Cơ Cấu Doanh Thu Các Năm Theo Từng Lĩnh Vực (Đơn Vị: Triệu Đồng)

lắm dẫn đến dễ có những sai sót.

"Nhà thầu chính thi công phần xây lắp (Tổng công ty xây dựng hà nội) đã lập quyết toán trùng khối lượng thi công hai hạng mục: lắp đặt hệ thống âm thanh và hạng mục tu bổ kết cấu sàn S4, S5 với tổng giá trị hơn 1,1tỷ đồng nhưng cả ban QLDA và công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA VIET NAM)-Đơn vị có hợp đồng tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án đều không phát hiện sai sót này.." (Tạp chí kiểm toán số 2 năm 2008, trang 51).

Công ty cổ phần Bông bạch tuyết, lãi giả lỗ thật - doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn lãi. Phải chăng có sự thông đồng giữa cơ quan kiểm toán và doanh nghiệp, hay trình độ cán bộ kiểm toán còn hạn chế.

Hạn chế đối với kiểm toán hiện nay là chưa sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến việc phân tích báo cáo tài chính còn mang tính chiếu lệ và còn khá đơn giản. Về phía con người:cần thực hiện tốt quy định của BTC về chuẩn mực đạo đức hành nghề kế toán, kiểm toán (chủ yếu là kiểm toán viên độc lập) cần rèn luện cả tâm, đức và trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị

Trong lĩnh vực kiểm toán, yêu cầu hàng đầu đối với mỗi kiểm toán viên là tính độc lập trong hoạt động và tinh thông nghiệp vụ. Tính độc lập để có thể đưa ra những kết luận khách quan trong mỗi báo cáo tài chính, giỏi về nghiệp vụ để phát hiện những khuất lấp trong báo cáo tài chính. Nhưng với nhiều Công ty kiểm toán (CTKT), nhất là công ty nhỏ theo mô hình " hợp tác xã " như hiện nay thì phần lớn kiểm toán viên đều thiếu hai tố chất này. Về mặt pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều lỗ hổng. Kiểm toán độc lập hiện nay hoạt động theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 133/2005/NĐ-CP. Theo một quan chức của Bộ Tài chính, các nghị định này chưa quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của kiểm toán viên và CTKT. Có hiện tượng kiểm toán viên, thậm chí người đứng đầu CTKT có thể vừa làm ở CTKT, vừa làm ở DN khác không phải là CTKT; có trường hợp

kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề nhưng trên thực tế không hành nghề, không ký báo cáo kiểm toán; có hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên. Các hiện tượng trên xảy ra chủ yếu tại nhiều CTKT nhỏ và những vấn đề này chưa quy định rõ trong các Nghị định về hoạt động kiểm toán nên không có cơ sở xử lý.

Các Nghị định trên cũng chưa quy định những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán như: bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp soát xét, kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán của từng công ty kiểm toán… Một trong những vấn đề rất quan trọng là tiêu chí xác định điểm ngoại trừ và không ngoại trừ cũng chưa được quy định. Đây không phải là ví dụ mới kể từ khi vấn đề Dệt Long An xảy ra nhưng vẫn chưa có giải pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên Theo dự kiến từ Tổ biên tập Luật Kiểm toán độc lập thì đến tháng 5/2010 dự thảo bộ luật này sẽ được Quốc hội thông qua. Và từ nay tới đó, không ai dám chắc sẽ không còn những vụ việc liên quan đến kiểm toán như tại CTCP Bông Bạch Tuyết vừa qua.

Nghiên cứu cổ phiếu FPT 2006-2008 có những thời điểm lên tới trên 60 lần mệnh giá nhưng tới 19/8/2008 giá chỉ còn 88.000/cổ phiếu mặc dù tình hình công ty vẫn lãi năm sau nhiều hơn năm trước.

Nghiên cứu cổ phiếu FPT, trước những năm 2006 FPT là một công ty chủ yếu phân phối điện thoại di động và sản phẩm công nghệ thông tin.

Cổ phiếu được niêm yết chính thức ngày 13/12/2006. Trước ngày được UBCK cấp giấy phép niêm yết (21/11/06), giá cổ phiếu FPT tăng nhanh qua các mốc như: bán cho các cổ đông chiến lược Intel Capital và Texas Pacific Group ở mức khoảng 9 tới 10 lần mệnh giá, mức giá giao dịch trên thị trường OTC gấp 23 lần mệnh giá, trước khi chính thức đạt 60 lần mệnh giá vào ngày 22/01/2007 thời gian qua có lúc lên tới trên (600.000 VND/cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VND/cổ phiếu).

Lịch sử giao dịch khớp lệnh

Open

close

change

%change

Totalshare

Value M

9/2/2007

604.0

574.0

-30.0

-4.97

194.380

111.574.12

8/2/2007

635.0

604.0

-31.0

-4.86

103.880

62.743.52

7/2/2007

625.0

635.0

10.0

1.6

116.470

73.958.45

6/2/2007

599.0

625.0

26.0

4.34

195.540

122.212.5

5/2/2007

630.0

599.0

-31.0

-4.92

110.440

66.153.56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 10

Date


(http://www.fpts.com.vn)

Bảng 3: Cơ cấu doanh thu các năm theo từng lĩnh vực (Đơn vị: Triệu đồng)



Lĩnh vực

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Đến 30/09/2006

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Phân phối điện thoại di động

1,421,783

45%

2,556,195

50%

4,659,585

57%

4,936,235

64%

Tích hợp hệ thống

806,904

25%

1,209,094

24%

1,588,040

19%

940,327

12%

Phân phối sản phẩm CNTT

662,420

21%

804,837

16%

1,132,176

14%

880,908

11%

Dịch vụ Internet

108,788

3%

186,509

4%

322,629

4%

393,706

5%

Sản xuất lắp ráp máy tính

75,624

2%

184,766

4%

205,816

3%

174,167

2%

Phần mềm xuất khẩu

29,732

1%

68,443

1%

145,597

2%

163,728

2%

Phần mềm trong nước

45,411

1%

55,945

1%

87,256

1%

57,225

1%

Dịch vụ đào tạo

16,478

1%

22,113

0%

26,445

0%

25,760

0%

Dịch vụ ERP

-

0%

9,647

0%

21,971

0%

14,818

0%

Dịch vụ truyền thông

-

0%

-

0%

20,108

0%

138,493

2%

Khác

4,818

0%

1,942

0%

1,368

0%

80

0%

Tổng cộng

3,171,958

100%

5,099,491

100%

8,210,991

100%

7,725,447

100%

Nguồn: Trích bản cáo bạch FPT - www.vietstock.com.vn/bancaobach Bản cáo bạch FPT công bố số liệu đến 30/09/2006 cho thấy phần lớn

tăng trưởng doanh thu qua các năm là từ nguồn doanh thu bán điện thoại di động với mức đóng góp lên đến 64% tổng doanh thu chín tháng đầu năm 2006. Tăng trưởng doanh thu bình quân trong lĩnh vực này trong ba (03) năm gần nhất là gần 100%. Với các lĩnh vực kinh doanh khác không được FPT công bố chi tiết, có thể có lĩnh vực lỗ, có thể có lĩnh vực lãi.

Trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh doanh thu của FPT tổng cộng đạt không quá 3%. Như vậy thì FPT giống một công ty phân phối nhiều hơn (lệ thuộc sản phẩm khác về công nghệ), chứ không giống một công ty công nghệ và phát triển phần mềm hay cung cấp dịch vụ Internet…

Điều gì sẽ xảy ra nếu FPT không có các mảng phân phối điện thoại độc quyền của : Morotola, Samsung, hay Nokia? Một ngày nào đó, ba gã khổng lồ điện thoại có thể chia sẻ thị phần cho một đối tác khác để tránh sự "quá phụ thuộc" vào một đối tác duy nhất. Nếu giảm 1% doanh thu trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động dẫn tới mức biến động thế nào với lãi gộp hay lãi ròng của FPT? Nguyên tắc "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ" sẽ được áp dụng khi một nhà phân phối chiếm quá 15% doanh thu của một tập đoàn nước ngoài. Khi đó, FPT sẽ gặp khó khăn nếu các mảng chiến lược không được phát huy như: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm…Nếu quả thực những điều này có thể xảy ra thì mức độ từ doanh thu FPT rất đáng để xem xét cẩn trọng... Và khi doanh thu không đủ lớn, "kỳ vọng" của nhà đầu tư vào lãi ròng, cổ tức, tăng trưởng hay nguồn tái đầu tư nội bộ sẽ ra sao?

Tuy nhiên cho đến nay cũng phải ghi nhận việc FPT có sự chuyển hướng rất nhanh qua hai mảng chiến lược là Đại Học FPT và trang web vnexpress để khai thác tốt nhất hai lĩnh vực "tri thức đào tạo" và "truyền thông trực tuyến". Trong đó, ít nhất, quảng cáo trực tuyến là hướng đi đúng và đã khẳng định thành công để có thể đánh giá cổ phiếu FPT.

Phân tích chỉ số tài chính của FPT chúng thấp hơn mức bình quân ngành và các công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Vậy tại sao FPT có P/E cao hơn? (xem bảng 4 dưới đây)

Bảng 4: Phân tích báo cáo tài chính FPT so với các công ty công nghệ của thế giới như Microsoft, Google, Yahoo, Oracle, và bình quân ngành.

