Những Vướng Mắc Trong Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ở Việt Nam.

- Phạt tiền 70.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP);

- Phạt tiền 50.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP;

- Tổng cộng mức phạt tiền đối với Navibank là 120.000.000 đồng (Một trăm hai mươi triệu đồng).

Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Điều 119 Luật Chứng khoán qui định gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm. Ngoài ra còn phải phải thực hiện các biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho nhà đầu tư.

Cụ thể hơn, Điều 121 Luật Chứng khoán quy định từng hình thức xử phạt cho từng hành vi vi phạm:

1. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức phát hành thì bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng, phải trả lại số tiền đã huy động được cộng thêm tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn và phải nộp phạt từ một phần trăm đến năm phần trăm tổng số tiền đã huy động trái pháp luật.

2. Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành.

3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng, bị tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật.

Tuy nhiên, Luật đã không nêu rõ mức tiền phạt trong mỗi hành vi vi phạm. Hiện nay, Nghị định 85/2010/NĐ – CP ban hành ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bổ sung mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm tại Điều 7 và Điều 8. Trong đó, mức nộp phạt nhẹ nhất là 50 triệu đồng và nặng nhất là 300 triệu đồng cho những hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, đối với hình thức phạt tiền, dự thảo quy định: Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.

Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, trừ mức phạt cụ thể được quy định tại các Khoản 1 và 3 Điều 121 Luật Chứng khoán, Khoản 1 Điều 124 Luật Chứng khoán.

Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 12

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: lập, xác nhận hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch; không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh những điều kiện mới ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật.

Để cụ thể hơn,Bộ Tài chính cũng hoàn tất dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, sẽ tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể như các hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán, hồ sơ phát hành chứng khoán, mức phạt tiền tối đa sẽ là 100 triệu đồng.

Bộ Tài chính đã cụ thể hoá các lỗi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính như vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng như: Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra

công chúng; Thực hiện đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng trong khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó.

Mức phạt tiền đối với vi phạm này sẽ được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt chào bán và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã chào bán tại thời điểm chào bán.

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm, dự thảo quy định rất máy móc như: là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Theo quy định của Bộ Tài chính, đối với các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính nhưng cố tình không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Kê biên chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt; Thu tiền, tài sản chứng khoán của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản...

Đặc biệt, dự thảo quy định: trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Vừa qua, Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã đưa ra chế tài áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Điều 181:

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một

trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

NHTMCP cũng là một doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam nên những quy định pháp luật trên cũng được áp dụng khi ngân hàng thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng mà vi phạm pháp luật. Nhưng vì là một tổ chức kinh tế đặc thù nên trong tương lại, pháp luật cần có những quy định cụ thể và chuyên biệt riêng.

2.6 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP rất đa dạng và phức tạp. Có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật. Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhưng chưa có một cơ quan chuyên trách thực hiện quản lý chung nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHMTCP tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Thứ nhất, là quy định về bản cáo bạch, báo cáo tài chính là một trong những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng làm thế nào để kiểm chứng được thông tin mà ngân hàng công bố trong bản cáo bạch khi chào bán cổ phiếu ra công chúng là chính xác khi mà hiện nay chưa có quy định nào buộc ngân hàng phải chứng thực cho các thông tin trong bản cáo bạch. Do vậy, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các ngân hàng phát hành đối với các thông tin trong bản cáo bạch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư pháp luật cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá tính tính trung thực của bản cáo bạch cũng như các thông tin liên quan đến tài chính.

Quy định không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng khiến những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng.

Mọi chuyện xuất phát bởi quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN Quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập.

Ở khía cạnh tích cực, quy định này sẽ buộc các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định chế độ hạch toán, kế toán để khi kiểm toán vào cuộc, báo cáo tài chính sau kiểm toán phải thực sự “sạch”. Nhưng trên thực tế thì không phải tổ chức tín dụng nào cũng sạch như vậy. Các công ty kiểm toán chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và nếu không thích, ngân hàng có thể thay thế bằng một đơn vị kiểm toán khác. Trong không ít trường hợp, báo cáo tài chính lập ra với các khoản mục tài sản, kết quả kinh doanh… thể hiện rõ ý chí, mong muốn của các ông chủ, người điều hành tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ của kiểm toán trong các trường hợp này là hỗ trợ tổ chức tín dụng làm báo cáo tài chính chuẩn trong phạm vi chấp nhận được của các ông chủ, chứ không phải là tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm toán. Điều này

có nghĩa, nếu chẳng may báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phát sinh những khoản mà kiểm toán không thể truy đến cùng thực trạng tài sản đó ra sao, nhưng cũng không thể đàm phán với tổ chức tín dụng về cách hạch toán nào khác phù hợp hơn, thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận cho qua.

Thứ hai, hiện nay nếu có tình trạng các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên và ngân hàng chào bán cổ phiếu ra công chúng vì mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế thông đồng với nhau để đưa ra những thông tin gian lận gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Những hành vi này gây hậu quả rất lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên các hình thức xử lý đối với hành vi nêu trên được quy định trong luật chứng khoán là chưa đủ sức răn đe. Để nâng cao tính răn đe, tăng cường tính giáo dục đối với các chủ thể vi phạm, pháp luật cần bổ sung các quy định về xử lý hình sự đối với các loại vi phạm này.

Thứ ba, quy định chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP phải hoạt động kinh doanh có lãi tại năm liền trước năm đăng kí chào bán là không phù hợp với thực tế. Vì hoạt động của TCTD mang tính chất đặc thù cao, nhu cầu tăng vốn nhiều khi không phải vì mục tiêu mở rộng hoạt động, mà có khi do các yếu tố phát sinh từ bên ngoài làm thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn đã buộc TCTD cần phải tăng vốn vì mục tiêu đảm bảo an toàn của hoạt động cho TCTD đó, cũng như bảo đảm an toàn hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế nói chung. Và lãi, lỗ của TCTD trong vòng một năm cũng không phản ánh một cách rõ thực chất chất lượng hoạt động của TCTD đó vào thời điểm đó. Nhiều trường hợp TCTD năm nay có lãi rất lớn, nhưng sang năm có thể bị thua lỗ hoặc ngược lại. Thực tế, năm TCTD bị lỗ không hẳn là do rơi vào tình trạng nguy kịch hoặc bị kiểm soát đặc biệt, mà do sự biến động của nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính, tiền tệ nói riêng, nên TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro, dẫn đến thua lỗ. Các cơ quan quản lý Nhà nước không phải chờ đến khi TCTD phát hành cổ phiếu ra công chúng mới giám sát mà phải giám sát hoạt động của TCTD đó hàng ngày và bảo vệ lợi ích không phải chỉ có nhà đầu tư và cổ phiếu, mà bảo vệ lợi ích của cả người gửi tiền. Nếu buộc TCTD phải đáp ứng tất cả các điều kiện mới được phát hành cổ phiếu ra công

chúng như những doanh nghiệp khác, thì sẽ có không ít TCTD bắt buộc phải sáp nhập. Điều này, nếu xảy ra, sẽ gây ra rất nhiều phức tạp, khó khăn cho hệ thống ngân hàng, bởi các ngân hàng có mối liên quan mật thiết với nhau. Từ đó nên có điều khoản loại trừ theo hướng: “Trừ trường hợp TCTD phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhằm bảo đảm mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ hoặc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”

Thứ tư, thời gian hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu được chấp nhận kéo dài (khoảng 2 tháng) làm các ngân hàng rất thiệt hại vì không đáp ứng được nhu cầu tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh, không thể mở rộng quy mô cho vay... Các cổ đông và nhà đầu tư cũng là những người chịu thiệt hại do giá cổ phiếu của các ngân hàng liên tục bị giảm vì phải chờ đợi quá lâu về thời điểm chốt danh sách cổ đông và thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu. Sẽ không có gì đáng bàn nếu như những thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng được hướng dẫn công khai, minh bạch. Điều mà các NHTMCP thấy khó khăn, phức tạp nhất là sửa đổi, bổ sung hồ sơ, đặc biệt là bản cáo bạch theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán khi không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung cũng không làm một lần mà cứ nay yêu cầu điều này, vài ngày sau lại yêu cầu điều khác.

Thứ năm, không giống các công ty đại chúng khác, trước khi làm hồ sơ, các tổ chức tín dụng đã phải được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ trên cơ sở kiểm tra các điều kiện rất chặt chẽ. Văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của NHNN là tài liệu bắt buộc kèm theo hồ sơ đăng ký gửi UBCK. Nếu xét về ý nghĩa pháp lý, giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công và việc cấp giấy chứng nhận của UBCK là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền chào bán cổ phiếu của công ty đại chúng chứ không phải là sự cho phép của cơ quan quản lý. Vì vậy, nhiều tổ chức tín dụng đề nghị NHNN và UBCK phối hợp để xem xét, hướng dẫn rõ ràng, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, không nên để các tổ chức tín dụng phải trình những hồ sơ rất phức tạp và với thời gian quá dài như hiện nay.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí