Ý Nghĩa Của Việc Phân Biệt Giữa Phát Hành Riêng Lẻ Và Phát Hành Ra Công Chúng

- Phát hành cổ phiếu mới do tách hoặc gộp cổ phiếu

Một số công ty cổ phần khi mới thành lập ấn định mệnh giá cổ phiếu bằng 4 cổ phiếu mới quá cao hoặc có khi giá cổ phiếu trên thị trường của một công ty ở mức quá cao, những điều đó có thể làm cho việc giao dịch cổ phiếu của công ty không thuận lợi, công ty có thể quyết định tách cổ phiếu Ví dụ: một cổ phần cũ trị giá 1.000.000đ, công ty quyết định tách một cổ phần cũ thành 100 cổ phần mới, như vậy một cổ phần cũ được tách ra theo tỷ lệ 1:10 và như vậy mệnh giá của cổ phiếu cũng được giảm đi và được xác định bằng 10.000đ/cổ phiếu. Việc tách cổ phiếu hay còn gọi là sự chia nhỏ cổ phiếu nhằm mục đích chủ yếu làm giảm giá của cổ phiếu và do đó làm cho việc mua bán cổ phiếu của công ty được dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu không làm thay đổi giá trị tài sản vốn chủ sở hữu của công ty cũng như tỷ lệ quyền sở hữu công ty của mỗi cổ đông hiện hữu, nó chỉ làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành cũng như số cổ phiếu của mỗi cổ đông nắm giữ.

Ngược lại với việc tách cổ phiếu, có trường hợp công ty thực hiện việc gộp cổ phiếu. Đây thường là trường hợp thị giá cổ phiếu của công ty quá thấp không có lợi cho uy tín của công ty, công ty có thể thực hiện việc gộp cổ phiếu nhằm mục đích tăng giá thị trường của một cổ phiếu và thực hiện bằng cách thu hồi số cổ phiếu cũ và thay thế bằng số cổ phiếu mới với số lượng ít hơn.

1.3.1.3. Phát hành cổ phiếu mới có thu tiền

Trong quá trình hoạt động kinh doanh để tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể lựa chọn phương pháp phát hành thêm cổ phiếu và bán ra, việc phát hành thêm cổ phiếu mới bán ra, giúp công ty thu thêm tiền vốn đồng thời tài sản, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên, để phát hành cổ phiếu bán ra tăng thêm tiền vốn, tùy điều kiện cụ thể công ty có thể lựa chọn phương thức phát hành riêng lẻ hay chào bán ra công chúng

1.3.2. Phương thức phát hành chứng khoán

1.3.2.1. Phát hành riêng lẻ (Private Placement)

Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài), với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.

1.3.2.2. Phát hành chứng khoán ra công chúng

Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1.3.2.3. Ý nghĩa của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng

Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả và bền vững.

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 6

Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.

1.3.4. Bảo lãnh phát hành chứng khoán

1.3.4.1. Khái niệm

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng

khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng [ điều 6.22].

Bảo lãnh phát hành giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Việt Nam theo luật chứng khoán việc bảo lãnh phát hành do các công ty chứng khoán có nghiệp vụ bảo lãnh theo điều 60 LCK thực hiện. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.

1.3.4.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành

Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không.

- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng.

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.

- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương

thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

Chương 2

CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


2.1. CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG - CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG LẦN ĐẦU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Chào bán cổ phiếu là quá trình trong đó cổ phiếu được chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư (NĐT) gồm cả các NĐT cá nhân và NĐT chuyên nghiệp với những điều kiện và thời gian như nhau.

Chào bán cổ phiếu ra công chúng thường áp dụng cho những đợt phát hành có lượng vốn huy động lớn và lượng chứng khoán phát hành phải đạt một mức độ nhất định. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán.

Phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng thường dựa vào một số tiêu chí như: tổng giá trị đợt phát hành, số lượng người mua cổ phiếu -chứng khoán của đợt phát hành, tuy nhiên việc chào bán cổ phiếu - chứng khoán ra công chúng phải bỏ ra một khoản chi phí phát hành cao hơn chào bán riêng lẻ (6-8% tổng mức vốn huy động). Về nguyên tắc, việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của mọi loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ Pháp luật về chứng khoán. Việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải được đăng ký với UBCKNN. Trường hợp DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng được miễn trừ nghĩa vụ đăng ký nhưng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu.

Chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu hay còn gọi là IPO ( initial public offering ).Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng

bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO (Initial Public Offering) có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu ( ví dụ tại Luật doanh nghiệp điều 84, khoản 4,5 qui định : “Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”.

Như vậy IPO (Initial Public Offering) chào bán cổ phần lần đầu với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp vì với bất kỳ doanh nghiệp nào đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành, nguyên nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi được phép huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các điều kiện phát hành ngặt nghèo và quy chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc.

IPO hoàn toàn khác với việc một cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần đang nắm giữ; hành vi sau này gọi là chào bán cổ phần (Offer for sale)

Ở Việt Nam việc IPO thường gắn với việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đây cũng là một đặc thù của nền kinh tế đang chuyển đổi. Việc cổ phần hóa được khái quát thông qua quy trình sau:

- Về mặt thủ tục tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số

công ty tài chính, Ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán, những trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hoặc bảo lãnh phát hành. Tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng gọi là tổ chức phát hành. Trên thế giới mức phí bảo lãnh phát hành này có thể lên tới 8% của tổng số tiền bán được và kèm theo nhiều điều khoản khác.

- Qui trình IPO.

Do lượng thủ tục pháp lý, chế tài khá chặt chẽ và rắc rối nên mỗi vụ IPO thường cần một vài công ty luật hỗ trợ. IPO có thể bao gồm một phần trong đó việc cổ đông hiện tại chuyển nhượng quyền sở hữu với số cổ phiếu hiện tại theo cách mà ta gọi là giao dịch thứ cấp, mặc dù vai trò được nhấn mạnh chủ yếu của IPO là phát hành mới và lần đầu ra công chúng để huy động một lượng vốn góp đáng kể. Tuy nhiên theo thông lệ thế giới cả luật pháp chứng khoán lẫn quy ước của các công ty bảo lãnh phát hành đều hạn chế chức năng chuyển nhượng lượng cổ phần hiện hành theo phương thức giao dịch thứ cấp.

IPO thường được bán cho nhà đầu tư tổ chức với qui mô lớn và cũng dành ra một tỷ lệ nhỏ cổ phần bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp. Ở các thị trường đã phát triển nhà phát hành thường thả lỏng một điều khoản cho phép nhà bảo lãnh có thể tự ý tăng qui mô phát hành IPO lên tới 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thống nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường gọi là phương án Greenshoe - Greenshoe là điều khoản được nhất trí thực thi khi nhu cầu thị trường tăng quá cao, đẩy giá lên thì việc phát hành thêm tối đa 15% giúp bình ổn giá (một số nước số tiền này được chuyển vào quỹ bình ổn giá). Đôi lúc nhà phát hành không đồng ý do họ không có kế hoạch sử dụng số tiền do tăng thêm lượng cổ phần bán ra.


2.2. ĐIỀU KIỆN CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được quy định rõ

trong Điều 4, Nghị định 14 năm 2007, qui định chi tiết thi hành Luật chứng khoán năm 2006

2.2.1, Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng

Đối với loại DN này phải đáp ứng điều kiện:

a) doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh thông qua.

d) Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.

2.2.2 Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng

Doanh nghiệp loại này thì thực hiện theo qui định của pháp luật về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần (qui định trong nghị định 109/2007NĐ-CP). Một doanh nghiệp Nhà nước trước khi được phép huy động vốn rộng rãi từ công chúng phải đảm bảo các điều kiện về phát hành cổ phần và quy chế cáo bạch đầy đủ, chính xác các thông tin về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất IPO còn các lần tiếp theo là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. Do vậy trước khi IPO doanh nghiệp cổ phần hóa phải xúc tiến việc xác định giá trị doanh nghiệp đặc biệt là giá trị tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. Việc khó khăn nhất, phức tạp nhất trong quá trình cổ phần hoá là xác định giá trị tài sản doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Định giá tài sản doanh nghiệp là một trong số những nhân tố quan trọng để xây dựng giá cổ

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí