Thực Trạng Hoạt Động Của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp để tổ chức tư vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.

Tổ chức tư vấn định giá chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp không đảm bảo đúng quy định của Nhà nước thì cơ quan quyết định cổ phần hóa được từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước phải bồi thường và bị loại ra khỏi danh sách của các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá [Điều 22, Nghị định 109/2007/NĐ-CP].

Kết quả công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần [Điều 25, Nghị định 109/2007/NĐ-CP].

2.5.2.1. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như đã phân tích nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp ban đầu để xác định giá chào bán cổ phần lần đầu là rất quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi như Việt Nam nói riêng và các nước khác như Liên xô cũ, Trung Quốc nói chung. Các nước này có một điểm chung là nếu việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH không chính xác thì tài sản nhà nước sẽ biến thành tài sản cá nhân của một số người có cơ hội.

Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.

Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản [Điều 23, nghị định 109/2007/NĐ-CP]. Nghị định 109/2007/NĐ-CP đã có những bước tiến nhất định so với Nghị định 187/2004/NĐ-CP tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số bất cập đó là:

Việc không phản ánh kịp thời sự biến động của giá đất trên thị trường trong xác định giá trị doanh nghiệp đã gây khó khăn cho DN, đồng thời làm giảm vai trò điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với giá đất, hạn chế tính linh hoạt, chủ động của các địa phương khi thực hiện các chính sách về đất.

2.5.3. Thông tin và việc công bố thông tin.

Ở thị trường chứng khoán thông tin và việc công bố thông tin về doanh nghiệp là vô cùng quan trọng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chào bán. Do vậy thông tin phải công khai, minh bạch và chính xác, các chủ thể tham gia hoạt động chào bán đặc biệt là các NĐT phải được bình đẳng trong quá trình tiếp cận thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực tế thông tin về công ty phát hành chưa có độ tin cậy cao, một số công ty chưa có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngay cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng chưa thực sự tin tưởng.

Chương 3

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 8

THỰC TRẠNG CHÀO BÁN CỔ PHIẾU

LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SÔ ĐÓNG GÓP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Luật chứng khoán 2006 ra đời thay thế các Nghị định 48/1998/NĐ-CP và 144/2003/NĐ-CP điều chỉnh các hoạt động về chào bán chứng khoán, đối với DNNN đang trong quá trình chuyển đổi thành CTCP thực hiện chào bán cổ phiếu theo các qui định của PL về CPH doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP(thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP)

* Về hình thức cổ phần hóa bao gồm:

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

* Về phương thức bán cổ phần lần đầu nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định:

- Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp. (Theo hướng dẫn của BTC thì việc bán cổ phần lần đầu hiện nay bằng biện pháp đấu giá công khai)

* Về đối tượng và điều kiện mua cổ phần gồm:

+ Nhà đầu tư trong nước

- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam;

- Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa

+ Nhà đầu tư nước ngoài:

- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định

- Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu chi khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.

+ Nhà đầu tư chiến lược:

- Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp;

- Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình người quyết định cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

- Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước

(bao gồm cả các Ngân hàng Thương mại nhà nước) nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược;

- Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

+ Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch chứng khoán thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án cổ phần hóa quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu đối với phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối đa, tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa không được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó.

Quy định này trên thực tế khó có thể thực hiện (vì số lượng người tham gia đấu giá thường rất lớn không thể kiểm soát được - Điều này đã được Khách mời của chương trình giao lưu trực tuyến là bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và ông Nguyễn Quang Bảo - Phó giám đốc Khối dịch vụ chứng khoán Công ty chứng khoán Sài Gòn trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến ngày 3/7/2007 như sau:

" Có nhiều trường hợp đấu giá cổ phần nhà đầu tư đặt giá "trên trời",

tức là đặt giá quá cao so với giá trần.

Có thể giải thích hiện tượng "đấu giá trên trời" này bằng 2 trường hợp thực tế sau:

+ Trường hợp 1: Khi nhà đầu tư nhầm trong việc đặt giá không phải trên mức một cổ phần mà là cho toàn bộ số cổ phần họ muốn mua. Ví dụ: 3,6 tỷ cho 10.000 CP.

Ban tổ chức đấu giá đều có liên hệ với nhà đầu tư trực tiếp trên cuộc đấu giá (cuộc đối thoại được ghi âm) để xác nhận lại. Trong trường hợp nhà đầu tư nhầm, để bảo vệ quyền lợi của họ, Ban tổ chức đấu giá đề nghị nhà đầu tư có đơn xác nhận thông qua đại lý chuyển trực tiếp cho trung tâm để nhập vào hệ thống.

+ Trường hợp 2: Ban tổ chức đấu giá cũng liên hệ với nhà đầu tư để xác minh lại. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua với giá "trên trời", Ban tổ chức sẽ nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các thông tin về danh tính của nhà đầu tư thường không chính xác, do vậy Ban tổ chức không liên lạc được với họ. Vì vậy, Ban tổ chức đấu giá loại những trường hợp này ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, ở những cuộc đấu giá gần đây hiện tượng này đã ít xuất hiện hơn so với trước".

Ngoài ra giá trị quyền sử dụng đất theo Nghị định 109 Điều 30 quy định như sau

+ Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức thuê đất thì phải hoàn tất thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quyết định cổ phần hóa và cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

+Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa được giao đất (kể cả diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố.

+ Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chọn hình thức thuê đất:

- Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp;

-Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố.

+ Trường hợp giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cổ phần hóa thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi đủ hồ sơ, nếu chưa nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giá đất thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp được quyền tính giá trị quyền sử dụng đất, giá tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo phương án doanh nghiệp đã đề nghị nhưng không thấp hơn giá trị quyền sử

dụng đất, giá thuê đất tính theo giá đất được công bố và thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Tuy nhiên luật đất đai 2003 tại điều 56 quy định: Giá đất do Nhà nước quy định.

* Việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;

b) Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau;

c) Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

* Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

* Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại khoản 1 Điều này, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá đất

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí