Hình Thức Chào Bán Chứng Khoán Ra Công Chúng

1.2.1 Khái niệm

Khái niệm "phát hành chứng khoán ra công chúng" được ghi nhận tại Điều 3 khoản 7 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP như sau:

Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.

Khái niệm này được thay thế bằng "chào bán chứng khoán ra công chúng", Luật Chứng khoán Điều 6 khoản 12 quy định:

Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

Như vậy theo Luật chứng khoán 2006 thì chào bán chứng khoán ra công chúng được hiểu là nó bao gồm các hành vi chào mời, bán hay phát hành chứng khoán ra công chúng.

Tóm lại hiểu theo LCK 2006 thì chào bán chứng khoán ra công chúng là quá trình bắt đầu từ việc tổ chức phát hành chào mời người đầu tư mua chứng khoán của mình và kết thúc bằng việc phát hành chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1.2.2. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

- Qui định chào bán chứng khoán,

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 5

Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức phát hành.

Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ

của tổ chức phát hành [13, Điều 3].

Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:

Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ

Công ty đại chúng chào bán tiếp cổ phiếu ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ

- Phương thức chào bán cổ phiếu -chứng khoán ra công chúng: Việc chào bán cổ phiếu -chứng khoán ra công chúng có thể được thực hiện theo các phương thức chủ yếu sau

a) phương thức phát hành trực tiếp: là phương thức mà người phát hành trực tiếp chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng theo giá chào bán đã xác định, theo phương thức này có ưu điểm là chi phí phát hành tương đối thấp. Tuy nhiên thời gian tập trung huy động vốn thường là chậm, kéo dài doanh nghiệp có thể không bán được hết cổ phiếu -chứng khoán để huy động vốn theo kế hoạch dự kiến.

b) Phương pháp bảo lãnh phát hành: Là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua toàn bộ hay một phần cổ phiếu -chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết [theo LCK năm 2006 của Việt Nam chỉ có công ty chứng khoán mới được phép làm việc này]. Tổ chức bảo lãnh có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc phát hành chứng khoán và đóng vai trò quan trọng giúp người phát hành bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn một cách thuận lợi, vai trò đó được thể hiện ở những mặt:

- Tư vấn giúp doanh nghiệp phát hành được thuận lợi, dễ dàng;

- Bảo hiểm rủi ro trong phát hành;

- phân phối;

c) Chào bán chứng khoán qua đấu thầu hay đấu giá:đây là một trong những phương pháp chào bán chứng khoán mới. Trường hợp tham gia đấu giá cổ phiếu NĐT có thể lựa chọn bỏ phiếu trực tiếp tại nơi đấu giá hoặc tại đại lý nơi mình đăng ký tham gia đấu giá hoặc gửi qua bưu điện

Quy trình bán đấu giá cổ phần

Qui trình bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ-UBCK ngày 4-1-2005 của Chủ tịch ủy ban chứng khoán Nhà nước)

Bước 1: Đăng ký tổ chức đấu giá - Ban chỉ đạo cổ phần hóa của doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính trung gian (trường hợp có thuê tổ chức tài chính trung gian) gửi đơn đăng ký cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) và các tài liệu liên quan đến đấu giá theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 4, 4a, 5, 5a, 5b, 6a, 6b, 7 và 13 Thông tư số 126/2004/TT-BTC,

Bước 2: Công bố thông tin trước khi tổ chức đấu giá - Chậm nhất trước 20 ngày thực hiện đấu giá, TTGDCK thực hiện việc công bố thông tin về đợt đấu giá (theo Phụ lục số 09 Thông tư số 126/2004/TT-BTC) trên 3 số báo liên tiếp trong 1 tuần của 1 tờ báo phát hành trong toàn quốc và 1 tờ báo địa phương nơi doanh nghiệp cổ phần hóa có trụ sở chính và trên phương tiện thông tin của TTGDCK.

- Các tài liệu liên quan đến cổ phần hóa và đợt đấu giá cũng sẽ được công bố tại trụ sở làm việc của doanh nghiệp, TTGDCK, và các đại lý, các địa điểm nhận đăng ký và trên website của mình (nếu có).

Bước 3: Đăng ký tham gia đấu giá và đặt cọc tiền mua cổ phần

- Chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện đấu giá, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký tham gia đấu giá tại TTGDCK (hoặc tại đại lý). Thủ tục đăng ký như sau:

- Xuất trình CMND và giấy ủy quyền (đối với tổ chức);

+ Điền đơn đăng ký đấu giá (mẫu 1A/ĐGCP cho nhà đầu tư trong nước, 1B/ĐGCP cho nhà đầu tư nước ngoài).

+ Nộp tiền đặt cọc 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm.

- TTGDCK (hoặc đại lý) kiểm tra điều kiện tham gia đấu giá và giao phiếu tham gia đấu giá (theo mẫu 02/ĐGCP) cho nhà đầu tư.

- Chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá, đại lý phải chuyển toàn bộ tiền đặt cọc của nhà đầu tư vào tài khoản của TTGDCK mở tại Ngân hàng chỉ định thanh toán; đồng thời chuyển toàn bộ đơn đăng ký của nhà đầu tư kèm theo file dữ liệu về TTGDCK.

Bước 4:Bỏ phiếu tham gia đấu giá

- Nhà đầu tư có thể lựa chọn bỏ phiếu trực tiếp tại TTGDCK hoặc tại đại lý nơi mình đăng ký tham gia đấu giá hoặc gửi qua bưu điện (sau khi điền phiếu đấu giá một cách đầy đủ và hợp lệ theo quy định).

- Thời gian nhận phiếu tham gia đấu giá trực tiếp tại TTGDCK kết thúc trước giờ tổ chức đấu giá, sau khi Ban đấu giá giải thích những vấn đề mà người tham gia đấu giá còn thắc mắc theo quy định tại Điểm 2 Mục II Phụ lục 12 Thông tư số 126/2004/TT-BTC. TTGDCK quy định cụ thể giờ tổ chức đấu giá cho từng phiên đấu giá.

- Thời hạn cuối cùng TTGDCK kết thúc nhận phiếu tham gia đấu giá từ các đại lý và qua bưu điện là 15 phút trước giờ tổ chức đấu giá;

+ Trường hợp bỏ phiếu qua bưu điện, thời điểm nhận phiếu được tính là thời điểm TTGDCK ký nhận với bưu điện.

+ Trường hợp bỏ phiếu tại đại lý: Đại lý phải bảo quản và chuyển phiếu còn nguyên dấu niêm phong đến TTGDCK. Thời điểm nhận phiếu

được tính là thời điểm TTGDCK ký nhận với đại lý.

Bước5:Thực hiện đấu giá - Trưởng ban đấu giá công bố thông tin chủ yếu về cuộc đấu giá theo quy định tại điểm 1 mục II phụ lục 12 Thông tư 126/2004/TT-BTC.

- Thành viên Ban đấu giá mở hòm phiếu, phân loại phiếu đấu giá hợp lệ và nhập phiếu đấu giá hợp lệ vào hệ thống.

- Ban đấu giá xác định giá đấu thành công, giá đấu thành công bình quân và lập báo cáo kết quả đấu giá và lập biên bản đấu giá (theo Phụ lục 11 Thông tư số 126/2004/TT-BTC).

- Trưởng Ban đấu giá đọc công bố công khai kết quả và tuyên bố kết thúc cuộc đấu giá.

Bước 6: Thông báo kết quả đấu giá

- Ban đấu giá gửi kết quả đấu giá cho cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp, đại lý (theo mẫu 03/ĐGCP), nhà đầu tư và lưu tại TTGDCK.

- Kết quả đấu giá chung được công bố công khai trên phương tiện thông tin của TTGDCK, website của UBCKNN.

Bước 7: Thanh toán tiền và phân phối cổ phần

- Thanh toán tiền

+ Chậm nhất 15 ngày sau ngày công bố kết quả đấu giá, nhà đầu tư thanh toán mua cổ phần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho TTGDCK hoặc đại lý nơi nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá;

+ TTGDCK thông báo cho doanh nghiệp cổ phần hóa về kết quả thu tiền bán cổ phần, danh sách người sở hữu cổ phần và số lượng cổ phần dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ mà doanh nghiệp phải cung cấp.

+ TTGDCK chuyển toàn bộ số tiền mua cổ phần vào tài khoản của

doanh nghiệp cổ phần hóa chậm nhất 16 ngày làm việc sau ngày công bố kết quả đấu giá.

+ Doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trả phí đấu giá cổ phần cho TTGDCK trong vòng 1 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo kết quả đấu giá.

- Chuyển giao chứng chỉ/chứng nhận sở hữu cổ phần

+ Chậm nhất 2 ngày làm việc sau khi nhận được danh sách người sở hữu cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa xác nhận với TTGDCK tổng số cổ phần phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ theo danh sách người sở hữu cổ phần, và chuẩn bị chứng chỉ/chứng nhận ghi sổ cổ phần giao cho TTGDCK để chuyển cho nhà đầu tư.

+ Doanh nghiệp cổ phần hóa công bố danh sách người sở hữu cổ phần.

Bước 8: xử lý một số trường hợp đặc biệt

- Trường hợp cuộc đấu giá không thành: TTGDCK sẽ thông báo cho doanh nghiệp cổ phần hóa để thực hiện theo quy định.

- Trường hợp nhà đầu tư không mua hết số cổ phần được mua: TTGDCK sẽ báo lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa để xử lý theo quy định.

- Xử lý tiền đặt cọc đối với trường hợp không mua cổ phần: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, TTGDCK phải hoàn tất các công việc sau:

+ Trả lại tiền đặt cọc cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký đấu giá và gửi phiếu đấu giá hợp lệ nhưng không mua được cổ phần.

+ Chuyển số tiền đặt cọc của các tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhưng từ bỏ quyền mua (một phần hoặc toàn bộ) vào tài khoản của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Ghi chú: Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đã ký hợp đồng với

tổ chức tài chính trung gian để được tổ chức đấu giá tại TTGDCK, tổ chức tài chính trung gian được thỏa thuận với TTGDCK để thực hiện một số nội dung công việc mà trong Quy trình nêu trên quy định cho TTGDCK thực hiện.

Nội dung của qui định nêu trên cho đến nay đã bộc lộ những bất cập về số người tham gia đấu giá tỷ, lệ đặt cọc, mức giá đặt lệnh..

Do vậy quy định về đấu giá này cần sớm sửa đổi cho phù hợp.


1.3. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN


Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 NĐT ngoài tổ chức phát hành. [Nghị định 144/2003/NĐ-CP].

Thực tế khái niệm nêu trên là chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, trong quá trình thực hiện đã tạo ra nhiều kẽ hở để các tổ chức phát hành lách luật, thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng mà không công khai thông tin theo quy định (với lý do là khi chào bán họ chưa biết là sẽ dẫn đến việc phát hành ra công chúng hay không.

Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này.

1.3.1 Các loại phát hành

1.3.1.1. Phát hành cổ phiếu mới của công ty cổ phần

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên không phải bất kỳ việc phát hành cổ phiếu mới

nào cũng làm tăng thêm tiền vốn của công ty, nhưng mọi phát hành cổ phiếu mới đều có tác động đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Có thể phân biệt hai loại phát hành cổ phiếu mới của công ty: phát hành cổ phiếu mới không thu tiền và phát hành cổ phiếu mới có thu tiền

1.3.1.2. Phát hành cổ phiếu mới không thu tiền

Loại phát hành cổ phiếu mới này làm thay đổi lượng cổ phiếu của công ty nhưng không làm tăng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty so với trước khi phát hành thêm cổ phiếu mới. Việc phát hành cổ phiếu mới không thu tiền thường xảy ra trong các trường hợp sau:

- Phát hành cổ phiếu mới do chuyển quỹ đầu tư phát triển thặng dư vốn, quỹ dự trữ khác(nếu có) để tăng vốn điều lệ.

Một số công ty cổ phần tới một thời điểm nhất định có các nguồn trên khá lớn, công ty có thể quyết định chuyển các nguồn đó để tăng vốn điều lệ. Việc chuyển như vậy có thể thực hiện bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới tương ứng với phần giá trị định chuyển và phân chia cho các cổ đông hiện hữu của công ty theo tỷ lệ số cổ phần mà cổ đông hiện đang nắm giữ. Tuy vậy việc chuyển các nguồn trên để tăng vốn điều lệ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Phát hành cổ phiếu mới do trả cổ tức bằng cổ phiếu

Thông thường các công ty cổ phần trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Các công ty đang tăng trưởng nhanh có thể thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt. Công ty sẽ phát hành một lượng cổ phiếu mới tương ứng với phần giá trị dành trả cổ tức và phân chia cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ số cổ phần hiện họ đang nắm giữ. Trường hợp này không làm thay đổi số vốn chủ sở hữu của công ty so với trước khi phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức nó chỉ làm thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu và làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí