Thực Trạng Pháp Luật Về Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Pháp luật luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đối với những lĩnh vực nhạy cảm nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán hay hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng của NHTMCP thì pháp luật là công cụ không thể thiếu được để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo môi trường đầu tư được an toàn, lành mạnh.Để xây dựng được hệ thống pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam đầy đủ, hoàn thiện thì luận văn đã nghiên cứu, làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. Đồng thời xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP so với chào bán chứng khoán ra công chúng của các chủ thể khác. Từ đó nhận diện và trình bày những mô hình pháp lý áp dụng cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. Trên cơ sở những vấn đề đã được nghiên cứu ở chương 1, chương 2 sẽ tiến hành đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. Qua đó xác định những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam, tạo tiền đề xây dựng một hệ thống pháp luật chuyên ngành hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Ở VIỆT NAM


2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần.

Đểbảo vệ thị trường và nhà đầu tư, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định cụ thể những đối tượng được phép tham gia chào bán chứng khoán và những loại chứng khoán nhất định mà chủ thể đó có thể chào bán. Đồng thời trong quá trình chào bán các chủ thể này còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán với những quyền và nghĩa vụ nhất định. Luật Chứng khoán và giao dich chứng khoán Hàn Quốc năm 1994 và Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1992 cùng đưa ra thuật ngữ“Người phát hành” là bất kỳ người nào đã phát hành hoặc dự định phát hành bất kỳ chứng khoán nào. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Luật giao dịch chứng khoán Balan năm 1997 không đưa ra thuật ngữ“người phát hành”mà đưa ra thuật ngữ“tổ chức phát hành”giống với Việt Nam - được hiểu là nói đến chủ thể phát hành chứng khoán dưới tên mình. Còn Luật Chứng khoán và giao dich Đài Loan lại đưa ra khái niệm“nhà phát hành” với nghĩa là một công ty chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng, hoặc những người thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát nhất về chủ thể chào bán chứng khoán như sau:

Chủ thể chào bán chứng khoán là các tổ chức được phép chào bán chứng khoán để huy động vốn từ công chúng sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thẩm quyền chào bán, các điều khoản chào bán, thủ tục chào bán và phương thức chào bán theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Như vậy, tùy theo sự quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK của mỗi quốc gia khác nhau mà ở đó sẽ tồn tại các loại chủ thể chào bán chứng khoán khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì trên thế giới tồn tại hai loại chủ thể chào

bán chính là: loại chủ thể kinh doanh bao gồm một số các doanh nghiệp trong nền kinh tế và loại chủ thể phi kinh doanh bao gồm chính phủ và các chính quyền địa phương. Chủ thể chào bán cổ phiếu chính là các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Loại chủ thể kinh doanh là loại chủ thể truyền thống và đông đảo nhất. Đối với loại chủ thể này để được chào bán cổ phiếu huy động vốn thì thông thường theo quy định chung của pháp luật các nước, chúng bắt buộc phải là các pháp nhân và thẩm quyền huy động vốn của chúng chủ yếu được quy định trong luật công ty của mỗi quốc gia.

Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 6

Ở các nước theo trường phái châu Âu lục địa nhưPháp, Đức, Bỉ…khả năng huy động vốn của các công ty được quy định ngay từ khi chúng mới được thành lập, luật các nước này thường phân ra làm hai loại hình công ty chính đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu; trong trường hợp muốn tăng vốn điều lệ thì các thành viên sáng lập phải góp thêm vốn. Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu chỉ được áp dụng đối với công ty cổ phần. Đối với các nước theo trường phái luật Anh – Mĩ thì có khác, các nước theo trường phái này thường không quy định loại hình công ty ngay từ đầu mà để cho công ty trong quá trình hoạt động sẽ lựa chọn một cách thức gọi vốn thích hợp. Nếu chọn cách gọi vốn nội bộ trong một nhóm người với nhau thì sẽ hình thành loại hình công ty mà ta gọi là công ty đóng. Còn nếu gọi vốn bằng hình thức huy động vốn từ công chúng (chào bán cổ phiếu, trái phiếu) thì sẽ hình thành loại công ty mà ta gọi là công ty đại chúng.

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm tất cả các tổ chức có chào bán các loại cổ phiếu được pháp luật thừa nhận theo một trong ba phương thức: a) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kể cả Internet, b) Chào bán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước

ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì:“Ngân hàng thương mại cổ phần làngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần”. Vậy nên NHTMCP cũng là chủ thể phát hành chứng khoán phổ biến.

Huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phiếu là một quyền cơ bản, đặc thù của công ty cổ phần, được quy định tại Khoản 3 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005.

Với tư cách là chủ thể phát hành cổ phiếu, NHTMCP có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền quyết định nội dung cơ bản của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng:

Về cổ phiếu của đợt chào bán: loại cổ phiếu chào bán, số lượng chào bán, giá chào bán cổ phiếu. Ngân hàng phát hành hoàn toàn có quyền tự quyết về các nội dung của đợt chào bán. Đối với các NHTMCP thành lập theo Luật doanh nghiệp việc quyết định những nội dung cơ bản nói trên về cổ phiếu chào bán được tính toán cụ thể, chính xác. Ví dụ, Ngân hàng thương mại cổ phần Vietcombank chào bán cổ phiếu đợt tháng 2/2010:

- Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

- Mã cổ phiếu: VCB

- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

- Mệnh giá: 10.000 đồng (mười nghìn đồng)

- Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán: 436.382.579 cổ phiếu (bốn trăm ba mươi sáu triệu ba trăm tám mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi chín cổ phiếu).[44]

Ngược lại, đối với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa không phải lúc nào những quyết định về giá chào bán cổ phiếu, số lượng chào bán cũng thực sự mang lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Trong thực tế hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã có nhiều tổ chức phát hành là ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa khi đưa ra giá chào bán cổ phiếu không sát với giá trị thực tế của cổ phiếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Ví dụ:Vietcombank tháng 12/2007 thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng với lượng phát hành 97,5 triệu cổ phiếu. Giá khởi điểm 100.000đ/cổ phiếu, giá trúng thầu thấp nhất 102.000đ/cổ phiếu, giá trúng thầu cao nhất 250.000đ/cổ phiếu, giá trúng bình quân 107.860đ/cổ phiếu [42]. BIDV

chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tháng 12/2011 với tổng số lượng cổ phần được bán đấu giá là 84.754.146 cổ phần, loại cổ phần phổ thông, có mệnh giá 10 ngàn đồng/cổ phần. Giá đặt mua thấp nhất là 18.500đồng/cổ phần; giá đặt mua cao nhất là 35.000 đồng/cổ phần [1].

Quyết định thời gian và phương thức phân phối cổ phiếu: Phương thức phân phối cổ phiếu là bảo lãnh hay tự phát hành. Nếu phát hành qua bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra thực hiện hoạt động bảo lãnh. Ví dụ ngân hàng phát hành quyết định hình thức bảo lãnh chắc chắn hay bảo lãnh tới mức tối đa..., quyết định thuê công ty chứng khoán nào thực hiện hoạt động bảo lãnh, thuê một công ty hay nhiều công ty chứng khoán đồng bảo lãnh. Trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đợt 2/2010 Vietcombank chọn phương thức chào bán là phát hành quyền mua 436.382.579 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với thời gian thực hiện như sau:

- Ngày công bố thông tin về đợt phát hành: 01/12/2010

- Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách thực hiện quyền mua cổ phiếu: ngày 16/12/2010

- Thời gian nhận đăng ký và nộp tiền mua: từ ngày 28/12/2010 đến ngày 25/01/2011.

- Thời gian chuyển nhượng quyền mua: từ ngày 28/12/2010 đến ngày 21/01/2011.

- Thời gian dự kiến giao dịch: tháng 4/2011. [44]

Về hoạt động kiểm toán: tổ chức phát hành lựa chọn một trong số những tổ chức kiểm toán được chấp nhận kiểm toán cho báo cáo tài chính của mình. Tổ chức kiểm toán có thể là của Việt Nam hoặc nước ngoài tùy theo nhu cầu của ngân hàng phát hành. Ví dụ, khi IPO, Viettinbank đã chọn tổ chức kiểm toán là công ty Kiểm toán Ernst &Young.

Về hoạt động tư vấn phát hành: ngân hàng phát hành quyết định thuê công ty chứng khoán tư vấn về phương án phát hành cho mình, công ty này cũng đồng thời lập bản cáo bạch cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay năng lực tư vấn của các công ty chứng khoán còn yếu kém, việc lập bản cáo bạch gần như là thực hiện theo sự chỉ đạo của ngân hàng phát hành nên chất lượng bản cáo bạch nói chung chưa đảm bảo

thể hiện chính xác tình hình hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu. Như Vietconbank chọn Tổ chức tư vấn là Credit Suisse khi cổ phần hóa.

Quyết định phương án và kế hoạch sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán. Sau khi thực hiện chào bán thành công, lượng vốn thu được có được sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương án và kế hoạch sử dụng tiền thu được của ngân hàng phát hành. Nếu chỉ có phương án chào bán tốt mà không có phương án sử dụng hiệu quả thì không chỉ dẫn tới lãng phí lượng vốn thu được mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự tồn tại của ngân hàng và sự an toàn vốn của các cổ đông.Trong trường hợp chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phần, chào bán cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi hoặc có kèm theo chứng quyền, ngân hàng phát hành quyết định phương thức thực hiện quyền.

Bên cạnh quyền, pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng còn quy định cho ngân hàng phát hành nghĩa vụ sau:

Thứ nhất ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều kiện về hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng: Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng phải cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin theo quy định của pháp luật về bản cáo bạch và báo cáo tài chính. Hiện nay một số ngân hàng phát hành chưa thực sự thực hiện đúng nghĩa vụ này. Các bản cáo bạch của các NHTMCP hiện nay mang nhiều thông tin thiên lệch khiến nhà đầu tư chưa thực sự coi đó là nguồn thông tin hoàn toàn đáng tin cậy. Các nhân tố rủi ro phải đề cập trong bản cáo bạch quá chung chung, khiến nhà đầu tư không biết được thực tế ngân hàng phát hành phải đối đấu với những khó khăn nào, thay vào đó nhà đầu tư chỉ thấy dự kiến lợi nhuận rất hấp dẫn.

Thứ hai, ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ công bố về hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng bằng bản thông cáo phát hành trên báo theo quy định của pháp luật: thông cáo phát hành phải được thực hiện theo mẫu Phụ lục số 01A ban hành kèm theo Thông tư 204/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng.

Thứ ba, ngân hàng phát hành đã hoàn thành việc chào bán cổ phiếu ra công chúng trở thành công ty đại chúng và phải thực hiện các nghĩa vụ của công ty đại

chúng quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Luật Chứng khoán 2006: Nghĩa vụ công bố thông tin: Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm.

Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi tư giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện tại Khoản 2 Điều 101 Luật chứng khoán và công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện tại Khoản 3 Điều 101 Luật Chứng khoán. Tuy nhiên không phải lúc nào nghĩa vụ công bố thông tin cũng được các công ty đại chúng thực hiện đầy đủ. Một số công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc công bố ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán.

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu UBCKNN khi xảy ra một trong các sự kiện sau: Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư hoặc có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu và cần phải xác nhận thông tin đó.

Trong trường hợp hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng bị đình chỉ, ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ thực hiện theo những yêu cầu của UBCKNN về sửa chữa bổ sung những sai sót trong hồ sơ đăng ký chào bán hoặc về hoạt động phân phối cổ phiếu. Ngoài ra, ngân hàng phát hành còn có nghĩa vụ thu hồi cổ phiếu đã phát hành và hoàn trả lại tiền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư tự động (đối với hủy bỏ chào bán) hoặc theo yêu cầu (đình chỉ chào bán).

2.1.2 Nhà đầu tư.

Nhà đầu tư trong mối quan hệ với hoạt động chào bán cổ phiếu của NHTMCP là những tổ chức, cá nhân tiến hành việc mua cổ phiếu của NHTMCP nhằm mục đích sinh lời. Họ cung cấp vốn cho NHTMCP để tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư giữ vai trò quyết định đối với sự sôi động và phát triển của thị trường cổ phiếu ngân hàng.

Trên TTCK có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư với hình thức, năng lực tài chính, mục tiêu và quy mô đầu tư khác nhau. Tương tự, chủ thể đầu tư cổ phiếu NHTMCP có thể chia thành các dạng:

Dựa vào hình thức chủ thể, chia thành:

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua cổ phiếu của NHTMCP nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên hoạt động mua cổ phiếu riêng lẻ này thường tiểm ẩn nhiều rủi ro, nhất là những người ít kiến thức về chứng khoán và TTCK. Cho nên các nhà đầu tư thường lựa chọn những hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

- Nhà đầu tư có tổ chức: là những định chế đầu tư do các nhà đầu tư riêng lẻ hợp lại với nhau tạo thành (thường là các quỹ đầu tư chứng khoán). Đầu tư thông qua tổ chức có ưu điểm nổi bật là cho phép đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được đưa ra bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, do vậy có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng tính hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Dựa vào tính chất hoạt động đầu tư, chia thành:

- Nhà đầu tư chuyên nghiệp: là những tổ chức coi việc đầu tư cổ phiếu là hoạt động kinh doanh thường xuyên của mình. Theo quy định của Luật Chứng khoán, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Các tổ chức này hoạt động thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.

- Nhà đầu tư nghiệp dư: là những nhà đầu tư thực hiện việc mua cổ phiếu của NHTMCP một cách không chuyên nghiệp. Phần lớn nhà đầu tư loại này là các cá nhân, họ tự phân tích và đưa ra các quyết định mua cổ phiếu của mình.

Dựa vào quốc tịch nhà đầu tư, chia thành:

- Nhà đầu tư cổ phiếu trong nước: là tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động đầu tư cổ phiếu của NHTMCP

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023