiều trong tác phẩm văn học trung đại như: Thiên Hưng trấn phú, Xương Giang phú của Lý Tử Tấn, Bạch Đằng Giang của Nguyễn Sưởng, các bài phú về núi Chí Linh của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn, Trình Thuấn Du…

Hai tác phẩm tiêu biểu nhất đề cập đến vấn đề “tại đức bất tại hiểm” là: Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu và Quan hải của Nguyễn Trãi. Hai tác phẩm này đều nằm trong phạm trù văn học trung đại trong giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm viết có tính hồi khứ lại các chiến thắng lớn đã diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trong đó tác giả đã đề cao quan điểm “tại đức bất tại hiểm” như một lời nhắn gửi quan trọng đối với triều đại nhà Trần đang suy yếu. Bạch Đằng vốn là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh. Đây là con sông đã chứng kiến nhiều chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Nơi đây Ngô Quyền đã từng đặt một trận địa cọc ngầm bày sẵn đánh tan quân Nam Hán, bắt sống thái tử Lưu Hoàng Thao (năm 938), Lê Hoàn đánh được tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo (981). Thời Trần, Trần Hưng Đạo đã phá tan quân Mông Nguyên bắt sống Ô Mã Nhi năm 1288. Dòng sông Bạch Đằng không chỉ là dòng sông gắn liền với những chiến công lịch sử mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ hiện đại sau này.

Tác giả Trương Hán Siêu(?-1354) người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh tỉnh Ninh Bình. Thời điểm ông viết tác phẩm này không có tài liệu nào ghi chép, nhưng căn cứ vào nội dung nhiều người đoán có thể là đời Trần Dụ Tông ( ở ngôi 1341-1369). Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Trương Hán Siêu được nhiều lần nhắc đến với tư cách là một nhân vật chính trị quan trọng. Trương Hán Siêu viết bài phú này bằng sự hoá thân vào nhân vật “khách dừng lại dòng sông”, mang phong thái

tiêu dao chu du thưởng ngoại khắp miền sông nước, đến chiến trường Bạch Đằng xưa để ôn lại lịch sử và suy ngẫm về những nhân tố làm nên những chiến thắng hào hùng.

Đã hai lần trong bài phú tác giả khẳng định vai trò của chữ “đức” của nhân tài của các đấng minh quân trong vịêc quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lần thứ nhất, tác giả viết:

“Tín thiên tạm chi thiết hiểm Lại nhân kiệt dĩ điện an”

(Đúng là trời đã bày đặt cho địa thế hiểm trở


Mà cũng nhờ người tài giữ nền hoà bình). (6,tr26)


Trong hai câu thơ này tác giả đặt ngang hàng yếu tố đất hiểm và nhân tài.

Nhưng lần thứ hai, tác giả bắt đầu nhấn mạnh đức của người lãnh đạo. “Nhân nhân hề văn danh

Phỉ nhân hề câu dẫn”


(Người có đức nhân sẽ còn được lưu danh Kẻ bất nhân đều bị tiêu diệt) (26,tr6)

Đến phần kết của bài thơ tác giả tiếp tục nhấn mạnh nhân tố “đức cao” mà một vị vua phải có để đem lại “muôn thủa thanh bình cho nhân dân”.

Tin tri : “ Bất tại quan hà chi hiểm hề,duy tại ý đức chi mạc kinh”


(Đúng là: Chẳng tại non sông hiểm trở, chỉ tại đức cao không gì so sánh được)(26,tr6).

Như vậy đến với dòng sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu không chỉ ôn lại những chiến công lịch sử mà còn gửi gắm một triết lý sống lớn ở đời: Thắng giặc không phải ở địa thế hiểm yếu mà quan trọng hơn là nhân đức của người lãnh đạo.

Với triết lý này theo Trần Nho Thìn: “ Trong bối cảnh nhà Trần suy yếu…nó cảnh tỉnh nhắc nhở người lãnh đạo chú ý đến bài học lịch sử, phải quan tâm tu dưỡng đạo đức, thi hành nhân nghĩa như một nguyên tắc chính trị sống còn của nhà lãnh đạo” (41,tr208).

Trong bài Quan hải số 13 Nguyễn Trãi đã từng suy tư trăn trở rất nhiều về triết lí sống “tại đức bất tại hiểm”:

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ

Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên Càn khôn kim cổ vô cùng ý

Khước tại thương lang viễn thụ yên


(Cọc đóng lớp này lớp khác trước sóng biển


Dây sắt giăng ngầm dưới nước, tất cả đều vô ích! Thuyền úp, mới tin “dân như nước” là đúng, Không cậy được thế hiểm núi sông, mệnh là ở trời.

Hoạ phúc đều có nguyên nhân, không phải một ngày sinh ra Khiến anh hùng để hạn mấy nghìn năm sau

Nghĩ về trời đất và xưa nay, ý không cùng được


Có thể biết khi nhìn đám khói trên rặng cây xa kia bên dòng nước trong xanh)(54, tr279)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024