FPT

MSFT

GOOG

YHOO

ORCL

Ngành

Giá trị thị trường (M$)

2,199

305,630

152,790

39,360

88,820

243.12M

Số lượng nhân viên

7,008

71,000

5,680

9,800

56,133

204

Tăng trưởng doanh thu qu›


42,4%


11.00%


70.40%


18.80%


26.50%


16.20%

Doanh thu (M$)

729

45,350

9,320

6,220

16,070

51.70M

Lợi nhuận gộp/Doanh Thu


13%


82.16%


60.18%


58.41%


76.73%


70.34%

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (M$)


38


19,000


4,050


1,940


6,510


6.53M

Lợi nhuận hoạt động/Doanh Thu


4,78%


39.38%


34.24%


15.46%


33.67%


4.08%

Lợi nhuận ròng (M$)

33

12,940

2,420

1,170

3,700

0.276

EPS

0.499

1.251

7.875

0.789

0.697

N/A

P/E

75

24.85

63.37

36.68

24.59

33.42

PEG (Dự báo 5 năm)

N/A

1.53

1.43

1.81

1.11

1.48

P/S (Thị Giá/Doanh thu trên 1 CP)


3


6.66


15.74


5.89


5.52


2.9

Chỉ tiêu


Nguồn: Tổng hợp từ http://finance.yahoo.com/ và Báo cáo tài chính của FPT đến 31/12/2006 (Tỷ giá quy đổi: 16,037 VND/USD)

Nhìn bảng so sánh trên ta thấy, giá cổ phiếu FPT cao hơn hẳn các công ty lớn mà ai cũng biết như Microsoft, Yahoo, Oracle, Google, đó là những công ty công nghệ hàng đầu mà bất cứ công ty nào cũng muốn nhận được sự hợp tác từ chúng chứ đừng nói đến việc cạnh tranh với các "nhà sáng lập" ngành của thế giới, trên cơ sở các chỉ tiêu như: doanh thu, lãi gộp hay hướng phát triển, tăng trưởng trong thời gian sắp tới, FPT khó có thể so sánh được với những công ty khổng lồ này, từ các chỉ tiêu đo lường khả năng kinh doanh (kiếm lợi nhuận) của FPT cũng thấp hơn khi so với các công ty quốc tế lớn.

Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận gộp (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng

bán). Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy 100 đồng doanh thu của Microsoft tạo ra 82,16 đồng lợi nhuận gộp và mức bình quân ngành là 70,34 đồng thì FPT chỉ đạt được có 13 đồng. Phân tích đó đủ cho thấy nhà đầu tư đã chịu ảnh hưởng đáng kể của tâm l› đám đông khi đầu tư vào công ty FPT.Chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu (P/S) cho biết trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận hoạt động (sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản l›). FPT đạt 4,78%, còn thấp nhất của Yahoo là 15,46% trong năm tài chính 2006 đầy khó khăn của tập đoàn này so với đối thủ Google.

Bỏ qua các yếu tố về môi trường kinh tế nơi FPT hoạt động tại Việt Nam so với Hoa Kỳ, hay tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, mức sống, thu nhập đầu người, điểm xuất phát…chỉ phân tích ngay chỉ số P/E hay P/S để nói mức độ sẵn lòng chi trả của nhà đầu tư cho một đồng thu nhập hay doanh thu từ FPT. Bình quân ngành mà FPT đang hoạt động là với 01 đồng thu nhập nhà đầu tư chỉ sẵn sàng trả mức 33,42 lần và với một đồng doanh thu tạo ra nhà đầu tư chỉ trả 2,9 lần. Trong khi với gã khổng lồ Google được cho là "công ty siêu kỳ" trong các năm gần đây, nhà đầu tư cũng chỉ chịu móc hầu bao trả mức cao nhất P/E: 63,7 và P/S: 15,74 hay "siêu" khác là Microsoft chỉ ở mức P/E: 24,85 và P/S: 6,66! từ các con số biết nói trên ta có thể tự so sánh được FPT và Google, Microsoft hay Oracle, hay nói cách khác có thể coi FPT là công ty sáng lập ngành công nghệ và internet" ở nước ta thì NĐT của FPT cũng đã vượt quá những qui luật thông thường để kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của FPT trong tương lai,(và thực tế giá cổ phiếu của FPT trên các bảng giao dịch điện tử ngày 19/8/2008 là ở mức 88.000 VNĐ/cổ phiếu). Do vậy ta có thể kết luận rằng việc Roadshow (hoạt động thăm dò giới thiệu cổ phiếu của DN với NĐT) của FPT Việt Nam tốt hơn của các công ty cùng ngành khác để tạo được ấn tượng và niềm tin của NĐT vào sự phát triển của FPT mạnh mẽ đến như vậy.

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không chỉ chào bán cổ phiếu

lần đầu mà còn nhiều lần tiếp theo nữa. Nhưng việc IPO lần đầu có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng nhất, doanh nghiệp đại chúng phát hành cổ phần rộng rãi cho công chúng sau khi đã tiến hành IPO. Nói cách khác, nếu như IPO là thuật ngữ ám chỉ lần đầu tiên doanh nghiệp phát hành cổ phần mới và bán rộng rãi cho công chúng, thì SPO áp dụng cho tất cả các lần phát hành sau đó. SPO còn có tên gọi khác trên thế giới, nhưng ít thông dụng hơn, là Phát hành cổ phần tiếp nối (Follow-On Offering - FOO).

Theo tài liệu "Going public and the ownership structure of the firm" của các tác giả Antonio S. Melloa và John E. Parsons, bản thân quá trình phát hành ra công chúng rộng rãi đã đủ phức tạp vì tính chất các loại thị trường và sự đa dạng của các nhóm nhà đầu tư, các nhóm kiểm soát doanh nghiệp.

Từ đây, chúng ta nên hiểu rằng việc tiến hành SPO thành công hay không còn phụ thuộc vào cơ chế thiết kế vụ phát hành (ở mức sơ cấp) và cấu trúc sở hữu mong muốn có đạt được hay không sau mỗi lần SPO, hoặc một loạt đợt SPO. Một mục tiêu quan trọng nữa của một đợt SPO là một dãy các đợt SPO được thiết kế có tính liên tục không, có đạt mục tiêu huy động theo thời kỳ mong muốn không, và có phù hợp với các chiến lược dự án của doanh nghiệp hay không. Do vậy doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn cách phân phối lợi nhuận, hoặc chia cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung từng giai đoạn cho hợp lý.

Nói giản dị hơn, việc biến công ty thành đại chúng bắt đầu với IPO, nhưng việc công ty quản trị nguồn vốn tốt hay không lại nằm một phần đáng kể ở các mức thành công của nhiều đợt SPO theo các kế hoạch chiến lược. Một doanh nghiệp IPO thành công, nhưng không có khả năng SPO hoặc không có chiến lược phát triển cần tới các vụ SPO tiếp theo, thì cũng khó có thể coi là doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng.

Việc thành công của SPO phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào các "chiến thuật" marketing tới người mua cổ phiếu của doanh nghiệp, bên cạnh

các yếu tố vận hành và chiến lược phát triển đường dài -- vốn là điều kiện cần. Việc marketing này luôn được các nhà tư vấn ngân hàng đầu tư đặt trong tổng thể, ai kiểm soát các block cổ phần lớn có thể kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Vì các mục tiêu này, nên các nhà khoa học về quản trị công ty (corporate governance) và giới tư vấn luôn tiếp tục phát triển các cơ cấu cổ phiếu và số lượng cổ phần tương ứng để cân bằng hai loại quyền quan trọng nhất trong SPO: (a) Quyền hưởng lợi ích kinh tế từ cổ phần;

(b) Quyền quyết định hướng phát triển doanh nghiệp. Những lo lắng mang tính cấu trúc đường dài và thay đổi liên tục này ít khi xuất hiện trong lần IPO của một công ty đang muốn lần đầu trở thành đại chúng.

Một đặc tính đáng lưu ý của SPO, là quyền ưu tiên mua tiếp của cổ đông hiện tại. Nhiều rắc rối và xung đột có thể xảy ra ở đây. Nghiên cứu có tên "Ownership Concentration, Adverse Selection and Equity Offering Choice" của các tác giả William Cheung, Hong Kong Polytechnic University; Keith Lam, University of Macau; Lewis Tam, University of Macau) có đề cập tới vấn đề này ở Trung Quốc, quốc gia có mối liên hệ gần gũi với Việt Nam. Qua đó một số điểm liên quan tới SPO có thể cần xem xét như sau. Trước hết, các cổ đông lớn thuộc Nhà nước dần dần từ bỏ quyền mua tiếp cổ phiếu. Thứ hai, về lập pháp có thể yêu cầu việc hạn chế đăng ký mua bổ sung cổ phần của nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau. Nghiên cứu thực chứng qua thống kê cũng cho thấy ở Trung Quốc, việc có mật độ sở hữu cao ở một số cổ đông đại diện nhà nước có xu hướng liên quan chặt chẽ tới việc lựa chọn danh mục đầu tư (portfolio) theo hướng tránh rủi ro ở mức tối đa. Vì thế, việc phát hành quyền có xu hướng đang được thay bằng bán ra qua các phương pháp SPO. Khi các khoản huy động vốn cổ phần lớn gia tăng đáng kể, hầu như phương án lựa chọn là SPO, thay cho phát hành quyền trong số cổ đông hiện hữu.


3.2. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG.


Định giá doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa. Theo quy định,

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí