Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Có Liên Quan Đến Chào Bán Cổ Phiếu Lần Đầu Ra Công Chúng.

để xác định giá trị khi cổ phần hóa, doanh nghiệp có thể áp dụng hai phương pháp là chiết khấu dòng tiền, xác định giá trị theo tài sản. Nếu như dòng tiền tương lai sau khi qua chiết khấu có giá trị lớn hơn chi phí đầu tư hiện tại của dự án thì đây có thể sẽ là một cơ hội đầu tư tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, hai cách này đang gặp phải rất nhiều hạn chế. Phương pháp chiết khấu dòng tiền được xác định dựa trên cơ sở thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Cách tính này được coi là sẽ làm chính xác hơn giá trị của các công ty đang hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm... Việc áp dụng phương pháp này cũng sẽ giải quyết được một phần các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp, tạo độ chính xác của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị đang làm ăn có lãi, có thương hiệu và thị phần trên thị trường

Cụ thể, cách tính phương pháp này = giá trị thực tế của toàn bộ tài sản theo giá thị trường + lợi thế kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số này sẽ không đảm bảo tính chính xác. Chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận có thể tăng đột biến trong 1-2 năm gần đây do điều kiện đặc biệt hay doanh nghiệp kê khai không chính xác nên sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới kết quả tính toán.

Tóm lại, Nghị định 109/2007/NĐ-CP ra đời sẽ thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đưa cổ phần hóa về đúng mục tiêu ý nghĩa thiết thực của nó, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình định giá doanh nghiệp cổ phần nhưng vẫn còn một số điểm bất cập.

Thời gian qua có tình trạng đầu cơ của các NĐT trong nước đặc biệt khi thị trường lên cơn sốt vào quí III/2006 và những ngày đầu năm 2007, nhiều NĐT nước ngoài hầu như không trúng đấu giá một cổ phần nào hoặc trúng rất ít. Bằng chứng rõ nhất là cuộc đấu giá cổ phần của công ty xuất nhập

khẩu Intimex (sau đó cuộc đấu giá này đã bị hủy bỏ) [Thời báo kinh tế Việt Nam]. Công ty này làm ăn thua lỗ mà giá đấu giá cổ phần vẫn cao ngất ngưởng, gấp hơn 16 lần mệnh giá. NĐT nước ngoài không mua được cổ phần nào của Intimex. Nhà đầu cơ dự kiến kiến giá đặt mua thấp nhất là bao nhiêu đồng/cổ phần thì sẽ trúng đấu giá và đặt mua với số lượng lớn cổ phần ở mức giá này, đồng thời thuê một số người hoặc tự mình đến tham dự đấu giá và đặt giá mua với giá rất cao gấp rất nhiều lần giá khởi điểm (sẵn sàng bỏ tiền đã đặt cọc với những mức giá đặt mua cao ngất trời) với mục đích để giá trúng đấu giá thành công bình quân sẽ ở mức cao hơn nhiều so với giá đấu giá thành công thấp nhất. Vài tháng sau, khi cổ phần vừa được đấu giá lên niêm yết và giao dịch, trong phiên giao dịch đầu tiên giá khớp lệnh theo cung cầu sẽ xấp xỉ giá bán đấu giá thành công bình quân, nhà đầu cơ cổ phần sẽ bán cổ phần ra và thu được khoản chênh lệch giá rất lớn giữa giá bán đấu giá thành công thấp nhất với giá khớp lệnh phiên đầu tiên.

Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng nên nâng tỷ lệ tiền đặt cọc hiện nay (Quy trình đấu giá cổ phần -phụ lục 1 -10% trị giá cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm để bán đấu giá) lên ít nhất là gấp đôi để hạn chế những người đi đấu giá thuê, bỏ mức giá hàng chục triệu đồng/cổ phần rồi "bỏ của chạy lấy người".

Trong phiên đấu giá cổ phần của Bảo Việt (Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam) gần 30% NĐT trúng thầu từ chối mua số cổ phần bán đấu giá [Chứng khoán, thời báo kinh tế Việt nam ngày 2/7/2007]. Vì vậy việc nâng tỷ lệ đặt cọc để người tham gia đấu giá có trách nhiệm với quyết định của mình hơn tránh ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác.

Nên qui định mức giá tối đa mà người tham gia đấu giá được phép đặt giá, để mua cổ phiếu trong phiên đấu giá đó, nếu đặt cao hơn mức giá trần coi như phiếu tham dự đấu giá đó không hợp lệ.

Nên qui định rõ thời gian NĐT đăng ký và nộp tiền đặt cọc tham gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

đấu giá gấp đôi so với hiện nay, ít nhất là từ 20 ngày làm việc kể từ ngày công bố thông tin đấu giá công khai ra công chúng.


Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 11

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG.

Thời gian qua nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam quá sốt hay ảo. Và rằng niềm tin thị trường đã bị đẩy lên quá mức với các sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ghé thăm TTGDCK TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó hàng loạt các báo cáo nghiên cứu về niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư, tổ chức tài chính…vào Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực tạo cảm giác phấn chấn cho giới đầu tư trong nước. Qua sự phân tích đó ta thấy những tác nhân quyết định ảnh hưởng đến giá cổ phiếu rất đơn giản, đó là niềm tin của nhà đầu tư cùng sự khan hiếm của thị trường cổ phiếu đã làm cho thị trường cổ phiếu giai đạn 2000-2007 sôi động lạc quan cho dù các NĐT giai đoạn đó còn kém hiểu biết về thị trường chứng khoán thậm chí có người không biết gì cũng tham gia đầu cơ vào thị trường chứng khoán thông tin về từng loại cổ phiếu chỉ là thứ yếu„‟nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán, công chức Nhà nước bỏ nhiệm sở lên sàn chứng khoán, bảng điện tử các công ty chứng khoán xanh hàng ngày bất kể cảnh báo của các chuyên gia chứng khoán trong nước và quốc tế, cảnh chen lấn xô đẩy trên sàn, sau đó các công ty chứng khoán rầm rộ được khai sinh, công chúng tham gia thị trường chứng khoán mang tính đầu tư thì ít mà chủ yếu tham gia như một cuộc chơi là nhiều. Thị trường thứ cấp thì như vậy còn thị trường sơ cấp thì cuộc săn lùng cổ phiếu sắp niêm yết diễn ra còn sôi động hơn. Ví như kế hoạch thí điểm cổ phần hóa bệnh viện bình dân Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 6 năm 2007) mới chỉ có kế hoạch sơ khai đề án chưa chính thức mà việc mua bán "lúa non" đã diễn ra, ví dụ 1 năm công tác được mua 100 cổ phần đã được bán qua mấy tầng trung gian đã tăng từ 30.000 tới 150000.[Theo báo điện tử dân trí.com ngày 22.6.2007] và

thời kỳ đó cổ phiếu nào bán người ta cũng mua. Thực tế giá cổ phiếu bị đẩy lên là do nhà đầu tư ngắn hạn, giá cả sai lệch dẫn đến nguồn đầu tư bị sai lệch, nhà đầu tư ngắn hạn, trục lợi không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp còn nhà đầu tư dài hạn muốn đầu tư vốn, công nghệ trình độ quản lý vào doanh nghiệp thì lại không mua được vì giá không thật nhưng không lâu sau thị trường đã rơi vào đóng băng, ảm đạm, do vậy tiến độ IPO đã bị giãn ra. Do vậy để thị trường chứng khoán hoạt động tốt, việc IPO của các doanh nghiệp lần đầu thành công phải lưu ý các điểm sau đây

Cần phải đưa ra một số nội dung cụ thể của việc thị trường hóa việc định giá doanh nghiệp. Trước hết phải tính đúng, tính đủ giá trị của đất vào giá trị doanh nghiệp, bất kể đất này được giao theo hình thức nào (giao quyền sử dụng hay cho thuê). Ngay cả hình thức giao quyền sử dụng cũng phải xem xét lại để bảo đảm quyền cho các loại hình doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng khi ra sân chơi chung của kinh tế thị trường. Ngoài giá đất còn phải tính cả giá trị các vị trí đắc địa, giá của thương hiệu của doanh nghiệp, xác định giá trị còn lại thực tế của tài sản cố định của doanh nghiệp, không thể chỉ căn cứ vào giá trên sổ sách,... Giá trị tài sản của doanh nghiệp còn phải được các cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán.Về vấn đề định giá đất, do chưa có tổ chức định giá đất chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng chất lượng định giá thấp, không phản ánh đúng giá trị thực của thị trường, gây khó khăn cho cả Nhà nước lẫn DN khi thực hiện CPH.

Việc không phản ánh kịp thời sự biến động của giá đất trên thị trường đã gây khó khăn cho DN, đồng thời làm giảm vai trò điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với giá đất, hạn chế tính linh hoạt, chủ động của các địa phương khi thực hiện các chính sách về đất.

Để khắc phục tình trạng này, kiến nghị cần thiết phải sửa đổi Điều 56 của Luật Đất đai năm 2003 theo hướng: Chính phủ không quy định khung giá đất mà giao cho UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 1/1

đầu năm để làm căn cứ tính giá đất khi giao đất và cho thuê đất. Đồng thời cũng cần rà soát lại những quy định về chính sách đất đai, coi đây là nguồn vốn, tài sản đặc biệt không thể tái tạo khi tính phương án CPH.

Qua sự phân tích đó ta thấy những tác nhân quyết định ảnh hưởng đến giá cổ phiếu rất đơn giản, đó là niềm tin của nhà đầu tư cùng sự khan hiếm của thị trường cổ phiếu đã làm cho thị trường cổ phiếu giai đạn 2000-2007 sôi động lạc quan cho dù các NĐT giai đoạn đó còn kém hiểu biết về thị trường chứng khoán thậm chí có người không biết gì cũng tham gia đầu cơ vào thị trường chứng khoán thông tin về từng loại cổ phiếu chỉ là thứ yếu„‟Nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán, công chức Nhà nước bỏ nhiệm sở lên sàn chứng khoán, bảng điện tử các công ty chứng khoán xanh hàng ngày bất kể cảnh báo của các chuyên gia chứng khoán trong Nước và Quốc tế, cảnh chen lấn xô đẩy trên sàn, sau đó các công ty chứng khoán rầm rộ được khai sinh, công chúng tham gia thị trường chứng khoán mang tính đầu tư thì ít mà chủ yếu tham gia như một cuộc chơi là nhiều. Thị trường thứ cấp thì như vậy còn thị trường sơ cấp thì cuộc săn lùng cổ phiếu sắp niêm yết diễn ra còn sôi động hơn.

Hiểu một cách đơn giản, cổ phần hóa là để đưa những doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả hoặc chưa phát huy hết năng lực trở nên có hiệu quả và tạo nhiều giá trị gia tăng cho xã hội hơn. Muốn đạt được mục tiêu đặt ra, vấn đề cần quan tâm hơn cả trong quá trình cổ phần hóa là:

(1) lựa chọn đúng các nhà đầu tư chiến lược, những người hiểu rõ về ngành nghề kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của công ty, cam kết hợp tác lâu dài để có thể giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn;

(2) thay đổi phương thức quản lý, cách thức quản trị doanh nghiệp để khuyến khích đội ngũ nhân sự phát huy tối đa khả năng, cùng nhau tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.

Khi hai mục tiêu quan trọng nêu trên được thực hiện một cách chu đáo thì việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng chỉ là một công đoạn

cần phải hoàn tất, chứ không phải là một công việc quan trọng chủ yếu để tìm một nguồn vốn thặng dư lớn dẫn đến bị tô hồng giá khi IPO. Việc chào bán cổ phiếu lần đầu với giá bao nhiêu không phải là vấn đề lớn, mà điều quan tâm hơn cả là trong tương lai doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội hay không. Tuy nhiên, cũng không được nới lỏng quá trình cổ phần hóa để tạo kẽ hở cho những kẻ cơ hội đánh cắp tài sản của nhà nước và nhân dân.

Trong lĩnh vực kiểm toán, yêu cầu hàng đầu đối với mỗi kiểm toán viên là tính độc lập trong hoạt động và tinh thông nghiệp vụ. Về mặt pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều lỗ hổng. Kiểm toán độc lập hiện nay hoạt động theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 133/2005/NĐ-CP. Theo một quan chức của Bộ Tài chính, các nghị định này chưa quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của kiểm toán viên và CTKT. Có hiện tượng kiểm toán viên, thậm chí người đứng đầu CTKT có thể vừa làm ở CTKT, vừa làm ở DN khác không phải là CTKT; có trường hợp kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề nhưng trên thực tế không hành nghề, không ký báo cáo kiểm toán; có hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên. Trong các Nghị định trên cũng chưa quy định những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán như: bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp soát xét, kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán của từng công ty kiểm toán. Như vậy phải khẩn trương ban hành Luật kiểm toán độc lập để có cơ sở pháp lý xử lý những vi phạm trong lĩnh vực này

Thực tế cổ phiếu sốt giai đoạn vừa qua bị đẩy lên là do nhà đầu tư ngắn hạn, giá cả sai lệch dẫn đến nguồn đầu tư bị sai lệch, nhà đầu tư ngắn hạn, trục lợi không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp còn nhà đầu tư dài hạn muốn đầu tư vốn, công nghệ trình độ quản lý vào doanh nghiệp thì lại không mua được vì giá không thật. Với các nhà đầu tư chân chính phần vốn bỏ ra họ kỳ vọng vào sự ổn định lâu dài, do vậy doanh nghiệp IPO phải tính đến đề án phát triển sao cho có đủ khả năng đem lại lợi nhuận đáp ứng kỳ

vọng đó của nhà đầu tư và như vậy theo tôi việc tìm đối tác chiến lược để IPO nên gọi là tìm đối tác lâu dài và doanh nghiệp nên có bộ phận IR (invester relationship) tạo mối liên kết giữa các NĐT, không nên hiểu cổ phần hóa chỉ là bán cổ phiếu mà cần quan tâm đến vấn đề sau cổ phần hóa: đó là mô hình quản trị, chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả.[điều này đã được chủ tịch HĐQT FPT, Trương Gia Bình khẳng định trong bài trả lời trực tuyến ngày 11/8/2007 " Sự phê phán của bạn là xác đáng. Nếu như có thể được làm lại, tôi sẽ tiến hành cuộc giao lưu này sớm hơn"; "Thị trường đã dạy cho chúng tôi bài học về tầm quan trọng của công tác quan hệ với các nhà đầu tư và chúng tôi sẽ nỗ lực làm tốt công tác này".

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, không có chỗ cho các doanh nghiệp yếu kém đứng vững. Do vậy các doanh nghiệp luôn phải đắn đo rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, như vậy việc lựa chọn cơ cấu vốn cho phù hợp là rất quan trọng.

Quá trình cổ phần hóa phải gắn với việc tái cấu trúc doanh nghiệp "thay máu" cho doanh nghiệp để tạo nên một hình ảnh mới cho doanh nghiệp, hấp dẫn nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh nghiệp trong tương lai, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Cần phải chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp tức là tái cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực, rà soát phân công chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận lao động các cấp quản lý, tái cơ cấu hệ thống quản trị, kế hoạch kinh doanh và tài chính doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa và phải coi đó là phần tất yếu của quy trình tư vấn cổ phần hóa và việc tái cấu trúc doanh nghiệp phải được chủ động xem xét một cách thường xuyên để tránh tình trạng mất cân bằng hệ thống bất cứ lúc nào, tránh tình trạng tái cấu trúc doanh nghiệp bị động (Khi doanh nghiệp rơi vào trạng thái

mất cân bằng mất khả năng thanh toán, hoạt động không hiệu quả, có khả năng bị phá sản) như hiện nay. Thật đáng tiếc nhiều tổ chức tư vấn khi tư vấn cho các danh nghiệp CPH đã không chú ý đến vấn đề này, họ có thể đưa ra các chương trình, mục tiêu phát triển "hoành tráng" nhưng lại không xây dựng được cấu trúc tài chính hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp, hoặc là tái cấu trúc vốn theo hướng quá "pha loãng" cổ phần trong khi lại thiếu các kế hoạch kinh doanh tương xứng với qui mô vốn lớn …những thái cực này là biểu hiện của sự phiến diện trong tái cấu trúc doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa mà hậu quả của chúng không chỉ thể hiện tức thời (ảnh hưởng đến chất lượng IPO, đến hình ảnh của doanh nghiệp, giá đấu thành công và khả năng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược) mà còn kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023