Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của Ngân Hàng Chính Sách


nơi cho vay.

Bước 3: Giám đốc NHCSXH nơi cho vay ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt cho vay

Bước 4: Khi có Quyết định phê duyệt cấp có thẩm quyền, Cán bộ NHCSXH hướng dẫn người vay: Lập Biên bản định giá tài sản, Hợp đồng thế chấp, cầm cố theo quy định (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay); Hợp đồng tín dụng trình Giám đốc phê duyệt giải ngân. Riêng đối với hộ gia đình/người lao động, NHCSXH Lập thông báo kết quả phê duyệt gửi người vay.

Bước 5: NHCSXH giải ngân trực tiếp cho người vay tại trụ sở Ngân hàng nơi cho vay hoặc điểm giao dịch xã.

1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.1. Khái niệm hiệu quả cho vay giải quyết việc làm

Khái niệm hiệu quả

Theo từ điển tiếng Việt thì Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất (Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng, 2003).

Một cách chung nhất có thể hiểu: Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Hiệu quả cho vay

Từ quan niệm về hiệu quả trên đây thì có thể hiểu hiệu quả cho vay là phép so sánh dùng để phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận từ hoạt động cho vay và chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận đó.

Cụ thể hơn là đánh giá hiệu quả cho vay theo 2 giác độ: mức độ an toàn và khả năng sinh lời của khoản vay.

- Mức độ an toàn của khoản vay: Một khoản vay là có hiệu quả khi khoản vay đó là an toàn. Yếu tố an toàn ở đây muốn nói đến khả năng hoàn trả các khoản lãi và vốn vay của khách hàng. Đồng thời còn xem xét cả việc khách hàng


có sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thiết thực hay không? Một khoản vay có hiệu quả trên giác độ an toàn là khoản vay mà ngân hàng thu được gốc và lãi đúng thời hạn mà không phải bù đắp bất cứ chi phí nào. Một khoản vay không trả được nợ hay chứa đựng nhiều nguy cơ không trả được nợ thì được coi là khoản vay có hiệu quả kém.

- Khả năng sinh lời : bên cạnh yếu tố an toàn thì yếu tố khả năng sinh lời là một mục tiêu mà bất cứ một khoản vay có hiệu quả phải mang lại. Khi cấp một khoản cho vay, mục tiêu cốt lõi luôn là lợi nhuận – yếu tố an toàn được xem xét trước hết nhưng yếu tố sinh lời mới là cơ bản. Một khoản vay an toàn mà không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì cũng không bao giờ là một khoản vay hiệu quả.

Tuy nhiên, NHCS hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội và những mục tiêu khác do Chính phủ giao. Do đó, các nhà nghiên cứu kinh tế thường tiếp cận khái niệm hiệu quả cho vay của NHCSXH trên 2 góc độ, đó là: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế: là việc tiết kiệm chi phí; hạn chế các tổn thất, mất vốn trong hoạt động cho vay của NHCSXH.

Hiệu quả xã hội: là những kết quả đạt được trên thực tế từ hoạt động cho vay của NHCSXH đối với cuộc sống, tinh thần của người vay vốn, đối với vấn đề an sinh xã hội của cộng đồng nơi đối tượng vay vốn sinh sống.

Từ cách tiếp cận khái niệm hiệu quả cho vay của NHCS như trên, khái niệm hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCS được hiểu là kết quả của hoạt động cho vay mang lại cho NHCS (tiết kiệm chi phí hoạt động, hạn chế tổn thất trong cho vay,….), cho người lao động vay vốn và cho xã hội (góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, nâng cao trình độ dân trí,…) trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của NHCS, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho chương trình tín dụng giải quyết việc làm


1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Từ đặc điểm của cho vay giải quyết việc làm như đã phân tích có thể đưa ra một

số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm, cụ thể như sau:

1.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

a. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay GQVL

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể đến các món cho vay đã thu hồi về hay chưa. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng của sản phẩm cho vay mua ô tô qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiệnviệc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Ta có công thức sau:


Tốc độ tăng doanh

số cho vay

= (

Doanh số cho vay kỳ này

- 1) x100%

Doanh số cho vay kỳ trước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội - 4

Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyết đối của hoạt động cho vay của NHCSXH, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả năng mở rộng cho vay của NHCSXH. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa thể khẳng định hiệu quả của hoạt động cho vay của NHCSXH mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác.

Tỷ trọng dư nợ cho vay

giải quyết việc làm

=

Dư nợ cho vay giải quyết việc làm

Tổng dư nợ

Cùng với chỉ tiêu dư nợ cho vay, NHCS còn sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ trong dư nợ cho vay giải quyết việc làm và vừa trên tổng dư nợ của NHCSXH.


Chỉ tiêu này là một số tương đối, cho biết hoạt động cho vay GQVL chiếm tỷ


trọng bao nhiêu trong tổng số dư nợ của toàn ngân hàng.

b. Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ trọng nợ quá hạn.

Chỉ tiêu Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả cho vay của NHCSXH. Nợ quá hạn là một phần hay toàn bộ (cả gốc và lãi) của khách hàng vay vốn đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ hay bất kỳ một biện pháp nào khác.

Xét về mặt bản chất, cho vay là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở ngân hàng tin tưởng người đi vay có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vào một thời điểm nhất định trong tương lai, vì thế tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá chất hiệu quả cho vay. Khi một khoản vay được chuyển thành nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất vay trước đó. Tuy nhiên thực tế thì nếu các khoản nợ quá hạn càng nhiều thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì ngân hàng phải đối diện với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và lợi nhuận sẽ giảm sút.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định thường là vào cuối quý hay cuối năm

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay GQVL =

Nợ quá hạn cho vay GQVL

x 100%

Tổng dư nợ cho vay GQVL

Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn của một NHCSXH chúng ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng hoạt động cho vay thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Việc ngân hàng có nhiều khoản vay bị nợ quá hạn không những làm giảm uy tín của ngân hàng mà có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn và mất khả năng thanh toán. Một NHCSXH có nhiều khoản vay bị nợ quá hạn có nguy cơ bị mất vốn chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó là yếu kém. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá khả năng tự bù đắp của NHCSXH có thể làm cho ngân hàng bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản.

Hệ số thu nợ

- Hệ số thu nợ là chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NHCSXH và được xác định theo công thức:


Hệ số thu nợ cho vay GQVL =

Doanh số thu nợ cho vay GQVL

Doanh số cho vay cho vay GQVL


Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bảo nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

c. Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu cho vay GQVL

=

Nợ xấu cho vay GQVL

x 100%

Tổng dư nợ cho vay GQVL

Nợ xấu bao gồm nợ được phân vào nợ các nhóm 3, 4 và 5. Đây là tỷ lệ để đánh giá hiệu quả cho vay. Như vậy ta có thể thấy rằng việc phân loại nợ theo qui định mới của NHNN là một thay đổi căn bản trong việc đánh giá chất lượng nợ. Cùng với các qui định về cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ) và chuyển nợ quá hạn, chất lượng tín dụng được xem xét toàn diện hơn do đã tính đến cả các khoản nợ đã được cơ cấu lại. Nếu như trước đây việc chuyển nợ quá hạn chỉ được thực hiện khi khoản nợ đã đến hạn mà không trả được nợ và không được cơ cấu lại thì hiện nay NHCSXH có thể chuyển nợ quá hạn khi khoản nợ đó chưa đến hạn nhưng bị đánh giá là không có khả năng trả. Bất kỳ một khoản nợ nào bị cơ cấu lại/chuyển nợ quá hạn thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó cũng được ghi nhận là nợ cơ cấu lại/quá hạn.

d. Số khách hàng được vay vốn GQVL

Ngoài các chỉ tiêu được đo lường phía trên, thì chỉ tiêu này cũng phản ánh số lượng khách hàng của Ngân hàng qua từng thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng trong thời gian qua.

e. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay GQVL đối với người vay

- Tăng quy mô sản xuất: là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay tạo việc làm. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu về doanh thu, diện tích nhà xưởng, giá trị (số lượng) máy móc thiết bị, số đầu gia súc, diện tích gieo trồng trước và sau vay vốn.

+ Diện tích nhà xưởng tăng, điều này chứng tỏ hiện tại dự án làm ăn có hiệu quả, có tính khả thi phát triển mở rộng trong tương lai.

+ Số lượng máy móc thiết bị tăng thêm.


- Số việc làm được tạo ra: được xác định bằng cách so sánh số người đang làm việc tại thời điểm trước và sau vay vốn.

- Số vốn vay cho 1 chỗ làm việc: được tính theo công thức

∑V

Svl =

Vlv

Trong đó: - Svl : số lượng chỗ làm việc

- ∑V: Tổng số vốn đầu tư cho phát triển sản xuất tạo việc làm

- Vlv: vốn đầu tư cho một chỗ làm việc

Như vậy nếu suất vốn cho một chỗ làm việc nhất định, nếu tổng số vốn đầu tư càng lớn thì càng có điều kiện để tạo ra nhiều chỗ làm việc. Mặt khác, suất vốn cho một chỗ làm việc càng lớn thì càng có điều kiện để cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập. Chính vì vậy, việc tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng không chỉ có tác dụng kích cầu nói chung mà trước hết còn có tác dụng kích cầu lao động và việc làm nói riêng.

- Tỷ suất sử dụng sức lao động: là tỷ số giữa số ngày- người đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày- người có thể làm việc được trong năm (quỹ thời gian làm việc trong năm tính bình quân cho một lao động).

Ngày- người được đề cập ở trên là ngày sản xuất trực tiếp của lao động với thời gian làm việc trong một ngày là 8 giờ.

Nlv

Tq =x 100 Tng

Trong đó:

- Tq : tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm (%).

- Nlv: số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân cho một lao động trong năm (ngày).

- Tng: quỹ thời gian làm việc trong năm bình quân của lao động nông thôn.


Quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là số ngày trung bình mà một lao động có thể dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ trong năm. Đó chính là số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi những ngày nghỉ do ốm đau, giỗ, tết, ma chay, cưới hỏi, hội họp hoặc thời tiết xấu (bão, lũ) và những ngày nghỉ khác. Ngoài ra người lao động còn phải dành một số thời gian vào các công việc khác cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất: đi chợ phiên, sửa chữa nhà cửa, chuẩn bị công cụ sản xuất, mua sắm vật tư, phân bón, giống cây, con.

Hiện nay việc lấy quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động nông thôn là bao nhiêu ngày cũng chưa có sự thống nhất. Theo Luật Lao động hiện nay một tháng có khoảng 22 ngày làm việc, do vậy có thể lấy quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn khoảng 270-280 ngày là phù hợp.

1.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả xã hội

- Khả năng nâng cao chất lượng lao động và tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động của dự án vay vốn từ việc sử dụng nguồn vốn.

Tăng thêm số lượng lao động và nâng cao chất lượng lao động được coi là một chỉ tiêu quan trọng việc đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH. Nó phản ánh quy mô và lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án tạo ra cho người lao động. Lợi ích này không chỉ được đánh giá trên cơ sở số lượng nhân công mà còn được xem xét trên khía cạnh thu nhập, kiến thức và kinh nghiệm, khối lượng công việc đảm nhận và thời gian họ được gắn bó với công việc này là bao lâu, đây chính là tính chất định tính của chỉ tiêu này.

Mặc dù là một tổ chức tín dụng phi lợi nhuận nhưng trong nguyên tắc cho vay của mình NHCSXH vẫn yêu cầu về khả năng tạo lợi nhuận của dự án vay vốn ưu đãi vì nó chính là động lực thúc đẩy cũng như là yêu cầu bắt buộc đặt ra đối với khách hàng là phải sử dụng vốn vay có hiệu quả. Trên thực tế, yếu tố có tính chất quyết định nhất để các nhà thẩm định NHCSXH, các hội, ban ngành đoàn thể hoặc Phòng LĐTB&XH quyết định cho vay chính là khả năng tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động thuê thêm của dự án vay vốn đó. Trên một ý nghĩa nào đó thì điều này giống với việc dự án vay vốn phải có lãi vì chỉ khi có lãi thì chủ lao động


mới có khả năng thuê thêm lao động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và một dự án có lãi thì mới tạo ra việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định cho lao động.

- Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Thông qua nguồn vốn vay phát triển ngành nghề phù hợp với cơ cấu kinh tế mà địa phương khuyến khích là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH trong từng giai đoạn nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động của Nhà nước và địa phương đã đề ra.

- Góp phần giữ ổn định đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân.

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong cho vay giải quyết việc làm để mang lại hiệu quả tạo ra nguồn thu nhập cho lao động, từ đó giữ ổn định cuộc sống người dân đồng thời tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Góp phần an sinh xã hội

Theo vai trò, nhiệm vụ của NHCSXH thì cho vay GQVL là một hình thức quan hệ tín dụng tài trợ của Nhà nước; Nhà nước dùng nguồn lực tài chính của mình để hỗ trợ các thành phần kinh tế, các đối tượng chính sách thông qua hoạt động cho vay của NHCSXH với những cơ chế ưu đãi riêng biệt nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà nước là tạo việc làm và ổn định các chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước. Do đó, hiệu quả cho vay GQVL có vai trò quan trọng không chỉ đối với người lao động, bản thân NHCSXH mà còn đối với toàn xã hội.

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sác xã hội

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng chính sách xã hội Thứ nhất, Mức vốn vay.

Mức vốn vay là số vốn khách hàng nhận được trong mỗi lần vay vốn. Tùy theo quy mô, năng lực hiện có và phương án sản xuất kinh doanh của từng dự án mà ngân hàng phê duyệt mức vốn cho vay.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí